Cơ Sở Lý Thuyết Và Tổng Quan Nghiên Cứu

Trong chương này, luận án phân tích, trình bày bằng chứng thực nghiệm về tác động của CSTT đến ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam thông qua mức độ chấp nhận rủi ro giai đoạn 2007-2019.

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách.

Chương này tóm tắt kết quả nghiên cứu dựa trên kết quả nghiên cứu của chương 4, từ đó rút ra kết luận của luận án, đề xuất một số hàm ý chính sách, quản trị và hướng nghiên cứu tiếp theo.

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Trong chương 2, luận án trình bày về cơ sở lý thuyết của chính sách tiền tệ, mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại, tính ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại; cũng như lược khảo các nghiên cứu về tác động của chính sách tiền tệ đến tính ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại, tác động của chính sách tiền tệ đến mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại và tác động của mức độ chấp nhận rủi ro đến tính ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.

2.1 Chính sách tiền tệ.

2.1.1 Giới thiệu.

Theo Mishkin (2013), chính sách tiền tệ là quá trình quản lý cung tiền của ngân hàng Trung ương nhằm đạt được những mục tiêu nhất định như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế.

Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách có độ nhạy cảm cao, chịu nhiều tác động trực tiếp, gián tiếp từ hoàn cảnh nội tại của nền kinh tế cũng như những tác động bên ngoài, do vậy chính sách tiền tệ được xem như là nội dung chủ chốt quan trọng, chính yếu trong ổn định hệ thống tài chính.

Ngân hàng Trung ương là cơ quan độc quyền trong in và phát hành tiền, ngân hàng Trung ương còn đóng vai trò là ngân hàng của chính phủ, ngân hàng của ngân hàng thương mại, người cho vay cuối cùng, cơ quan quản lý hệ thống thanh toán, cơ quan giám sát hệ thống ngân hàng và là cơ quan thực thi chính sách tiền tệ (Blinder et al., 2008, Friedman, 1999).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Các quốc gia trên thế giới đều nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của chính sách tiền tệ như một điều kiện cần thiết để ổn định kinh tế vĩ mô và quan tâm nghiên cứu về vấn đề này. Có nhiều khái niệm về chính sách tiền tệ khác nhau tại các quốc gia trên thế giới.

Chính sách tiền tệ được thể hiện dưới nhiều khía cạnh, trong đó chính sách tiền tệ được xem là các hành động của ngân hàng Trung ương nhằm thay đổi cung tiền hoặc lãi suất chính sách để hướng đến mục tiêu ổn định lạm phát, tăng trưởng

Tác động của chính sách tiền tệ đến tính ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua mức độ chấp nhận rủi ro - 4

kinh tế, toàn dụng lao động và ổn định tỷ giá hối đoái (Araújo, 2015; Drakos and Kouretas, 2015; Sánchez, 2012).

Ở Việt Nam chính sách tiền tệ được mô tả thông qua việc sử dụng các mục tiêu và công cụ điều hành, “chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô, mà trong đó ngân hàng Trung ương, thông qua các công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cung ứng (hoặc lãi suất) căn cứ vào nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế, nhằm đạt được các mục tiêu về giá cả, sản lượng và công ăn việc làm” (Tô Kim Ngọc, 2012). Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra” (Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 29/06/2010)

Như vậy, bản chất của CSTT là do NHTW thực hiện thông qua việc chi phối, điều tiết khối lượng tiền tệ trong cung ứng lưu thông, tín dụng và lãi suất nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra bao gồm: kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền quốc gia, tăng trưởng kinh tế và tạo ra công ăn việc làm.

2.1.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ.

Ngân hàng Trung ương thực thi chính sách tiền tệ để hướng đến ổn định kinh tế, tạo việc làm, ổn định hệ thống tài chính, nhưng ổn định giá cả vẫn luôn là mục tiêu quan trọng nhất (Cecchetti and Krause, 2002; Geraats, 2002; Issing, 2004; Spyromitros and Tuysuz, 2012; Van der Cruijsen and Demertzis, 2007; Jean Louis and Balli, 2013).

