Cơ Sở Lý Thuyết Và Tổng Quan Nghiên Cứu Về Tác


- Khung lý thuyết được sử dụng để nghiên cứu tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời của doanh nghiệp là gì?

- Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết tại Việt Nam diễn biến như thế nào trong thời gian qua?

- Các nhân tố nội tại nào tác động tới dự báo khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết tại Việt Nam?

- Những giải pháp để hoàn thiện kế hoạch hóa tài chính của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết là gì?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nhân tố nội tại tác động tới dự báo khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đây là những nhân tố tài chính, có thể lượng hóa dựa trên các chỉ tiêu tài chính – kế toán của doanh nghiệp, có thể được doanh nghiệp chi phối trong quá trình kế hoạch hóa tài chính của mình, khác với những nhân tố phi tài chính, thuần túy định tính và những nhân tố ngoại vi (thuộc ngành nghề hoặc nền kinh tế vĩ mô mà doanh nghiệp không thể chi phối).

3.2. Phạm vi nghiên cứu

• Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

• Phạm vi thời gian: 13 năm, từ 2007 - 2019. Đây là giai đoạn mà ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam trải qua rất nhiều biến động, có cả những diễn biến bất lợi khiến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp trong ngành bị sụt giảm đáng kể. Đây cũng là khoảng thời gian thị trường chứng khoán Việt Nam gặp phải những khó khăn nhất định sau giai đoạn tăng trưởng nóng ban đầu, gây ảnh hưởng tới những doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.


Tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC

ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI TẠI TỚI DỰ BÁO KHẢ NĂNG SINH LỜI


1.1. Khái quát về dự báo tài chính

Dự báo tài chính được hiểu là việc ước đoán tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong những kỳ kinh doanh tương lai, thể hiện qua những chỉ tiêu tài chính trọng yếu và tổng hợp như doanh thu, chi phí, lợi nhuận dự báo, tài sản, nguồn vốn, nhu cầu vốn dự báo, … Trên thực tế, những thuật ngữ như dự báo, dự kiến và dự toán thường được sử dụng với ý nghĩa tương đồng nhau và có thể thay thế cho nhau trong hầu hết các trường hợp.

Dự báo tài chính là một khâu quan trọng của kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhận thức và phát hiện những vấn đề tài chính có thể phát sinh trong tương lai, từ đó xây dựng những phương án, kế hoạch đối phó sao cho phù hợp, như kế hoạch hóa lợi nhuận và kế hoạch hóa ngân quỹ, góp phần hiện thực hóa chiến lược tài chính và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Dự báo tài chính cần chú trọng sự chính xác, hợp lý, tạo cơ sở đáng tin cậy cho nhà quản trị doanh nghiệp xây dựng các kế hoạch tài chính cho tương lai, đồng thời cũng nên cân nhắc sự thuận tiện, dễ hiểu, dễ áp dụng của quá trình dự báo.

Tùy theo độ dài thời gian của kỳ dự báo, dự báo tài chính có thể phân chia thành dự báo tài chính ngắn hạn với thời gian dự báo trong khoảng 1 năm tới, có thể chi tiết hóa thành dự báo cho từng quý, thậm chí từng tháng, và dự báo tài chính dài hạn cho nhiều năm trong tương lai. Thông thường, dự báo tài chính ngắn hạn được các nhà nghiên cứu cũng như doanh nghiệp chú trọng hơn do tính cấp thiết của vấn đề cũng như khả năng dự báo chính xác hơn trong ngắn hạn.

Quy trình của dự báo tài chính bao gồm ba giai đoạn: 1) Thu thập thông tin cần thiết cho dự báo tài chính, bao gồm các thông tin bên trong / bên ngoài doanh nghiệp, thông tin tài chính / phi tài chính, thông tin định tính / định lượng…; 2) Phân tích, xử lý thông tin và soạn thảo dự báo dựa trên những phương pháp dự báo tài chính phù hợp cho kỳ kinh doanh được dự báo và 3) Hoàn thiện dự báo, bao gồm đối chiếu kết quả dự báo với mục tiêu đề ra và điều chỉnh một số giả định cũng như kết quả dự báo nếu cần thiết.

Thông thường dự báo tài chính bắt đầu bằng dự báo doanh thu. Đây có thể xem là mấu chốt của dự báo tài chính nhưng cũng thường là nội dung dự báo phức tạp nhất,


đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm và sự cân nhắc kỹ lưỡng của chuyên gia dự báo. Nếu doanh thu được dự báo quá cao, doanh nghiệp có thể sẽ lên kế hoạch đầu tư vào tài sản cố định và tài sản lưu động quá mức cần thiết, dẫn tới nhu cầu huy động vốn quá lớn trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp, làm giảm dòng tiền tự do và thị giá cổ phiếu. Ngược lại, nếu doanh thu được dự báo quá thấp, doanh nghiệp sẽ không đầu tư đủ vào những tài sản trên, dẫn tới không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường, có nguy cơ mất thị phần, kết quả kinh doanh giảm sút. Do đó việc dự báo doanh thu một cách hợp lý, chính xác là yêu cầu mang tính quyết định đối với sự thành công của dự báo tài chính doanh nghiệp (Tất nhiên trên thực tế việc phát sinh chênh lệch giữa giá trị dự báo với giá trị thực tế của một chỉ tiêu tài chính là điều không thể tránh khỏi, bởi không ai có thể biết chắc chắn tương lai sẽ diễn biến như thế nào, nhưng một chuyên gia dự báo tài chính có năng lực cần phải vận dụng những phương pháp dự báo tài chính một cách hiệu quả nhất để có thể hạn chế tối đa những sai số trên).

Để dự báo doanh thu, trước hết chuyên gia dự báo cần xem xét doanh thu trong quá khứ, thông thường từ 5 đến 10 năm gần nhất, xác định tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thường niên của từng năm và tỷ lệ tăng trưởng doanh thu bình quân của cả giai đoạn này. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu bình quân trong quá khứ có thể được xác định theo một trong ba cách sau:

- Trung bình cộng của tỷ lệ tăng trưởng doanh thu từng năm. Ví dụ doanh thu tăng 20% trong một năm và giảm 10% trong năm tiếp theo, khi đó tỷ lệ tăng trưởng doanh thu bình quân của 2 năm này là [20% + (-10%)]/2 = 5%. Cách tính này tuy đơn giản nhưng lại có nhược điểm là thường ước lượng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu bình quân cao hơn thực tế. Ví dụ doanh thu tăng gấp đôi (100%) trong một năm rồi giảm một nửa (- 50%) trong năm tiếp theo – Trường hợp này doanh thu thực tế không hề tăng sau 2 năm (tỷ lệ tăng trưởng thực tế bằng 0%) nhưng nếu tính theo phương pháp trên thì vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng doanh thu bình quân là 25% > 0.

- Phương pháp CAGR (Compounded annual growth rate): Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm, ký hiệu CAGR, được xác định dựa trên phương trình St = S0 × (1 + CAGR)t (1), trong đó S0 và St lần lượt là doanh thu của năm bắt đầu và năm kết thúc của giai đoạn được xem xét (kéo dài qua t năm). Cách tính này khắc phục được nhược điểm của cách tính bình quân số học nêu trên, nhưng lại không phù hợp nếu doanh thu của một vài năm thuộc giai đoạn được xem xét không thỏa mãn phương trình (1), nói cách khác là chúng biến động không theo xu hướng được xác định bởi phương trình trên và khi thể hiện trên đồ thị thì doanh thu của những năm này tương ứng với những điểm nằm ngoài đường đồ thị hàm St = S0 × (1 + CAGR)t. Khi đó tỷ lệ tăng trưởng doanh thu


bình quân tính theo CAGR không thể hiện chính xác xu hướng biến động của doanh thu trong quá khứ.

- Phương pháp hồi quy tuyến tính: Dựa vào số liệu quá khứ, chuyên gia dự báo có thể chạy hồi quy tuyến tính St = β0 + β1t + ut (2), trong đó St là doanh thu của từng năm trong quá khứ, t là thời kỳ, ut là số hạng nhiễu. Kết quả ước lượng β1 cho biết tốc độ tăng trưởng doanh thu thường niên trong quá khứ dưới dạng giá trị tuyệt đối, đo lường bằng đơn vị tiền tệ. Một cách khác, nếu đặt biến phụ thuộc là lnSt, ta có phương trình hồi quy lnSt = λ0 + λ1t + ut (3), khi đó kết quả ước lượng λ1 cho biết tốc độ tăng trưởng doanh thu dưới dạng giá trị tương đối hay tỷ lệ phần trăm tăng trưởng doanh thu thường niên trong quá khứ.

Xác định tỷ lệ tăng trưởng doanh thu trong quá khứ mới chỉ là bước đầu tiên trong dự báo doanh thu. Để đưa ra mức dự báo cụ thể cho doanh thu, nhà nghiên cứu còn phải xem xét các yếu tố như tình trạng nền kinh tế trong nước cũng như toàn cầu, tình hình ngành nghề, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, … Theo Palepu và cộng sự (2007), những vấn đề trên có thể được phân tích phục vụ cho công tác dự báo doanh thu theo định hướng như sau: Trước hết, nhà nghiên cứu tiến hành phân tích ngành kinh doanh, đánh giá khả năng sinh lợi của ngành nghề mà doanh nghiệp tham gia, dựa trên 5 nguồn lực cạnh tranh là (1) Sự cạnh tranh giữa các hãng hiện tại, (2) Sự đe dọa từ các đối thủ tiềm năng, (3) Sự đe dọa của các sản phẩm thay thế, (4) Sức mạnh đàm phán của người mua và (5) Sức mạnh đàm phán của người bán – nhà cung cấp. Mức độ của mỗi nguồn lực cạnh tranh này lại phụ thuộc vào những yếu tố cụ thể được thể hiện trong sơ đồ 1.1.

Sau phân tích cấu trúc ngành và tiềm năng sinh lợi của ngành nghề, nhà nghiên cứu tiếp tục phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung này bao hàm hai vấn đề là phân tích chiến lược cạnh tranh và phân tích chiến lược công ty. Phân tích chiến lược cạnh tranh cần xác định được chiến lược mà doanh nghiệp theo đuổi để định vị bản thân trên thị trường, ví dụ chiến lược tối thiểu hóa chi phí hay chiến lược khác biệt hóa sản phẩm. Phân tích chiến lược công ty cần làm rõ doanh nghiệp theo đuổi chiến lược hoạt động đơn ngành hay đa ngành, những hệ quả của đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh đối với doanh nghiệp, …


Tính kinh tế nhờ quy mô Lợi thế người đi trước

Khả năng tiếp cận hệ thống phân phối

Các mối quan hệ Rào cản pháp lý


Sức mạnh đàm phán trên thị trường đầu vào và đầu ra

Sức mạnh đàm phán của người mua

Sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp

Chi phí chuyển đổi Sự khác biệt

Tầm quan trọng của sản phẩm so với giá và chất lượng

Số lượng người mua

Số lượng mua của mỗi khách hàng

Chi phí chuyển đổi Sự khác biệt

Tầm quan trọng của sản phẩm so với giá và chất lượng

Số lượng nhà cung cấp

Số lượng bán của mỗi nhà cung cấp


Khả năng sinh lợi của ngành nghề

Mức độ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng

Cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện tại


Đe dọa từ các đối thủ mới

Đe dọa của các sản phẩm thay thế

Tăng trưởng ngành Mức độ tập trung Sự khác biệt

Chi phí chuyển đổi Tính kinh tế / khả năng học

hỏi nhờ quy mô

Chi phí cố định / biến đổi Năng lực dư thừa

Các rào cản rời bỏ ngành

Mức giá và chức năng tương đối của sản phẩm

Sự sẵn sàng thay

đổi của người mua

Sơ đồ 1.1. Cấu trúc ngành kinh doanh và khả năng sinh lợi

Nguồn: Palepu và cộng sự (2000)

Dựa vào việc xem xét biến động doanh thu trong quá khứ cùng với phân tích ngành nghề và chiến lược kinh doanh nêu trên, nhà nghiên cứu có thể đưa ra một mức dự báo doanh thu trong tương lai của doanh nghiệp. Mức dự báo doanh thu này là cơ sở để nhà nghiên cứu đưa ra dự báo về những chỉ tiêu tài chính quan trọng có liên quan trong bước tiếp theo của dự báo tài chính. Một trong những chỉ tiêu đó là nhu cầu vốn bổ sung, có thể được dự báo một cách đơn giản thông qua công thức AFN (Additional funds needed) như sau:

AFN = (A*/S0)S – (L*/S0)S – MS1(RR) (4)

Trong đó: AFN = Nhu cầu vốn bổ sung

A* = Tài sản cần gia tăng theo sự gia tăng doanh thu. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động với công suất tối đa thì A* = Tổng tài sản.

S0 = Doanh thu năm ngoái


A*/S0 = Tỷ lệ tài sản cần thiết / doanh thu, cho biết quy mô gia tăng tài sản cần thiết tương ứng với mỗi đơn vị gia tăng doanh thu.

L* = Nợ phải trả tăng tự động theo doanh thu, thường bao gồm các khoản phải trả nhà cung cấp, công nợ, … nhưng không bao gồm các khoản vay nợ ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp.

L*/S0 = Tỷ lệ nợ kinh doanh / doanh thu, cho biết quy mô tài trợ tự động với mỗi đơn vị gia tăng doanh thu.

S1 = Doanh thu dự báo năm tới.

S = Mức thay đổi doanh thu

M = Hiệu suất sinh lợi doanh thu hay lợi nhuận biên, cho biết quy mô lợi nhuận kiếm được trên mỗi đồng doanh thu.

RR = Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại trên lợi nhuận ròng.

Trong công thức AFN, (A*/S0)S đo lường sự gia tăng tài sản cần thiết khi có gia tăng doanh thu, (L*/S0)S đo lường sự gia tăng nợ kinh doanh với tư cách nguồn tài trợ tự động cho gia tăng tài sản, MS1(RR) đo lường sự gia tăng lợi nhuận giữ lại (cũng được sử dụng để tài trợ cho gia tăng tài sản). Chênh lệch giữa (A*/S0)S với [(L*/S0)S

+ MS1(RR)] chính là phần vốn còn thiếu để tài trợ đầy đủ cho sự gia tăng tài sản dự kiến, được ký hiệu là AFN hay nhu cầu vốn bổ sung.

Phương pháp AFN cho thấy dự báo nhu cầu vốn huy động thêm phụ thuộc 5 yếu tố: (1) Tốc độ tăng trưởng doanh thu (S), (2) mức độ lệ thuộc vào vốn hay hàm lượng đóng góp của yếu tố vốn trong hoạt động kinh doanh (A*/S0), (3) tỷ lệ nợ kinh doanh / doanh thu của doanh nghiệp (L*/S0), điều này phụ thuộc đặc trưng ngành nghề và chính sách mua bán, trả lương, … của nghiệp, (4) Lợi nhuận biên (M) của doanh nghiệp, điều này phụ thuộc một phần vào hiệu quả quản lý chi phí của doanh nghiệp và (5) Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại, phụ thuộc chính sách cổ tức và cơ hội đầu tư của doanh nghiệp.

Tuy khá đơn giản và thuận tiện nhưng phương pháp AFN chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có các tỷ số nêu trên ít biến động theo thời gian (trường hợp lý tưởng là chúng không thay đổi), giả định này thường khó đứng vững trong thực tế. Hơn nữa, phương pháp AFN chỉ giới hạn trong việc dự báo nhu cầu vốn cần huy động thêm chứ không dự báo được nhiều chỉ tiêu tài chính quan trọng khác. Do đo, để dự báo tài chính một cách chính xác và đầy đủ hơn, các nhà nghiên cứu thường sử dụng phương pháp lập báo cáo tài chính dự báo theo tỷ phần doanh thu, với quy trình như sau:




Dự báo doanh thu


Lập báo cáo kết quả kinh doanh dự báo

Lập bảng cân đối kế toán dự báo và xác định nhu cầu vốn bổ sung


Điều chỉnh dự báo


Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự báo


Sơ đồ 1.2. Quy trình dự báo tài chính theo phương pháp tỷ phần doanh thu

Nội dung tiến hành của các bước trên về cơ bản như sau:

Dự báo doanh thu: Tương tự như trên. Nhà nghiên cứu kết hợp việc xem xét các số liệu về doanh thu trong quá khứ với tình hình nền kinh tế, tình hình ngành nghề và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra mức dự báo doanh thu hợp lý.

Lập Báo cáo kết quả kinh doanh dự báo

Trước hết, cần xác định những chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh có xu hướng biến động theo doanh thu. Các chỉ tiêu này thường bao gồm: Giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận hoạt động hay lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Có hai cách tiếp cận để dự báo những chỉ tiêu này: (1) Ước lượng chi phí giá vốn hàng bán trước rồi trừ khỏi doanh thu dự báo để được lợi nhuận gộp dự báo (Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán), sau đó tương tự ước lượng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp rồi trừ khỏi lợi nhuận gộp dự báo để được lợi nhuận hoạt động dự báo (Lợi nhuận hoạt động = Lợi nhuận gộp – Chi phí bán hàng và quản lý) hoặc (2) Ước lượng lợi nhuận gộp trước rồi lấy doanh thu dự báo trừ lợi nhuận gộp để được giá vốn hàng bán dự báo, sau đó tương tự ước lượng lợi nhuận hoạt động rồi lấy lợi nhuận gộp trừ lợi nhuận hoạt động để được chi phí bán hàng và quản lý dự báo. Theo TS. Lê Thị Xuân (2013), cách tiếp cận thứ nhất sẽ phù hợp hơn nếu chi phí giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố có xu hướng biến động đáng kể theo thời gian, còn cách tiếp cận thứ hai sẽ dễ nắm bắt và nhanh gọn hơn trong trường hợp giá là nhân tố chủ yếu. Cả hai cách tiếp cận này đều đòi hỏi nhà nghiên cứu xem xét xu hướng biến động của các chỉ tiêu trên trong quá khứ cùng với những sự kiện được xem là có thể tác động làm thay đổi chúng trong tương lai, đồng thời không thể bỏ qua yếu tố đặc thù ngành nghề của doanh nghiệp.

Tiếp theo, nhà nghiên cứu dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh được xem là không nhất thiết phải biến động theo doanh thu. Các khoản mục này thường bao gồm chi phí và thu nhập từ hoạt động tài chính, các khoản chi phí và thu nhập khác, thuế thu nhập doanh nghiệp, cổ tức. Vì các khoản mục này thực tế không lệ thuộc hoặc


ít lệ thuộc vào doanh thu nên cần được giải thích riêng từng khoản. Việc dự báo các chỉ tiêu này có thể dựa trên số liệu quá khứ của chúng hoặc dựa trên mối quan hệ ràng buộc giữa các khoản mục trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp (ví dụ dự báo chi phí tài chính bằng cách lấy quy mô các khoản nợ vay chưa hoàn trả và các khoản vay sắp phát sinh nhân với lãi suất thực tế).

Dựa vào giá trị dự báo của các chỉ tiêu nêu trên, nhà nghiên cứu lập được báo cáo kết quả kinh doanh dự báo. Đây chính là sản phẩm đầu ra của bước số 2 trong quy trình dự báo tài chính theo phương pháp tỷ phần doanh thu.

Trong quá trình dự báo một số khoản mục nêu trên, có thể phát sinh mâu thuẫn dưới dạng: Muốn dự báo khoản mục trên báo cáo kết quả kinh doanh thì phải dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế toán dự báo, nhưng muốn lập bảng cân đối kế toán dự báo thì trước hết lại cần phải có báo cáo kết quả kinh doanh dự báo. Để giải quyết mâu thuẫn này, nhà dự báo có thể đưa ra ước đoán tạm thời về các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh, hoàn thành báo cáo kết quả kinh doanh dự báo sơ bộ, sau đó lập tiếp bảng cân đối kế toán dự báo (theo phương pháp được trình bày dưới đây), nếu có sự chênh lệch hoặc bất hợp lý giữa số liệu trên hai báo cáo này thì sẽ tiến hành điều chỉnh dự báo qua lại nhiều lần giữa hai báo cáo cho đến khi những thay đổi không còn đáng kể. Do đó, quy trình dự báo tài chính theo phương pháp tỷ phần doanh thu không phải lúc nào cũng có thể tiến hành liên tục, một mạch như sơ đồ 2, mà thực tế thường có sự điều chỉnh, lặp lại nhiều lần giữa các bước, cho đến khi kết quả dự báo trở nên hợp lý.

Lập bảng cân đối kế toán dự báo

Nội dung đầu tiên trong dự báo bảng cân đối kế toán là dự báo tài sản. Mỗi loại tài sản cần được dự báo theo những kỹ thuật khác nhau. Tài sản cố định có thể được dự báo dựa trên kế hoạch quản lý và đầu tư tài sản cố định trong tương lai của doanh nghiệp, hoặc dựa trên mối quan hệ giữa tài sản cố định, chi phí khấu hao với doanh thu trong quá khứ. Các tài sản kinh doanh bao gồm phải thu khách hàng và hàng tồn kho thường được dự báo dựa trên các tỷ số tài chính về năng lực hoạt động và hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp như kỳ thu tiền bình quân và kỳ tồn kho bình quân (các tỷ số này thường được xem là có phản ánh đặc thù ngành nghề của doanh nghiệp) kết hợp với số liệu dự báo về doanh thu và giá vốn hàng bán nêu trên. Việc ước đoán các tỷ số tài chính trên cũng đòi hỏi phải xem xét số liệu trong quá khứ của doanh nghiệp. Tiền mặt và đầu tư tài chính ngắn hạn ít liên quan đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp, có thể được dự báo dựa trên nhu cầu thanh khoản trong tương lai của doanh nghiệp, nhu cầu này lại phụ thuộc vào những yếu tố như tính vụ mùa, chính sách đầu tư, chiến lược phát triển, kế hoạch sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp khác, … Các khoản mục tài sản còn lại

Xem tất cả 197 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí