4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi kiểm tra mức độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha thì không có biến nào bị loại. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để kiểm định thang đo, 22 biến quan sát được thiết kế trong nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để khẳng định mức độ phù hợp của thang đo với 22 biến quan sát. Phân tích này được tiến hành theo phương pháp trích yếu tố Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng là giá trị Eigenvalues >=1.
Chỉ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin Measure of Simping Adequacy) được dùng để phân tích sự thích hợp của các nhân tố, giá trị KMO lớn hơn 0,5 thì các nhân tố mới được sử dụng. Theo Hair và ctv. (1998), hệ số tải nhân tố (các con số trong bảng Rotated Component Matrix – Factor loading) lớn hơn 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu, lớn hơn 0,4 được xem là quan trọng, lớn hơn 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,3 nếu cỡ mẫu ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì chọn tiêu chuẩn Factor loading lớn hơn 0,5 và nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì chọn tiêu chuẩn Factor loading lớn hơn 0,75.
Trong phạm vi nghiên cứu củ đề tài với 181 phiếu khảo sát nên hệ số tải nhân tố trong bảng Rotated Component Matrix được chấp nhận ở mức 0,5 đối với các biến. Phân tích nhân tố khám phá EFA với 5 thành phần của thang đo.
Phân tích nhân tố EFA với các biến độc lập: Kết quả phân tích nhân tố EFA của các nhóm nhân tố độc lập tại phục lục 3 thể hiện. Kết quả thu được cho thấy không có biến nào bị loại bỏ, được trích thành 3 nhóm nhân tố tại giá trị Eigenvalue là 1,255 >1 và tổng phương sai trích đạt được là 78,545%; hệ số KMO đạt 0,952 Bartlett’s test với mức ý nghĩa sig.= 0,000 < 0,05; phân tích nhân tố EFA đạt yêu cầu (vì tổng phương sai trích >50%).
Bảng 4.17: Kết quả phân tích EFA Rotated Component Matrixa
Component | |||
1 | 2 | 3 | |
XH2 | .822 | ||
XH1 | .775 | ||
LI1 | .751 | ||
XH3 | .750 | ||
LI6 | .745 | ||
LI5 | .735 | ||
LI3 | .717 | ||
LI2 | .706 | ||
LI4 | .690 | ||
CS4 | .681 | ||
CB3 | .836 | ||
CB2 | .772 | ||
CB4 | .770 | ||
CB1 | .761 | ||
CB5 | .737 | ||
CS3 | .697 | ||
CS2 | .678 | ||
CS1 | .653 | ||
ND2 | .838 | ||
ND4 | .807 | ||
ND3 | .806 | ||
ND1 | .767 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Chung Về Xây Dựng Phường Văn Minh Đô Thị 2015 – 2017 Tại Thành Phố Cà Mau
- Các Kênh Thông Tin Trong Việc Tuyên Truyền Xây Dựng Pvmđt
- Hệ Số Cronbach’S Alpha – Lợi Ích Cá Nhân Và Xã Hội
- Kiểm Định Sự Khác Biệt Về Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Việc Xây Dựng Pvmđt Tại Thành Phố Cà Mau
- Thành Phần Năng Lực Của Ban Chỉ Đạo, Cán Bộ Địa Phương
- Sự tham gia của người dân trong xây dựng phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau - 13
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả tác giả phân tích từ số liệu điều tra
Với phương pháp trích yếu tố Principal Component và phép xoay Varimax, thang đo sự tham gia của người dân trong xây dựng PVMĐT tại thành phố Cà Mau.
Bảng 4.17 cho thấy không có biến quan sát nào bị loại bỏ và có một số thay đổi về các biến quan sát trong các nhóm nhân tố. Có 3 nhóm được trích ra từ 22 biến quan sát bao gồm:
- Nhóm thứ nhất được gộp lại từ 10 biến quan sát, bao gồm 3 biến quan sát của nhóm nhân tố nhận thức xã hội (XH1, XH2, XH3); 6 biến quan sát của nhóm nhân tố lợi ích cá nhân và xã hội (LI1, LI2, LI3, LI4, LI5, LI6); và 1 biến quan sát của nhóm nhân tố chính sách địa phương (CS4), hỗ trợ hoạt động địa phương. Do đó, nhóm thứ nhất được đặt tên lại là “Lợi ích cá nhân và xã hội”.
- Nhóm thứ 2 có 8 biến quan sát gồm 5 biến quan sát của nhóm nhân tố năng lực của ban chỉ đạo, cán bộ địa phương (CB1, CB2, CB3, CB4, CB5) và 3 biến quan sát của nhóm nhân tố chính sách địa phương, hỗ trợ hoạt động địa phương (CS1, CS2, CS3). Nên nhóm thứ hai được đặt tên lại là “Năng lực cán bộ và chính sách địa phương”.
- Nhóm thứ 3 bao gồm 4 biến quan sát của nhóm nhân tố năng lực cá nhân của người dân (ND1, ND2, ND3, ND4). Vì vậy, nhóm thứ ba được đặt tên lại là “Năng lực cá nhân của người dân”.
Kế tiếp, tác giả tiến hành kiểm định lại 3 nhóm nhân tố trích được từ bảng
4.17 trên bằng hệ số Cronbach’s Alpha để đảm bảo tất cả các nhóm đều có hệ số tin cậy lớn hơn 0.5 và các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng> 0.3.
Phân tích nhân tố EFA với biến phụ thuộc: Kết quả phân tích nhân tố EFA của các nhóm nhân tố độc lập tại phục lục 3 thể hiện giá trị Eigenvalue là 1,881 >1 và tổng phương sai trích đạt được là 94,026%; hệ số KMO đạt 0,758; phân tích đạt yêu cầu (vì >50%). Vì vậy, kết quả EFA này được chấp nhận và có thể sử dụng cho bước phân tích hồi quy tiếp theo (xem phụ lục 3).
Bảng 4.18: Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo sau khi phân tích nhân tố EFA
Ký hiệu biến | Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Hệ số tương quan biến - tổng | Cronbach Alpha nếu loại biến | |
I. Thang đo nhân tố Lợi ích cá nhân và xã hội | |||||
1. Môi trường sống lành mạnh, an toàn hơn, các tệ nạn xã hội tại địa phương giảm rõ rệt | XH_2 | 34.11 | 58.899 | .843 | .961 |
2. Người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo, đổi mới của tỉnh | XH_1 | 34.15 | 57.839 | .832 | .962 |
3. Đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự tại địa phương được nâng cao và ổn định | LI_1 | 34.10 | 58.590 | .853 | .961 |
4. Mô hình hợp tác có sự tham gia của người dân đạt hiệu quả, vai trò của người dân được khẳng định hơn, nâng cao vị thế của người dân trong xã hội | XH_3 | 34.17 | 58.572 | .866 | .961 |
5. Cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, thủy lợi,… trong cộng đồng ngày càng tốt hơn | LI_6 | 34.22 | 58.059 | .846 | .961 |
6. Nâng cao uy tín mỗi cá nhân trong cộng đồng, cộng đồng trong xã hội. | LI_5 | 34.23 | 57.357 | .883 | .960 |
7. Có nhiều cơ hội tiếp xúc, học hỏi, mở rộng kiến thức giữa dân và chính quyền | LI_3 | 34.20 | 57.194 | .864 | .960 |
8. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện | LI_2 | 34.10 | 58.361 | .837 | .962 |
9. Gắn kết mối quan hệ giữa các | LI_4 | 34.22 | 57.759 | .846 | .961 |
Ký hiệu biến | Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Hệ số tương quan biến - tổng | Cronbach Alpha nếu loại biến | |
người dân, giữa người dân và cán bộ tại địa phương | |||||
10. Hỗ trợ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi thuận tiện cho người dân | CS_4 | 34.31 | 57.948 | .755 | .965 |
Cronbach's Alpha = 0,965 | |||||
II. Thang đo nhân tố Năng lực cán bộ và chính sách địa phương | |||||
1. Các hoạt động của ban chỉ đạo được công, khai rõ ràng, có kế hoạch | CB_3 | 27.01 | 32.383 | .845 | .950 |
2. Công tác tổ chức quản lý, điều hành trong xây dựng PVMĐT tốt | CB_2 | 26.98 | 32.744 | .803 | .953 |
3. Cán bộ có kiến thức, kỹ năng trong tuyên truyền, vận động người dân dễ hiểu, thuyết phục | CB_4 | 27.03 | 31.949 | .842 | .950 |
4. Ban chỉ đạo trong xây dựng PVMĐT có năng lực, trách nhiệm và uy tín | CB_1 | 27.07 | 31.645 | .826 | .951 |
5. Cán bộ cơ sở phải có phẩm chất, đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnh để nêu cao tinh thần “làm gương” cho dân | CB_5 | 26.98 | 31.488 | .868 | .949 |
6. Cán bộ địa phương quan tâm hơn, giải quyết kịp thời các vấn đề của người dân còn vướng mắc; cập nhất kiến thức, thông tin mới đến dân qua các cuộc họp tại khóm, xã | CS_3 | 26.98 | 31.583 | .875 | .948 |
7. Phát huy tối đa nguồn lực của tổ | CS_2 | 27.02 | 32.005 | .820 | .952 |
Ký hiệu biến | Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Hệ số tương quan biến - tổng | Cronbach Alpha nếu loại biến | |
chức đoàn thể nhằm hỗ trợ trong mọi hoạt động tuyên truyền, vận động, hướng tới cuộc sống “xanh, sạch, đẹp”, văn minh đô thị,… | |||||
8. Khen thưởng kịp thời những cá nhân có đóng góp, tham gia tích cực vào các hoạt động, phong trào do ban chỉ đạo phát động | CS_1 | 27.05 | 31.692 | .811 | .952 |
Cronbach's Alpha = 0,957 | |||||
III. Thang đo nhân tố Năng lực cá nhân của người dân | |||||
1. Sẵn sàng dành thời gian tham gia mọi chủ trương, hoạt động tại địa phương | ND_2 | 10.36 | 7.822 | .815 | .914 |
2. Vai trò và uy tín cá nhân phát huy tối đa trong xây dựng PVMĐT | ND_4 | 10.30 | 7.688 | .847 | .903 |
3. Kiến thức, ý thức trách nhiệm, tự nguyện, tự giác về xây dựng PVMĐT | ND_3 | 10.31 | 7.682 | .841 | .905 |
4. Luôn tiếp cận, nắm bắt và cập nhật thông tin mới về xây dựng PVMĐT | ND_1 | 10.53 | 7.506 | .833 | .908 |
Cronbach's Alpha = 0,929 |
Nguồn: Kết quả tác giả phân tích từ số liệu điều tra
Sau khi tác giả tiến hành kiểm định lại hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các thành phần này như bảng 4.18. Kết quả bảng 4.18 thể hiện thang đo 3 nhóm nhân tố đã được kiểm định và đều đạt yêu cầu về các thông số; nhóm nhân tố có hệ số Cronbach’s Alpha cao nhất là nhóm nhân tố Năng lực cán bộ và chính sách địa
phương (Cronbach’s Alpha = 0,965); và nhóm nhân tố có hệ số Cronbach’s Alpha thấp nhất thuộc về nhóm nhân tố Năng lực cá nhân của người dân (Cronbach’s Alpha = 0,929). Các hệ số tương quan biến tổng của các biến trong các nhóm nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn cho phép và đều > 0,8.
Do đó, bảng phân tích nhân tố khám phá EFA lần này chính là bảng cuối cùng vì không có sự loại bỏ các biến quan sát. Vì vậy, kết quả EFA này được chấp nhận và có thể sử dụng cho bước phân tích hồi quy tiếp theo (xem bảng 4.17).
Như vậy, với kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, kết quả thể hiện các biến quan sát và các khái niệm nghiên cứu được giữ nguyên. Vì thế, mô hình lý thuyết nghiên cứu đề xuất được giữ nguyên và được đưa vào phân tích hồi quy tuyến tính bội. Do đó, mô hình hồi quy đa biến của nghiên cứu được dự đoán cụ thể như sau:
Y = β0 + β1ND + β2CB + β3CS + β4LI + β5XH + ei
4.2.4. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến
Để đánh giá sự phù hợp của mô hình, hệ số xác định R2 và R2 hiệu chỉnh (Adjusted R square) được dùng để đánh giá. Vì R2 sẽ tăng khi đưa thêm biến độc lập vào mô hình nên dùng R2 hiệu chỉnh sẽ an toàn hơn khi đánh giá độ phù hợp của mô hình. R2 hiệu chỉnh càng lớn thì sẽ thể hiện độ phù hợp của mô hình càng cao.
Kết quả phân tích hồi quy ta có R2 = 0,727 và R2 hiệu chỉnh của mô hình là 0,719 tương đương với 71,9% sự biến thiên về mức độ tham gia của người dân đối với các nhân tố ảnh hưởng được giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính của các biến độc lập (Năng lực cá nhân của người dân; Năng lực của ban chỉ đạo, cán bộ địa phương; Chính sách địa phương, hỗ trợ hoạt động địa phương; Lợi ích cá nhân và xã hội; Nhận thức xã hội); đồng thời nói lên mức độ phù hợp của mô hình tương đối cao (71,9%). Tuy nhiên sự phù hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu nghiên cứu. Để kiểm định xem có thể suy diễn mô hình cho tổng thể thực hay không ta phải kiểm định độ phù hợp của mô hình.
Kiểm định độ phù hợp của mô hình qua phân tích ANOVA cho thấy, mô hình được chọn có trị thống kê F có mức ý nghĩa Sig. = 0,000 <0,05. Chứng tỏ giả thuyết H0 (tập hợp các biến độc lập không có mối liên hệ với biến phụ thuộc) bị bác
bỏ. Như vậy, các biến độc lập trong mô hình có mối quan hệ đối với biến phụ thuộc sự tham gia. Vì thế, mô hình hồi quy được lựa chọn trên đây phù hợp dữ liệu về tổng thể (bảng 4.19).
Bảng 4.19: Các hệ số hồi quy trong mô hình nghiên cứu
Hệ số chưa chuẩn hóa
Hệ số
chuẩn hóa t Sig.
Thống kê đa cộng tuyến
B | Sai số chuẩn | Beta | Độ chấp nhận | VIF | |||
Hằng số | .205 | .178 | 1.148 | .252 | |||
ND | .413 | .056 | .413 | .225 | .000 | .471 | 1.125 |
CB | .336 | .081 | .334 | .451 | .042 | .282 | 1.547 |
CS | .490 | .066 | .487 | .902 | .000 | .167 | 1.979 |
LI | .221 | .116 | .218 | 1.035 | .002 | .119 | 1.370 |
XH | .650 | .085 | .640 | 7.651 | .000 | .223 | 1.483 |
R2 hiệu chỉnh | 0,719 | ||||||
Sig. F | 0,000 | ||||||
N | 181 |
Nguồn: Kết quả tác giả phân tích từ số liệu điều tra
Bên cạnh đó, kết quả ước lượng ở bảng 4.19 cũng cho thấy các biến đưa vào mô hình đều có độ chấp nhận của biến (Tolerance) lớn hơn 0,0001 và hệ số phóng đại phương sai (VIF) nhỏ hơn 10 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Điều này chứng tỏ mô hình hồi qui không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.
Kết quả bảng 4.19 cũng cho thấy, trong tổng số 5 biến độc lập đưa vào trong mô hình, biến Năng lực của ban chỉ đạo, cán bộ địa phương có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; tất cả các biến còn lại đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Bên cạnh đó, tất cả các biến đô lập trong mô hình đều có mối quan hệ tương quan tỷ lệ thuận với sự tham gia của người dân lần lượt có các hệ số chuẩn hoá Beta là 0,413; 0,334; 0,487; 0,218; 0,640.
Do đó, phương trình hồi quy đối với các biến có hệ số chuẩn hoá có dạng:
Sự tham gia = 0,413*ND + 0,334*CB + 0,487*CS + 0,218*LI + 0,640*XH