Sự tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam qua tục ngữ, ca dao – Dân ca người Việt - 15


Trung không còn xứng hợp, thực tế cuộc sống không đảm bảo tính thống nhất giữa quyền lợi cá nhân và tập thể. Họ cho rằng: “Khó thì hết thảo hết ngay/ Công cha cũng bỏ, nghĩa thầy cũng quên” [74, tr. 1295]. Họ không còn tin vào vua, bộ máy chính quyền và triết lý Trung quân cứng nhắc xưa nay nhồi vào đầu họ, xuất hiện một “kiểu chọn lựa” trong quan niệm ứng xử của người dân. Điều này mang tính tất yếu vì sự nhất quán giữa tiêu chí minh quân mà người dân đặt ra với diễn biến thực tế và sự sáng suốt, linh động trong nhận thức của người dân. Đây cũng là một trong những lý do thúc đẩy lòng Trung của người dân chuyển hướng đối tượng, tập trung vào hai bậc sinh thành. Họ nghêu ngao:

Câu thơ ba chữ rành rành:

Chữ trung, chữ hiếu, chữ tình là ba

Chữ trung thì để phần cha

Chữ hiếu phần mẹ, đôi ta chữ tình.

[74, tr. 1495]

Trung là trung với cha, thuộc trong những hành vi tôn kính, đáp đền công sinh dưỡng của cha. Một bài khác thì hướng về mẹ:

Hữu bằng tự viễn phương lai Lạc hồ quân tử lấy ai bạn cùng

Chữ hiếu, chữ trung là trung với mẹ Chữ nhân, chữ nghĩa là ái với ân Yêu nhau bao quản xa gần.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

[74, tr. 1255]

Chữ Trung trong bài ca dao định rò đối tượng là người mẹ, đây là một nét nghĩa khá mới mẻ trong cách vận dụng một khái niệm đặc trưng Nho giáo của người dân Việt. Cùng với tính chất nền tảng, chữ Trung có mặt trong mọi đức tính làm cho các đức tính khác nảy nở và phấn phát. Đối với người dân chữ Trung thể hiện một nhân cách trọng Đạo lý hơn là việc thực thi bổn phận, vì vậy, chữ Trung của họ linh động theo nhận thức lẽ đúng sai: “Tu thân rồi mới tề gia, lòng ngay nói thật gian tà mặc ai”. Người dân có một chữ Trung riêng, thuần về luân lý, không

Sự tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam qua tục ngữ, ca dao – Dân ca người Việt - 15


liên quan đến chính trị và trong đạo lý ấy, người mẹ, người phụ nữ cũng được đặt ở vị trí ngang hàng với người cha, người đàn ông. Điều này được thể hiện mang tính nhất quán trong cách vận dụng các phạm trù đạo đức Nho giáo vào tư duy, tình cảm dân tộc. Người dân đã tiến hành “vượt gộp” thành công và mang lại ý nghĩa “mới” cho chữ Trung khi tiếp nhận hệ thống đạo đức Nho giáo. Nếu đặt giả thuyết: có khả năng chữ Trung khi hướng tới cha mẹ được khai thác theo nghĩa nguyên thủy, là tính ngay thẳng vốn dĩ trong bản tính thiện của mỗi người, không có gì mới mẻ thì vấn đề đặt ra là tại sao đối tượng hướng đến chỉ là hai bậc sinh thành mà ít nói đến các đối tượng khác (vợ, chồng) hoặc không hề đề cập đến (anh, em, bạn bè...)? Trong kho tàng kinh nghiệm sống của người dân xuất hiện câu tục ngữ: “Chim gà, cây cau, rau cải, nhân ngãi vợ, đầy tớ con” [76, tr. 512], phản ánh một “hiện tượng ý thức xã hội” khi lòng trung của người con đến giới hạn cực đoan, nó có thể biến người con thành đầy tớ trung thành của cha mẹ. Tất nhiên trong bổn phận làm con, Hiếu là cơ bản nhưng Trung làm cho Hiếu trở nên cứng nhắc và cố chấp, chưa kể là khi Hiếu được định hướng theo đạo đức Nho giáo thì phận làm con không còn dừng ở những hành vi ứng xử trong gia đình mà trở thành phẩm hạnh mang tính cơ bản và xã hội nhìn vào đó để đánh giá nhân cách của một người.

Vấn đề về mặt văn bản, người dân rất ít đề cập đến mối quan hệ anh em, nếu có cũng mang tính bổ sung cho những nội dung khác, liên quan đến Trung thì càng không và cả mối quan hệ bạn bè cũng vậy. Lý do vì sao chúng tôi chưa thể giải thích được, trong chương một chúng tôi đã giới thuyết. Ở đây ngoài sự tập trung phản ánh đức Trung quân và sự thành thật với cha mẹ đối với một cá nhân chúng tôi chỉ tìm thấy hai bài đề cập đến lòng Trung trong quan hệ lứa đôi nhưng cũng tạo được những biến đổi ý nghĩa khá thú vị trong cách vận dụng.

Anh con trai khi đáp lời cô gái đã xác định cho đối tượng Trung của anh ta là người vợ tương lai: “Qua phân lại cho em tường/ Cao đường già yếu/ Anh chị có đôi có bạn, qua thiếu chữ Trung”… Và khi đến với nhau lòng Trung được gắn với ý thức vì nhau để tình cảm lứa đôi được trân trọng và bền bỉ. Cô gái tâm sự trong nổi thao thức nhớ thương:


Canh một cho chí canh hai

Có ai vui thay như cá nước, bạn xa nhau rồi không nói trước em hay Qua chuyến đò đầy nhớ nghĩa đó thay

Huống chi đôi lứa mình ơn trung nghĩa trọng ba bốn tháng rày

nhớ thương.

[74, tr. 387]

Về mặt tiếp nhận, sự ít ỏi hay thiếu vắng của chữ Trung hướng đến các đối tượng khác cho thấy sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng chính thống. Khái niệm Trung trinh mà nhà cầm quyền phong kiến và tầng lớp nho sĩ tập trung giáo hóa dân chúng đã khỏa lấp các nội dung khác, tuy có những biểu hiện linh động nhưng vẫn nằm trong khung nghĩa mà Nho giáo đề xướng. Một khái niệm khác song hành với Trung, là Hiếu cũng được tiếp nhận trong diễn biến tương tự. Mặc dù trong tâm thức bản địa đã có sẵn cơ sở tình cảm thương cha nhớ mẹ và được bộc lộ qua những hành vi chăm sóc, phụng dưỡng mang tính bản năng nhưng chữ Hiếu của Nho giáo nổi rò trong vai trò “cơ sở lý thuyết” làm cho chữ Hiếu của người dân trở nên tự giác, có ý thức.

3.1.2. Hiếu

Theo ba điều bất hiếu của Kinh Lễ: thứ nhất, làm việc xấu để cha mẹ mang nhục; thứ hai, không ra làm quan để nuôi cha mẹ và thứ ba, không con nối dòi, đây là tội bất hiếu lớn nhất. Từ ba cách giải thích phủ định, chúng ta suy ra nghĩa của chữ Hiếu: thứ nhất, người con phải làm việc tốt, phải sống tốt theo tiêu chuẩn đạo đức mà Nho giáo đưa ra; thứ hai: nhất thiết phải ra làm quan, nghĩa là phải học hành đỗ đạt, tham gia quan trường để vừa mang bổng lộc về nuôi cha mẹ vừa làm cho cha mẹ hãnh diện; cuối cùng và quan trọng nhất là phải lập thành gia thất để có con nối dòi, cốt là tiếp nối sự thờ phụng ông bà, cha mẹ. Trên cơ sở này, các Nho gia đã có những “hướng dẫn” cụ thể cho người con đạt đạo Hiếu, qua đó cũng làm cho nghĩa của Hiếu được cụ thể hơn.

Vấn đề đầu tiên đặt ra: thế nào là làm việc tốt, sống tốt?


Dựa trên phương hướng hành đạo “tu tề trị bình”, Nho giáo đã xác lập tiêu chuẩn đạo đức để đánh giá đức hạnh của mỗi cá nhân. Vốn gia đình được xem là môi trường hiện thực đầu tiên để con người thể hiện nhân tính của mình nên Nho giáo rất coi trọng sự hòa mục của tế bào gia đình và cách thể hiện thiện tính của con người ngay trong giới hạn đó. Đồng thời, đó cũng là nơi kiểm chứng tư cách và là nơi khẳng định giá trị hữu dụng của cá nhân đối với xã hội. Vì thế, uy tín của mỗi cá nhân thể hiện từ trong gia đình rất quan trọng, được xếp thứ hai sau nỗ lực trau dồi nhân cách – “tu thân” và là tiền đề cho việc tạo dựng uy tín xã hội của một cá nhân, hướng tới nhiệm vụ “trị quốc”.

Bước thể hiện nhân cách cá nhân đầu tiên là việc cư xử như thế nào đối với bậc sinh thành cả khi họ còn sống cũng như khi họ đã qua đời. Trong mối quan hệ thân thuộc, cá nhân hoàn toàn có đủ điều kiện về tình cảm và lý trí để thể hiện “nhân tính” của con người, Nho giáo diễn đạt bằng chữ “Thành”. Thành là bản tính tự nhiên do trời ban cho con người, sẵn có cùng với tính thiện (Thị cố thành giả, thiên chi đạo dã) [30, tr. 22]. Sự thành thật thể hiện đầu tiên ở việc hiếu kính cha mẹ hết mực, phụng dưỡng tận tâm, thờ kính nghiêm cẩn, những hành động này mang tính bản năng nên bộc lộ một cách tự nhiên. Nếu trong điều kiện như thế mà cá nhân không thực hiện được thì có thể xem người đó không có lòng Nhân, không thể tiến đến các quan hệ khác. Cùng với sự xem thường của xã hội là hệ quả, người đó trở thành vô dụng đối với cộng đồng. Một khi đứa con bị xã hội coi khinh thì chắc chắn cha mẹ cũng sẽ rất buồn, thậm chí cảm thấy xấu hổ. Như vậy, người con đó đã phạm vào một trong ba điều bất hiếu.

Hiếu kính với cha mẹ trở thành tiêu chuẩn đạo đức cơ bản và quan trọng nhất để đánh giá nhân cách của một người. Từ ý nghĩa hai mặt của Hiếu, chúng ta không những thấy được vai trò của nó trong hệ thống chuẩn mực đạo đức Nho giáo mà còn xác định vị trí của cha mẹ trong gia đình vì trong ý thức hành xử của người con, mọi hành vi đều hướng đến việc làm cho cha mẹ hài lòng.

Sự hài lòng lớn nhất mà người con mang đến cho cha mẹ là kết quả thành đạt của bản thân. Người con phải phấn đấu để có một vị trí nhất định trong xã hội, vừa


để kiếm bổng lộc nuôi cha mẹ vừa làm cho cha mẹ hãnh diện. Mục đích tu thân của người con là để “lập thân hành đạo, nêu cao thanh danh đến đời sau, làm vinh hiển cho cha mẹ” (lập thân hành đạo, dương danh ư hậu thế, dĩ hiển phụ mẫu) [6, tr. 46]. Đây là niềm vui tinh thần lớn nhất mà con cái mang đến cho cha mẹ. Vì mục đích này, đạo Hiếu cho phép người con rời xa cha mẹ để tìm đường “lập thân”. Khổng Tử bảo rằng: “Phụ mẫu tại, bất viễn du; du tất hữu phương” [29, tr. 58] là vì thế. Cụm từ “du tất hữu phương” có nhiều cách hiểu khác nhau. Đoàn Trung Còn thì cho rằng: “Như đi chơi đâu thì thưa trước cho cha mẹ biết đặng an tâm” [29, tr. 59].

Tác giả đã đi xa nghĩa của chữ “phương” (phương ở đây là hướng đã được định

ra). Phan Bội Châu giải thích cụm từ này đặt trong quan hệ với chữ sĩ: “Vậy nên nói đến nghĩa vụ làm người tất phải có lúc viễn du, nhưng mà khi viễn du đó tất phải có một đạo lý tốt mà ta xu hướng được thời đã không trái với đạo làm con, lại được đúng với đạo lý làm người” [11, tr. 154]. Phan Bội Châu theo sát nghĩa từ nguyên của “phương” nhưng nâng lên thành lý tưởng hành đạo. Chúng tôi trong khuôn khổ luân lý gia đình gắn với ý nghĩa hiếu kính, cho rằng “phương” ở đây không đi ra ngoài mục đích nương theo con đường cha mẹ đã vạch bày, tiến tới sự vinh thân, cốt làm cho cha mẹ hãnh diện (Phan Bội Châu cho là trọn “đạo làm con”). Đây là điều cần thiết nhất, cho phép người con có thể rời xa cha mẹ. Ngoài ra, đạo lý Nho giáo rất khó chấp nhận người con xao lãng việc chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ vì bất cứ lý do cá nhân nào khác. Thậm chí về mặt thể xác, người con đã thực sự xa rời cha mẹ, nhưng tinh thần và tình cảm vẫn phải trân trọng giữ gìn thông qua các việc làm mang tính tâm linh. Đó là việc tuân thủ theo các thủ tục, nghi lễ chôn cất, tang chế, thờ cúng cha mẹ khi họ qua đời.

Nho giáo rất coi trọng việc chôn cất, tế lễ, thờ cúng khi cha mẹ qua đời dựa trên những quy định của Lễ. Mạnh Tử cho rằng: “Phụng dưỡng cha mẹ lúc sinh thời chưa phải là việc lớn. Chôn cất cha mẹ lúc tử biệt mới có thể xem là việc trọng đại”. (Dưỡng sinh giả, bất túc dĩ đương đại sự. Duy tống tử, khả dĩ đương đại sự) [30, tr. 46], vì đây là biểu hiện cụ thể của lòng Nhân.


Nết Hiếu thể hiện qua nghi lễ chôn cất cha mẹ là xuất phát từ tình thương xót, đầu mối của lòng Nhân. Mạnh Tử kể rằng: “Hồi đời thượng cổ, người ta chưa có lệ chôn cất cha mẹ chu đáo. Khi cha mẹ mãn phần, người ta đem bỏ bên đường mương, khe suối. Ít hôm sau, họ đi qua đó thấy mấy con chồn cáo xé thây thi mà ăn, những đoàn ruồi, lằng, giòi, tửa đục da khoét thịt. Trán họ liền rịn mồ hôi, họ ngó nghiêng chớ chẳng dám nhìn ngay. Sở dĩ mồ hôi của họ rịn ra không phải họ xấu hổ với người khác, vì lúc này chẳng có ai mà tại trong tâm họ đau đớn nên có sự phát hiện ra nơi gương mặt đó. Họ quay về nhà, mang giỏ, xách cuốc tới, họ đào đất mà lấp thây cha mẹ. Hồi đời thượng cổ, người ta lấp đất sơ sài mà chôn cha mẹ, đó là sự đáng khen rồi. Về sau, xã hội có tổ chức, con người trở nên văn minh thì kẻ hiếu tử, bậc nhân đức khi chôn cất cha mẹ ắt nên trịnh trọng noi theo lễ phép vậy” [31, tr. 179]. Mạnh Tử giải thích rò ràng tại sao phải chú trọng việc chôn cất cha mẹ, cốt là vì bản tính thiện nhân, sự trắc ẩn thương xót của con người khi tiến tới một sự văn minh vật chất nhất định. Ở đây, chữ Hiếu được nảy sinh từ lòng Nhân. Căn nguyên này củng cố cho sự vững chắc và quan trọng của đạo Hiếu trong hệ thống triết lý đạo đức Nho giáo.

Đi kèm với lễ nghi chôn cất là việc phục tang. Ngoài lễ tiết trong tang ma, người con phải phục tang cha mẹ theo một khoảng thời gian nhất định, ít nhất là ba năm, tương đương với thời gian cha mẹ ấp ủ, ẵm bồng khi con mới lọt lòng mẹ. Khoảng thời gian ba năm phục tang cha mẹ, vừa để người con tri ân những ngày tháng cha mẹ lao lực khi con còn quá nhỏ vừa tỏ sự luyến ái cha mẹ, không muốn rời xa cha mẹ về mặt tinh thần và tình cảm [29, tr. 280]. Điều này cho thấy việc giữ gìn, gắn kết mối quan hệ con cái với cha mẹ là rất quan trọng, làm tròn điều đó là bổn phận thiêng liêng nhất của người con. Người con luôn phải đau đáu, đếm từng ngày được sống cùng cha mẹ để mừng và cũng để mà nơm nớp lo sợ ngày phải xa cha mẹ [29, tr. 17].

Lễ là một khái niệm mơ hồ, vừa khắt khe vừa linh động theo phép quyền biến. Nó chi phối mọi hành vi đạo đức của con người Nho giáo, trong đó có những hành xử của người con đối với bậc sinh thành. Trên quan điểm tôn ti luận, Nho gia cho


rằng việc chấp sự theo quyết định của cha mẹ là kính người trên, cũng là cách giữ Lễ, theo Lễ. Đây là khuôn phép, là chuẩn mực bất cải mà Nho giáo chủ xướng và duy trì suốt theo chiều dài lịch sử của nó. Vì thế, Khổng Tử có lần giải thích nghĩa của Hiếu là “Vô vi”, người con không được phép làm gì không thuận ý cha mẹ. Tất cả mọi việc phải lấy Lễ mà cư xử với cha mẹ theo cách: “Cha mẹ còn sống thì lấy lễ để đối đãi; khi cha mẹ mất thì theo lễ mà chôn cất, tế lễ cho cha mẹ cũng phải tuân thủ theo lễ” (Sinh, sự chi dĩ lễ; tử, táng chi dĩ lễ; tế chi dĩ lễ) [29, tr. 16]. Trong khuôn khổ của Lễ, người con luôn phải chú tâm quan sát sự vui buồn của cha mẹ mà làm, tránh gây buồn phiền cho cha mẹ, xấu hổ vì lý do đứa con sống không đúng Đạo. Đối với Hiếu, Lễ là một hệ thống phép tắc khung người con trong ý thức tôn kính, phục tùng sở nguyện của cha mẹ.

Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa lý giải cho việc nết Hiếu được đặt lên hàng đầu vì nó liên quan đến phần cơ bản nhất của con người là tình thân. Sự ràng buộc về huyết thống nảy sinh tình cảm bền chặt, giúp mọi người bộc lộ thiên tính một cách tự phát và cụ thể. So với các mối quan hệ khác, cùng với mối quan hệ huynh – đệ, mối quan hệ phụ – tử có một đặc điểm quan trọng làm cơ sở là sự thân tình, gần gũi về mặt huyết thống. Trong một lần bàn về chính sách trị quốc, Mạnh Tử đã nêu lên nội dung giáo dân theo ngũ luân: “Cha con ràng buộc bởi tình thân, vua tôi phải cư xử theo nghĩa, chồng vợ phải có sự phân biệt, lớn nhỏ phải có thứ bậc tôn ti, bạn bè lấy chữ tín làm trọng” (Phụ tử hữu thân, quân thần hữu nghĩa, phu phụ hữu biệt, trưởng ấu hữu tự, bằng hữu hữu tín) [30, tr. 168]. Trong điều kiện như thế, việc người con có bổn phận giữ Lễ, hiếu kính với cha mẹ là tự nhiên, tất yếu. Người con luôn được nhắc nhở: cha mẹ ngoài là bậc trưởng thượng còn là những người sinh ra con, nhọc công chăm sóc, dạy bảo, lo lắng cho con, nhất là khi bệnh tật tổn hại đến sinh mệnh của con. Khổng Tử nói với Mạnh Vò Bá: “Cha mẹ chỉ có một nỗi lo là con bị bệnh tật” (Phụ mẫu duy kỳ tật chi ưu) [29, tr. 16]. Công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ ví như trời biển, người con không được xem nhẹ. Vì thế, kính dưỡng cha mẹ là đức hạnh cơ bản của “đạo làm người”. Người con có Hiếu tức có ý thức đầy đủ về tình cảm, trách nhiệm của mình đối với cha mẹ. Vì vậy mà Mạnh Tử


một lần nữa nhắc nhở: “Cha con trọng ở ân, vua tôi trọng ở kính” (Phụ tử chủ ân, quân thần chủ kính) [30, tr. 118]. Chữ Ân vừa xác định lý do của sự hiếu kính vừa gia cố cho chữ Hiếu thêm vững chắc trong vị trí “đại đạo”. Câu nói “Ân cha Nghĩa mẹ” trở thành một ý niệm thiêng liêng thúc đẩy hành động hiếu kính trở thành lẽ sống của người con. Mặt khác, ngay trong câu nói đạo Hiếu của người con xuất hiện cả chữ Nghĩa. Nghĩa lại xác định cho tính tất yếu của Hiếu vì đó là lẽ đúng phải theo. Hành động đúng đắn và thiết thực nhất để tri ân dưỡng dục, hiếu kính cha mẹ là người con phải luôn chú tâm trân trọng sản phẩm mà cha mẹ tạo cho, đó là tấm thân của mình. Vì theo Nho giáo, thân thể người con không do tự nhiên mà có, được tạo ra từ sự sinh dưỡng của cha mẹ. Vì thế làm tổn hại đến cơ thể là người con đã phụ công sinh dưỡng của cha mẹ, là bất hiếu.

Chung quy lại, ý nghĩa cơ bản của Hiếu là người con phải mang đến niềm vui tinh thần cho cha mẹ. Bởi lẽ, theo Khổng Tử, nếu bảo là Hiếu mà chỉ dừng ở mức độ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ là đủ thì con người có khác gì với cầm thú vì con vật cũng thực hiện được điều đó. Cái mà gọi là Hiếu của con người là phải biết kính trọng cha mẹ. Khổng Tử từng trả lời Tử Du: “Nay nói về hiếu là biết phụng dưỡng cha mẹ. Điều đó chó ngựa đều làm được. Con người cũng chỉ biết có thế mà không có sự kính trọng đối với cha mẹ thì có khác gì chúng đâu?” (Kim chi hiếu giả, thị vị năng dưỡng. Chí ư khuyển mã, giai năng hữu dưỡng. Bất kính, hà dĩ biệt hồ?) [29, tr. 18]. Hiếu kính với cha mẹ là bản tính của con người – Nhân, là tuân theo phép tắc hành xử – Lễ, là việc đúng phải làm – Nghĩa. Người biết phân biệt và thành tâm thực hiện những điều Nhân, Nghĩa là người Trí. Có được những đức tính này ắt cá nhân sẽ được cộng đồng tin tưởng – lập được chữ Tín. Những phẩm chất đạo đức ấy là tiêu chí đánh giá năng lực và đạo đức cá nhân mà xã hội Nho giáo đặt ra, tạo tiền đề vươn tới sự xác lập địa vị của cá nhân trong xã hội – thực hiện công cuộc “trị quốc, bình thiên hạ”. Đây là ý nghĩa chính trị của Hiếu được nhà nước phong kiến vận dụng triệt để bằng hình thức thể chế hóa qua luật pháp, từ đây Hiếu vượt ra ngoài ý nghĩa nhân luân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022