Nội Dung Tổng Quát Và Phân Phối Thời Gian:

phanh. Về lâu dài nếu không thay má phanh mới, trường hợp nặng bạn sẽ phải thay luôn cả đĩa phanh.

Bên cạnh đó, dầu phanh có thể bị nhiễm tạp chất sinh ra bọt khí trong quá trình hoạt động, làm giảm hiệu quả phanh hoặc làm phanh cứng, giật. Do đó, bạn nên kiểm tra, thay mới má phanh, thay dầu phanh sau mỗi 15.000 – 20.000 km.

3.3.3. Bugi

Bugi là bộ phận đánh lửa đốt cháy nhiên liệu và sinh công suất cho xe. Đầu bugi mòn sẽ gây hiện tượng đánh lửa không đều, động cơ hụt hơi, hao xăng. Mặc dù bugi là một bộ phận có độ bền cao nhưng bạn cũng nên kiểm tra và thay thế định kỳ 10.000 km/ lần để xe luôn vận hành tốt nhất.

3.3.4. Dầu láp

Dầu láp ít hao mòn hơn so với dầu nhớt. Tuy nhiên người sử dụng cũng nên lưu ý thay dầu láp theo định kỳ, cứ 3 lần thay dầu máy thì nên thay dầu láp 1 lần. Bởi khi dầu láp khô, nhiễm bẩn sẽ gây tiếng ồn lớn, giảm hiệu quả của hệ thống truyền động. Nếu tình trạng nặng hơn có thể gây vỡ láp, mất truyền động. Xem thêm hướng dẫn cách thay dầu láp tại đây

3.3.5. Lọc gió

Nhiệm vụ của lọc gió là đưa luồng không khí sạch vào khoang nhiên liệu trước khi đốt cháy. Lọc gió bẩn sẽ khiến xe chạy yếu, không đốt cháy hết nhiên liệu, hao xăng. Tùy vào loại lọc gió của mỗi dòng xe mà kỹ thuật viên sẽ vệ sinh hoặc thay mới nhưng tốt hơn hết bạn nên kiểm tra lọc gió theo định kỳ 10.000 km.

3.3.6. Dây cu-roa

Dây cu – roa là bộ phận truyền động chính của xe, thường xuyên chịu lực căng lớn vì vậy rất dễ mòn dẫn đến xe ì ạch, nóng máy. Nếu dây quá mòn có thể bị đứt, gây mất truyền động. Do đó người sử dụng xe cần phải tiến hành kiểm tra thường xuyên và thay thế ngay khi dây có dấu hiệu bị nứt.

3.3.7. Nước làm mát

Hầu hết xe tay ga hiện nay đều sử dụng hệ thống làm mát bằng chất lỏng. Nếu xe mất quá nhiều nước mát sẽ khiến xe nóng máy, nghiêm trọng có thể vỡ lốc máy. Do đó bạn cũng nên kiểm tra nước làm mát cho xe, định kỳ khoảng 10.000 km/lần, đặc biệt sau những chuyến đi dài, đèo dốc.

3.4. Cách bảo dưỡng xe máy tại nhà


3.4.1. Rửa xe

Trước tiên, bạn cần dựng chân chống đứng trên nền đất cứng và làm sạch các chi tiết xe bằng xà phòng và vòi phun với áp suất lớn. Sau đó, dùng khăn mềm thấm sạch nước ứ đọng. Lưu ý, bạn nên dùng chất tẩy rửa có nồng độ thấp, chuyên dụng cho xe máy để tránh làm hỏng lớp sơn xe.

3.4.2. Thay linh kiện

Linh kiện quá thời hạn sử dụng sẽ hoạt động kém hiệu quả, ảnh hưởng đến hiệu năng và tuổi thọ xe. Bạn cần thay mới lọc gió, bugi, dầu láp sau 6000 – 8000 km và châm thêm nước làm mát sau 10000km.

3.4.3. Châm nước cất vào ắc quy

Hằng tháng, bạn nên kiểm tra mức dung dịch trong bình và châm thêm nước cất nếu mực dung dịch trong bình ít đi.. Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên làm sạch lớp ô- xi hóa, trầm tích, muôi bên ngoài để các điện cực hoạt động ổn định.

3.4.4. Kiểm tra lốp xe

Nếu quá mềm, bánh xe sẽ nhanh mòn, máy ì, chạy hao xăng. Vì vậy, bận nên kiểm tra áp suất lốp xe hằng tuần.

3.4.5. Chăm sóc yên xe

Yên xe không thường xuyên chăm sóc sẽ nhanh chóng trầy xước, xuống màu. Để tránh bụi làm trầy xướt bề mặt da, bạn cần dùng khí nén thổi sạch. Sau đó, làm sạch yên xe bằng chất tẩy rửa chuyên dụng.Cuối cùng, bạn cần làm sạch chất tẩy bằng bọt biển thấm nước và lau khô bằng khăn mềm.

3.4.6. Thay dầu nhớt

Không thường xuyên thay dầu nhớt sẽ khiến động cơ ì ạch, nhanh hỏng. Vì thế, bạn cần thay nhớt định kỳ 1000 – 1500 km/ lần và chọn đúng loại nhớt chuyên dụng cho dòng xe đang chạy. Bạn nên chọn dầu nhờn Total Hi-perf để tiết kiệm xăng, đạt hiệu năng tối ưu nhất khi chạy.


giờ)


máy

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Sửa chữa hệ thống điện xe máy Mã số mô đun: 04

Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ: (Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành: 40 giờ; Kiểm tra 04


I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:

- Vị trí: Được bố trí học sau 03

- Tính chất: Mô đun chuyên môn bắt buộc.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:

* Về kiến thức:

- Trình bày được tổng quan hệ thống điện trên xe máy

- Giải thích được cấu tạo ký hiệu, quy ước thông thường trong sơ đồ mạch điện trên xe


- Trình bày được sơ đồ, cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống điệnxe máy

- Phân tích được những hiện tượng, nguyên nhânvà các phương pháp sửa chữa những

hư hỏng thông thường của hệ thống điệnxe máy.

- Trình bày được trình tự bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên

* Về kỹ năng:

- Sửa chữa được mạch điện và các chi tiết, bộ phận đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa.

- Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn

* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề

+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

+ Có tinh thần trách nhiệm cao và tự chủ cũng như tự chịu trách nhiệm trong học, như thực hành.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:



Số TT


Tên các bài trong mô đun

Thời gian



Tổng số


LT

liên quan

Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập


Kiểm tra

1

Bài 1. Tổng quan về hệ thống điện và bảo dưỡng nguồn điện trên xe

8

3

5


1. Tổng quát và quy luật màu dây hệ thống điện

1

1

2. Ký hiệu và quy ước sơ đồ mạch điện

1

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

3. Bảo dưỡng bình ắc quy

6

1

5


2

Bài 2: Sửa chữa hệ thống chiếu sáng

24

6

16

2

1. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch điện chiếu sáng.

3

3



2. Hiện tượng hư hỏng của mạch điện chiếu sáng.

2

2



3. Sửa chữa mạch điện chiếu sáng.

17

1

16


Kiểm tra

2



2

3

Bài 3: Sửa chữa hệ thống tín hiệu

28

7

19

2

1. Sửa chứa mạch điện đèn báo rẽ

12

3

9


2. Sửa chứa mạch điện còi đèn phanh

8

2

6


3. Sửa chữa mạch điện báo xăng, báo số.

6

2

4


Kiểm tra


2




2


Cộng:

90

19

67

4


Bài 1. Tổng quan về hệ thống điện và bảo dưỡng nguồn điện trên xe

1. Tổng quát và quy luật màu dây hệ thống điện

1.1.Tổng quan hệ thống điện

1.2. Yêu cầu kỹ thuật với hệ thống điện 1.3.Nguồn điện trên xe máy

2. Ký hiệu và quy ước sơ đồ mạch điện

2.1. Quy ước mạch điện

2.2. Ký hiệu mầu dây.

- Bk/W màu (đen sọc trắng)

- R màu (đỏ)

- O màu vàng (cam)

- Bk màu (đen)

- Lg màu (xanh lá lợt)

- Lb màu (xanh biển lợt)

- G màu (xanh lá)

- W/Bk màu (trắng sọc đen)

- Y/G màu (vàng sọc xanh lá)

- Y/Bk màu (vàng sọc đen), Bk/W (đen sọc trắng)

- Y màu (vàng)

- W màu (trắng)

- Gr màu (xám)

- W,G/bu màu (trắng, xanh lá sọc xanh biển lợt)

- Bk/Y màu (đen sọc vàng)

2.3. Quy luật mầu dây trên các mạch điện

a. Quy luật màu dây trên xe hon da

- XANH LÁ CÂY - Dây mát của cả hệ thống dây điện (các đời xe honda)

- XANH DƯƠNG - Dây đèn pha chạy từ công tắc cốt pha ra bóng trước

- XANH DƯƠNG SỌC TRẮNG - Dây của đồng hồ báo xăng, chạy từ phao báo xăng lên thẳng đồng hồ

- XANH ĐỌT CHUỐI - Dây kèn, chạy từ nút kèn xuống thẳng kèn

- XANH ĐỌT CHUỐI SỌC ĐỎ - Dây báo đèn mo , chạy từ chốt báo số lên đồng hồ

- XANH DƯƠNG SỌC VÀNG - Dây kích , chạy từ mâm lửa vào thẳng IC

- XANH NHẠT - Dây xi nhan phải, chạy từ công tắc xi nhan ra bóng xi nhan trước và sau +bóng báo đồng hồ

- HỒNG - dây báo đèn số 4 , chạy từ chốt báo số lên đồng hồ

- GẠCH (CAM) - Dây xi nhan trái, chạy từ công tắc xi nhan ra bóng xi nhan trước và sau +bóng báo đồng hồ

- ĐỎ - Dây lửa, chạy từ bình lên ổ khoá nối vào dây Đỏ Khóa Chống Trộm Xe Máy

ĐỎ DÂY LỚN - Chạy từ cọc dương (+) của ắc quy đến rơle đề

- ĐỎ LỚN SỌC TRẮNG - Chạy từ rơle đề đến môtơ đề

- VÀNG - dây đèn từ cuộn đèn lên công tắc + chạy vào cục xạc để ổn định đèn pha

- VÀNG SỌC ĐỎ - dây diều khiển role đề, chạy từ nút đề xuống role đề

- VÀNG SỌC TRẮNG - dây báo lên của đồng hồ báo xăng, chạy từ phao báo xăng lên thẳng đồng hồ

- TRẮNG - dây xạc bình, chạy từ cuộn đèn vào cục xạc

- ĐEN - dây lửa bình đã qua ổ khoá, chạy hết các bộ phận

- ĐEN SỌC ĐỎ - dây mô bin lửa, chạy từ cuộn lửa vào thẳng IC

- ĐEN SỌC TRẮNG - dây tắt máy, chạy từ ổ khoá xuống thẳng IC

- ĐEN SỌC VÀNG - dây lửa từ IC chạy ra mobin sườn

- NÂU - dây đèn sau ,chạy từ công tắc đèn xuống đèn sau + bóng táp lô đồng hồ

- NÂU SỌC TRẮNG - dây đèn sương mù, chạy từ công tắc đèn ra bòng sương mù

- XÁM - dây lửa nguồn của xi nhan, chạy từ cục nháy lên công tắc xi nhan

* Các cụm công tác.

- Khóa điện 4 dây. Dây xanh lá cây (G) là mát; dây đen/ trắng (Bk/W) là dây tắt máy; dây đỏ (R) là dây dương bình ắc quy; dây đen (Bk) là dây dương bình sau mở khóa đên các thiết bị tiêu thụ.

- Công tác đèn đêm 3 dây. Dây vàng (Y)lấy điện từ máy phát nên; Dây mầu nâu (Br) nối ra các bóng sương mù, soi công tơ mét, đèn hậu; Dây mầu nâu/ trắng (Br/W) nối ra công tác pha cốt.

- Công tác pha cốt 3 dây. Dây mầu nâu/ trắng (Br/W) nối từ công tác pha cốt; Dây xanh nhạt (Bl) nối ra bóng pha; Dây mầu trắng (W) nối ra bóng cốt.

- Công tác xi nhan 3 dây. Dây mầu vàng cam (O) nối ra bong xi nhan phải; dây mầu xanh biển nối ra bong xi nhan bên phải.

- Nút còi 2 dây. Dây mầu đen từ dương bình sau mở khóa; dây xanh nhạt từ nút còi ra đến còi.

- Nút đề 2 dây. Dây mầu đen từ dương bình sau mở khóa đến; dây đỏ/ vàng (R/Y) nối ra cuân dây rơ le.

- Máy phát 5 dây. Dây mầu vàng dẫn lên công tác đèn chính; Dây mầu trắng dẫn ra nạp bình; Dây đen/đỏ dây cuộn nổ dẫn ra TK; dây xanh/ trắng (Gl/W) dây cuộn nô dẫn ra TK; Dây xanh (G) dây mát.

b. Mầu dây trên xe Yamaha

Đỏ: Cọc bình Ắc quy nối vào dây Đỏ Khóa Chống Trộm Xe Máy

Nâu: Dây Công tắc ổ khóa xe Đen: Mass Nối vàn dây Đen Nâu Đậm: Signal Trái

Lá Đậm: Signal Phải

Nâu sọc Trắng: Chớp

Hồng: Kèn

Vàng: Stop (dây chuyển Xanh lá sọc vàng)

Xanh Dương sọc Trắng: Relay Đề Lá cây ( lá cây sọc đen): Báo Xăng Vàng: Đèn Pha

Lá cây: Đèn Cốt

Xanh Dương: Đèn lái ( hay còn gọi đèn đồng Hồ)

Vàng sọc Đỏ: Nguồn đèn

Trắng: Sạc

Đen sọc Đỏ: Lửa

Kích: Trắng sọc đỏ ( Trắng sọc Xanh lá )

Cam: Bobine sườn:

3. Bảo dưỡng bình ắc quy

3.1. Nhiêm vụ của bình ắc quy

Ắc quy là bình chứa điện một chiều trên xe gắn máy. Có nhiệm vụ: Cung cấp điện cho hệ thống khởi động và hệ thống đèn, tín hiệu.

3.2. Cấu tạo bình ắc quy



Hình 1 1 Cấu tạo các bản cực của Ắc quy Đối với loại Ắc quy axit chì Bao 1

Hình 1.1: Cấu tạo các bản cực của Ắc quy

* Đối với loại Ắc quy axit chì: Bao gồm 2 bản cực, trong đó bản cực dương (+) được làm bằng oxit Chì (PbO2) và bản cực ẩm (-) được làm bằng Chì (Pb). Điền đầy giữa các bản cực là dung dịch axít sulfuric (H2SO4) loãng, và tất nhiên là dung dịch loãng như vậy thì Nước (H2O) là chiếm phần lớn thể tích.

* Đối với loại Ắc quy Ni-Cd kiềm: Bản cực dương (+) được làm bằng Niken hydro xít Ni(OH)2 và cực âm được làm bằng Catmi hydro xít Cd(OH)2. Điền đầy giữa các bản cực là dung dịch kali kiềm (KOH).

Ví dụ: Mỗi một ngăn cực của ắc quy a-xít chì cho mức điện áp khoảng 2 đến 2,2 V, dung lượng 200Ah do đó để 1 bình Ắc quy đạt được các mức 6V, 200Ah thì Ắc quy được ghép nối tiếp 3 ngăn cực với nhau để thành bình ắc quy 6V, 200Ah hoặc muốn bình Ắc quy đạt mức 2V, 600Ah thì cần ghép 3 ngăn cực song song nhau.

Một bình Ắc quy hở khí thông thường sẽ bao gồm các thành phần sau: Nút thông hơi để thoát các khí bên trong bình ra ngoài, cọc bình để nối với tải ngoài hoặc nối ghép các bình với nhau, thanh nối để nối các bản cực dương/âm lại, bản cực gồm các bản cực dương và bản cực âm, dung dịch điện phân và tấm chắn nằm giữa các bản cực (Hình 2: Cấu tạo bình Ắc quy). Nếu là Ắc quy Axit-chì kín khí thì cấu tạo cũng giống với ắc quy hở nhưng sẽ không có nút thông hơi.

Hình 1 2 Cấu tạo bình Ắc quy Các thông số quan trọng của Ắc quy Dưới đây là 2

Hình 1.2: Cấu tạo bình Ắc quy

* Các thông số quan trọng của Ắc quy

Dưới đây là các thông số kỹ thuật đặc trưng của một bình ắc quy. Khi bạn cần mua hoặc thay thế một bình Ắc quy tương đương thì cần thiết phải hiểu và xem xét tới các thông số kỹ thuật này. Tất nhiên tùy vào từng ứng dụng mà ta chọn bình ắc quy có các thông số phù hợp với đặc tính kỹ thuật trong ứng dụng đó.

Ví dụ, để chọn lựa ắc quy cho ô-tô, xe máy thì ta quan tâm tới 3 thông số là dung lượng C, điện áp định mức V và dòng khởi động CA.

- Thông số dung lượng của Ắc quy (C)

Dung lượng là thông số cơ bản và quan trọng nhất của ắc quy, thông số này đặc trưng cho khả năng lưu trữ điện năng của ắc quy. Đơn vị tính của thông số này được tính thông dụng theo Ah (Ampe giờ), một số ắc quy nhỏ hơn và thường là các pin thì tính theo mức mAh (mili-ampe giờ).

Một cách đơn giản để dễ hình dung về tham số dung lượng ắc quy như sau: Ah là tham số bằng số dòng điện phát ra (tính bằng Ampe) trong khoảng thời gian nào đó (tính bằng giờ).

Ví dụ như ắc quy 10 Ah thì có thể phát một dòng điện 10A trong vòng một giờ, hoặc 5A trong 2 giờ, ... hay 1A trong 10h.

- Ảnh hưởng của cường độ dòng điện phóng đến dung lượng thực tế của Ắc quy

Một điều cực kỳ quan trọng đó là thực tế thì dung lượng ắc quy lại bị thay đổi tuỳ theo cường độ dòng điện phóng ra. Nếu dòng điện phóng càng lớn thì dung lượng thực của ắc quy tương ứng với dòng điện phóng đó càng nhỏ và ngược lại dòng điện phóng càng nhỏ thì dung lượng được bảo toàn ở mức cao. Dung lượng của ắc quy tương ứng với thời gian phóng t được ký hiệu là Ct.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/01/2024