Việc thực thi chính sách tiền tệ được bắt đầu từ việc xác định mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ (là các mục tiêu kinh tế vĩ mô); tiếp đến là các mục tiêu trung gian (như lãi suất hoặc lượng tiền cung ứng, tín dụng) thống nhất với mục tiêu cuối cùng; các mục tiêu hoạt động cần phải đạt được để tác động vào mục tiêu trung gian; và xác định các công cụ mà ngân hàng Trung ương có thể sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ.

2.1.2.1 Mục tiêu cuối cùng.

Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là các biến số cuối cùng mà các nhà hoạch định chính sách (Ngân hàng Trung ương) muốn đạt được khi điều hành chính sách tiền tệ. Các mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ có thể hướng tới một mục tiêu hoặc nhiều mục tiêu như: giá cả ổn định, tỷ lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên, công ăn việc làm cao, kinh tế tăng trưởng cao, thị trường tài chính ổn định, lãi suất ổn định và thị trường ngoại hối ổn định. Chính sách tiền tệ phối hợp nhiều chính sách khác như chính sách tài khoá, chính sách thương mại, chính sách thu nhập, chính sách đối ngoại... sẽ giúp nền kinh tế đạt được sự ổn định kinh tế vĩ mô.

Các mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ không phải lúc nào cũng nhất trí và hỗ trợ cho nhau. Trong một số trường hợp, vẫn có những mục tiêu mâu thuẫn với nhau khiến cho việc theo đuổi mục tiêu này đòi hỏi phải có những hy sinh nhất định về mục tiêu kia.

Mục tiêu ổn định giá và mục tiêu ổn định tài chính có thể phát sinh xung đột vì chu kỳ tài chính thường dài hơn chu kỳ kinh doanh và hai chu kỳ này có thể phân kỳ và không hội tụ; lãi suất thích hợp cho ổn định giá có thể không phù hợp với ổn định tài chính (Menon, 2015). Vì vậy, chính sách tiền tệ thường có hạn chế nhất định trong việc đạt được đồng thời cả 2 mục tiêu ổn định giá và ổn định tài chính. Điều này phù hợp với nguyên tắc Tinbergen theo đó để đạt được một số mục tiêu chính sách độc lập, phải có ít nhất một số lượng các công cụ bằng số lượng các mục tiêu. Khi các nhà hoạch định chính sách tiền tệ mong muốn đạt đuợc một mục tiêu chính sách tiền tệ cụ thể thì cần thiết phải kiểm soát độc lập đuợc các công cụ chính sách tiền tệ. Truờng hợp ngân hàng Trung ương theo đuổi mục tiêu lạm phát và ổn định tăng truởng cần có hai công cụ chính sách tiền tệ, tuy nhiên ngân hàng Trung ương sẽ cần bổ sung công cụ thứ ba nếu muốn đạt đuợc mục tiêu ổn định tài chính. Vì vậy, trong tương lai ngân hàng Trung ương cần phải bổ sung và mở rộng các công cụ truyền thống để đạt đuợc các mục tiêu kinh tế vĩ mô trên.

Ổn định kinh tế vĩ mô (ổn định giá) và ổn định tài chính là hai mục tiêu do đó cần hai công cụ điều hành riêng biệt. Với công cụ bổ sung, và trong môi trường xác định, ngân hàng Trung ương có thể đạt được các mục tiêu của họ chính xác và

liên tục (thông qua các quy tắc động) (Agénor & Pereira da Silva, 2012; Woodford, 2012).

Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách thường sử dụng công cụ của chính sách an toàn vĩ mô để hướng đến mục tiêu ổn định tài chính trong khi chính sách tiền tệ được giải phóng để tập trung vào mục tiêu ổn định giá. Phần lớn ngân hàng Trung ương các nước coi ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của chính sách tiền tệ, nhưng trong ngắn hạn đôi khi họ phải tạm thời từ bỏ mục tiêu chủ yếu này để khắc phục tình trạng thất nghiệp cao đột ngột hoặc các ảnh hưởng của các cú sốc cung đối với sản lượng. Có thể nói ngân hàng Trung ương theo đuổi một mục tiêu về dài hạn và đa mục tiêu trong ngắn hạn.

Trong từng thời kỳ, mục tiêu cuối cùng được lượng hoá cụ thể phù hợp với diễn biến kinh tế và diễn biến tiền tệ. Do tính chất quan trọng của mục tiêu cuối cùng gắn với nhiệm vụ của ngân hàng Trung ương nên ở nhiều nước mục tiêu này thường được Luật hóa. Xu hướng hiện nay, mục tiêu cuối cùng là ổn định giá cả được cụ thể hóa trong Luật: ở Châu Âu (ECB) đây là mục tiêu duy nhất; ở Mỹ ngoài mục tiêu này FED có thêm mục tiêu tạo việc làm; các nước có độ mở nền kinh tế lớn như Singapore, Hồng Kông mục tiêu cuối cùng là ổn định tỷ giá.

Ở Việt Nam, theo Điều 4 Luật ngân hàng nhà nước năm 2010 quy định nhiệm vụ của ngân hàng nhà nước là nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, bên cạnh việc chủ trì thực hiện điều hành chính sách tiền tệ để ổn định lạm phát, hoạt động của ngân hàng nhà nước còn những nhiệm vụ khác nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

2.1.2.2 Mục tiêu trung gian.

Ngân hàng Trung ương không thể tác động trực tiếp và ngay lập tức tới các mục tiêu cuối cùng của nền kinh tế vì các tác động này thường có những độ trễ nhất định. Nhằm khắc phục hạn chế này, ngân hàng Trung ương thường xác định mục tiêu trung gian trước khi đạt được mục tiêu cuối cùng. Mục tiêu trung gian là một biến số kinh tế mà ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát sau một độ trễ thời gian hợp lý, với một độ chính xác tương đối, có mối quan hệ tương đối ổn định và chặt

chẽ với mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Bằng việc theo dõi những biến số này, ngân hàng Trung ương có thể quyết định liệu những chính sách của mình có đạt hiệu quả như mong đợi hay không và điều chỉnh hướng tác động khi cần thiết. Những mục tiêu trung gian điển hình của chính sách tiền tệ là tổng lượng tiền như M1, M2, hoặc M3, dư nợ tín dụng, hoặc lãi suất trung và dài hạn.

2.1.2.3 Mục tiêu hoạt động.

Mục tiêu trung gian không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những công cụ chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương mà các công cụ này ảnh hưởng đến một loạt các biến số khác trước mục tiêu trung gian được gọi là mục tiêu hoạt động của chính sách tiền tệ. Mục tiêu hoạt động của chính sách tiền tệ là những biến số kinh tế mà ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát hàng ngày thông qua việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ. Mục tiêu hoạt động thể hiện định hướng điều hành của ngân hàng Trung ương. Hiện nay, lượng tiền cơ sở, dự trữ của các ngân hàng tại ngân hàng Trung ương và mức lãi suất liên ngân hàng ngắn hạn thường được các ngân hàng Trung ương trên thế giới lựa chọn làm mục tiêu hoạt động của chính sách tiền tệ.

Để đạt được mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, NHTW sử dụng các công cụ nhằm tác động và điều tiết vào khối tiền trong lưu thông để đạt được các mục tiêu trong từng thời kỳ nhất định. Các công cụ mà NHTW thường sử dụng là lãi suất, dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở.

2.1.3 Công cụ của chính sách tiền tệ.

Thông qua sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ, ngân hàng Trung ương có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới mục tiêu hoạt động, qua đó tác động tới các mục tiêu trung gian và sau đó là các mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Về cơ bản, ngân hàng Trung ương sử dụng ba loại công cụ, đó là nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tái chiết khấu và dự trữ bắt buộc. Những công cụ này có nhiều biến đổi qua thời gian và trong những bối cảnh kinh tế khác nhau được sử dụng, phối hợp với nhau theo một định hướng, chủ đích nhất định của người làm chính sách. Trong thực tế, các công cụ này được vận dụng linh hoạt thành các công cụ như lãi suất ngân hàng Trung ương trả cho các khoản dự trữ bắt buộc và vượt mức, lãi suất tái chiết khấu, tín phiếu ngân hàng Trung ương và lãi suất tín phiếu Kho bạc.

Như vậy, để thực thi chính sách tiền tệ hiệu quả, NHTW phải vận dụng linh hoạt các công cụ trong từng thời kỳ để đạt được các mục tiêu mong muốn.

Ở Việt Nam, Ngân hàng nhà nước chủ yếu sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc từ năm 1990 để kiểm soát việc cung cấp tín dụng của các ngân hàng. Đến năm 2000, NHNN sử dụng thêm một loạt công cụ mới bao gồm lãi suất cơ bản, lãi suất chính sách và nghiệp vụ thị trường mở. Trong các công cụ này thì dự trữ bắt buộc, lãi suất cơ bản được duy trì ổn định, lãi suất chính sách được được điều chỉnh thường xuyên hơn. Lãi suất chính sách được sử dụng bao gồm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu (Dang & Dang, 2020)

2.2 Rủi ro và mức độ chấp nhận rủi ro.

2.2.1 Rủi ro.

“Rủi ro” đã được nhiều nhà kinh tế học định nghĩa theo nhiều cách thức khác nhau. Frank Knight (1962), một học giả người Mỹ, đầu thế kỷ XX định nghĩa “rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được”. Allan Willett (1963) cho rằng: “rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi”, Inrving Perfer (1964) thì “rủi ro là tổng hợp của những ngẫu nhiên có thể đo lường bằng xác suất”. Một học giả người Anh là Marillic Hurt Mr Carty (1964) quan niệm: “rủi ro là một tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được”. Theo ông kinh nghiệm hoạt động của một doanh nghiệp có thể cung cấp chứng cứ của tần số các biến cố riêng biệt trong quá khứ và do đó cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp xác định được phân bố xác suất xuất hiện các biến cố trong tương lai.

Theo từ điển tài chính của P.H Collin (1964), rủi ro có thể được định nghĩa là khả năng gánh chịu một thiệt hại của chủ thể. Theo Bernard Manso, “rủi ro là tác động của những biến cố xảy ra trong tương lai lên giá trị ròng của một chủ thể kinh tế hay một danh mục tài sản mà khả năng xảy ra biến cố đó có thể dự đoán trước nhưng không thể dự đoán chính xác biến cố xảy ra như thế nào. Theo quan điểm của các học giả Mỹ Frank Knight (1962), “rủi ro là tổng hợp của những sự ngẫu nhiên có thể đo lường bằng xác suất”. Rủi ro được đo lường bằng độ lệch chuẩn giữa lợi nhuận thực tế của chủ thể và mức lợi nhuận dự kiến. Mức biến động lợi nhuận càng lớn nghĩa là sự không chắc chắn càng nhiều thì nguy cơ rủi ro cao.

Như vậy rủi ro là sự bất trắc không thể đo lường được, rủi ro thường đi kèm với sự không chắc chắn xảy ra trong tương lai. Thực tế người ta gắn rủi ro với những tổn thất có thể xảy ra đối với hoạt động của tổ chức.

2.2.2 Rủi ro của ngân hàng thương mại.

Rủi ro của NHTM được định nghĩa là những thay đổi không lường trước được về giá trị tài sản (gồm tài sản có và tài sản nợ) và các nghĩa vụ khác trong hoạt động của ngân hàng (Nguyễn Văn Nam và Hoàng Xuân Quyến, 2002).

Hoạt động ngân hàng luôn song hành với rủi ro nên việc nhận dạng và có biện pháp ứng phó với các loại rủi ro là vô cùng cần thiết. Có nhiều cách phân loại rủi ro trong hoạt động của NHTM, theo Basel thì các rủi ro chính liên quan đến trụ cột 1 bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường.

2.2.2.1 Rủi ro tín dụng.

Theo Thomas P.Fitch (1990): “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thoả thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ”.

Crouhy (2006) cho rằng rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình cấp tín dụng biểu hiện qua việc khách hàng không muốn hay không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn. Theo Fitch (2006), trích bởi Lê Nguyên Phương Ngọc (2007), rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Anthony (1997) khẳng định rằng rủi ro tín dụng phát sinh từ việc không sẵn sàng hoặc không có khả năng thực hiện đúng theo cam kết hợp đồng tín dụng của khách hàng vay.

Theo Hennie van Greuning – Sonja Brajovic Bratanovic (2009): “Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Đây là thuộc tính vốn có của hoạt động ngân hàng. Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bị trì hoãn, hoặc tồi tệ hơn là không hoàn trả được toàn bộ. Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng”.

Theo Ủy ban Basel (2005) thì “Rủi ro tín dụng là khả năng mà khách hàng vay (doanh nghiệp) hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã thỏa thuận”. Cũng theo Ủy ban này, một định nghĩa khác

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 18/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí