Hình Thức Tham Gia Đóng Góp Của Người Dân Cho Việc Xây Dựng Đường Gtnt


thì trung bình 03 xã chỉ có 37,3% trả lời là có tham gia, còn lại 62,7% trong số người được trả lời là không tham gia vào hoạt động xây dựng đường GTNT. Trong 03 xã thì xã Tóc Tiên có tỷ lệ người dân tham gia cao nhất khảo sát chiếm 51,0%, ngược lại thì người dân không tham gia vào hoạt động này ở xã Châu Pha chiếm tỷ lệ cao nhất 55,6%.

Lý do người dân không tham gia

Chị Bùi Thị Thanh đang sống cùng với mẹ và một cháu gái 4 tuổi. Chị làm công nhân ở một công ty và hàng ngày chị đi làm cách nhà 12km tới 6 giờ tối mới về. Mẹ chị thì ở nhà trông cháu nhỏ. Vì vậy mà gia đình không có thời gian rảnh rỗi. Nên những ngày nghỉ muốn tham gia hoạt động trong xã cũng không biết thông tin lúc nào đi, chị cho biết.

Gia đình ông Nguyễn Văn Đây là một gia đình thuần nông, không thuộc diện hộ nghèo của xã nhưng mức thu nhập của gia đình cũng chỉ đủ tiêu dùng. Thỉnh thoảng, ở xã cũng mời ông tham dự các buổi hội nghị và tiếp xúc cử tri. Ông cũng đã nghe về các hoạt động tuyên truyền xây dựng NTM, trong đó có tiêu chí về xây dựng đường giao thông của xã nhưng lại không muốn tham gia. Theo ông, vì gia đình không đủ khả năng đóng góp, hơn nữa không đóng góp bằng tiền, không hiến đất làm đường thì nói cũng không ai nghe.


Hình 4.13. Hình thức tham gia đóng góp của người dân cho việc xây dựng đường GTNT

50%

40%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

30%

20%

Sự tham gia người dân trong việc xây dựng công trình giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - 8

10%

0%

Hiến đất làm đường

Đóng góp Đóng góp sức Chưa tham

tiền mặt

lao động

gia

Hình thức khác

40,1%

26,8%

19,0%

6,3%

7,8%


Nhìn chung, đại đa số người dân đều có ý thức tham gia đóng góp kinh phí xây dựng các công trình GTNT tại địa phương. Từ số liệu trên ta thấy rằng tỷ lệ người dân tham gia đóng góp vào việc xây dựng đường GTNT chủ yếu là tiền mặt, chiếm 40,1% trong các hình thức đóng góp. Theo như tìm hiểu thì đa số người dân cho rằng việc đóng góp bằng tiền mặt cho là đơn giản nhất nhất và dễ dàng biết được giá trị đóng góp của mình tới đâu. Và với số đông 86,0% người được hỏi cho rằng với mức đóng góp như vậy là chấp nhận được phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. Còn với việc đóng góp bằng sức lao động tham gia trực tiếp xây dựng đường GTNT, đa phần là các cán bộ từ tổ chức đoàn thể tại xã, huyện hoặc một số người dân tham gia hoạt động bằng hình thức này. Việc hiến đất làm đường hầu hết là do các hoạt động từ chính quyền xã trực tiếp xuống người dân vận động hỗ trợ, mức đóng góp này được cho là phù hợp.

Việc này sẽ góp một phần tích cực trong tổng kinh phí xây dựng nên các công trình GTNT của địa phương. Trước đây, các tuyến đường thôn, xóm thường rất hẹp, nhiều đoạn trơn trượt khi trời mưa, bị che khuất tầm nhìn, gây khó khăn trong việc đi lại. Cho đến hiện tại thì các đoạn đường trong thôn, xóm dường như đã được bê tông hóa, thông thoát giúp cho việc đi lại được tốt hơn. Để có kết quả tích cực này, UBND huyện Tân Thành đã phát động phong trào “Vận động toàn dân tham gia làm đường” với chủ trương của lãnh đạo địa phương là tích cực bám sát dân, vừa tuyên truyền, vận động, biết lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của nhân dân theo hình thức “dân vận khéo”. Đồng thời chủ động giải thích, phân tích rõ lợi ích của việc xây dựng các tuyến đường GTNT sẽ góp phần nâng cao đời sống, cũng như thay đổi diện mạo của xã trong tương lai.


Niềm vui của cộng đồng khi có đường mới

Ông Phạm Văn Nghĩa, 72 tuổi – người dân ấp Phước Bình, xã Sông Xoài cho biết: “Trước kia những cong đường trong thôn, xóm đa phần là đường đất, đá cấp phối, có đường nhựa qua xã nhưng toàn ổ gà bị hỏng nặng, nền đường đất khi trời mưa đường rất trơn, sình lầy bà con trong xóm đi lại rất khó khăn. Từ ngày có nhiều đường bê tông được hoàn thành bà con trong xóm ai cũng vui mừng, phấn khởi, đi lại thuận tiện. Giúp việc vận chuyển hàng hóa được thuận lợi, công nhân đi làm, học sinh đi học cũng dễ dàng hơn”.


Từ đây, giúp cho người dân có cách nhìn đúng và tích cực là Đảng, NN luôn mong mỏi là mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân, làm đường là để phục vụ chính nhân dân, vì quyền và lợi ích của người dân. Ban đầu, chỉ có một vài hộ tham gia hiến đất, sau đó đã lan rộng ra toàn xã vì hầu hết khi hiến đất mọi người đều thấy lợi ích vật chất của mình bị ảnh hưởng, không phải ai cũng hiến đất, như vậy việc hiến đất của một gia định song lại cho mọi người cùng sử dụng đất đó để đi lại, xét về lợi ích người hiến đất sẽ bị thua thiệt hơn những người khác. Song khi giác ngộ được ý tưởng việc hiến đất chủ yếu phục vụ lợi ích của bản thân mình trước tiên và giúp ích cho người dân, trở thành tấm gương sáng cho cộng đồng thì việc hiến đất trở nên vô cùng có ý nghĩa thiết thực.

Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận vẫn còn không nhỏ người dân chưa muốn tham gia, bài toán đặt ra cho chính quyền là cần có những giải pháp phù hợp tăng cường sự tham gia đóng góp kinh phí từ phía dân cư để xây dựng các công trình GTNT, tuyên truyền, vận động, giúp người dân hiểu việc xây dựng các công trình GTNT là phục vụ cho lợi ích của chính cộng đồng dân cư.

4.2.4 Người dân tham gia giám sát, quản lý các công trình đường GTNT

Giám sát và quản lý là hoạt động rất quan trọng trong mọi giai đoạn của dự án. Giám sát và quản lý là công việc nhằm tìm những thuận lợi và phát hiện ra những hạn chế, khó khăn để có hướng xử lý kịp thời trong quá trình thực hiện dự án.


Hình 4.14. Tỷ lệ người dân tham gia vào hoạt động giám sát, quản lý đường GTNT‌

120%

100%

80%

60%

40%

20%

0%

Châu Pha

Tóc Tiên

Không

Sông Xoài

82,2%

63,3%

66,7%

17,8%

36,7%

33,3%

Khi được hỏi về hoạt động tham gia, quản lý các công trình đường GTNT còn khiêm tốn ở 03 xã chỉ có 29,6% số người được hỏi trả lời là có tham gia. Trong đó ở xã Châu Pha thì tỷ lệ người dân tham gia là thấp nhất chỉ chiếm tỷ lệ 17,8%. Và ngược lại, tỷ lệ người dân không tham gia vào hoạt động này của 03 xã chiếm khá nhiều ở mức 70,4% trong số người được hỏi. Nguyên nhân chính khiến người dân không tham gia vào các hoạt động giám sát, quản lý đường GTNT chủ yếu là do chính quyền đã không tạo điều kiện cho người dân tham gia giám sát, quản lý. Tùy theo các dự án đầu tư bằng hình thức khác nhau thì quyết định mức độ tham gia của người dân khác nhau. Đối với những dự án có vốn đầu tư 100% ngân sách nhà nước thì người dân lại đứng “ngoài cuộc”, bởi người dân cho rằng đó không phải tiền do mình đóng góp, nên người dân không quan tâm đến. Ngược lại, những dự án đầu tư xây dựng đường GTNT theo chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” có phần đóng góp của cộng đồng thì người dân lại quan tâm và có trách nhiệm.


Hình 4.15. Lý do người dân không tham gia vào hoạt động giám sát, quản lý


49,3%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

19,7%

14,1%

Xã đã có ban Thuê giám sát Không quan giám sát từ bên ngoài tâm

Ban chỉ đạo NTM xã thành lập Ban giám sát đầu tư cộng đồng có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan tổ chức liên quan thực hiện giám sát đầu tư và nghiệm thu các công trình xây dựng. Thành viên trong Ban giám sát bao gồm đại diện Ủy ban MTTQ xã làm Trưởng ban và đại diện các hội đoàn thể, trưởng thôn/xóm trong xã là thành viên. Ngoài thành viên Ban giám sát đầu tư cộng đồng, người dân vẫn chưa nhận thức rõ về vai trò của mình trong việc chủ động tham gia giám sát xây dựng đường GTNT. Theo kế quả khảo sát, cho thấy người dân cho rằng xã đã có ban giám sát cộng đồng chiếm tới 49,3% và tỷ lệ 14,1% cho là đã thuê giám sát từ bên ngoài. Với nhận thức này, đa số người dân vẫn chưa hiểu biết nhiều về vai trò của mình trong việc tự giác tham gia giám sát xây dựng đường GTNT và chưa thực hiện đầy đủ quyền lực của mình.

Mặt khác, về nội dung giám sát, thực tế cộng đồng chỉ tham gia ở những công việc đơn giản. Các nội dung giám sát của người dân chỉ xoay quanh các vấn đề như: Kiểm tra nội dung đã triển khai trong các cuôc họp, tiến độ thi công theo cam kết với người dân. Chỉ có Ban giám sát cộng đồng có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị liên quan có chuyên môn để kiểm tra chất lượng công trình theo thiết kế được xây dựng dự toán ban đầu. Người dân không đủ thông tin và cả năng lực để kiểm tra công trình theo như thiết kế, hoặc kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng công trình. Theo nguyên tắc, thì các công trình đường GTNT ở địa phương thường


được mời giám sát độc lập vì theo chính quyền xã cho rằng thuê giám sát độc lập có khả năng chuyên môn, đồng thời họ cũng là người chịu trách nhiệm chính về chất lượng công trình. Với lại đa phần người dân (chiếm tỷ lệ 64,1%) tin rằng thành lập Ban giám sát thì sẽ giúp giám sát xây dựng đường GTNT mang lại hiểu quả nhất. Trong khi đó những thành viên trong Ban giám sát đầu tư cộng đồng thường không có chuyên môn về thi công xây dựng công trình, họ chỉ thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm nên dẫn đến hiệu quả việc giám sát công trình rất thấp.

