bệnh, hai ngón tay cái đặt tại trọng điểm để thao tác.
* Thao tác:
Nén tĩnh cả hai ngón tay tại trọng điểm, áp dụng lực từ tối thiểu đến tối đa theo đúng hướng quy định làm cho các đốt sống chuyển động. Sau khi nén lại buông trùng cả hai tay để bệnh nhân trở về tư thế cũ. Thao tác nhịp nhàng theo tốc độ quy định đến ngưỡng thì ngừng (hình 17).
c. Tư thế nằm nghiêng chân co
* Mục đích:
- Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú ở vùng lưng dưới từ D8 đến D12, vùng thắt lưng từ L1 đến L5 và vùng cùng có hình thái liên lồi lệch, liên lệch hoặc liên lõm.
- Tạo sự chuyển động cho trọng điểm khu trú ở vùng từ D8 đến vùng cùng.
* Tư thế:
- Người bệnh: Nằm nghiêng, chân dưới duỗi thẳng, chân trên co vuông góc thước thợ, cánh tay dưới nâng lên ngang vai, khuỷu tay gập, bàn tay úp trên cơ vai hoặc cổ, tay trên ở tư thế tự do.
- Thầy thuốc: Đứng cúi ngang trọng điểm phía sau người bệnh, hai cánh tay thẳng, hai bàn tay xòe rộng áp sát lưng người bệnh, hai ngón tay cái đặt tĩnh tại trọng điểm để thao tác.
* Thao tác:
Nén tĩnh tại trọng điểm bằng lực từ tối thiểu đến tối đa theo hướng chếch từ ngoài vào trong đối với hình thái liên
lồi lệch, ngang từ phải qua trái hoặc ngược lại đối với hình thái liên lệch và hướng từ trong ra ngoài đối với hình thái liên lõm.
Buông trùng hai tay để người bệnh trở lại tư thế cũ, thao tác nhịp nhàng như vậy theo tốc độ quy định, đến ngưỡng thì ngừng (hình 18).
2.1.4.3. Tư thế đứng
Tư thế đứng bao gồm:
- Tư thế đứng oằn lưng
- Tư thế đứng cong lưng
a. Tư thế đứng oằn lưng
* Mục đích:
- Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú ở vùng lưng dưới từ D8 đến D12 có hình thái liên lồi.
- Tạo sự chuyển động cho trọng điểm khu trú ở vùng D8 đến D12 theo hướng thẳng từ ngoài vào trong.
* Tư thế:
- Người bệnh: Đứng giang hai chân cách nhau 40cm, hai tay chống thẳng vào tường ở tầm ngang vai, đầu ngóc cao, oằn võng lưng.
- Thầy thuốc: Đứng thẳng ở phía sau người bệnh, hai cánh tay co hình thước thợ, hai bàn tay xòe rộng trên hai bên cơ lưng người bệnh ở tầm ngang trọng điểm, hai ngón tay cái tỳ trên trọng điểm
để thao tác.
* Thao tác: Nén theo độ chếch 15o đến 45o từ trên xuống theo hướng thẳng từ ngoài vào trong áp dụng lực từ tối thiểu đến tối đa làm cho đốt sống bị dính cứng chuyển động. Sau đó buông trùng tay trả người bệnh trở lại tư thế cũ rồi lại tiếp tục thao tác nhẹ nhàng theo tốc độ quy định cho đến ngưỡng thì ngừng (hình 19).
b. Tư thế đứng cong lưng
* Mục đích:
- Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú ở vùng lưng dưới từ D8 đến D12 và vùng thắt lưng từ L1 đến L3 có hình thái đơn lõm.
- Tạo sự chuyển động cho các trọng điểm khu trú ở vùng lưng dưới và thắt lưng từ D8 đến L3 theo hướng từ trong ra ngoài.
* Tư thế:
- Người bệnh: Đứng dạng hai chân cách nhau 40cm, hai tay thẳng chống vào tường ngang tầm vai, cong gù lưng, đầu cúi lướt theo đường cong của cột sống.
- Thầy thuốc: Đứng thẳng ở phía sau người bệnh, hai cánh tay co hình thước thợ, hai bàn tay xòe rộng đặt trên hai bên
cơ lưng ngang trọng điểm, hai ngón tay cái tỳ ở trọng điểm.
* Thao tác:
Nén theo độ chếch từ 15o đến 45o từ dưới lên trên theo hướng đã quy định của thủ thuật Bỉ từ trong ra ngoài, áp dụng lực từ tối thiểu đến tối đa làm cho các đốt sống chuyển động được. Buông trùng tay trả người bệnh trở về tư thế cũ. Thao tác nhịp nhàng theo tốc độ quy định cho đến ngưỡng thì ngừng (hình 20).
2.1.4.4. Tư thế đứng cúi
Tư thế đứng cúi gồm có 2 tư thế:
- Tư thế nén đứng cúi oằn lưng
- Tư thế nén đứng cúi gập cong lưng
a. Tư thế đứng cúi oằn lưng
* Mục đích:
- Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú ở vùng thắt lưng từ L1 đến L3 có hình thái liên lồi hay liên lồi lệch.
- Tạo sự chuyển động cho trọng điểm theo hướng thẳng từ ngoài vào trong đối với hình thái liên lồi, và theo hướng chếch từ ngoài vào trong đối với hình thái liên lồi lệch.
* Tư thế:
- Người bệnh: Đứng dạng hai chân cách nhau 40cm, hai tay chống trên điểm tỳ cao 30 đến 40cm đầu ngóc cao, lưng oằn.
- Thầy thuốc: Đứng phía sau hoặc ngang tầm
trọng điểm của người bệnh, hai tay co hình thước thợ, hai bàn tay xòe đặt nhẹ trên cơ lưng người bệnh, hai ngón tay cái tỳ tại trọng điểm.
* Thao tác:
Dùng hai ngón cái nén thẳng từ ngoài vào trong đối với hình thái liên lồi và theo hướng chếch từ ngoài vào trong đối với hình thái liên lồi lệch. Buông trùng tay trả người bệnh về tư thế cũ rồi lại tiếp tục thao tác nhịp nhàng cho đến ngưỡng thì ngừng (hình 21).
a. Tư thế nén đứng cúi gập cong lưng
* Mục đích:
- Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú không quy định vùng có hình thái lồi lệch, lệch hoặc lõm chủ yếu áp dụng cho những trường hợp người bệnh có dấu hiệu tay rất hạn chế, làm cho toàn bộ cột sống chuyển động được.
* Tư thế:
- Người bệnh: Hai chân chụm, thẳng gối, hai cánh tay duỗi thẳng, cúi gập lưng cố gắng cho ngón tay giữa chạm đất.
- Thầy thuốc: Đứng ngang bên cạnh người bệnh, hai bàn tay xòe đặt trên lưng người bệnh, hai ngón cái đặt tại trọng điểm.
* Thao tác:
Nén tại trọng điểm theo hướng thẳng từ ngoài vào trong đối với hình thái lồi, theo hướng chếch từ ngoài vào trong đối với hình thái lồi lệch, theo hướng từ phải qua trái hoặc hướng ngược lại đối với hình thái lệch, hoặc theo hướng từ trong ra ngoài đối với hình thái lõm.
Dùng lực từ tối thiểu đến tối đa làm cho các đốt sống chuyển động. Buông trùng tay trả người bệnh về tư thế cũ. Thao tác nhịp nhàng như vậy
theo tốc độ quy định cho đến ngưỡng thì ngừng(hình 22).
2.1.4.5. Tư thế nén đứng nghiêng
* Mục đích:
- Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú ở vùng lưng dưới từ D8 đến D12 có hình thái liên lồi lệch.
* Tư thế:
- Người bệnh: Đứng cạnh ghế, trụ trên một chân phía có cơ co, nghiêng sườn để chống tay cùng bên lên mặt ghế, chân kia gác ngang lên điểm tỳ cao từ 30 đến 40 cm, tay kia giơ thẳng lên trời.
- Thầy thuốc: Một tay nâng cánh tay giơ lên trời của người bệnh để giữ ở tư thế thích hợp theo yêu cầu, một tay nén tại trọng
điểm.
* Thao tác:
Áp dụng lực từ tối thiểu đến tối đa theo hướng chếch 45 độ từ ngoài vào trong, hoặc theo hướng phải qua trái hay ngược lại tùy theo đốt sống Lệch. Buông trùng tay trả người bệnh về tư thế cũ xong lại tiếp tục thao tác nhịp nhàng theo tốc độ thích hợp cho đến ngưỡng thì ngừng thao tác(hình 23).
2.1.4.6. Tư thế ngồi cúi gập
* Mục đích:
- Giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú trong vùng từ D8 đến S5 có hình thái liên lồi, liên lệch hoặc liên lõm.
- Tạo cho trọng điểm chuyển động được theo hướng thẳng từ ngoài vào trong đối với hình thái liên lồi, theo hướng
ngang từ phải qua trái hoặc ngược lại đối với hình thái liên lệch, và theo hướng từ trong ra ngoài đối với hình thái liên lõm.
* Tư thế:
- Người bệnh: Ngồi trên ghế, hai chân giang rộng, gục đầu trên hai cánh tay vòng đỡ trán, lưng thẳng.
- Thầy thuốc: Đứng cúi, hai cánh tay thẳng, hai bàn tay xòe rộng trên lưng người bệnh, hai ngón cái đặt tĩnh tại trọng điểm các ngón tay kia đặt trên cơ lưng người bệnh để thao tác.
* Thao tác:
Nén tĩnh tại trọng điểm, áp dụng lực từ tối thiểu tới tối đa theo quy định của nguyên tắc định lực đối với vùng từ D8 đến S5 theo hướng đã quy định làm cho cột sống chuyển động. Trùng tay nén để trả người bệnh về tư thế cũ, sau đó lại tiếp tục thao tác nhịp nhàng cho đến ngưỡng thì ngừng (hình 24).
TÓM TẮT VỀ PHƯƠNG THỨC NÉN
Mục đích của phương thức nén trên đây là tác động để tạo cho các đốt sống bị dính cứng một sự chuyển động đúng với yêu cầu của thầy thuốc.
Phương thức nén không có giá trị triệt để, trong giải tỏa hình thái trọng điểm để trị bệnh, vì phương thức nén chỉ mới giải tỏa được các hình thái của các đốt sống bị dính cứng mà không có khả năng giải tỏa các hình thái bệnh lí của các lớp cơ đệm.
Do đó sau khi đã áp dụng phương thức nén lại phải tiếp tục áp dụng phương thức Sóng thì mới giải tỏa được ổ rối loạn một cách triệt để.
Khi thao tác bao giờ cũng thực hiện chuyển động ban đầu từ lực tối thiểu đến tối đa, nhưng khi áp dụng lực tối đa thì nên tạo một động tác đột ngột thì hiệu quả cao.
Khi kéo phải tùy thuộc vào sự di chuyển của trọng điểm mà kéo theo độ chếch, có thể từ 45o đến 90o hoặc có thể hơn nữa.
BẢNG TÓM TẮT
Tư thế | Hình thái | Đốt sống | Hình | |
1. Phương thức Nén kéo | ||||
1 | Ngồi Kéo ngửa | Liên Lồi | từ D6 đến D12 | 1 |
2 | Đứng Kéo ngừa | Liên Lồi | từ L1 đến L5 | 2 |
3 | Ngồi Kéo vận | Liên Lồi Lệch, Liên Lệch | từ L5-S1 đến S5 | 3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xác Định Về Sinh Lý Và Bệnh Lý Bằng Thủ Thuật Áp
- Vùng Thân Mình Biến Đổi Biểu Hiện Các Dấu Hiệu
- Tác động cột sống Phần 2 - 5
- Giải Tỏa Trọng Điểm Vùng Cổ Trên Từ C1 Đến C3
- Giải Tỏa Trọng Điểm Vùng Dưới Lưng Dưới (D10- D12)
- Tư Thế Đứng Cúi Không Quy Định Vùng Trọng Điểm
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
Đứng Kéo vặn | Liên Lồi Lệch, Liên Lệch | từ L4-5 đến S5 | 4 | |
2. Phương thức Nén Nâng | ||||
1 | Nằm Nâng tay | Liên Lồi | từ D8 đến D12 | 5 |
2 | Ngồi Nâng tay | Liên Lồi | từ D6 đến D9 | 6 |
3 | Nằm nâng 2 chân | Liên Lồi | từ L3 đến S5 | 7 |
4 | Nằm nâng 1 chân | Liên Lồi Lệch, Liên Lệch | từ S1 đến S5 | 8 |
3. Phương thức Nén Vít | ||||
1 | Nằm vít 1 gối | Lồi Lệch đơn, Liên Lệch | từ Sl đến S5 | 9 |
2 | Nằm vít 2 gối | Đơn, Liên Lồi | từ S1 đến S5 | 10 |
3 | Đứng vít 1 mông | Lồi Lệch và Lệch | từ Ll đến S5 | 11 |
4 | Đứng vít 2 mông | Liên Lồi | từ Ll đến L5 | 12 |
4. Phương thức Nén Tĩnh | từ S1 đến S5 | 13 | ||
1 | Nằm sấp chân co chân duỗi | Liên Lồi Lệch, Lệch, | ||
Liên Lõm Lệch | từ L3 đến cụt | 14 | ||
2 | Nằm sấp tay vòng trước trán | Liên Lồi Lệch, Liên Lệch | từ L4 đến S5 | 15 |
3 | Nằm sấp trườn người | Liên Lồi Lệch, Liên Lệch | từ D8 đến S5 | 16 |
4 | Nằm nghiêng chân | Lồi Lệch, Liền Lệch, Liên Lõm | từ L4 đến S5 | |
5 | Nằm nghiêng chân co tối đa | Lồi Lệch, Liên Lệch, Liên Lõm | từ LI đến S5 | 17 |
6 | Nằm nghiêng chân co | Lồi Lệch, Liên Lệch, Liên Lõm | từ D8 đến L5 | 18 |
7 | Nén đứng lướt oằn lưng | Đơn lồi | từ D8 đến L12 | 19 |
8 | Nén đứng lướt | Đơn Lõm | từ D8 đến D12 | 20 |
4
cong lưng | ||||
9 | Nén đứng cúi oằn lưng | Liên Lồi, Liên Lồi lệch | Ll đến L3 | 21 |
10 | Nén đứng cúi gập | Lồi Lệch, Lệch, Lõm | không quy định vùng | 22 |
11 | Nén đứng nghiêng | Liên Lồi Lệch | từ D8 đến D12 | 23 |
12 | Ngồi cúi gập | Liên Lồi, | ||
Liên Lệch, Liên Lõm | từ D8 đến S5 | 24 |
Phương thức nén bao gồm 24 tư thế:
- 4 tư thế Nén kéo
- 4 tư thế Nén nâng
- 4 tư thế Nén vít
- 12 tư thế Nén tĩnh, gồm: 3 tư thế Nằm sấp, 2 tư thế Nén đứng, 1 tư thế Đứng nghiêng, 3 tư thế Nằm nghiêng, 2 tư thế Đứng cúi, 1 tư thế Ngồi cúi gập.
2.2. Phương thức sóng
Phương thức Sóng là một phương thức trị bệnh bằng thủ thuật tác động trực tiếp tại trọng điểm để tạo cho trọng điểm trên hệ cột sống có một cảm giác đau với khoảng cách đều đặn tạo thành sóng cảm giác. Sóng mau, thưa hay liên tục đã nêu rõ cụ thể trong phần“Nguyên tắc tạo sóng cảm giác trị bệnh”.
Để khi tác động trị bệnh tạo được một cảm giác thích hợp nhất cho cơ thể người bệnh tự điều chỉnh giải tỏa các hình thái của trọng điểm, chúng tôi quy định những tư thế của thầy thuốc và người bệnh theo
từng trường hợp khu trú của trọng điểm trên hệ cột sống: vùng cổ, vùng lưng trên, vùng thắt lưng v..v… như đã nói trong Phần Đại cương của Phương thức trị bệnh.
Sau đây là một số tư thế ứng dụng cụ thể cho trọng điểm khu trú ở từng vùng khác nhau.