CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Hệ thống đường giao thông là một trong những yếu tố quyết định làm góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, trong đó đường GTNT là một trong những yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, trao đổi hàng hoá ở nông thôn và nó cũng góp phần đẩy mạnh và nâng cao đời sống tinh thần cho người dân ở nông thôn, làm giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Phát triển hạ tầng giao thông là động lực để xây dựng nông thôn mới. Giao thông là tiêu chí số 02 trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đây là tiêu chí quan trọng, bởi hệ thống giao thông thông suốt sẽ thúc đẩy các ngành khác phát triển, góp phần vào sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới, đồng thời đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới. Thế nhưng, để hoàn thành tiêu chí này không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước mà còn là việc phát huy nội lực của từng địa phương.
Phong trào làm đường GTNT đã đạt được những thành công nhất định trong cả nước, thậm chí một số địa phương có cách làm tiên tiến, sáng tạo. Nhiều địa phương đã gặt hái thành công trong việc phát huy nội lực, vận động người dân đóng góp tiền mặt, hiến đất, sức lao động để làm đường GTNT. Nhờ đó, từng con đường trong xóm, trong thôn được nâng cấp, mở rộng, đã thay đổi diện mạo trong xã và là nền tảng vững chắc giúp các địa phương phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới.
Một trong những điểm quan trọng của chương trình xây dựng GTNT là huy động sự tham gia của cộng đồng, nhà nước chỉ có vai trò hỗ trợ, là động lực giúp người dân tham gia một cách tự nguyện. Qua đó, chương trình giúp tận dụng được sức dân, giảm bớt áp lực cho ngân sách nhà nước trong các hạng mục đầu tư, duy tu sửa chữa… cho hệ thống đường giao thông; cũng như để người dân thể hiện được vai trò và quyền làm chủ của mình. Chương trình triển khai trên địa bàn huyện Tân
Thành đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía người dân, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình tham gia, ảnh hưởng đến chất lượng thực tế và tính bền vững của chương trình.
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Về Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Xây Dựng Đường Gtnt Tại Huyện Tân Thành, Br-Vt
- Cách Thức Người Dân Biết Về Chương Trình Xây Dựng Đường Gtnt
- Hình Thức Tham Gia Đóng Góp Của Người Dân Cho Việc Xây Dựng Đường Gtnt
- Xã Tóc Tiên Được Thành Lập Vào Năm 1994, Với Tổng Diện Tích Tự Nhiên
- Sự tham gia người dân trong việc xây dựng công trình giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - 11
- Sự tham gia người dân trong việc xây dựng công trình giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - 12
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
Một số tồn tại được thể hiện qua nghiên cứu như sau:
- Về mức độ tiếp cận thông tin, người dân có được thông tin cơ bản về GTNT qua phương tiện thông tin đa dạng, tuy nhiên tiếp nhận thông tin về chiều sâu còn hạn chế. Thông tin không đầy đủ dẫn đến những hiểu biết sai lệch.
- Người dân biết được quyền tham gia đóng góp ý kiến nhưng chưa phát huy được tính chủ động mà chỉ tham gia vào những công trình, hoạt động được yêu cầu từ phía chính quyền.
- Hoạt động đóng góp và tham gia chủ yếu là đóng góp tiền mặt, hiến đất, ngày công làm đường GTNT… còn hạn chế do thu nhập của người dân chưa cao. Hoạt động kiểm tra giám sát được thực hiện chủ yếu qua Ban Giám sát cộng đồng. Các hoạt động cần có sự tham gia đóng góp của người dân vẫn còn hạn chế và có chiều hướng giảm dần theo thang đo “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đối với các dự án có tỷ lệ nguồn ngân sách nhiều thì điều kiện tham gia giám sát của người dân giảm xuống.
- Vai trò của người dân chưa được quan tâm đúng mức, họ vẫn chưa thấy được hết vai trò, nhiệm vụ cũng như quyền lợi của mình khi tham gia vào hoạt động. Đa số các Kế hoạch đều do cấp Chính quyền đưa ra quyết định lựa chọn công trình ưu tiên và triển khai thực hiện dựa vào ngân sách được phân bổ nên Chính quyền cũng chưa đặt niềm tin và giao toàn bộ công trình cho cộng đồng thụ hưởng tự thực hiện trong khả năng, một số công trình quan trọng cũng không được thông qua dân trước khi ban hành. Điều này đi ngược với kết quả mong muốn của cấp Chính quyền, Đảng bộ khi thực hiện xây dựng đường GTNT theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
- Sự tham gia người dân trong công tác quản lý hệ thống đường GTNT ở mỗi địa phương là khác nhau. Hiện nay có nhiều công trình giao thông liên thôn được bàn giao cho xã và cộng đồng dân cư quản lý; mức độ tham gia của người dân còn
phụ thuộc vào các yếu tố như: Điều kiện kinh tế, trình độ văn hóa của người dân, sự hiểu biết của người dân về kỹ thuật thi công và quản lý, kiến thức của người dân bản địa…, và cơ chế chính sách. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ người dân thường có tâm lý ỷ lại, thụ động, trông chờ vào Nhà nước, họ có suy nghĩ công trình NN thì NN có trách nhiệm xây dựng và quản lý, người dân không có liên quan tham gia. Hoặc sự lệ thuộc vào cơ chế đại diện bởi người dân không có thông tin và năng lực tự tham gia trong khi đó các tổ chức chính trị lại hoạt động như một phần của chính quyền chứ không phải đại diện của cộng đồng.
- Hơn nữa phải kể đến cơ sở pháp lý về sự tham gia chưa thật sự rõ ràng, người dân biết được quyền hạn và nghĩa vụ của mình nhưng không có đủ cơ sở để có thể đàm phán với các quyết định chưa hợp lý của cấp Chính quyền.
5.2 Kiến nghị
Quá trình tổng hợp kết quả nghiên cứu đã cho thấy đặc điểm và hiện trạng tham gia các hoạt động xây dựng GTNT của cộng đồng dân cư huyện Tân Thành. Qua đó, tác giả có một số đề xuất nhằm xóa bỏ rào cản cũng như cải thiện sự tham gia của cộng đồng. Những giải pháp được đề xuất phù hợp với huyện Tân Thành nói riêng và địa bàn tỉnh BRVT nói chung, giải pháp còn có thể áp dụng cho các xã trong địa bàn tỉnh bởi có cùng điều kiện văn hóa xã hội, thể chế chính sách và hy vọng có thể được nhân rộng ra các địa phương có cùng đặc điểm trong cả nước.
Một là, cần có sự cách mạng truyền thông, thực hiện các biện pháp truyền thông thống nhất về xây dựng GTNT từ đó người dân mới có đầy đủ thông tin về chương trình, biết được quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với chương trình. Điều chỉnh nội dung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng theo hướng đi vào chiều sâu thay vì thông tin chung chung, không cụ thể rõ ràng.
Hai là, cần có quy định thống nhất về sự tham gia của người dân ở từng địa phương, người dân tham gia vào các hoạt động, từ tham gia xây dựng đến đóng góp, quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình để đảm bảo tính phát triển bền vững và hiệu quả của công trình GTNT. Việc này cần thực hiện đồng bộ và thống nhất từ cấp TW đến địa phương, nên cần có các lớp tập huấn nghiệp vụ, cán bộ giao
thông cấp huyện, xã, trưởng phó thôn và người dân địa phương liên quan đến giao thông.
Ba là, cần có cơ chế tài trợ vốn linh hoạt cho các công trình GTNT, Nhà nước phải xây dựng kế hoạch đầu tư và phân loại đầu tư đối với từng tuyến đường đặc biệt ưu tiên cho các xã còn khó khăn để đảm bảo cuộc sống của người dân nông thôn. Chính quyền cũng cần có chính sách đầu tư hợp lý, kêu gọi vốn nhàn rỗi trong dân và các tổ chức kinh tế trên địa bàn.
Bốn là, các công trình GTNT phải được tiến hành bằng nhiều hình thức phối hợp, lồng ghép nhau nhằm đảm bảo khai thác, sử dụng nguồn vốn hiệu quả, bảo vệ môi trường và các khu vực lân cận.
Năm là, cần thực hiện công khai minh bạch từ khâu lập danh mục, lên kế hoạch, tài chính của các công trình như vậy sẽ cũng cố thêm niềm tin của người dân vào Chính quyền cũng như tạo động lực cho người dân tham gia vào các hoạt động này. Trong việc xây dựng GTNT, chính quyền nên xác định dân là chủ thể, lấy dân là trọng tâm và là người quyết định các hoạt động, khi đó người dân sẽ tự động tham gia vào mọi hoạt động.
Sáu là, chỉ có dân bản địa mới thực sự biết và hiểu nhu cầu thiết thực của chính mình chính vì vậy người dân phải có quyền quyết định những hoạt động tại địa phương mà họ sinh sống cũng như chủ động trong việc quyết định nên thực hiện việc nào trước để phù hợp với nguồn lực của địa phương. Có như vậy, nguồn lực mới được tập trung vào những vấn đề thiết yếu, tránh lãng phí nguồn lực do đầu tư dàn trải .
Bảy là, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng công trình GTNT.
Tám là, tăng cường công tác giám sát, quản lý trước, trong và sau khi xây dựng công trình GTNT. Khai thác hiệu quả các công trình GTNT đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, nâng cao chất lượng và tuổi thọ công trình.
5.3 Hạn chế của đề tài
Trong tầm hiểu biết, tác giả đã cố gắng thu thập số liệu, thông tin để có thể làm cơ sở vững chắc cho các phân tích, phát hiện, đưa ra kết luận và khuyến nghị. Song do điều kiện nghiên cứu hạn chế đề tài chỉ thực hiện nguồn thông tin từ báo cáo, văn bản của các cơ quan chính quyền địa phương và thực tế khảo sát tại một số xã của huyện Tân Thành, bảng câu hỏi chỉ được thực hiện 03 xã/10 xã thị trấn của huyện Tân Thành, do điều kiện thời gian không cho phép nên không thể thực hiện trên phạm vi rộng do đó sẽ thiếu tính đại diện cho cả huyện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu trong nước
1. Báo cáo tình hình, kết quả công tác năm 2016 của UBND của các xã: Xã Sông Xoài, xã Tóc Tiên, xã Châu Pha.
2. Bộ Giao thông vận tải (2011), Báo cáo chiến lược phát triển giao thông nông thôn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
3. Bộ GTVT (2014), Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường GTNT phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020.
4. Đỗ Xuân Nghĩa, Kinh nghiệm của một số nước về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Truy cập địa chỉ: http://voer.edu.vn/pdf/362b5d33/1
5. Michael Dower (1996), Bộ cẩm nang Đào tạo và Thông tin về phát triển nông thôn toàn diện, NXB Nông nghiệp.
6. Nguyễn Thị Mỹ Trinh (2015), Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển đường giao thông nông thôn tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
7. Quyền Đình Hà và cộng sự (2005), Phát triển nông thôn, trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội.
8. SEACAP (2005), Sự tham gia của Cộng đồng trong giao thông nông thôn. Chương trình tiếp cận Cộng đồng Đông Nam Á.
9. Sở Giao thông Vận tải (2013), Công văn số 1994/SGTVT-QLGT ngày 09/12/2013 về ban hành hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 2 trong Bộ tiêu chí NTM tỉnh BR-VT.
10. Thủ tướng Chính Phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg này 16/04/2009 về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM, kèm theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM gồm 19 tiêu chí áp dụng riêng cho từng vùng Việt Nam.
11. Thủ tướng Chính Phủ (2010a), Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 quy định về Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
12. Thủ tướng Chính Phủ (2010b), Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
13. Thủ tướng Chính Phủ (2010c), Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
14. Thủ tướng Chính Phủ (2014), Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
15. Thủ tướng Chính Phủ (2015a), Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
16. Thủ tướng Chính Phủ (2015b), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
17. Thủ tướng Chính Phủ (2015c), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
18. Thủ tướng Chính Phủ (2016), Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
19. Trần Thị Thanh Hà (2009), Phát triển cộng đồng cho sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. UBND huyện Tân Thành (2016), Kế hoạch số 1324/KH-UBND ngày 27/4/2016 về thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn huyện Tân Thành giai đoạn 2016 – 2020.
21. UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (2011), Quyết định 01/2011/QĐ-UBND ngày 24/01/2011 phê duyệt Bộ tiêu chí xây dựng NTM tỉnh BR-VT.
22. UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (2013a), Quyết định số 24/2013/QĐ- UBND ngày 24/5/2013 về việc sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí về nông thôn mới tỉnh BR-VT.
23. UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (2013b), Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 15/06/2013 về phát triển GTNT gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM đến năm 2020.
24. Vũ Đức Lập, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (2008), Vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới tại một số điểm vùng đồng bằng sông Hồng.
2. Tài liệu nước ngoài
1. Arnstein, S. R. (1969). A ladder of citizen participation. Journal of the American Institute of planners, 35(4), 216-224.
2. Florin, Paul (1990), "An Introduction to Citizen Participation, Voluntary Organizations, and Community Development: Insights for Empowerment Throught Research”, American Journal of Community Psychology.
3. Peter Oakley (1991), Projects with People: The Practice of Participation in Rural Development, page 94, International Labour Organization.