Tuy nhiên, việc giám sát, quản lý đường GTNT ngày càng được người dân quan tâm. Mặc dù tỷ lệ người dân tham gia hoạt động này còn khiêm tốn nhưng đây đã có sự tiến bộ so với thời gian trước. Tỷ lệ này tăng sẽ giúp nâng cao chất lượng công trình, bởi trên thực tế cho thấy những công trình có sự tham gia giám sát, quản lý của người dân đều đạt được chất lượng tốt hơn so với các công trình không có sự tham gia của người dân (Theo báo cáo của Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tân Thành do địa phương có nhiều khu công nghiệp, xe tải, xe container chở hàng hóa thường xuyên ra vào nên các con con đường GTNT trên địa bàn huyện không tránh khỏi hư hỏng cần được đầu tư sửa chữa ở một số xã như: Tân Hải, Tân Hòa, Phước Hòa, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Châu Pha, Hắc Dịch. Đặc biệt, các tuyến đường như: Đường cảng nội địa Đức Hạnh, xã Tân Phước; Đường vào ấp Phú Thạnh, xã Mỹ Xuân; Tuyến đường Châu Pha 10, thôn Tân Ro, Châu Pha 16, thôn Tân Ninh, Châu Pha 18-19 thôn Tân Long, xã Châu Pha… hiện đang bị hư hỏng trầm trọng, mặt đường lún sụt tạo thành các hố sâu, lớp đá cấp phối hầu như không còn, chỉ trơ đất đỏ, mưa thì ngập nước, sình lầy, nắng thì bụi).


Hình 4.16. Chính quyền thôn/xã có tạo điều kiện cho người dân tham gia vào việc kiểm tra, giám sát

Không rõ

28,8%

Không tạo điều kiện cho người dân tham gia vào việc giám sát

8,5%

Người dân trực tiếp giám sát thông qua quyền kiến nghị, khiếu nại hay tố cáo

14,8%

Người dân được kiểm tra giám sát thông qua Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát cộng đồng

47,9%

Với kết quả trên cho thấy phần lớn người dân vẫn chưa tích cực tham vào việc kiểm tra, giám sát, cũng như quản lý các công trình xây dựng đường GTNT. Khi được hỏi chính quyền thôn/xã có tạo điều kiện cho người dân tham gia vào việc kiểm tra, giám sát chiếm tỷ lệ 47,9% người được hỏi cho rằng mình được kiểm tra giám sát thông qua Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát cộng đồng và có đến 37,3% trả lời là không rõ và không tạo điều kiện cho người dân tham gia vào việc giám sát.

Tương tự, ở hoạt động nghiệm thu thì có đến 92,3% số người khảo sát không tham gia vào hoạt động nghiệm thu. Đa phần người dân cho rằng hoạt động nghiệm thu công trình đường GTNT là của chính quyền hay không rõ. Khi có đến 47,9% người được hỏi cho rằng đây là hoạt động của UBND huyện/xã, và 40,1% người dân không được mời tham gia và không biết đây là hoạt động gì. Tình trạng này làm cho người dân thiếu sự tin tưởng vào các hoạt động giám sát, kiểm tra, cũng như quản lý các công trình GTNT tại địa phương.

Như vậy để tích cực tham gia hoạt động giám sát, kiểm tra, cũng như quản lý của cộng đồng cần phải cho người dân nhận biết được vai trò và lợi ích của mình


trong công tác xây dựng đường GTNT. Để làm được điều này thì cần phải có cơ chế phát huy việc giám sát của cộng đồng thông qua các chính sách từ chính quyền.

Tóm lại, qua khảo sát, phân tích các dữ liệu thu thập và dựa vào tình hình thực tế tại địa phương không như mong muốn. Và có sự khác biệt ở mỗi xã, ngay từ đầu người dân tiếp nhận thông tin đây là bước quan trọng đầu tiên và kiến thức hiểu biết về xây dựng đường GTNT còn hạn chế, làm ảnh hưởng một phần đến sự tham gia của người dân vào xây dựng đường GTNT, thấy rõ nhất là xã Châu Pha. Có thể nhận định người dân và chính quyền chưa nhận định rõ vai trò và tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng. Các thông tin chỉ dừng lại ở các hoạt động truyền thông, còn các hoạt động được cho là quan trọng như: Tham vấn, bàn luận, kiểm tra giám sát của người dân đều ở mức thấp. Chính quyền nên đóng vai trò quyết định để có sự tham gia của người dân trong mọi hoạt động xây dựng và phát triển đường GTNT.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí