Diện Tích, Dân Số, Giao Thông, Địa Giới Hành Chính


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Đặc điểm địa bàn huyện Tân Thành

3.1.1 Lịch sử hình thành

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập từ Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo và huyện Châu Thành, huyện Long Đất, huyện Xuyên Mộc thuộc tỉnh Đồng Nai vào 12/8/1991.

Huyện Châu Thành được chia thành Thị xã Bà Rịa và huyện Châu Đức, huyện Tân Thành vào 02/06/1994. Vào thời điểm đó, huyện Tân Thành có 06 xã gồm: Châu Pha, Hắc Dịch, Hội Bài, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Phước Hòa. Trong đó xã Phú Mỹ cũng được chuyển thành thị trấn Phú Mỹ. Huyện Tân Thành thành lập xã Sông Xoài trên cơ sở diện tích tự nhiên: 2.620 héc ta, nhân khẩu 7.361 của xã Hắc Dịch, bao gồm các ấp Sông Xoài 1, Sông Xoài 2, ấp 3. Tiếp đến là thành lập xã Tóc Tiên trên cơ sở khu kinh tế mới Tóc Tiên, có diện tích tự nhiên 3.447 héc ta, nhân khẩu 2.253. Kể từ thời điểm mới thành lập huyện Tân Thành có 08 đơn vị hành chính gồm Thị trấn Phú Mỹ và 07 xã: Xã Châu Pha, xã Hắc Dịch, xã Hội Bài, xã Mỹ Xuân, xã Phước Hòa, xã Sông Xoài, xã Tóc Tiên.

Xã Hội Bài được chia thành 02 xã gồm xã Tân Hải và Tân Hòa vào ngày 09/12/2003; đồng thời chia xã Phước Hòa thành 02 xã gồm Phước Hòa và Tân Phước vào 09/12/2003. Do đó, huyện Tân Thành có địa giới hành chính gồm có 09 xã và 01 thị trấn.

Thị trấn Phú Mỹ đạt chuẩn đô thị loại IV vào năm 2013.

Theo quy hoạch chung đô thị Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, toàn bộ huyện Tân Thành sẽ được nâng lên thành thị xã Phú Mỹ, gồm 5 phường: Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Phước Hòa, Tân Phước và 5 xã: Châu Pha, Sông Xoài, Tân Hải, Tân Hòa, Tóc Tiên.

3.1.2 Vị trí địa lý

Huyện Tân Thành là cửa ngõ của vành đai công nghiệp tại địa phương, trong tương lai, các khu công nghiệp sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất công


nghiệp trên địa bàn huyện phát triển. Với ưu thế về vị trí địa lý, thế mạnh về công nghiệp - dịch vụ thương mại, huyện Tân Thành đã trở thành một trong ba địa phương có nền công nghiệp phát triển mạnh nhất ở tỉnh.

Huyện Tân Thành nằm trên quốc lộ 51 tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu, gần cảng Sài Gòn, cảng biển Vũng Tàu và trong tương lai có đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu. Ngoài những thuận lợi về vị trí địa lý, huyện Tân Thành có những điều kiện đất đai tương đối thuận lợi so với nhiều huyện khác. Diện tích đất có khả năng phát triển công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị. Vì thế Tân Thành đã trở thành một địa chỉ hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đây làm ăn và là địa bàn sôi động trong phát triển công nghiệp cũng như xây dựng cơ bản. Những năm qua, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế

- xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, huyện Tân Thành cùng với thành phố Vũng Tàu và thành phố Bà Rịa đã trở thành một trong 3 địa phương tập trung phát triển kinh tế của tỉnh.

Huyện Tân Thành có vị trí địa lý sau:

+ Phía Đông giáp huyện Châu Đức.

+ Phía Tây giáp huyện Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh).

+ Phía Nam giáp thành phố Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu.

+ Phía Bắc giáp huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Trung tâm huyện Tân Thành cách thành phố Bà Rịa 25 km, cách thành phố Vũng Tàu 45 km, thành phố Biên Hòa 60 km và thành phố Hồ Chí Minh 70 km. Tân Thành là tâm điểm được bao quanh là những thành phố lớn với những khu công nghiệp công nghệ cao phát triển mạnh so với các tỉnh ở Nam bộ.


Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Tân Thành


3 1 3 Diện tích dân số giao thông địa giới hành chính Huyện Tân Thành có 1

3.1.3 Diện tích, dân số, giao thông, địa giới hành chính

Huyện Tân Thành có diện tích tự nhiên là 33.825,51 ha, chiếm 23,09% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Dân số tính đến thời điểm năm 2016 của huyện Tân Thành là 149.764 người (nữ: 74.093 người).

Với vị trí địa lý thuận lợi giúp huyện Tân Thành có hệ thống giao thông tương đối phát triển như:

+ Cảng Thị Vải sẽ là cảng biển chính của hệ thống Cảng Sài Gòn trong tương lai gần do lợi thế về luông nước sâu.

+ Thị xã Phú Mỹ cách sân bay Quốc tế Long Thành 30 km đường bộ.

+ Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dự kiến có chiều dài tuyến 77,6 km trong đó đoạn Biên Hòa - Phú Mỹ dài 38 km, Phú Mỹ - đường ven biển Vũng Tàu


dài 28 km, đoạn nối từ đường ven biển Vũng Tàu - Quốc lộ 51C dài 2,8 km và đoạn nối Phú Mỹ - QL51 (vào cảng Cái Mép - Thị Vải) dài 8,8 km.

+ Tuyến đường sắt Biên Hòa - Phú Mỹ - Vũng Tàu sẽ được triển khai trong tương lai gần.

3.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội

Khí hậu Tân Thành nằm trong vùng khí hậu chung của Nam bộ và Bà Rịa- Vũng Tàu. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa, do tác động của gió mùa Tây Nam, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô, do tác động của gió mùa Đông Bắc, còn gọi là gió chướng, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 26-28°C. Lượng mưa trung bình khoảng 1.350 mm/năm.

Tân Thành vốn là một huyện thuần nông, mặt bằng kinh tế và hạ tầng kỹ thuật xã hội tương đối thấp, sản xuất nông nghiệp chưa phát triển, công nghiệp không phát triển, đời sống của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn.

Trong những năm gần đây, huyện đã chủ động cơ cấu kinh tế của Tân Thành đã chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa với những kết quả thu được rất đáng khích lệ, theo đó năm 1994, trên địa bàn huyện tỷ trọng công nghiệp chiếm 8,59%, dịch vụ 24,33% và nông nghiệp là 67,08%. Đến nay, tỷ trọng công nghiệp đã chiếm 72,0%, dịch vụ 21,75% và nông nghiệp còn 6,25%. Theo như báo cáo tình hình kinh tễ xã hội, quốc phòng và an ninh 06 tháng đầu năm 2017 thì, tổng giá trị sản xuất của địa phương ước đạt hơn 14.195 tỷ đồng, đạt 49,3% kế hoạch, tăng 12,7%. Tổng doanh thu thương mại, dịch vụ: 12.364 tỷ đồng, đạt 49,94% kế hoạch, tăng 16,8%. Giá trị sản xuất công nghiệp: 5.972 tỷ đồng, tăng 9,85%; nông-lâm-ngư nghiệp đạt 747,764 tỷ đồng; tổng thu ngân sách: 7.963,816 tỷ đồng, đạt 53,18% dự toán.

Sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng rất nhanh, bình quân hàng năm tăng từ 50% đến 55%, góp phần quan trọng tạo ra cục diện mới trong cơ cấu kinh tế chung và làm thay đổi nhanh chóng cục diện kinh tế của huyện Tân Thành. Tại Tân Thành


đã hình thành 10 khu công nghiệp tập trung thu hút hơn 25 nghìn công nhân lao động làm việc, trong đó lao động địa phương là hơn 4.700 người.

Huyện Tân Thành là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp nhất của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tại huyện, rất nhiều các nhà máy lớn đã xây dựng như: Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2-1, nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 1, nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2, nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 3, nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 4, nhà máy thép VINA-KYOEI, nhà máy phân bón NPK, nhà máy gạch men Mỹ Đức, nhà máy sản xuất thùng phuy, các nhà máy xay lúa mì, bột mì, sản xuất hạt nhựa PVC, sản xuất nhựa đường, sản xuất ống thép, cốt thép, chế biến thực phẩm và thức ăn gia súc.

Tân Thành cũng tập trung các khu công nghiệp nặng và năng lượng lớn, trong đó đặc biệt là tại thị trấn Phú Mỹ với khu công nghiệp khí - điện - đạm Phú Mĩ có tổng mức đầu tư hơn 6 tỷ USD với các nhà máy điện có tổng công suất lên đến 3.900 MW, chiếm gần 40% tổng công suất điện năng của cả nước, nhà máy đạm Phú Mỹ có công suất 800.000 tấn phân đạm urê và 20.000 tấn amoniac/năm. Bên cạnh đó nhiều dự án nhà máy thép, nhà máy tổng hợp PVC khác tập trung tại Tân Thành. Một số cảng lớn đã được xây dựng bên dòng sông Thị Vải.

Trên địa bàn huyện Tân Thành đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như: Khu đô thị Cinderella 2, khu đô thị Cinderella 3, khu đô thị Thương mại Petro Town, khu đô thị Phú Mỹ Town, khu đô thị Phú Mỹ Center Point...

Cơ cấu lao động cũng có những bước chuyển dịch mới, trong đó Tân Thành chủ trương tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp; huy động mọi nguồn lực nhằm đầu tư cho giáo dục, tăng cường cho dạy nghề để tạo nguồn lao động có chất lượng phục vụ tại chỗ cho địa phương.

Huyện thực hiện phát triển sự nghiệp văn hoá xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân dân, xây dựng đời sống văn hoá, thực hiện dân chủ ở cơ sở, giải quyết việc làm cho người lao động, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với công bằng xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.

Huyện cũng chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, tính toán, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường sản xuất, môi trường sinh hoạt một cách có hiệu quả.


Tân Thành phấn đấu trở thành thành phố công nghiệp cửa ngõ, nối thành phố Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu với cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tỉnh trong khu vực; đồng thời trở thành một đô thị công nghiệp phát triển, trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, cảng biển quan trọng của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

3.2 Quy trình nghiên cứu


Vấn đề nghiên cứu

Báo cáo nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Thiết kế bảng hỏi

Thu thập dữ liệu

Xử lý và phân tích dữ liệu

Đề xuất giải pháp từ kết quả nghiên cứu

3.3 Chọn điểm nghiên cứu

Lựa chọn huyện Tân Thành, BRVT để tiến hành nghiên cứu vì đây là một huyện đang triển khai xây dựng các công trình GTNT theo hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” rất có hiệu quả của tỉnh BRVT.

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ V. Huyện Tân Thành đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chương trình cứng hóa đường GTNT đối với tất cả các xã. Nhìn chung các xã trong huyện đã triển khai thực hiện bước đầu thu được kết quả tốt. Đặc biệt là các xã Châu Pha, Tóc Tiên, Sông Xoài đã triển khai tốt chương trình xây dựng các công trình GTNT ở địa phương. Và 03 xã này được


công nhận là xã nông thôn mới. Song từ trước đến nay chưa có nghiên cứu đánh giá nào về sự tham gia của người dân ở đây. Do vậy tác giả tiến hành nghiên cứu tại 03 địa điểm trên.

3.4 Thu thập thông tin

3.4.1 Thông tin sơ cấp

Phỏng vấn người dân bằng bảng hỏi: Tiến hành điều tra các hộ dân ở 03 xã là Châu Pha, Tóc Tiên, Sông Xoài để thu thập thông tin liên quan.

Bên cạnh đó chúng tiến hành phỏng vấn sâu người dân, cán bộ địa phương về sự tham gia của cộng đồng.

Về chọn mẫu điều tra: Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu tiến hành chọn mẫu và điều tra tại 03 xã Nông thôn mới thuộc huyện Tân Thành là Châu Pha, Tóc Tiên và Sông Xoài. Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống và được tiến hành theo 2 bước như sau:

Bước 1, chọn địa bàn điều tra: Chọn 03 xã Nông thôn mới thuộc huyện Tân Thành.

Bước 2, chọn hộ mẫu: Căn cứ vào bảng kê danh sách hộ có hoạt động xây dựng đường GTNT của 03 xã được chọn, cùng các hộ nằm trên các tuyến đường GTNT của huyện, sau đó tiến hành lựa chọn cỡ mẫu ≥ 50 hộ dân đối với mỗi xã để điều tra.

3.4.2 Thông tin thứ cấp


Thông tin

Loại tài liệu

Nguồn cung cấp


Các thông tin về cơ sở lí luận và thực tiễn

Các loại sách và các bài giảng, các bài báo có liên quan đến đề tài, tài liệu từ các website có liên quan…


Thư viện, tạp chí khoa học...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.



Số liệu về tình hình chung của huyện


Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội

Chi cục Thống kê huyện, phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện và Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Tân Thành

Kết quả xây dựng NTM

Báo cáo kết quả xây dựng NTM của huyện

Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của các xã và của huyện Tân Thành


3.5 Quá trình khảo sát

Phiếu khảo sát được thực hiện dựa vào các mực độ tham gia của người dân vào các hoạt động xây dựng đường GTNT tại địa phương. Các mức độ tham gia của người dân trong phiếu khảo sát dựa trên khung lý thuyết từ Chương 2, tác giả xây dựng và dựa trên thực tế theo thang đo “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

- Khảo sát sơ bộ: => Thay đổi phiếu khảo sát.

- Khảo sát chính thức: Khoảng gần 02 tháng.

Khảo sát thực trạng của người dân về xây dựng đường GTNT tại huyện Tân Thành được thực hiện dựa trên điều tra thông qua phiếu khảo sát và phỏng vấn sâu. Phiếu khảo sát được thực hiện dựa trên 04 nội dung như sau (Bảng khảo sát chi tiết được nêu tại Phụ lục 02): (i) thông tin về Chương trình thực hiện GTNT; (ii) người dân tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến xây dựng đường GTNT; (iii) người dân tham gia thực hiện xây dựng đường GTNT; (iv) người dân giám sát, quản lý các công trình GTNT.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí