Sự Gia Tăng Về Nhu Cầu Và Các Loại Dịch Vụ Chứng Khoán

Bắt đầu từ cuối năm 2006, các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán nước ngoài cũng đã đổ xô mở văn phòng đại diện tại Việt Nam để chờ cơ hội được trực tiếp cung cấp dịch vụ và kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Đầu tiền là công ty quản lý tài sản Blackhorse (Singapore) chọn thành phố Hồ Chí Minh làm nơi mở văn phòng đại diện, trong khi Công ty Nomura International (Hồng Kông) và Công ty Mirae Assets Maps Investment Management (Hàn Quốc) quyết định “dừng chân” ở Hà Nội. Sau đó là hai tổ chức đến từ Hàn Quốc là Công ty TNHH quản lý tín thác đầu tư Hàn Quốc và Ngân hàng đầu tư Tong Yang. Các văn phòng đại diện này trước hết làm công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác trong lĩnh vực chứng khoán, thúc đẩy, giám sát các dự án do công ty mẹ ký kết với các tổ chức kinh tế tại Việt Nam.

Tính đến cuối 2007, Việt Nam có trên 10 công ty quản lý quỹ nước ngoài đã hoạt động với hơn 30 quỹ. Lĩnh vực đầu tư của các quỹ rất đa dạng, từ quỹ đầu tư chứng khoán đến quỹ đầu tư cổ phần tư nhân, từ quỹ đầu tư bất động sản đến quỹ đầu tư mạo hiểm. Các quỹ là nguồn cung vốn cho thị trường tài chính, thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong ngắn hạn, các luồng tiền nhàn rỗi của quỹ có thể được gửi ngân hàng, tạo ra cung vốn cho thị trường tiền tệ. Trong dài hạn, các khoản đầu tư của quỹ vào các doanh nghiệp và dự án tạo ra nguồn cung vốn cho thị trường vốn. Nguồn vốn hoạt động của các quỹ không ngừng tăng lên, dẫn đến vai trò của các quỹ ngày càng lớn trên thị trường chứng khoán, các quỹ ngày càng năng động hơn. Đến tháng 12/2008 thì đã có tới 16 công ty quản lý quỹ nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.

Trong quá trình cạnh tranh, các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán nước ngoài có nhiều lợi thế về vốn và kinh nghiệm, nhưng bị hạn chế bởi các quy định về tổ chức và hoạt động của các tổ chức này nên vẫn chưa đóng vai trò lớn trên thị trường.

2.2.2. Sự gia tăng về nhu cầu và các loại dịch vụ chứng khoán

- Sự gia tăng về số lượng tài khoản và khối lượng giao dịch:

Đến hết quý 2 năm 2007, số lượng tài khoản được mở thêm là 140 nghìn tài khoản đưa tổng số tài khoản giao dịch tại các công ty chứng khoán lên con số 243.809 tài khoản. Trong đó có 242.624 tài khoản của nhà đầu tư cá nhân chiếm tới 99,51% và 1.185 nhà đầu tư là các tổ chức. Nét nổi bật là sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài, có khoảng 5.568 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài cùng với khoảng 260 quỹ đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam với tổng giá trị danh mục đầu tư ước tính khoảng 5 tỷ USD. Đến cuối năm 2007 số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán tại các công ty chứng khoán đã đạt con số 307.000 (tăng 220.816 tài khoản, tương đương 256% so với cuối năm 2006).

Sang năm 2008, số lượng tài khoản có tăng, nhưng chậm hơn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính. Cuối năm 2008, trên cả nước có lượng tài khoản của các cá nhân, tổ chức là gần 350 nghìn, trong đó nhà đầu tư cá nhân chiếm đến 70%, nước ngoài khoảng hơn 20%.

Đầu năm 2009, thị trường vẫn ảm đạm nên số lượng tài khoản mở thêm và số lượng giao dịch vẫn ở mức thấp. Đến tháng 3/2009 khi thị trường bắt đầu khởi sắc hơn, tài khoản chứng khoán lại tăng mạnh. Trong tháng 3, có đến gần 1.000 tài khoản mới mở và tiến hành giao dịch ngay tại Công ty chứng khoán Sacombank (SBS), nguồn thu từ phí môi giới cũng tăng gấp 3 so với hai tháng đầu năm. Theo ông Nguyễn Hồ Nam, Tổng giám đốc SBS, nếu trong hai tháng đầu năm, giao dịch cả hai sàn ước tính 300-400 tỷ đồng, thì trong tháng 3, giá trị chuyển nhượng tăng lên từ 900 đến hơn 1.000 tỷ đồng, tức gấp 3, 4 lần. SBS nói riêng và các công ty chứng khoán nói chung do vậy cũng gia tăng nguồn thu từ phí môi giới lên gần gấp 3. Một số công ty như Công ty chứng khoán Thăng Long cũng đạt tín hiệu khả quan khi có thêm khoảng 5% lượng nhà đầu tư mới tham gia mở tài khoản. Bên cạnh đó, những

tài khoản cũ trước đây nhân lúc thị trường khởi sắc cũng đã tăng giao dịch khiến thanh khoản thị trường ở mức cao.

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng mở tài khoản chứng khoán. Tính đến ngày 01/04/2009, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (TTLK) đã cấp mã số giao dịch chứng khoán cho 12.865 nhà đầu tư nước ngoài trong đó có 937 nhà đầu tư tổ chức và 11.928 nhà đầu tư cá nhân. Trong tháng 03/2009, đã có thêm 20 tổ chức và 7 cá nhân đầu tư nước ngoài được TTLK cấp mã số giao dịch chứng khoán. Tính riêng 3 tháng đầu năm 2009, Trung tâm lưu ký đã cấp mới mã giao dịch chứng khoán cho 145 nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có 50 tổ chức và 95 cá nhân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Bảng 4: Khối lượng giao dịch chứng khoán qua các năm


Tác động của các cam kết gia nhập WTO đến dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam - 7

3000000000

2500000000

2000000000

1500000000

1000000000

500000000

0


Cổ phiếu Trái phiếu

Chứng chỉ quỹ


2005 2006 2007 2008 4 tháng

đầu 2009


(Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh)

Về khối lượng giao dịch chứng khoán qua các năm, có thể thấy ở bảng 4. Trong năm 2006, tỷ trọng giao dịch cổ phiếu và trái phiếu là gần bằng nhau. Sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, khối lượng giao dịch cổ phiếu tăng đột biến và liên tục, đồng thời có tỷ trọng lớn hơn hẳn so với trái phiếu. Khối lượng giao dịch trái phiếu giảm dần qua các năm từ 2006 đến nay. Khối lượng giao dịch cổ phiếu trong năm 2007 là 1.814.278.168 giao dịch, tăng 1.275.741.299 so với 2006 (538.536.869 giao dịch), còn của trái phiếu là 380.987.007 giao dịch, giảm so với năm 2006 (477.500.447 giao dịch).

- Sự gia tăng các loại dịch vụ:

Nhu cầu dịch vụ bảo lãnh phát hành cổ phiếu tăng khi các tập đoàn, công ty thay nhau có nhu cầu tiến hành các đợt IPO lớn, nhưng một số đợt IPO lại không thành công như mong đợi, như các đợt IPO của Đạm Phú Mỹ, Bảo Việt, VCB. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, vẫn chưa có một quy định nào bắt buộc phải có đơn vị bảo lãnh cho các đợt phát hành chứng khoán mà chỉ cần có một tổ chức tài chính tư vấn. Các nhà đầu tư cảm thấy không mấy yên tâm nếu một cổ phiếu mang ra đấu giá không được bảo lãnh phát hành. Vì thế nên hoạt động bảo lãnh không diễn ra sôi động như mong đợi. Thực tế là trong mấy tháng đầu năm 2009, một số công ty đã phải rút bớt nghiệp vụ bảo lãnh phát hành do chưa có nhiều nhu cầu và các quy định mới về hoạt động chứng khoán như Công ty chứng khoán Đại Việt, Công ty chứng khoán Phương Đông, Công ty chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương.

Khi thị trường trở nên sôi động hơn, nhu cầu các loại dịch vụ mới cũng tăng theo. Ví dụ như nhà đầu tư chứng khoán có thể ký hợp đồng với các công ty và cá nhân làm dịch vụ tư vấn thuế, các đại lý này sẽ hưởng chi phí và thực hiện đăng ký, thu thập giấy tờ và quyết toán, nhận tiền hoàn thuế (nếu nhà đầu tư lỗ) thay cho nhà đầu tư.

Cạnh tranh về công nghệ, chú trọng công tác chăm sóc khách hàng là biện pháp được nhiều công ty chứng khoán đẩy mạnh nhằm thu hút nhà đầu tư mới, đặc biệt là trong giai đoạn thị trường tăng trưởng trở lại và tính thanh khoản ở mức cao. Vào tháng 8/2008, Công ty chứng khoán Artex đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư với dịch vụ "Cảnh báo chứng khoán cho khách hàng". Đây là công ty chứng khoán đầu tiên áp dụng dịch vụ này. Công ty chứng khoán Vincom là một trong những đơn vị đi đầu thực hiện lệnh GTD (lệnh có hiệu lực đến tương lai) tạo tiện lợi trong đặt lệnh cho những nhà đầu tư bận rộn. Sau thành công của chương trình EzTrade (dịch vụ giao dịch trực tuyến), FPTS là một trong những công ty tiên phong đưa vào thử nghiệm hệ

thống giao dịch các cổ phiếu chưa niêm yết (EzOTC), tương tự như với cổ phiếu niêm yết. Một số công ty chứng khoán như Sacombank, Bảo Việt, VincomSC, Rồng Việt... hỗ trợ thông tin cho nhà đầu tư bằng những bản tin ngắn gọn, cô đọng, phân tích, nhận định thị trường sau khi phiên giao dịch kết thúc. Sau khi công ty chứng khoán Vincom (VincomSC) tung ra dịch vụ ứng tiền bán chứng khoán qua mạng, Công ty chứng khoán Gia Quyền (EPS) cũng đã mau chóng cung cấp dịch vụ trên nền hệ thống giao dịch Easy Online Trader (EOT). Công ty chứng khoán Tân Việt (TVSI) đưa vào hoạt động phiên bản nâng cấp hệ thống quản lý giao dịch chứng khoán với nhiều tiện ích như rút ngắn nghiệp vụ ứng trước tiền bán chứng khoán, chỉ mất khoảng 1 phút cho 1 lần ứng trước, sẵn sàng cung cấp dịch vụ ký quỹ cho khách hàng.

+ Repo và cho vay cầm cố chứng khoán:

Hai dịch vụ được các công ty chứng khoán đặc biệt quan tâm nhưng vẫn còn ít được chú ý bởi các nhà đầu tư là dịch vụ repo chứng khoán và cầm cố chứng khoán. Giao dịch repo là giao dịch mua/bán lại chứng khoán có kỳ hạn được sử dụng trên thị trường tài chính. Đây là loại hình giao dịch mà nhà đầu tư có thể mua và bán chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…) của chính mình trong một khoảng thời gian thỏa thuận nhất định với công ty chứng khoán. Hiểu một cách đơn giản, giao dịch repo là việc nhà đầu tư đi vay tiền và dùng chứng khoán để thế chấp. Cho vay cầm cố là việc thế chấp (thường là) cổ phiếu (đã niêm yết) để vay tiền của công ty chứng khoán hoặc ngân hàng trong một thời hạn nhất định, mức vay thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên thị giá (thường không quá 5 lần mệnh giá). Trong thời hạn vay mà thị giá cổ phiếu giảm xuống dưới một mức quy định thì người vay phải nộp thêm tiền để đảm bảo an toàn cho bên nhận cầm cố, nếu không bên nhận cầm cố có quyền thanh lý cổ phiếu.

Dịch vụ cầm cố chứng khoán rất cần thiết cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp lướt sóng nên nhiều công ty chứng khoán đã tạo mối quan hệ thân

thiết với ngân hàng để có được hạn mức vay cầm cố chứng khoán cho khách hàng. Do vậy, cạnh tranh ở mảng dịch vụ này khá gay gắt. Khi thị trường bùng nổ, dịch vụ cho vay cầm cố chứng khoán nở rộ. Đầu năm 2007, dư nợ cho vay cầm cố chứng khoán ở các ngân hàng chiếm một tỷ trọng khá lớn, từ 10 – 15%, cá biệt lên tới 24% tổng dư nợ. Tỷ trọng nói trên ở Ngân hàng Á châu (ACB) là 10%, tại Ngân hàng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank) khoảng 15%; đặc biệt tại Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank, chủ yếu là chi nhánh Tp.HCM) ở khoảng 24%... Với tỷ lệ trên, tính đến 31/10/2006, lượng tín dụng mà SeABank cho vay cầm cố chứng khoán ước khoảng 140 tỷ đồng. Còn với quy mô như ACB, tính theo tổng dư nợ của năm 2006 thì lượng tín dụng cho vay cầm cố chứng khoán tại ngân hàng này ở khoảng trên 1.700 tỷ đồng…

Sau một thời gian dè dặt với cầm cố chứng khoán do phải đối mặt với các khoản lỗ khi thị trường đi xuống, nhà đầu tư gần đây lại quan tâm hơn đến dịch vụ này. Ăn theo thị trường đang lên, các công ty chứng khoán cũng đang gia tăng loại hình dịch vụ cầm cố. Mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng ngày 14/4/2009, Công ty chứng khoán Trường Sơn (TTS) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Liên Việt để hỗ trợ vốn cho nhà đầu tư, giá trị cầm cố lên đến 50% thị giá cổ phiếu và lãi suất khá ưu đãi. Đã triển khai dịch vụ cầm cố trong một thời gian dài, thời điểm này Công ty chứng khoán Dầu khí (PVS) cũng đẩy mạnh hơn việc cho vay cầm cố. Hiện công ty này hợp tác với nhiều tổ chức tín dụng để cho vay đầu tư chứng khoán. Tùy vào từng đối tác mà danh mục, giá trị và lãi suất cầm cố chứng khoán tại PVS là khác nhau. Điều đáng nói là tại PVS không có hạn mức tối đa cho việc cầm cố, lãi suất 10,5%/năm. Ngoài ra, PVS cũng triển khai dịch vụ repo, tuy nhiên chỉ áp dụng cho các cổ phiếu ngân hàng như MB, Eximbank… Thời gian qua, Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đã hợp tác với nhiều ngân hàng, trong đó có ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), nhằm cung cấp nguồn

vốn cho khách hàng, bằng việc thế chấp chứng khoán trong tài khoản giao dịch. Hiện BVSC nhận cầm cố tổng số 23 mã chứng khoán niêm yết trên cả 2 sàn, phần lớn là các mã blue-chip như FPT, VIC, REE…

+ Quản lý danh mục đầu tư và quản lý quỹ:

Dịch vụ quản lý danh mục đầu tư trước kia do các công ty chứng khoán cung cấp. Theo quy định của Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/1/2007, các công ty quản lý quỹ được cung cấp dịch vụ quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng thay cho các công ty chứng khoán. Sự kiện đánh dấu việc sử dụng các dịch vụ đầu tư chuyên nghiệp của người đầu tư đối với loại hình quản lý danh mục đầu tư do một công ty quản lý quỹ cung cấp là vào tháng 9/2007, Công ty Liên doanh Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM) đã ký hợp đồng quản lý danh mục đầu tư với Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (PLPC). Thông qua hợp đồng này, PLPC đã ủy thác một phần tài sản cho VFM tiến hành đầu tư vào thị trường chứng khoán. Với việc sử dụng dịch vụ này, người đầu tư đã có được một kênh đầu tư mới đáp ứng đúng các mục tiêu đầu tư của tổ chức/cá nhân ủy thác đầu tư vào nhiều loại chứng khoán của danh mục ủy thác.

Tính đến tháng 5/2008, các công ty quản lý quỹ đã huy động và thành lập 4 quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng, 16 quỹ thành viên và có hàng trăm khách hàng ủy thác Quản lý tài sản theo hợp đồng Quản lý danh mục đầu tư. Tính đến tháng 5/2008, hệ thống các công ty quản lý quỹ đã huy động và Quản lý hơn 51.400 tỷ đồng (xấp xỉ 3,2 tỷ USD).

3. Đánh giá sự phát triển thị trường dịch vụ chứng khoán Việt Nam

3.1. Thành tựu đạt được

Từ cuối năm 2006, việc ra đời các công ty chứng khoán mới làm nhiều người liên tưởng: thành lập công ty chứng khoán giống như tìm ra được mỏ vàng. Điều này trở nên rõ ràng hơn khi hàng loạt các công ty chứng khoán thu được lợi nhuận rất lớn khi thị trường chứng khoán phát triển nhanh chóng.

Các công ty chứng khoán đa dạng hóa từng ngày các loại hình dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt nhằm đứng vững trên thị trường. Điều này tạo điều kiện để các nhà đầu tư và nhà phát hành có những dịch vụ tốt nhất mà các công ty chứng khoán có thể cung cấp để chiếm lĩnh thị trường.

Các công ty chứng khoán và quản lý quỹ cũng góp phần đóng góp một phần đáng kể vào nguồn thu và sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

Có được kết quả tích cực trên một phần là nhờ vào việc ban hành Luật Chứng khoán (có hiệu lực từ 1/1/2007).

- Luật Chứng khoán ra đời tạo điều kiện hình thành khuôn khổ pháp luật trong việc quản lý, giám sát thị trường, đảm bảo nguyên tắc hoạt động thị trường: công khai, công bằng, minh bạch và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư.

- Luật Chứng khoán ra đời góp phần hoàn chỉnh thể chế về kinh tế thị trường ở nước ta, quán triệt tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX và lần thứ X.

- Luật Chứng khoán ra đời khắc phục những khiếm khuyết, bất cập trong khuôn khổ pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định 144), đồng bộ hoá với Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư mà Quốc hội đã thông qua. Điều này hết sức quan trọng vì tạo ra môi trường pháp luật ổn định cho các nhà đầu tư.

- Luật Chứng khoán ra đời tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển nhanh và bền vững; tăng cường khả năng huy động vốn của Chính phủ, các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán cho đầu tư phát triển; tạo cơ hội đầu tư cho công chúng nhằm tăng nhanh luồng luân chuyển vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán phát triển sẽ làm cho các doanh nghiệp minh bạch. Điều này góp phần làm cho nền kinh tế của chúng ta minh bạch.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 10/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí