Sửa chữa xe máy - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai - 28

Ví dụ, một Ắc quy loại US 2200XC2 có dung lượng ký hiệu là C10=206Ah tức là dung lượng Ắc quy là 206Ah tương ứng với thời gian phóng là 10h và dòng điện phóng là 0.1C10=20.6A (chú ý: C10 Ah=0.1C10 A*10 h); Hoặc C20=232Ah tức là dung lượng Ắc quy là 232Ah tương ứng với thời gian phóng là 20h và dòng điện phóng là 0.05C20=11.6A (C20 Ah=0.05C20 A*20 h).

- Khi bạn muốn thay thế một bình Ắc quy thì cần đặc biệt chú ý đến thông số dung lượng bình được công bố của nhà sản xuất. Giả sử bình cũ của bạn có C10=200Ah, nhưng khi bạn thay mới loại chọn loại bình có C20=200Ah như vậy là không hợp lý vì bình mới này thực tế thì dung lượng ứng với C10 sẽ thấp hơn 200Ah.

* Điện áp của ắc quy

Có 4 thông số điện áp rất quan trọng mà ta bắt buộc phải hiểu khi nói về Ắc quy, mỗi thông số mang một ý nghĩa riêng và đặc trưng cho loại Ắc quy đó.

- Điện áp định mức (Nominal Voltage): Đây là giá trị điện áp được công bố bởi nhà sản xuất, tùy vào số lượng và cấu tạo của các ngăn cực của bình Ắc quy sẽ cho một giá trị điện áp định mức. Nó cũng là giá trị điện áp đặc trưng cho loại Ắc quy đó, Ví dụ: khi ta nói Ắc quy loại 1.2V, 2V, 4 V,6V,12V… tức là ta đang nói giá trị điện áp định mức (Nominal voltage) của Ắc quy đó.

- Điện áp thả nổi (Float voltage): Điện áp này được đo lường khi dòng điện chảy qua bình bằng 0A (zero current). Thông thường điện áp thả nổi của HT Ắc quy được đo khi Ắc quy đã được nạp đầy (full charge) và bộ sạc đang cấp nguồn cho cả HT Ắc quy đấu song song với tải DC; Hoặc Ắc quy đang được để hở mạch (Open-circuit voltage).

- Điện áp nạp (charge voltage): là điện áp của Ắc quy đo được trong quá trình đang

nạp.

- Điện áp xả (Discharge voltage): là điện áp của Ắc quy đo được trong quá trình xả.

Hình 1 3 Các giá trị điện áp của Ắc quy Đặc tính của ắc quy Ví dụ Dream 12v 1


Hình 1.3: Các giá trị điện áp của Ắc quy


* Đặc tính của ắc quy:

Ví dụ: Dream (12v 5Ah),

Điện dung 5Ah có nghĩa là bình điện nếu phóng ra 1Ah thì sau 5 giờ bình sẽ hết điện, hoặc nếu cường độ 0,5Ah thì sau 10 giờ sẽ hết điện.

3.3. Hiện thượng nguyên nhân hư hỏng

- Tự phóng điện khi không nối mạch của ắc quy với các thiết bị.

Nguyên nhân:

+ Mặt bình bi bẩn dẫn điện làm chạp chập.

+ Chập bên trong do hỏng tấm ngăn.

+ Dung dịch trong bình có lẫn tạp chất.

+ Nồng độ các lớp điện tích trong bình không đều nhau.

- Bị sulfat hóa (nhìn qua lỗ hoặc vỏ bình thấy nhiều đốm trắng phủ lên bản cực).

Nguyên nhân:

+ Nồng độ và nhiệt độ nước trong bình cao.

+ Hiện tượng tự phóng điện kéo dài mà không bảo dưỡng kip thời.

- Bản cực bị cong vênh (khi nắp bình bị đội phồng nên)

Nguyên nhân:

+ Nạp điện quá mức, quá nâu, với dòng có cường độ lớn.

+ Nồng độ và nhiệt độ nước trong bình cao.

+ Bình thiếu nước mà vẫn sử dụng.

- Nổ bình ắc quy.

Nguyên nhân:

+ Tắc lỗ thông hơi trên lắp

+ Tác động nhiệt đột ngột

+ Bị chạm chập trực tiếp mạch ngoài.

- Mức chất điện dịch thấp hơn mức “lower level”.

- Nguyên nhân:

+ Ắc quy bị xạc quá mức (over charged)

+ Châm chất điện dịch không đủ

+ Ắc quy bị ngã, đổ

- Khắc phục:

+ Châm thêm nước cất và điều chỉnh mức điện dịch trong bình ắc quy đều cho các ngăn, sau đó kiểm tra lại bộ sạc và sạc lại nếu ắc quy bị yếu điện.

- Tỷ trọng chất điện dịch thấp hơi tiêu chuẩn đều ở các ngăn (với biểu hiện là ắc quy đề không nổ).

- Nguyên nhân:

+ Ắc quy bị phóng quá mức (over discharged)

+ Bộ sạc nạp không đủ cho ắc quy

+ Hệ thống điện trên xe bị rò điện

- Khắc phục:

+ Châm thêm nước cất và điều chỉnh mức điện dịch (nếu cần), sau đó sạc lại cho ắc quy với cường độ và thời gian phù hợp

+ Kiểm tra bộ sạc và hệ thống điện

- Tỷ trọng chất điện dịch quá thấp hơn tiêu chuẩn ở một hay một số ngăn (với biểu hiện ắc quy đề không nổ).

- Nguyên nhân:

+ Có thể ắc quy đã bị chạm bên trong ở ngăn có tỷ trọng quá thấp

- Khắc phục:

+ Điều chỉnh lại mức điện dịch và xạc lại, nếu điện áp và tỷ trọng vẫn thấp thì bình ắc quy này đã bị chạm bên trong và không thể sử dụng

- Tỷ trọng chất điện dịch cao hơn tiêu chuẩn (đều ở các ngăn) hoặc do châm thêm dung dịch lạ không phải là nước cất.

- Nguyên nhân:

+ Có thể chất điện dịch bị nhiễm tạp chất

- Khắc phục:

+ Thay chất điện dịch khác (acid sunphuric ) có tỷ trọng theo tiêu chuẩn và canh chỉnh lại mức điện dịch

+ Kiểm tra lại điện áp ắc quy và sạc lại nếu cần.

- Vỏ bình ắc quy bị biến dạng, bị phù.

- Nguyên nhân:

+ Nhiệt độ chất điện dịch tăng cao do xạc quá mức

+ Nhiệt độ môi trường xung quanh ắc quy cao do bức xạ nhiệt từ động cơ

- Khắc phục:

+ Ngừng nạp ắc quy (nếu đang nạp), chờ cho nhiệt độ chất điện dịch giảm xuống rồi nạp lại.

+ Luôn giữ nhiệt độ chất điện dịch <45oC

- Cực ắc quy bị ăn mòn.

- Nguyên nhân:

+ Kẹp dây điện với cực ắc quy siết quá chặt

+ Chất điện dịch tràn ra bên ngoài

- Khắc phục:

+ Tháo kẹp, lau chùi cực ắc quy và siết lại kẹp dây điện

+ Điều chỉnh lại mức điện dịch bên trong bình ắc quy

+ Kiểm tra nút có được siết chặt hay không

- Cực ắc quy bị chảy thủng

- Nguyên nhân: Kẹp dây điện kết nối với ắc quy siết quá lỏng, tiếp xúc không tốt sinh ra tia lửa điện khi bình ắc quy phóng điện.

3.4. Thực hành bảo dưỡng bình ắc quy

* Kiểm tra

- Kiểm tra dung dịch bình ắc quy, khẳ năng tích điện.

- Kiểm tra vỏ bình, các cọc bình bẩn (ôxy hóa) gây ra tiếp xúc không tốt.

* Bảo dưỡng:

- Dung dịch cạn, ta dùng nước cất để cho thêm vào bình.

- Bình hết nước, dùng nguồn điện một chiều, đúng điện thế để nạp vào bình. Lúc nạp nên mở các nắp đậy để bình thoát hơi dễ dàng, khi thấy nhiều bọt sủi lên ta biết bình đã đầy điện.

Bảo dưỡng bình ắc quy thơi gian theo bảng sau


Bài 2 Sửa chữa hệ thống chiếu sáng 1 Sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch 2

Bài 2. Sửa chữa hệ thống chiếu sáng

1. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch điện chiếu sáng.

1.1.Sơ đồ mạch điện


Đ è n sư ơng mù 12V 3W


Br/W

C/T đè n đêm


Đ è n


Đ è n hậu


Đ è n fa cốt

đồng hồ

Br

12V 10/3W


Br


G

12V 35/35W


Đ è n sư ơng mù


Đ è n sư ơng mù


Br/W

Đ è n bá o


Bl/W


W


Y

W


Bl Mâm

điện


Bộ nạ p

C/T fa/cèt G


Hình 2.1. Sơ đồ mạch điện đèn đêm.

* Các bộ phận chính của mạch đèn đêm

- Đèn chiếu sáng: Gồm có đèn chiếu gần (Cốt) và đèn chiếu xa (Pha) đều dùng nguồn điện xoay chiều.

- Xe Dream dùng 1 bóng đèn có 2 tim. Trên mỗi bóng đèn có ghi 12V- 35/35W nghĩa là dùng điện thế 12V, công suất mỗi tóc là 35W.

- Đèn báo pha. Dùng điện xoay chiều, 1 bóng, có công suất nhỏ. Dùng để báo khi ta mở công tắc đèn trước ở vị trí pha.

- Đèn (Soi sáng biển số) và đèn (Phanh). Trên đa số các xe hiện nay thường dùng: 1 bóng có 2 tóc.

- Tóc đèn soi sáng biển số có công suất nhỏ dùng nguồn điện xoay chiều.

Ví dụ: Ký hiệu bóng đèn 21V- 21/3 W. Điện thế 12V, công suất tóc đèn soi sáng biến số là 3W, tóc đèn báo phanh là 21W.

- Đèn soi sáng công tơ mét. Gắn trong đồng hồ táp lô để hiển thị mặt đồng hồ lúc đi ban tối. Dùng điện xoay chiều, công suất nhỏ từ 1,5-3W.

- Đèn sương mù (đèn dắt). Dùng dòng điện 1 chiều hoặc xoay chiều tùy loại xe, có thể là 1 bóng hoặc 2 bóng.

- Công tắc đèn chính: Có 2 vị trí: Tắt đèn (OFF). Mở đèn (ON). Khi ta bật công tắc này ở vị trí ON đèn cốt (pha) và đèn soi sáng biển số sẽ sáng.

- Công tắc đèn cốt pha có các vị trí sau: Chiếu gần (Cốt) L, Chiếu xa (pha) H. Ví dụ: Xe Dream

+ Để vị trí (.): Đèn tắt.

+ Để vị trí P : Đèn sương mù, đèn báo táp lô, đèn hậusáng.

+ Để vị trí HL: Đèn pha hoặc cốt, đèn táp lô, đèn hậu sáng.


Hình 2 2 Công tác đèn trên đêm 1 2 Nguyên lý Ban đêm khi ta mở công tắc đèn 3

Hình 2.2. Công tác đèn trên đêm.

1.2. Nguyên lý.

- Ban đêm khi ta mở công tắc đèn chính sang vị trí P. Điện từ đầu dây: Vàng(Y) từ mâm điện lên rẽ một phần qua cục nạp để giới hạn dòng điện, khi tăng số vòng quay trục khuỷu, một phần theo dây màu: Vàng(Y) lên công tắc đèn chính bên phải. Tại đây qua dây: Nâu(Br) dẫn xuống gáo đèn. Ở đây qua các đầu nối cũng dây: Nâu(Br) dẫn về đèn hậu phía sau, hai đèn sương mù hai bên tay lái, hai đèn soi sáng công tơ mét, các bóng đèn này đều dùng dây mát chung màu xanh(G).

- Khi mở công tắc đèn chính qua vị trí HL thì điện từ dây: Vàng(Y) cũng qua dây: Nâu (Br) như ở vị trí P đồng thời qua dây Nâu/trắng (Br/W) dẫn đến công tắc cốt pha bên tay trái. Nếu công tắc ở vị trí Pha điện qua dây màu: Xanh biển (Bu) dẫn đến tim pha ở bóng trước đồng thời qua dây: Xanh biển (Bu) dẫn đến đến đèn báo pha. Nếu ở vị trí Cốt thì điện qua dây màu: Trắng(W) dẫn đến tim cốt ở bóng đèn trước. Các bóng này đều dùng dây mát chung màu Xanh cây(G).

- Như vậy khi ở vị trí P: Đèn sương mù, đèn soi sáng công tơ, đèn hậu sáng. Ở vị trí HL các đèn ở vị trí P vẫn sáng như cũ và thêm đèn chiếu sáng pha hoặc cốt. Nếu pha thì có thêm đèn báo pha.

* Mạch ổn áp và nạp bình


Hình 2 3 Mạch ổn áp và nạp bình 2 Hiện tượng hư hỏng của mạch điện chiếu 4

Hình 2.3. Mạch ổn áp và nạp bình


2. Hiện tượng hư hỏng của mạch điện chiếu sáng.

2.1. Hiện tượng hư hỏng của nguồn điện chiếu sáng

* Các cuộn dây đèn máy phát

Hư hỏng xảy ra là cuộn dây bị nối tắt, chạm mát, đứt.

Phương pháp kiểm tra sửa chữa giống như cuộn nổ ở hệ thống đánh lửa

2.2. Hiện tượng hư hỏng của bộ ổn áp và nạp bình

* Kiểm tra bộ nắn điện 3 chân

- Dùng đồng hồ vạn năng ở thang đo điện trở để thử các bước sau đây: 2 đầu dây của đồng hồ kẹp vào 2 đầu, chân màu: Trắng (W) và màu Đỏ (Re), sau đó đổi đầu dây lại. Kết quả 2 lần thử: Một lần điện trở thật lớn, 1 lần điện trở thật nhỏ. Chứng tỏ bộ nắn điện 1 chiều còn tốt. Nếu kết quả ngược lại hay không như trên là hỏng.

- Kiểm tra trên xe: Cho máy nổ, tháo đầu dây đỏ (Re) từ bộ nắn điện ra quẹt vào mát thấy tóe lửa tức là bộ nắn điện còn tốt.

* Bộ nắn điện 4 chân, dùng Ohm kế để thử các bước sau:

Hai đầu dây của đồng hồ kẹp vào 2 chân màu Trắng (W) và màu Đỏ (Re) sau đó đổi đầu dây lại. Hai lần thử, một lần điện trở thật lớn, một lần điện trở thật nhỏ chứng tỏ bộ nắn điện 1 chiều còn tốt, kết quả không như trên là hỏng.

3. Sửa chữa mạch điện chiếu sáng.

3.1. Chuẩn bị

3.2. Các bước tháo lắp

3.5. Đấu mạch chiếu sáng


TT

Bước công việc

Yêu cầu kỹ thuật

1

Chuẩn bị

Đủ các thiết bị dụng cụ

2

Xác định nguồn chiếu sáng và vị trí công tác, nguyên lý hoạt động của chúng

Chú ý nguồn chiếu sáng có thể là xoay chiều hoặc một chiều.


3

Dùng đồ hồ vạn năng kiểm tra công tác bằng cách: Đo một đầu của đồng hồ đo vào chân nguồn đến, đầu còn lai đo vào các đầu ra bống đèn sau đó bật công tác.

Chú ý đầu que đo nối với nguồn phải cố định, khi bật cômg tác phải thông mạch

4

Đấu mạch điện theo sơ đồ

Đo các vị trí phải thông mạch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.


* Điều chỉnh đèn chiếu sáng phía trước (Cốt, Pha)

- Dựng xe cách tường từ 9 - 10 mét, đo chiều cao từ tâm đèn xuống đất , gạch lên tường vạch phấn bằng chiều cao ấy rồi cho động cơ nổ, mở công tắc đèn. Nếu ở vị trí Pha thì tâm chùm tia chùng với vạch phấn trên tường. Nếu để ở vị trí Cốt thì tâm chùm tia xuống 1/5 khoảng cách dưới chân tường.

- Muốn điều chỉnh thì chỉnh ốc phía dưới vành đèn: Vặn vào, hạ tia sáng xuống. Nới ra đưa tia sáng lên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/01/2024