2. Sửa chữa hệ thống bánh xe
2.1. Cấu tạo của moay ơ
* Vành xe. Vành làm bằng thép để lắp lốp và xăm xe. Vành có nhiều loại kích cỡ theo thông số cua lốp như 2.50-19; 2.25-17; 2.75-19…. Tính theo đơn vị Inch
Hình 4.24. Bộ vành moay ơ xe
- Moay ơ: Lắp phanh, xích truyền động để chuyển độn quay moay ơ đươc lắp trên trục và vòng bi.
- Thông số và ký hiệu vòng bi thông dung trên xe
Có thể bạn quan tâm!
- Thứ Tự Các Chi Tiết Của Khởi Động Và Nắp Máy Trái
- Thứ Tự Các Chi Tiết Tháo Rời Của Phanh Xe
- Các Bộ Phận Tháo Rời Của Cụm Phanh Dưới ( Ngàm Phanh)
- Các Bộ Phận Cần Bảo Dưỡng Xe Máy Số Và Tay Ga
- Nội Dung Tổng Quát Và Phân Phối Thời Gian:
- Sửa chữa xe máy - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai - 28
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
* Lốp xe:
2.2. Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng
- Bánh xe bị đảo lắc. Nguyên nhân:
+ Nồi lắp vòng bi rộng, vòng bi mòn bị rơ
+ Vành không tròn, cân vành không tốt
+ Trục và ốc trục lỏng
+ Vỏ lốp không đều do khi tháo lắp
+ Bạc cành xe rơ lỏng
1.3. Thực hành sửa chữa
1.3.1. Chuẩn bị
Bộ dụng cụ tháo lắp xe máy chuyên dụng Bộ vòng bi mới cho bánh xe.
1.3.2. Các bước tháo lắp bánh trước
Dựng chân chống đứng xe máy, kê phía trước cho bánh xe trước ngẩng lên rồi tiến hành tháo rời bánh xe bằng cách. Sử dụng bộ cờ lê 17 hoặc chòng 19 tháo bu lông bánh xe với càng xe.
Lưu ý khi tháo thanh bu lông xuyên suốt cần tránh làm toét đầu bu lông.
- Sau khi tháo rời bánh xe khỏi càng xe tiến hành tháo bộ phận phanh ra khỏi bánh
xe.
- Tháo vòng bi dùng búa và cây đột để đột bộ vòng bi hỏng ở hai bên ra khỏi trục
bánh xe
- Vệ sinh lau sạch bên trong trục để ổ bi bánh xe. Sau đó thay thế hai ổ bị mới
- vào trục bằng cách dùng bú nhẹ nhàng đóng ổ bi vào trục.
Lưu ý khi đóng ổ bi vào phải để ổ bi vào sao cho cân trục, đóng tới khi cảm thấy hơi chối búa lại thì đã tới vì trong trục có vòng hãm ổ bi. Khi đóng ổ bi thứ hai vào trục bần phải cho thanh ống chỉ nằm giữa hai ổ bi vào rồi mới đóng ổ bi thứ hai vào trục, sau đó đóng phốt ngoài ổ bi vào.
Sau khi thay thế hai ổ bi mới vào trong trục bạn hãy dùng thanh trục bu lông kiểm tra xe ổ bi mới có bị rơ nữa không rồi tiến hành lắp ráp lại bánh xe vào càng xe thao tác như khi bạn tháo bánh ra.
Khi lắp bánh xe vào càng xe bạn hãy chỉnh phanh bằng cách vừa quay bánh xe vừa bóp phanh trước để cho các má phanh ăn đều vào vị trí.
Bài 5. Sửa chữa hệ thống giảm xóc, cổ phốt xe.
1. Sửa chữa hệ thống giảm xóc
1.1. Cấu tạo hệ thống giảm xóc
Giảm xóc, hay còn được gọi là phuộc nhún, là bộ phận quan trọng đối với xe máy. Bộ phận này đảm nhiệm nhiệm vụ giảm rung chấn cho xe khi gặp ổ gà, các đoạn đường xấu. Nhờ đó mà người lái xe có thể vận hành xe êm ái, đồng thời tạo sự thoải mái cho người điều khiển phương tiện.
Có thể nói giảm xóc thủy lực (phuộc ống lồng) là thiết bị giảm xóc được sử dụng phổ biến nhất trên hầu hết các dòng xe máy phổ thông hiện nay. Bộ phận này có cấu tạo đơn giản như bao gồm:
– Vỏ phuộc
– Ty phuộc, bên trong ty phuộc có piston, dầu thủy lực.
– Phớt cao su ngăn bụi bẩn trên vỏ phuộc
– Phớt cao su ngăn dầu tràn trong ty phuộc
Hình 5.1. Cấu tạo giảm xóc trước xe máy
1.2. Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng
- Phuộc nhún (giảm xóc) phát ra tiếng kêu: Bộ phần này được cấu thành từ: lò xo, ty thủy lực, ống che bụi, đệm cao su, phớt chắn dầu,…
+ Nguyên nhân: Khi phuộc nhún phát ra tiếng kêu nguyên nhân có thể do ống giảm xóc bị méo, lò xo bị gỉ, lo xò chạm vào ống che bụi và thân ty thủy lực , khô dầu do lâu không tra, hoặc cũng có thể do ty phuộc đã bị cong vênh do va chạm mạnh,...
Hình 5.2. Hư hỏng của lò xo chạm vào giảm chấn gây tiếng kêu
- Tay lái bị lệch, cảm giác rất khó chịu khi lái xe. Dấu hiệu nhận biết: khi chở đồ nặng hoặc đèo thêm người một bên tay lái bị xệ, đảo xe, đi bị lạng sang một bên
Nguyên nhân: Do phuộc xe có thể bị gãy một bên lò xò, hoặc 2 bên lò xo có độ cứng không đều nhau, hoặc có thể một cán piston bị cong.
- Phuộc nhún bị chảy dầu: Phát hiện có dầu bám ở cuối thân giảm xóc có thể dầu chảy từ ty thủy lực.
Hình 5.3. Dấu hiệu giảm xóc bị chảy dầu
+ Nguyên nhân: Do phốt cao su bên trong nó lão hóa, nhún lên xuống sẽ chảy dầu ra ngoài.
- Phuộc quá cứng: Phuộc cứng khi qua ổ gà hay gờ giảm tốc thì hành trình nhún của phuộc sẽ ngắn hơn bình thường.
Nguyên nhân: Do lò xo phuộc quá cứng, nhớt phuộc quá đặc hoặc quá nhiều nhớt.
- Phuộc quá mềm: Khả năng chịu lực ép của phuộc thấp, khi ngồi lên xe, phuộc đã bị ép lại một phần, khi nhún thì chỉ một lực tác động nhẹ lên bánh xe thì cũng sẽ làm phuộc nhún hết hành trình, lực tác động cũng sẽ truyền trực tiếp lên người lái. Không những vậy, phuộc quá mềm khi nhún hết hành trình cũng sẽ gây ra tiếng kêu rất lớn do ti phuộc đập vào ống phuộc.
Nguyên nhân: Phuộc hết dầu, lò xo phuộc bị nhão, nhớt phuộc quá loãng, hạ ti phuộc quá thấp.
- Phuộc nhún không đều: Một bên phuộc cứng hơn bên còn lại, khi đi chậm qua ổ gà thì tay lái sẽ hơi đảo, vô cua thì sẽ có một bên khó kiểm soát hơn.
Nguyên nhân là do: Các lỗ tiết lưu của 2 cây phuộc không đều nhau, trường hợp này rất hiếm; gắn ngược lò xo một bên phuộc; châm nhớt không đều ở hai cây phuộc; lò xo phuộc không đều, bên nặng bên nhẹ; ráp ti phuộc bên cao bên thấp.
1.3. Thực hành sửa chữa
1.3.1. Chuẩn bị
1.3.2. Các bước tháo lắp
- Tháo bánh trước của xe