Thực Hành Sửa Chữa Cơ Cấu Thanh Truyền Trục Khuỷu

2.4. Thực hành sửa chữa cơ cấu thanh truyền trục khuỷu

2.4.1. Chuẩn bị

2.4.2. Các bước tháo lắp

- Tháo động cơ ra khỏi khung xe

- Tháo pít tông, xi lanh (xem các bước tháo pít tông)

- Tháo động cơ ra khỏi khung xe

- Tháo máy phát điện

- Tháo dàn cam

- Tháo côn xe

- Tháo hai nửa các te hộp số

- Tháo trục khuỷu và thanh truyền.

2.5 Tháo lắp cơ cấu trục khuỷu thanh truền xe ga



Hình 4 23 a Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền xe ga Tháo các bộ phận bao động cơ 1

Hình 4.23-a. Cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền xe ga

- Tháo các bộ phận bao động cơ sau đó tháo vách máy, hạ động cơ.

- Tháo bu lông (1) giá giữ (2); Tháo bu lông (3) và dây mát (4); tháo chắn bùn (5)


Hình 4 23 b Tháo nguồn mát Tháo lò xo chân chống đứng 1 tháo chốt gô 2 đệm 3 2


Hình 4.23-b: Tháo nguồn mát


- Tháo lò xo chân chống đứng (1), tháo chốt gô (2) đệm (3) tháo chốt (4) và chân chống (5)

Hình 4 24 Tháo chân chống xe Tháo bu lông và tấm định vị 2 Tháo trục và con 3


Hình 4.24 Tháo chân chống xe


- Tháo bu lông và tấm định vị (2); Tháo trục và con trượt xích cam (4); tháo chốt đẩy (2,) và xích cam (7)

Hình 4 25 Tháo xích cam Tháo bu long 1 ra và đặt vách máy úp xuống tháo vách máy 4Hình 4 25 Tháo xích cam Tháo bu long 1 ra và đặt vách máy úp xuống tháo vách máy 5

Hình 4.25. Tháo xích cam

- Tháo bu long (1) ra và đặt vách máy úp xuống tháo vách máy bên trái (2)

Hình 4.26: Tháo vách máy

- Tháo các chốt gô (1) và tháo trục cơ bằng vam chuyên dùng

Hình 4 27 Tháo trục cơ Lắp Ngược tháo chú ý tra dầu vào các vị trí chuyển 6

Hình 4.27: Tháo trục cơ


* Lắp Ngược tháo chú ý tra dầu vào các vị trí chuyển động và siết đủ lực

* Kiểm tra sửa chữa

- Kiểm tra sửa chữa trục khuỷu và thanh truyền như xe số theo các bước trên

3. Sửa chữa hệ thống bôi trơn

3.1. Nhiệm vụ yêu cầu hệ thống bôi trơn

* Nhiệm vụ

Nhiêm vụ quan trọng nhất của hệ thống bôi trơn động cơ là cung cấp liên tục dầu nhơn cho các bề mặt tiếp xúc của các chi tiết có chuyển động tương đối với nhau trong động cơ như : cổ trục,cổ biên,chốt piston,so7mi xylanh,con sượt,chốt ngang của cơ cấu con trượt và các bộ phận khác như gối trục cam,gối đòn gánh supáp,các bánh răng truyền động..

Ngoài việc bôi trơn còn có các tác dụng:

- Giảm ma sát:

Khi gia công hay chế tạo các chi tiết dù cấp chính xác rất cao, bề mặt làm việc vẫn có độ nhấp nhô. Động cơ làm việc, hai bề mặt tiếp xúc có chuyển động tương đối với nhau sinh ra lực cản hay lực ma sát rất lớn. Nếu giữa hai bề mặt này có một lớp dầu nhờn thì ma sát sẽ giảm và chi tiết lâu mòn hơn.

- Làm mát một phần động cơ:

Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn thu nhiệt do ma sát và khí cháy truyền cho các bề mặt làm việc của chi tiết, qua bộ phận làm mát đưa ra ngoài.

- Làm sạch bề mặt ma sát:

Khi động cơ làm việc, sau khi bôi trơn và làm mát, dầu nhờn ra khỏi mặt ma sát đem theo các mạt kim loại do mài mòn và những tạp chất cơ học khác như : Muội than, đất cát v.v... Do đó, dầu nhờn đã làm cho bề mặt làm việc có ma sát sạch, không bị cạo xước và mài mòn do các tạp chất cơ học gây nên.

- Làm kín khe hở:

Khi động cơ làm việc, dầu nhờn làm kín khe hở giữa pittông và xilanh, giữa xéc măng với pit tông v.v..., do đó buồng cháy được kín, khí cháy khó lọt xuống cácte và bảo đảm được công suất động cơ.

- Bảo vệ chi tiết:

Dầu nhờn ngoài những công dụng trên còn có tác dụng bảo vệ các chi tiết khỏi bị ăn mòn hay xâm thực do ảnh hưởng của độ ẩm, ôxi hoá và khí cháy.

* Yêu cầu

Trong hệ thống có nhiều động cơ thì mỗi động cơ phải có hệ thống bôi trơn độc lập và giữa chúng có sự liên hệ hỗ trợ nhau

Dầu nhờn phải được đi đến tất cả các vị trí cần bôi trơn,lưu lượng và áp suất dầu bôi trôn phải phù hợp vời từng vị trí bôi trơn

Hệ thống dầu nhờn phải đơn giản,làm việc tin cậy đảm bảo suất tiêu hao dầu nhờn là nhỏ nhất

3.2. Một số loại dầu bôi trơn dùng cho xe máy

Vai trò của dầu nhớt với xe máy

Dầu nhớt xe máy Honda được xem là máu của động cơ phương tiện Không chí có 7


Dầu nhớt xe máy Honda được xem là “máu” của động cơ phương tiện. Không chí có tác dụng bôi trơn, mà còn giúp cho động cơ kéo dài tuổi thọ. Nhiều loại còn có công dụng phục hồi động cơ, được bổ sung kim loại để bù đắp các vết xước. Công năng của dầu nhớt được gói gọn trong 5 điểm: Bôi trơn động cơ, làm mát, làm kín, làm sạch động cơ, và chống gỉ

Cần lựa chọn độ nhớt thích hợp với nhiệt độ môi trường hoạt động của xe. Khí hậu Việt Nam với nhiệt độ môi trường không quá 50 độ C nên chọn độ nhớt có chỉ số sau chữ “W” từ 40 trở lên như 15W40, 15W50 hay 20W50.

Tuy nhiên, khi chọn mua nên căn cứ vào thông tin độ nhớt trong sổ hướng dẫn sử dụng xe vì chỉ số này đã được hãng tính toán phù hợp với môi trường phương tiện hoạt động và đặc tính kĩ thuật động cơ.

Độ nhớt khuyến cáo của nhà sản xuất đối với một vài mẫu xe:


Honda Wave RSX

20W50

Suzuki Raider FI

10W40

Honda Air Blade 125

10W30

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Ví dụ, hãng khuyến cáo sử dụng độ nhớt 10W30 nhưng xe lại đang dùng loại 10W40 có độ nhớt đặc hơn sẽ gây hiện tượng khó khởi động, cảm giác động cơ ì ạch ở tốc độ thấp. Ngược lại, nếu chọn độ nhớt loãng hơn khuyến cáo sẽ gây bôi trơn kém, các chi tiết nhanh mài mòn.

Phẩm cấp nhớt xe máy

Phẩm cấp nhớt liên quan đến điều kiện hoạt động và chất lượng của dầu bôi trơn.

Ví dụ như cấp SF dùng ở điều kiện động cơ hoạt động ở tốc độ cao liên tục, nhiệt độ lớn. Các cấp SG, SH, SJ và SL dùng cho mọi điều kiện hoạt động. Chất lượng dầu nhớt tăng dần khi đi từ F đến L với SL là loại tốt nhất hiện nay.

Xe máy nên sử dụng phẩm cấp từ SG đến SL vì chúng có chất lượng tốt nhất theo tiêu chuẩn dầu nhớt API (Nhật Bản).

Lưu ý riêng cho từng dòng xe

Xe tay ga cần sử dụng các sản phẩm có in từ scooter để đảm bảo khả năng hoạt động tối ưu. Loại dầu này không được dùng với dòng xe số hoặc côn tay vì gây trượt ly hợp.

Dầu cho xe côn tay nên sử dụng sản phẩm hạng MA hoặc MA2. Ngoài ra, một vài hãng xe cũng khuyến cáo không nên sử dụng loại dầu có in nhãn “Energy Conserving” hoặc “Resource Conserving” vì có thể gây trượt ly hợp, dẫn đến tăng tốc kém.

Mức dầu và đèn áp suất dầu

Trước khi vận hành cần kiểm tra mức dầu động cơ. Nổ máy 1-2 phút tại chỗ. Sau đó tắt máy và kiểm tra mức dầu bằng que thăm hoặc kính thăm tùy loại xe. Mức dầu phải nằm giữa vạch L và F.

Trên các dòng xe mới thường trang bị đèn cảnh báo áp suất dầu. Trong quá trình sử dụng, nếu đèn này sáng liên tục cần đưa xe đi kiểm tra và sửa chữa nhanh chóng.

Chẩn đoán tình trạng động cơ qua nhớt

Nếu nhớt cũ đen đậm và đặc quánh hơn so với những lần thay trước kèm theo hiện tượng tăng tốc kém, hao nhiều nhiên liệu thì có thể các lá ma sát trong bộ li hợp đã mòn.

Nhỏ một vài giọt nhớt lên tờ giấy trắng rồi quan sát ngoài ánh sáng mặt trời. Nếu thấy lấp lánh trong giọt nhớt kèm hiện tượng tiếng kêu, rung giật ở động cơ thì có thể một vài chi tiết đã bị mài mòn nghiêm trọng, cần mang xe đi kiểm tra nhanh chóng.

2. Những điều cần chú ý khi chọn mua dầu nhớt

Dựa vào gốc dầu

- Dầu gốc khoáng: bạn có thể hiểu loại nhớt này gồm các phân tử hydro cacbon. Những phân tử này có hình dáng và tính chất không đồng nhất, nên dẫn đến tính năng bôi trơn không ổn định khi quá nóng (xe máy đi nhiều, đi xa) hoặc quá lạnh (xe máy ít sử dụng). Thậm chí có thể bị nhanh xuống cấp.

Đổi lại thời gian thay trung bình cũng bị rút ngắn lại, khoảng 2.000 km nên thay một lần.

- Dầu bán tổng hợp: Dầu bán tổng hợp được làm từ hỗn hợp dầu gốc khoáng và dầu tổng hợp. Vì vậy nó có thể giảm bớt thành phần không ổn định từ gốc khoáng và thay thế bằng những ưu điểm của dầu tổng hợp. thời gian thay trung bình 3.000 km.

Tuy nhiên, ở khí hậu nhiệt đới như Việt Nam thì các bạn có thể chỉ cần quan tâm đến con số phía sau. Những thông số phù hợp thường là xW-30 đối với dầu nhớt xe máy Honda và xW-40 đối với xe máy Yamaha. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn những thông số phổ biến như SAE 10W40, 20W40, 15W40 hoặc 20W50. Đối với dầu nhớt cho xe tay ga 4 thì nên chọn nhớt SAE 10W30; 5W40; 10W40; 15W40. Đó là đối với xe máy mới. Còn với xe máy cũ, các động cơ đã xuống cấp thì nên chọn loại nhớt có cấp độ nhớt 40 hoặc tối đa là cấp 50.

3.3. Sơ đồ hệ thông bôi trơn

1 Lọc ly tâm lắp ở bộ ly hợp 2 Bơm dầu 3 Lọc dầu Hình 4 27 Sơ đồ bôi trơn 8


1. Lọc ly tâm lắp ở bộ ly hợp; 2 Bơm dầu; 3. Lọc dầu

Hình 4.27. Sơ đồ bôi trơn xe số

Hình 4 27 Sơ đồ bôi trơn xe ga 3 4 Hiện tương hư hỏng của hệ thống bôi trơn 9

Hình 4.27. Sơ đồ bôi trơn xe ga


3.4. Hiện tương hư hỏng của hệ thống bôi trơn

- Mức dầu quá thấp. Do động cơ bi ăn nhớt; Rò rỉ dầu ra ngoài; Xéc măng, xi lanh bị mòn Ống dẫn hướng hoặc phớt thân xu páp bị mòn.

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 28/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí