Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay - 1


TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH


TRAÀN VIEÁT THIEÄN


SÖÏ TÖÔNG TAÙC THEÅ LOAÏI TRONG VAÊN XUOÂI VIEÄT NAM TÖØ 1986 ÑEÁN NAY

Chuyeân ngaønh: VAÊN HOÏC VIEÄT NAM Maò soá: 62 22 34 01


LUAÄN AÙN TIEÁN SÓ NGÖÒ VAÊN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Ngöôøi höôùng daãn khoa hoïc: PGS.TS. NGUYEÃN THAØNH THI PGS.TS. TRAÀN HÖÒU TAÙ


Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay - 1

Thaønh phoá Hoà Chí Minh - Naêm 2012


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.


TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 12 năm 2011


Trần Viết Thiện


MỤC LỤC

1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 1

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 3

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 14

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN 15

NỘI DUNG 16

CHƯƠNG 1. TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI TRONG VĂN HỌC VÀ SỰ TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY – NHÌN TỪ TIỂU

THUYẾT 16

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI

TRONG VĂN HỌC 16

1.1.1. SỰ TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI BẮT NGUỒN TỪ CHÍNH ĐẶC

TRƯNG CỦA THỂ LOẠI VĂN HỌC 16

1.1.2. TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI TRONG "THỜI CỦA TIỂU THUYẾT" 19

1.1.3. TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI TRONG VĂN HỌC LÀ HIỆN TƯỢNG

HẾT SỨC ĐA DẠNG, ĐA CHIỀU 23

1.2. SỰ TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY - NHÌN TỪ TIỂU THUYẾT 26

1.2.1. SỰ TRỞ LẠI CỦA CÁC THỂ KÍ TRONG TIỂU THUYẾT 26

1.2.2. SỰ "TIẾP SỨC" CỦA LOẠI HÌNH KỊCH TRONG TIỂU THUYẾT 43

1.2.3. TRUYỆN NGẮN TRONG TIỂU THUYẾT 54

1.2.4. HUYỀN THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT 63

CHƯƠNG 2. SỰ TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM TỪ

1986 ĐẾN NAY - NHÌN TỪ TRUYỆN NGẮN 72

2.1. DÒNG TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN NGẮN 72

2.2. HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN 87

2.3. TIỂU THUYẾT TRONG TRUYỆN NGẮN. 116

CHƯƠNG 3. NHỮNG TÍN HIỆU MỚI CỦA VĂN XUÔI VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY - NHÌN TỪ SỰ TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI 136

3.1. TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI VÀ SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ CỦA THỂ LOẠI 136

3.1.1. TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI VÀ SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU THUYẾT. 137

3.1.2. TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI VÀ SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA TRUYỆN NGẮN 141

3.2. TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI VÀ SỰ MỞ RỘNG TRƯỜNG PHẢN ÁNH VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI 147

3.2.1. TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI VÀ SỰ MỞ RỘNG TRƯỜNG PHẢN ÁNH VỀ HIỆN THỰC 149

3.2.2. TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI VÀ SỰ MỞ RỘNG TRƯỜNG PHẢN ÁNH VỀ CON NGƯỜI 153

3.3. TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI VÀ SỰ ĐỔI MỚI MẠNH MẼ CÁC PHƯƠNG DIỆN

THI PHÁP THỂ LOẠI 167

3.3.1. PHƯƠNG THỨC TRẦN THUẬT 167

3.3.2. NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU 176

KẾT LUẬN 189

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN 195

ĐẾN LUẬN ÁN 195

TÀI LIỆU THAM KHẢO 196


MỞ ĐẦU

1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI‌‌

Thể loại và sự vận động của thể loại là một phương diện hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu văn học hiện đại. M. Bakhtin đặc biệt đề cao việc nghiên cứu sự vận động thể loại trong những thời đại tiểu thuyết tham gia "chính sự", tiểu thuyết trở thành một thể loại chủ đạo. Trong những thời đại ấy, thể loại là “nhân vật chính” của tiến trình văn học còn “trào lưu, trường phái chỉ là nhân vật hạng nhì, hạng ba” [27]. Ở những thời đại như thế, cuộc đấu tranh giữa các trào lưu, trường phái văn học trở thành "một hiện tượng ở ngoài rìa và nhỏ nhặt về lịch sử"; đằng sau đó, có một cuộc đấu tranh sâu sắc hơn và mang tính lịch sử hơn: đó là cuộc đấu tranh giữa các thể loại, "sự biến thái và phát triển của cái nòng cốt thể loại văn học" [27, tr25].

Đời sống thực tiễn của văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay có những trăn trở đổi mới và ý thức “tự vượt mình” mạnh mẽ về mặt thể loại. Văn xuôi lên ngôi, tiểu thuyết trở thành thể loại thống ngự. Sự có mặt của tiểu thuyết với tư cách là cột xương sống - một loại hình “công nghiệp nặng”, đã thực sự là chất xúc tác, quyết định căn cốt diện mạo của một nền văn học hiện đại. Nhưng quan trọng hơn, sự hiện diện của tiểu thuyết đã tạo nên quan hệ tương tác sâu sắc giữa các thể loại, làm cho “tất cả các thể loại bắt đầu âm vang một cách khác”. Một hệ quả đáng quý mà nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã phát hiện ra là: “Nghệ sĩ lớn thường tiếp thu các truyền thống thể loại khác nhau, tạo ra các hình thức thể loại mới” [209]. Sự biến đổi đó làm cho: “Về mặt lí thuyết, cho tới hôm nay, giới nghiên cứu văn học và ngay cả nhà văn cũng không còn thỏa mãn với những công cụ đã có “tính cổ điển” (Nguyễn Hòa). Sự bứt phá của những tài năng tạo nên “tính không nhất quán” của thể loại. Nhiều tác phẩm văn xuôi đã “bung ra” khỏi những khuôn khổ thể loại chật hẹp để đem đến hiệu quả phản ánh mới cho văn học. Thể loại và sự vận động biến đổi đầy sáng tạo của nó chính là "nguồn cơn" chủ yếu tạo nên những tín hiệu mới của văn xuôi giai đoạn này. Do vậy, tác giả luận án rất đồng tình với mệnh đề của Vũ Tuấn Anh: một phương diện quan trọng - nếu không muốn nói là quan trọng hơn cả - để


nhận thức một giai đoạn văn học là khảo sát những biến đổi trên mặt bằng thể loại cũng như những biến thái tinh vi bên trong đời sống của mỗi thể loại. Nói cách khác, chân dung của một thời đại văn học được soi chiếu khá rò qua tấm gương thể loại.

Nghiên cứu văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay từ góc nhìn tương tác thể loại vì thế là một đề tài còn mới mẻ và rất có ý nghĩa. Chọn đề tài này, tác giả luận án mong muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề một cách hệ thống với cấu trúc lập luận theo hướng quy nạp để: từ sự biểu hiện sinh động của tương tác thể loại trong các thể loại văn xuôi chủ đạo; đi đến những vấn đề có tính "nhận thức luận" về những tín hiệu mới của văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay. Với cách đặt vấn đề như vậy, hi vọng luận án có thể góp thêm một góc nhìn mới về văn xuôi giai đoạn này.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU‌

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương diện tương tác thể loại trong cấu trúc chỉnh thể các thể loại văn xuôi Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay. Khái niệm văn xuôi ở đây được hiểu là văn xuôi nghệ thuật.

Các thể loại văn xuôi của một giai đoạn văn học đổi mới là rất phong phú. Tương tác thể loại, nếu hiểu theo nghĩa chặt chẽ của từ này phải là sự tác động qua lại lẫn nhau của ít nhất hai thể loại, như vậy, nghiên cứu tương tác thể loại trong văn xuôi thì phải nghiên cứu tất cả các thể loại văn xuôi với tất cả các mối quan hệ tương tác của nó. Thế nhưng, đây là giai đoạn văn học mà tiểu thuyết và truyện ngắn là hai thể loại chủ đạo đồng thời cũng là hai thể loại thể hiện tập trung các quan hệ tương tác của cả giai đoạn văn học nên luận án chọn hai thể loại trên làm đối tượng trung tâm. Đặt vấn đề nghiên cứu theo cấu trúc quy nạp, luận án xem xét sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay từ góc độ của hai thể loại chủ đạo này: Chương 1, nhìn từ tiểu thuyết; chương 2: nhìn từ truyện ngắn.

Nghiên cứu tương tác thể loại là nghiên cứu văn học trong sự vận động, biến đổi. Nghiên cứu tương tác thể loại vì vậy còn là nghiên cứu văn học trong các mối quan hệ nhân quả với các bộ phận, các thời kì, các giai đoạn liên quan tới nó. Do


đó, đối tượng nghiên cứu của luận án còn có sự mở rộng đến vấn đề thể loại và sự vận động của thể loại nói chung.

Về phạm vi nghiên cứu: Khoảng thời gian "từ 1986 đến nay" chỉ có ý nghĩa tướng đối. Nghiên cứu tương tác thể loại là nghiên cứu văn học trong thế động, trong tính mở; do vậy mốc 1986 không thể được hiểu một cách máy móc, cơ học rằng: chỉ những tác phẩm ra đời từ năm 1986 mới thuộc phạm vi của đề tài này. Ngược lại, có những mầm mống, thậm chí, có cả những nỗ lực đổi mới từ rất sớm so với mốc thời gian Đại hội VI; luận án rất trân trọng và đề cao vai trò của những hiện tượng văn học này. Giai đoạn văn học từ 1986 đến nay vẫn đang sinh thành, tiếp diễn; những vấn đề thời sự văn học vẫn đang đồng hành cùng quá trình nghiên cứu của luận án. Do vậy, cần có một giới hạn về mặt thời gian cho từ "đến nay", "đến nay" được tính đến năm 2007, khi tác giả đề tài bắt đầu luận án.

Nói về thể loại văn xuôi đã rất phong phú, đa dạng; nói về tác giả, tác phẩm lại càng phong phú, đa dạng hơn. Luận án không quả quyết đã bao quát hết toàn bộ văn xuôi giai đoạn này mà chỉ nghiên cứu những tác giả, tác phẩm tiêu biểu có sự thể hiện dấu ấn tương tác thể loại.

3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ‌

Tương tác thể loại là vấn đề khá mới mẻ, tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam đương đại lại càng mới mẻ hơn. Do vậy, về lịch sử vấn đề, luận án không có được sự dày dặn, phong phú với nhiều công trình, nhiều bài viết như một số đề tài khác. Tuy không phải đã thành đường mòn nhưng cũng không phải chưa có ai từng đi trên con đường này. Sự sinh động, giàu ý nghĩa của phương diện tương tác thể loại nói chung; tương tác thể loại trong văn học Việt Nam hiện đại nói riêng đã thực sự có sức thu hút đối với một số nhà nghiên cứu. Cũng có những trường hợp, tuy không sử dụng cụm từ tương tác thể loại nhưng do sự biểu hiện tiềm tàng của tương tác thể loại trong đời sống văn học nên đây đó, trong khi nghiên cứu về khuynh hướng, trào lưu; hay khi tổng kết về phong cách, thành tựu, các nhà nghiên cứu một cách ngẫu nhiên cũng đã từng đề cập đến vấn đề này.


Chúng tôi chia lịch sử nghiên cứu vấn đề thành hai cấp độ: các công trình, bài viết về sự vận động thể loại nói chung và các công trình, bài viết về sự vận động thể loại trong văn học hiện đại Việt Nam.

3.1. CÁC CÔNG TRÌNH, BÀI VIẾT VỀ SỰ VẬN ĐỘNG THỂ LOẠI NÓI CHUNG

Nghiên cứu tương tác thể loại trong văn học hiện đại không thể không nhắc đến các chuyên luận của M. Bakhtin: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Những vấn đề thi pháp Đoxtoiepxki. Đặc biệt, ngay từ năm 1941, trong bài viết "Tiểu thuyết như một thể loại văn học" (In trong chuyên luận Lí luận và thi pháp tiểu thuyết), tuy không dùng đến khái niệm tương tác thể loại nhưng M. Bakhtin đã đưa ra những luận điểm quan trọng nhất về một "cuộc đấu tranh sâu sắc hơn và mang tính lịch sử hơn giữa các thể loại, sự biến thái và phát triển cái nòng cốt thể loại của văn học" [27]. Ông đề cao vai trò của tiểu thuyết trong việc tác động, khuấy đảo tạo nên những quan hệ không hài hoà giữa các thể loại: lấn át thể loại này, thu hút thể loại kia vào trong cấu trúc của mình, biện giải lại và sắp xếp lại trọng tâm cho chúng. Tiểu thuyết xúc tác làm đổi mới tất cả các thể loại khác. Do vậy, vào những thời đại tiểu thuyết thống ngự, tiểu thuyết về nhiều phương diện, đã và đang báo trước sự phát triển tương lai của toàn bộ văn học. Trong công trình này, M.Bakhtin cũng nêu quan điểm về tính uyển chuyển, linh hoạt, tính vượt rào và tính không quy phạm của thể loại này.

Nghiên cứu tương tác thể loại, trước hết phải định danh được về mặt khái niệm. Trong công trình Lí luận văn học (Phương Lựu chủ biên, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội, 1997), chương "Thể loại của tác phẩm văn học" do Trần Đình Sử phụ trách đã cho chúng ta những tiền đề lí luận cần thiết để nhận thức về khái niệm tương tác thể loại. Trần Đình Sử đề cập đến khái niệm thể loại cũng như sự phân loại văn học và phân chia thể loại tác phẩm. Ông cũng đề cập đến "đặc trưng kép" của thể loại văn học: thể loại vừa có các yếu tố ổn định, truyền thống; lại vừa có các yếu tố vận động, đổi mới do sự phát triển văn học và tài năng sáng tạo của nhà văn. Từ đặc trưng ấy, ngay trong việc nghiên cứu thể loại, Trần Đình Sử đã đề xuất những điều kiện cần và đủ của nhà nghiên cứu: muốn nhận thức đặc điểm của một

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022