Tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 2


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ


SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Cấu trúc ngành kinh doanh và khả năng sinh lợi 10

Sơ đồ 1.2. Quy trình dự báo tài chính theo phương pháp tỷ phần doanh thu 12

Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu về tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời của các DN CBTP NY tại Việt Nam 48

Sơ đồ 3.1. Chuỗi giá trị ngành chế biến thực phẩm Việt Nam 80

BẢNG

Bảng 1.1. Tóm lược cơ sở lý thuyết và nghiên cứu nước ngoài điển hình về các nhân tố tác động tới khả năng sinh lời tương lai 36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

Bảng 2.1. Tóm tắt các biến trong mô hình kiểm định tác động ngắn hạn và dài hạn của các nhân tố nội tại tới khả năng sinh lời 53

Bảng 3.1. Số lượng các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên TTCK Việt Nam 2007 – 2019 71

Tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 2

Bảng 3.2. Phân loại DNCBTPNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007

– 2019 theo quy mô vốn 73

Bảng 3.3. Tỷ lệ các DNCBTPNY có lợi nhuận ròng dương giai đoạn 2007 - 2019 82

Bảng 4.1. Thống kê mô tả - mô hình tác động ngắn hạn 90

Bảng 4.2. Ma trận tương quan - Mô hình tác động ROA ngắn hạn 91

Bảng 4.3. Ma trận tương quan - Mô hình tác động ROE ngắn hạn 91

Bảng 4.4. Kết quả kiểm định mô hình tác động ROA ngắn hạn 92

Bảng 4.5. Kết quả kiểm định mô hình tác động ROE ngắn hạn 96

Bảng 4.6. Thống kê mô tả - Mô hình tác động dài hạn 99

Bảng 4.7. Ma trận tương quan - Mô hình tác động ROA dài hạn 101

Bảng 4.8. Ma trận tương quan - Mô hình tác động ROE dài hạn 101

Bảng 4.9. Kết quả kiểm định mô hình tác động ROA dài hạn 102

Bảng 4.10. Kết quả kiểm định mô hình tác động ROE dài hạn 107

Bảng 4.11. So sánh kết quả kiểm định tác động ngắn hạn và dài hạn của các nhân tố nội tại tới khả năng sinh lời 112

B ả n g 5 . 1 . X ác đ ị n h c ác t h ô n g s ố đ ầ u v à o đ ể đ ị n h g i á T S V H củ a V H C t h e o p h ư ơ n g p h á p C I V 1 1 8

Bảng 5.2. Kết quả hồi quy mô hình ROA cho Vinamilk 131

Bảng 5.3. Kết quả hồi quy mô hình ROE cho Vinamilk 131

BIỂU ĐỒ:

Biểu đồ 3.1. GDP Việt Nam giai đoạn 2007-2019 63

Biểu đồ 3.2. GDP bình quân đầu người Việt Nam 2007-2019 64

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ tăng GDP theo giá so sánh năm 2007 65

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ tăng GDP bình quân đầu người theo giá so sánh năm 2007 65

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ tăng GDP theo giá so sánh năm 2007 theo cơ cấu ngành 66

Biểu đồ 3.6. Cơ cấu GDP của Việt Nam theo theo ngành giai đoạn 2007-2019 67

Biểu đồ 3.7. Quy mô và tỷ lệ tăng lực lượng lao động đang làm việc tại Việt Nam giai

đoạn 2007-2019 68

Biểu đồ 3.8. Hệ số nợ bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019 74

B iể u đ ồ 3 . 9 . T ỷ s ố n ợ n g ắ n h ạ n / tổ n g n ợ b ìn h q u ân c ủ a c á c DN C B T PN Y g ia i đ o ạ n 2 0 0 7 - 2 0 1 9 75

Biểu đồ 3.10. Hệ số thanh toán ngắn hạn bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019 75

Biểu đồ 3.11. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và dài hạn bình quân của các DNCBTPNY giai

đoạn 2007-2019 76

Biểu đồ 3.12. Tỷ trọng tiền và tương đương tiền trong tổng tài sản bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019 78

Biểu đồ 3.13. Tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng tài sản bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019 78

Biểu đồ 3.14. Tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản của các DNCBTPNY 2007-2019 79

Biểu đồ 3.15. Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính trong tổng tài sản bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019 80

Biểu đồ 3.16. Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) của các DNCBTPNY giai

đoạn 2007-2019 83

Biểu đồ 3.17. So sánh tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) của các DNCBTPNY với toàn ngành công nghiệp chế biến – chế tạo giai đoạn 2007-2019 83

Biểu đồ 3.18. Tỷ lệ sinh lời trên VCSH bình quân (ROE) của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019 85

Biểu đồ 3.19. So sánh tỷ lệ sinh lời trên VCSH bình quân (ROE) của các DNCBTPNY với toàn ngành công nghiệp chế biến – chế tạo giai đoạn 2007-2019 85

Biểu đồ 3.20. Lợi nhuận biên (PM) của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019 86

B iể u đ ồ 3 . 2 1 . V ò n g q u a y tổ n g tà i s ả n ( T A T O ) c ủ a c ác D N C B T P N Y g i ai

đ o ạ n 2 0 0 7 - 2 0 1 9 86

Biểu đồ 3.22. So sánh lợi nhuận biên (PM) bình quân của các DNCBTPNY với toàn ngành công nghiệp chế biến – chế tạo giai đoạn 2007-2019 87


LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của nghiên cứu

Kế hoạch hóa tài chính là một trong những hoạt động đã tồn tại và phát triển từ lâu do tầm quan trọng của nó đối với hoạt động của doanh nghiệp. Kế hoạch hóa tài chính giúp doanh nghiệp phán đoán tình hình, kết quả kinh doanh cho những giai đoạn khác nhau trong tương lai (ngắn hạn, dài hạn), là một phần của chiến lược tài chính và chiến lược kinh doanh nhằm hiện thực hóa những mục tiêu và hướng tới tầm nhìn của doanh nghiệp. Kế hoạch hóa tài chính được thực hiện một cách thận trọng, chi tiết, toàn diện và với độ chính xác cao sẽ giúp doanh nghiệp có được sự chuẩn bị cần thiết và hiệu quả cho những diễn biến của tương lai, hạn chế được những "cú sốc", những tình huống không lường trước và giảm thiểu những tổn thất có thể phát sinh do những tình huống trên. Ngược lại, nếu một doanh nghiệp không chú trọng tới kế hoạch hóa tài chính, doanh nghiệp đó sẽ gặp không ít khó khăn trong tương lai do không có sự chuẩn bị sẵn sàng từ trước cho những biến cố có thể xảy ra và buộc phải lệ thuộc vào những biện pháp đối phó mang tính nhất thời, vội vàng, khiến cho hiệu quả hoạt động và kết quả kinh doanh giảm sút, việc thực hiện chiến lược tài chính và kinh doanh càng trở nên khó khăn hơn. Do nắm giữ vai trò quan trọng như vậy nên kế hoạch hóa tài chính thực sự là một vấn đề mà các doanh nghiệp cũng như các nhà nghiên cứu cần phải quan tâm.

Đặc biệt, trong những nội dung của kế hoạch hóa tài chính thì kế hoạch hóa lợi nhuận cần được hết sức chú trọng. Sở dĩ như vậy vì mục tiêu xuyên suốt, bao trùm và dài hạn nhất của doanh nghiệp chính là tạo ra giá trị cho các đối tượng hữu quan mà trước hết là chủ sở hữu. Khi các nhà đầu tư bỏ vốn vào doanh nghiệp, họ muốn những khoản vốn của mình được sử dụng một cách hiệu quả, tạo ra mức doanh lợi tương xứng. Chỉ những doanh nghiệp tạo ra lợi ích kinh tế làm thỏa mãn các chủ sở hữu mới có thể tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh và biến động ngày nay. Ngược lại, những doanh nghiệp sử dụng nguồn lực kém hiệu quả, không tạo ra được doanh lợi đủ làm hài lòng các chủ sở hữu, thậm chí thua lỗ thì tất yếu không tránh khỏi sự đào thải. Tóm lại, đảm bảo khả năng sinh lời là một trong những vấn đề then chốt trong hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp. Và để đảm bảo được điều đó thì một trong những tiền đề chính là dự báo khả năng sinh lời trong tương lai và xây dựng kế hoạch kinh doanh tương ứng. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị tài chính, các chuyên gia tư vấn cũng như các nhà nghiên cứu trước hết cần phải nhận thức được các nhân tố tác động tới khả năng sinh lời tương lai của doanh nghiệp. Nói chung, khả năng sinh lời


dự kiến của một doanh nghiệp chịu sự tác động của các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, đứng từ góc nhìn của các nhà quản trị tài chính, hầu hết các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như tình hình kinh tế vĩ mô, chính trị - xã hội, môi trường pháp lý, … đều mang tính khách quan và rất khó có thể điều chỉnh theo ý chí chủ quan của họ. Các nhân tố này cũng đã được nghiên cứu trong những công trình thuộc các lĩnh vực kinh tế học, kinh tế chính trị, luật hay một số lĩnh vực phi tài chính khác. Trong khi đó, các nhân tố nội tại cũng đóng một vai trò tác động vô cùng quan trọng tới khả năng sinh lời dự kiến của doanh nghiệp, và trong một chừng mực nào đó có thể được điều chỉnh bởi các nhà quản trị tài chính sao cho phù hợp. Do vậy, việc quan tâm, tìm hiểu về các nhân tố nội tại tác động tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp là một nhiệm vụ thật sự thiết yếu.

Bên cạnh đó, về lý thuyết một số nhân tố nội tại có thể tác động tới khả năng sinh lời một cách gần như lập tức, nhanh chóng khi phát sinh, trong khi với một số nhân tố khác phải mất thời gian lâu dài mới quan sát được tác động của chúng, tức là độ trễ trong tác động của mỗi nhân tố là khác nhau. Đồng thời, tác động của một số nhân tố có thể duy trì qua nhiều kỳ (dài hạn) trong khi tác động của một số nhân tố khác chỉ tồn tại trong ngắn hạn, nhất thời, nhanh chóng kết thúc, tức là phạm vi thời gian tác động của chúng là khác nhau. Vì vậy trong phân tích và dự báo tác động của các nhân tố nội tại cần có sự phân biệt, bóc tách tác động của mỗi nhân tố trên cả phạm vi ngắn hạn và dài hạn, đồng thời phải xét tới độ trễ của các tác động. Điều này có ý nghĩa nền tảng trong hoàn thiện cơ sở lý thuyết của kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung các nghiên cứu nước ngoài cho đến nay chưa thực sự nhấn mạnh phương diện này, còn tại Việt Nam thậm chí còn chưa có nghiên cứu nào đề cập trực tiếp và toàn diện tới vấn đề trên.

Cụ thể, tại Việt Nam, cho đến nay các nghiên cứu được công bố về kế hoạch hóa tài chính vẫn còn rất ít, đại đa số không đặt trọng tâm vào dự báo. Với những nghiên cứu kiểm định nhân tố tác động tới lợi nhuận, đáng kể nhất chỉ có nghiên cứu của Nguyễn Thu Hằng và cộng sự (2014) về tác động của kế toán dồn tích tới mức độ bền vững của lợi nhuận đã đưa ra kết luận tương tự như các nghiên cứu trước đây trên thế giới, tuy nhiên chưa tận dụng chúng trong dự báo lợi nhuận. Các nghiên cứu của Lê Quang Minh và cộng sự (2013), Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2015)… về cơ bản cũng đi theo hướng trên, tuy đã chỉ ra một số nhân tố tác động tới khả năng sinh lời nhưng chưa khám phá những nhân tố đặc thù của bối cảnh Việt Nam, chưa xem xét tác động của các nhân tố tới lợi nhuận của các kỳ tiếp theo để từ đó đưa ra hàm ý cho dự báo. Bên cạnh đó, một số ít các nghiên cứu khác lại hướng tới mục tiêu dự báo


kết quả kinh doanh, chẳng hạn Vũ Xuân Nam và cộng sự (2013), Nguyễn Quốc Oánh và cộng sự (2014)… nhưng đều chỉ dừng lại ở ước lượng doanh thu hoặc lợi nhuận ròng tương lai. Tại Việt Nam, rất hiếm có nghiên cứu về xây dựng mô hình dự báo lợi nhuận cho doanh nghiệp được công bố tại Việt Nam, đáng kể chỉ có bài viết của Nguyễn Hoài Nghĩa và Lưu Trường Văn (2015) nhưng mô hình dự báo của hai nhà nghiên cứu này nhìn chung khó áp dụng trong thực tế do mang nặng tính chất định tính và tính đặc thù của các yếu tố trong mô hình. Đặt trong mối quan hệ so sánh với các nghiên cứu của nước ngoài, có thể thấy các nghiên cứu về dự báo khả năng sinh lời tại Việt Nam vẫn còn hết sức khiêm tốn cả về số lượng cũng như chất lượng nghiên cứu, chưa xứng tầm với vai trò quan trọng của dự báo lợi nhuận nói riêng và dự báo tài chính nói chung đối với các doanh nghiệp trong thực tế. Đây là một khoảng trống nghiên cứu đáng kể cần được khắc phục

Trong nghiên cứu này, ngành chế biến thực phẩm được lựa chọn nghiên cứu bởi đây là một trong những ngành có đóng góp đáng kể nhất cho nền kinh tế đất nước trên nhiều phương diện khác nhau. Nắm giữ một vị trí đặc biệt trong chuỗi giá trị của nền kinh tế, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm có vai trò tiếp nhận và tiêu thụ sản phẩm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp, đồng thời các sản phẩm đầu ra của những doanh nghiệp này đã và đang đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm to lớn của thị trường trong nước. Ngành chế biến thực phẩm còn là một trong những đầu tàu đóng góp cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, làm tăng nguồn thu ngoại tệ và góp phần nâng cao vị thế của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nước nhà trong khu vực và quốc tế. Không chỉ có thế, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm còn là một trong những ngành nghề tạo ra số lượng việc làm lớn nhất, góp phần giải quyết vấn đề nhu cầu lao động trong nước. Đồng thời các doanh nghiệp của ngành còn nằm trong nhóm dẫn đầu về thực hiện nghĩa vụ thuế, đóng góp cho ngân sách nhà nước... Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, những diễn biến của kinh tế toàn cầu cũng như khu vực và trong nước đang đặt ra không ít khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp của ngành. Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật thế hệ mới, bất ổn chính trị tại các điểm nóng trên toàn cầu và trong khu vực cho đến những biến động của nền kinh tế, chính trị - xã hội trong nước khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhiều ngành nghề khác nhau và đặc biệt là ngành chế biến thực phẩm giờ đây phải tồn tại và phát triển trong một môi trường kinh doanh đầy bất ổn, với cả những cơ hội và rủi ro song hành cùng nhau. Đặc biệt giai đoạn 2010 đến nay đã và đang chứng kiến rất nhiều những diễn biến đáng lo ngại về kết quả kinh doanh của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết, phải kể đến trường hợp các doanh


nghiệp kinh doanh một số mặt hàng lương thực – thực phẩm đồng loạt bị giảm sút lợi nhuận khi giá của những mặt hàng này lao dốc, đe dọa đến khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như các đối tượng khác trong chuỗi giá trị của ngành nghề. Tiêu biểu nhất có thể kể đến hiện tượng sụp đổ dây chuyền của ngành chế biến thủy sản năm 2011-2012, tái diễn năm 2016 với mặt hàng cá tra và có nguy cơ lặp lại trong năm 2019, khiến hàng loạt doanh nghiệp thủy sản và hộ nuôi trồng điêu đứng, mất khả năng thanh toán, ngay cả những doanh nghiệp lớn và giàu kinh nghiệm nhất trong ngành cũng không tránh khỏi thua lỗ và buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất. Tiếp đó là khủng hoảng ngành kinh doanh chăn nuôi và chế biến thịt lợn năm 2017, giá lợn hơi lao dốc trên thường, cung vượt quá cầu khiến các doanh nghiệp kinh doanh chế biến thịt lợn và cả người nông dân đều bị lỗ nặng, đến mức cả nước phải vào cuộc cùng chung tay “giải cứu”. Chưa hết, giai đoạn cuối 2018 đến đầu 2019, đến lượt các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo đồng loạt gặp khó khăn do nhu cầu xuất khẩu gạo Việt Nam sang những thị trường chủ chốt đột ngột giảm mạnh. Đó là còn chưa kể trường hợp đồng loạt rớt giá thảm hại trong vài tháng gần nhau của một loạt mặt hàng nông sản khác như chuối Đồng Nai, rau Đà Lạt, vú sữa Lò Rèn, cà chua Hưng Yên, chuối Tây Ninh, dưa hấu Quảng Ngãi, ớt Bình Định, bí đỏ Đăk Lăk, đu đủ Đồng Tháp, vịt Nghệ An cùng trong năm 2017. Đến năm 2019 thì có thêm hồ tiêu, trứng gà, khoai lang ở Gia Lai, dứa Nghệ An rớt giá ngay trong nửa đầu năm. Tất cả những vụ việc trên không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới các hộ nông dân mà còn tác động tiêu cực tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành. Bên cạnh trường hợp nhiều doanh nghiệp bị giảm sút lợi nhuận do nguyên nhân từ phía thị trường như bão giá, rào cản xuất nhập khẩu, còn có những trường hợp doanh nghiệp cụ thể làm ăn thua lỗ do chính những vấn đề nội tại của mình như chiến lược kinh doanh bất hợp lý, cơ cấu tài chính thiếu lành mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro... Điển hình là CTCP chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre và CTCP Chế biến kinh doanh lương thực thực phẩm Hà Nội vốn đều là những doanh nghiệp có tiếng trong ngành và từng có thời kỳ làm ăn phát đạt nhưng lợi nhuận lại xuống dốc liên tục trong giai đoạn 2012- 2016 và chỉ phục hồi chậm chạp, không ổn định trong giai đoạn sau đó. Tuy nguyên nhân đằng sau những khoản thua lỗ khổng lồ của hai công ty này có thể khác nhau – với Xuất nhập khẩu Bến Tre là do đa dạng hóa kinh doanh không thành công, còn với Thực phẩm Hà Nội là do lệ thuộc quá nhiều vào một đối tác lớn – nhưng về cơ bản khả năng sinh lời thấp kém của những doanh nghiệp này đều là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang có vấn đề nghiêm trọng trong quản lý những nhân tố nội tại chi phối lợi nhuận của mình.


Trong bối cảnh đó, nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu về tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời, tạo tiền đề cho hoàn thiện kế hoạch hóa tài chính của các doanh nghiệp trong ngành càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, bởi đó chính là điều kiện then chốt giúp doanh nghiệp thích nghi, đối phó với biến động của thị trường và nền kinh tế trong tương lai, tránh lặp lại tình trạng thua lỗ nghiêm trọng như một số trường hợp điển hình nêu trên.

Thêm nữa, nghiên cứu tập trung vào các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam do đây là những doanh nghiệp có quy mô lớn, chiếm thị phần vượt trội trong ngành, có vai trò quyết định tới tình hình và kết quả kinh doanh của toàn ngành, đồng thời để đảm bảo tính khả thi của công tác thu thập số liệu nghiên cứu.

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

• Mục tiêu chung: Nghiên cứu các nhân tố nội tại tác động tới dự báo khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

• Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

- Phân tích thực trạng khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

- Phân tích tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tập trung vào các phương diện: Chiều tác động, mức độ tác động và độ trễ trong tác động thực tế của các nhân tố ở kỳ hiện tại tới những kỳ sau.

- Trên cơ sở kiểm định tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm bước đầu hoàn thiện kế hoạch hóa tài chính của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

2.2. Câu hỏi nghiên cứu

Căn cứ vào các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra trong luận án như sau:

Xem tất cả 197 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí