Tương Tác Thể Loại Trong Văn Học Là Hiện Tượng Hết Sức Đa Dạng, Đa Chiều‌


sống thể loại đến đây cơ bản là phẳng lặng và “yên ổn”. Nhưng khi tiểu thuyết xuất hiện và trở thành một thể loại chủ đạo thì “hầu hết các thể loại đều ít nhiều bị “tiểu thuyết hóa”: kịch nói bị tiểu thuyết hóa, trường ca bị tiểu thuyết hóa, thậm chí cả thơ trữ tình” [27, tr.25]. “Trước sự có mặt của tiểu thuyết như một thể loại thống soái, ngôn ngữ ước lệ của các thể loại bị quy phạm hóa nghiêm ngặt bắt đầu vang âm một cách mới”. Điều quan trọng được M. Bakhtin khẳng định là: tiểu thuyết hóa văn học tuyệt đối không có nghĩa là áp đặt cho các thể loại khác những quy phạm thể loại xa lạ với bản chất của chúng. Bởi vì, về bản chất, tiểu thuyết là một thể loại không quy phạm. Nó là hiện thân của tính uyển chuyển, linh hoạt bậc nhất. Đó là thể loại mãi mãi tìm tòi, mãi mãi tự khảo sát bản thân mình và xét lại tất cả những dạng thức đã định hình của mình. Do đó tiểu thuyết hóa các thể loại khác chính là: “giải phóng chúng khỏi tất cả những gì là ước lệ, khô cứng, khiên cưỡng và thiếu sức sống đang kìm hãm sự phát triển của bản thân chúng”. Tiểu thuyết là một thể loại luôn luôn biến đổi. Mà, cũng theo M. Bakhtin: chỉ kẻ biến đổi mới hiểu được sự biến đổi: “chỉ có tiểu thuyết do thế giới mới ấy sản sinh ra và đồng chất với thế giới ấy về mọi mặt”. Vì vậy, khi trở thành thể loại thống ngự, nó xúc tác làm đổi mới tất cả các thể loại khác, làm chúng lây nhiễm tính biến đổi và tính không hoàn thành của tiểu thuyết. Sự tiểu thuyết hóa các thể loại làm cho các thể loại tự do hơn, mềm mại hơn. Ngôn ngữ của các thể loại ấy được đối thoại hóa, giễu nhại hóa nhờ tiếp xúc với các “vỉa tiểu thuyết”. Tiểu thuyết cũng đưa vào các thể loại tính vấn đề, tính “dở dang” đặc thù về hàm nghĩa và sự tiếp xúc sống động với thì hiện tại chưa hoàn tất và đang chuyển biến của nó.

Có thể thấy, trong quan điểm tương tác của M. Bakhtin, tiểu thuyết như một yếu tố siêu thể loại thâm nhập và làm biến đổi các thể loại khác. Đây là chiều thứ nhất của sự tương tác. Ở chiều này, vai trò của tiểu thuyết như một chất xúc tác làm cho các thể loại khác “bung ra”, “thăng hoa lên” trong nỗ lực sáng tạo không ngừng của văn học.

Thế nhưng trong cách lập luận của M. Bakhtin ta còn thấy quan niệm tương tác giữa tiểu thuyết và các thể loại khác được hiểu theo đúng nghĩa là sự tác động


qua lại lẫn nhau. Tiểu thuyết vừa “lấn át các thể loại khác” nhưng đồng thời “vừa thu hút các thể loại kia vào trong cấu trúc của mình, biện giải lại và sắp xếp lại trọng tâm của chúng”. Bản thân tiểu thuyết là một hệ thống mở và là một thể loại uyển chuyển hàng đầu. Nói như M. Bakhtin: về bản chất, tiểu thuyết là một thể loại không quy phạm. Như vậy, về mặt lí thuyết, tiểu thuyết có thể thu nhận, dung nạp một cách rộng rãi bất cứ thể loại nào: truyện ngắn, thơ, kịch, ngụ ngôn, thần thoại, truyện truyền kì, thư từ, nhật kí…; tiểu thuyết cũng có thể "phá rào, bước qua mọi ranh giới đặc trưng của văn học - nghệ thuật" để cũng thu nhận vào nó cả: các phương pháp hùng biện tư pháp, bản khảo luận triết học, bản thuyết giáo đạo đức, lịch sử phật giáo, kinh sách thiên chúa,… Từ lí thuyết thể loại dễ dẫn đến một cách hiểu đơn giản hoá rằng: sự thâm nhập của các thể loại vào tiểu thuyết là vấn đề tất yếu, đương nhiên; không cần phải nghiên cứu. Thực chất, từ quan điểm của lí thuyết hệ thống: "Hệ thống là phức hợp của những yếu tố mang ý nghĩa nội dung có liên quan với nhau và trên cơ sở đó, thường nổi lên một hay nhiều yếu tố làm hạt nhân", chúng ta có thể thấy mỗi thời đại, mỗi giai đoạn có những "mẫu số chung" khác nhau. Có thể nói đến mẫu số chung của giai đoạn văn học từ 1986 đến nay là: lấy hiện thực đời thường, con người thế sự đời tư làm tâm điểm,… Vậy thì tiểu thuyết đủ "khôn ngoan" và sự "mềm dẻo, uyển chuyển" để biết lựa chọn và thu nhận những yếu tố nào, tố chất thể loại nào vào trong cấu trúc của mình. Nghiên cứu tương tác thể loại trong tiểu thuyết chính là nghiên cứu sự lựa chọn thông minh cũng như nghĩa lí của sự lựa chọn đó. Từ quan điểm nghiên cứu trên, chúng ta có thể trả lời các câu hỏi: vì sao thời trung đại thịnh hành tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết lịch sử?, vì sao tiểu thuyết 1945 - 1975 đậm chất sử thi?, vì sao tiểu thuyết thời hậu chiến, đặc biệt sau 1986 đậm chất thế sự, đời tư - cũng có nghĩa là đậm chất tiểu thuyết.

Như vậy, tuy không đề cập đến khái niệm tương tác (interaction) nhưng từ những quan điểm của M. Bakhtin khi nói về "tiểu thuyết như một thể loại văn học", chúng tôi cụ thể hóa thêm một bước nữa về sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay: sự tương tác thể loại khi tiểu thuyết được dịch chuyển


vào vị trí trung tâm. Sự trưởng thành của tiểu thuyết cũng chính là sự trưởng thành của thể loại văn học, là dấu hiệu quan trọng hàng đầu về tính hiện đại của một nền văn học. Ở đây, chúng ta có thể khẳng định một điều: tương tác thể loại là một hiện tượng không mới, có thể coi nó là một trong những thuộc tính của thể loại văn học; thế nhưng, tương tác thể loại thực sự trở thành một vấn đề nghiên cứu giàu ý nghĩa khi có sự xuất hiện của tiểu thuyết và khi tiểu thuyết trở thành thể loại trung tâm của đời sống văn học.

1.1.3. TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI TRONG VĂN HỌC LÀ HIỆN TƯỢNG HẾT SỨC ĐA DẠNG, ĐA CHIỀU‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Như vừa đề cập ở trên, bản chất đồng thời cũng là phẩm chất của văn học là sáng tạo, luôn luôn sáng tạo. Tương tác thể loại là sự thể hiện tập trung những nỗ lực sáng tạo và đổi mới của văn học. Tương tác thể loại xuất phát từ chính đặc trưng cố hữu nhất của thể loại nhưng diễn trình của nó thì phong phú, sinh động vô cùng. Khi có sự tham gia "chính trường" của loại hình "công nghiệp nặng" - tiểu thuyết - sự tương tác thể loại sẽ trở thành một hiện tượng hết sức đa dạng, đa chiều. Cách nhìn, cách quan niệm về sự tương tác thể loại do vậy cũng phong phú và sinh động không kém.

Lí thuyết hệ thống là nền tảng quan trọng giúp chúng tôi nhìn nhận sự tương tác thể loại đa dạng, đa chiều trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 một cách khoa học, toàn diện và hiệu quả. Một điều thú vị là ngay trong khái niệm hệ thống đã bao hàm sự tương tác: “Hệ thống là một tổng thể, duy trì sự tồn tại bằng sự tương tác giữa các tổ phần tạo nên nó” (L.v. Bertalanfy). L.v. Bertalanfy cũng nói rằng: “Hệ thống

Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay - 4

– khái niệm trung tâm biểu thị một tập hợp các phần tử trong sự tương tác qua lại thể hiện tính chỉnh thể và tính chung của mình. Phần tử – đơn vị không thể chia nhỏ được nữa trong một phương thức phân chia đã cho, và nằm trong thành phần của hệ thống, việc có những mối liện hệ giữa các phần tử sẽ dẫn đến sự xuất hiện trong hệ thống chỉnh thể những tính chất mới mà không có trong phần tử ở trạng thái riêng biệt” [186].


Nghiên cứu tương tác thể loại trong văn học không thể không đặt trong cái nhìn hệ thống. Chúng tôi quan tâm đến quan điểm: Hệ thống luôn chứa đựng nhiều tiểu hệ thống đa dạng khác nhau, tác động qua lại chặt chẽ với nhau; đồng thời cũng đặc biệt quan tâm đến quan điểm về hệ thống mở. Lí thuyết hệ thống khẳng định: hệ thống không đóng kín mà là hệ thống mở, luôn luôn có quá trình trao đổi chất với các hệ thống gần gũi với nó. Quan điểm về hệ thống mở cho chúng ta cái nhìn động hơn, sâu hơn và cũng có phần rộng hơn về sự tương tác thể loại – đặc biệt là sự tương tác thể loại trong văn xuôi sau 1986. Từ quan điểm về hệ thống mở, chúng ta không chỉ nhìn thấy sự tương tác diễn ra trên chiều đồng đại – khép kín trong phạm vi mỗi giai đoạn, mỗi thời kì văn học; mà còn nhìn sự tương tác diễn ra trên chiều lịch đại với những dích dắc, quanh co, với những vòng xoáy trôn ốc… phức tạp; nhưng bằng cách nhìn ấy, chúng ta khám phá ra nhiều điều thú vị.

Trên cơ sở lí thuyết hệ thống, chúng tôi cho rằng: tương tác thể loại là sự thâm nhập, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai hay nhiều thể loại của một hoặc nhiều hệ thống thể loại khác nhau nhằm tạo nên sự vận động, đổi mới cấu trúc thể loại văn học. Với cách đề xuất khái niệm trên, tương tác thể loại trong văn học cần được hiểu một cách mềm dẻo, linh hoạt. Ở nét nghĩa khái quát chung, tương tác thể loại là sự tác động qua lại lẫn nhau nhưng với đặc trưng riêng của văn học, sự tương tác ở đây còn bao hàm cả sự thâm nhập, thẩm thấu từ một hệ thống thể loại này đến hệ thống thể loại khác. Đó là trường hợp của sự tương tác ngoài hệ thống. Văn học trung đại là một hệ thống, văn học hiện đại là một hệ thống và văn học dân gian, văn học nước ngoài cũng là những hệ thống văn học. Văn xuôi sau 1986 không chỉ có sự tương tác giữa các thể loại trong cùng hệ thống mà còn có chiều sâu của sự tương tác ngoài hệ thống. Sự tương tác trong văn xuôi sau 1986 không chỉ diễn ra giữa các thể loại trong đời sống thể loại văn học đương đại mà còn có mối liên hệ với các thể loại trong hệ thống văn học dân gian, văn học trung đại; còn có sự mở rộng tiếp nhận các yếu tố thể loại văn học nước ngoài, thậm chí có mối tương tác với các hệ thống vốn rất ít đặc trưng văn học khác. Quan điểm hệ thống mở cũng góp phần giải thích xu hướng “liên văn bản” trong một số tác phẩm. Chúng ta


thường bắt gặp mô hình các truyện cổ tích, huyền thoại, các truyện truyền kì, truyện lịch sử,... trong tác phẩm văn xuôi đương đại. Cũng thấy những siêu mẫu với khả năng sinh sôi, biểu tượng tới mức có thể đọc chúng như những tín hiệu, từ đó giải ra nhiều mã, nhiều tầng khác nhau trong những sáng tác này. Những tác giả lớn của thế kỉ XX đều dường như quay trở về với huyền thoại ở điểm này. Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Vò Thị Hảo, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Hoà Vang, Nguyễn Xuân Khánh,… đều có những siêu mẫu như thế. Bên cạnh huyền thoại là nguồn mạch trữ tình. Đó chính là chiều tương tác từ “trầm tích” văn hóa dân tộc trong văn xuôi hiện đại.

Với quan niệm tương tác thể loại theo nghĩa rộng như trên, chúng ta sẽ thấy tương tác thể loại là hiện tượng văn học vừa phong phú vừa sinh động. Chúng tôi đồng tình với cách phân chia kiểu loại, phân chia cấp độ tương tác thể loại của Nguyễn Thành Thi. Theo đó, sự tương tác thể loại thể hiện trên nhiều cấp độ: tương tác giữa loại với loại, tương tác giữa thể với loại, tương tác giữa thể với thể, tương tác giữa yếu tố với yếu tố. Ngoài ra, cần bổ sung thêm các cấp độ tương tác: yếu tố - loại, yếu tố - thể,… Cũng có thể nhìn tương tác thể loại trong diễn trình hình thành và phát triển của thể loại. Ở góc nhìn này, Nguyễn Thành Thi đề cập đến ba hình thức chính của sự tương tác: 1) hình thức “tổng hợp” thể loại (thể loại hòa nhập làm một hoặc song song tồn tại); 2) hình thức “đổi ngôi” – “tiếp sức” giữa các thể loại;

3) hình thức loại bỏ, thay thế thể loại… Hình thức thứ nhất – rất phổ biến – mang tính đồng đại; hình thức thứ hai – với một lộ trình ít nhiều quanh co, ít phổ biến hơn

– mang tính lịch đại. Hình thức thứ ba thường diễn ra vào những thời điểm bước ngoặt mang tính cách mạng, thay đổi phạm trù văn học của sự vận động thể loại. Văn xuôi Việt Nam hiện đại, đặc biệt là văn xuôi sau 1986 với tính mở, tính động; với sự năng động của thể loại đã thể hiện đầy đủ các cấp độ, các hình thức, các kiểu tương tác nói trên.

Từ những luận điểm trên đây, chúng tôi cho rằng: tương tác thể loại là một khái niệm rộng bởi nó phát xuất từ thuộc tính, từ bản chất của thể loại văn học. Tương tác thể loại trở nên đa dạng, nhiều chiều trong cấu trúc thể loại văn học hiện


đại, một chỉnh thể mà ở đó tiểu thuyết tham dự như một nhân vật chính của tấn kịch phát triển văn học. Khi tiểu thuyết ở vị trí thống ngự, nó tương tác, khuấy đảo làm giãn nở, mở rộng khung thể loại của các hệ thống thể loại khác; đồng thời nó cũng mềm dẻo, uyển chuyển và khôn ngoan để tự làm mới bản thân mình. Một cấu trúc thể loại mang tính động như thế sẽ mang đến những đổi mới quan trọng trong tiến trình vận động của thể loại nói riêng, đổi mới văn học nói chung. Cuộc đấu tranh âm thầm, lặng lẽ nhưng "sâu sắc hơn và mang tính lịch sử hơn" [28] trong logic cấu trúc thể loại văn học hiện đại do vậy sẽ là đối tượng nghiên cứu thực sự mới mẻ, là góc nhìn mở ra những khai phá quan trọng cho văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt là văn xuôi Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay. Với cách quan niệm như trên, tương tác thể loại là sự vận động của thể loại nhưng tương tác thể loại không đồng nhất với khái niệm vận động thể loại. Tương tác thể loại trở thành một phương thức rất quan trọng trong sự vận động thể loại văn học hiện đại.

Cách đặt vấn đề và những nền tảng lí luận trên đây sẽ là cơ sở chung để chúng tôi đi vào xem xét sự tương tác thể loại nhìn từ tiểu thuyết (chương 1) và nhìn từ truyện ngắn (chương 2).

1.2. SỰ TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY - NHÌN TỪ TIỂU THUYẾT‌

1.2.1. SỰ TRỞ LẠI CỦA CÁC THỂ KÍ TRONG TIỂU THUYẾT‌

Các thể kí (từ đây gọi tắt là kí) một lần nữa trở lại trong tiểu thuyết. Nói sự trở lại của kí bởi đây không phải là lần đầu tiên giữa kí và tiểu thuyết có mối quan hệ tương tác. Mối "duyên kì ngộ" giữa kí và tiểu thuyết đã thực sự tạo nên nhiều điều thú vị trong lịch sử tương tác giữa hai loại/thể này. Từ hướng nhìn lịch đại, nhiều nhà nghiên cứu nói đến sự đứt gãy và tiếp nối trong quá trình tương tác giữa kí và tiểu thuyết. Trong văn học đầu thế kỉ XX, sự tương tác giữa kí, đặc biệt là phóng sự với tiểu thuyết là một hiện tượng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đến văn học 1945 - 1975, với xu hướng "sử thi hoá", mối duyên tình tiểu thuyết - phóng sự vì thế cũng không còn; thay vào chỗ của phóng sự là yếu tố kí sự, bút kí, là chất sử thi,... Đến văn học sau 1986, thật thú vị khi chúng ta chứng kiến sự hội


ngộ giữa kí và tiểu thuyết như là sự tiếp nối của một quá trình đứt gãy, gián đoạn. Điều đáng nói là, trong cả hai thời điểm, lúc nào kí cũng đi đầu; kí mở đường và "tiếp sức" đầy hiệu quả cho tiểu thuyết.

1.2.1.1. Phóng sự trong tiểu thuyết

Nói đến sự trở lại của kí chủ yếu là nói đến sự trở lại của phóng sự. Nhìn lại quá trình tương tác thể loại trong văn học đầu thế kỉ, chúng ta dễ dàng thống nhất về vai trò mở đường của kí. Như một quy luật của sự vận động thể loại, trong những giai đoạn với nhiều sự kiện, biến cố; kí luôn là thể loại "xông xáo" đi đầu. Nguyễn Thành Thi nhìn thấy vai trò ấy của kí: "Thực ra, tiểu thuyết dù có thành tựu đột xuất ngay từ đầu, vẫn không phải là thể loại tiên phong. Vị trí tiên phong ấy dành cho thể kí" [357]. Ông đã chứng minh một cách thuyết phục về sự khởi đầu này: "Bất chấp sự phát triển ngập ngừng của các thể tiểu thuyết, truyện ngắn, kí phát triển rầm rộ ngay trong những năm đầu văn học quốc ngữ sơ khai. Hàng trăm tác phẩm du kí đăng trên Gia Định báo (miền Nam) và Nam Phong tạp chí (miền Bắc)". Có thể nói đến các tác phẩm của Trương Minh Kí, Đông Hồ, Mai Khuê, Thượng Chi,… Đến những năm 30, xuất hiện hàng loạt những nhà văn viết phóng sự tiêu biểu như: Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Phi Vân, Trọng Lang, Hoàng Đạo,… Khi đã phát triển và định hình về mặt thể loại, phóng sự với những tính năng thể loại đặc thù của mình đã "tiếp sức", thúc đẩy sự phát triển của tiểu thuyết. Trong công trình "Sự tương tác giữa các thể loại trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945", Tôn Thất Dụng đã đề cập đến mối quan hệ này: "Thể loại phóng sự đã thúc đẩy cho thể loại tiểu thuyết phát triển nhanh bằng cách cung cấp cho những nhà viết tiểu thuyết cách nhìn mới gắn với thực tiễn cuộc sống, và sau đó tiểu thuyết thâm nhập vào phóng sự làm cho nó gắn bó với đời sống văn học hơn" [65]. Như vậy, bên cạnh sự tương tác giữa chất trữ tình và truyện ngắn để hình thành nên dòng truyện ngắn trữ tình với những tên tuổi tiêu biểu như Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh,…; chúng ta còn thấy một chiều tương tác khác - chiều tương tác giữa phóng sự và tiểu thuyết. Sự thâm nhập của phóng sự vào tiểu thuyết đã tạo nên những tiểu thuyết phóng sự nổi tiếng. Tên tuổi của Vũ Trọng Phụng chủ


yếu gắn với các tiểu thuyết phóng sự như: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê. Nhiều người xếp ông lên hàng "chiếu nhất" là bởi sự kết hợp giữa một "ông vua phóng sự" và một "tiểu thuyết gia trác tuyệt" trong cây bút tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng.

Văn học 1945 - 1975 với xu hướng lãng mạn cách mạng đã tạo nên một mối quan hệ tương tác hoàn toàn khác. Vẫn là sự tác động, thâm nhập giữa thể tiểu thuyết và loại kí nhưng việc chú trọng ghi chép sự kiện nhằm biểu dương "người tốt việc tốt" đã đưa tiểu thuyết "ngả sang" [357] với bút kí, kí sự. Phóng sự, bên cạnh đó là bi kịch, hoàn toàn bị "xóa sổ" [357], không còn sự hiện diện trong bức tranh thể loại văn xuôi 1945 - 1975. Có thể coi đó là giai đoạn đứt gãy bởi sự tác động có tính chất quyết định của các yếu tố ngoài văn học. Do vậy mà, như một duyên nợ, phóng sự trở lại một cách đầy huy hoàng trong văn học sau 1986. Cuộc sống bề bộn thời hậu chiến có lẽ là mảnh đất màu mỡ ươm mầm cho phóng sự. Một lần nữa phóng sự giữ vai trò của một thể loại tiên phong. Trong "logic quanh co của tương tác thể loại", Nguyên Ngọc khẳng định: phóng sự và kịch đi đầu. Mở đầu cho mùa bội thu của văn xuôi là sự gặt hái thành công của một thể loại thuộc loại hình kí: đó là phóng sự văn học. Đúng là phóng sự văn học (từ đây gọi tắt là phóng sự) luôn là cánh chim báo bão trong những giai đoạn văn học mới. Hàng loạt phóng sự ra đời và gây được tiếng vang lớn: Lời khai của bị can, Người biết làm giàu (Trần Huy Quang), Cái đêm hôm ấy đêm gì (Phùng Gia Lộc), Người đàn bà quỳ (Trần Khắc), Người lang thang không cô đơn (Minh Chuyên), Câu chuyện về một vùng văn hóa (Vò Văn Trực), Đêm trắng (Hoàng Hữu Các), Câu chuyện về một ông vua lốp (Nhật Linh),… Cho đến nay, chúng ta vẫn thấy sức tác động mạnh mẽ của phóng sự "Cái đêm hôm ấy đêm gì" - Phùng Gia Lộc, thiên phóng sự cho thấy sự trưởng thành của thể loại này ngay từ những năm đầu của công cuộc đổi mới văn học.

Tiếp liền sau phóng sự không phải là truyện ngắn mà là một thời kì sôi nổi của tiểu thuyết. Tiểu thuyết bùng phát, thăng hoa; tiểu thuyết lên ngôi trước truyện ngắn. Đến lúc này, tiểu thuyết mới thể hiện vai trò "cột xương sống" của đời sống văn học. Sau sự mở đầu của phóng sự là sự xuất hiện của hàng loạt những tiểu

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí