Các Nghiên Cứu Về Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả An Sinh Xã Hội, Bảo Hiểm Xã Hội

thương mại thì doanh nghiệp có thể quyết định không tham gia BHXH và BHYT, mà lựa chọn gói bảo hiểm thương mại chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, bên cạnh đó là nguyên nhân từ việc thiếu thông tin, kiến thức từ các chương trình an sinh xã hội, chất lượng kém của các bệnh viện công và người lao động ít sử d ng bảo hiểm y tế hoặc không bị bệnh [53].

Bên cạnh đó, yếu tố ảnh hưởng đến người sử d ng lao động tham gia BHXH, BHYT là xuất phát muốn mang lại lợi ích cho nhân viên (như sức khoẻ, hưu trí, thai sản…), đặc biệt là lợi ích về từ BHYT để cải thiện sức khoẻ cho người lao động (BHYT là yếu tố quan trọng nhất, sau đó mới đến yếu tố lương hưu); yếu tố quan tâm đến sự hài lòng của nhân viên. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng phát hiện thấy, hầu hết người lao động thời v không được tham gia BHXH, BHYT, nhiều doanh nghiệp sử d ng việc thuê mướn lao động thời v như là một chiến lược để trốn tránh trách nhiệm BHXH bắt buộc và giảm chi phí lao động của doanh nghiệp. Ở đây còn có thêm yếu tố từ phía người lao động mong muốn nhận được tiền mặt nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện tại nên cũng lựa chọn không tham gia các chương trình BHXH bắt buộc nếu doanh nghiệp tạo “cơ hội cho họ lựa chọn tham gia/không tham gia. Ngoài ra, việc không tham gia BHYT bắt buộc của các công ty còn có lý do là công ty cung cấp gói dịch v BHYT tốt hơn cho nhân viên của họ. Các nguyên nhân cơ bản khác quyết định hành vi không tham gia BHYT bắt buộc là thiếu kiến thức về BHYT và chất lượng chăm sóc kém tại các bệnh viện của Chính phủ. Do vậy, đề xuất chính sách cho Lào từ nghiên cứu này là phải nâng cao chất lượng dịch v y tế tại các bệnh viện để người dân có lòng tin, giá trị lợi ích của bảo hiểm y tế, từ đó nâng cao sự tham gia BHYT bắt buộc của người lao động trong khu vực chính thức. Điều này, đòi hỏi đầu tư công lớn cùng với các n lực của Chính phủ trong việc nâng cao hiệu quả quản lý quỹ BHYT. Từ góc độ nhà nước, có thể thấy rằng, việc mở rộng áp d ng BHXH bắt buộc cho khu vực ít chính thức hoặc phi chính thức sẽ gặp khó khăn do số lượng doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ nhiều nên sẽ tăng chi phí cho việc thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật và gia tăng chi phí hành chính, chi phí quản lý thu BHXH, BHYT, tuy nhiên, nghiên cứu này cũng nhắc lại một một luận chứng rằng, việc dựa vào bảo hiểm tự nguyện để đạt được mức độ bao phủ cao về bảo hiểm xã hội là không khả thi.

Nghiên cứu này cũng có hạn chế là chỉ tập trung vào một tỉnh và 4 ngành công nghiệp nên tính tổng quát, phổ biến của các phát hiện là có hạn chế. Bên cạnh đó, những câu hỏi về việc không tuân thủ pháp luật BHXH mang tính “nhạy cảm với người trả lời, nên có thể có sai số nhất định trong kết quả đo lường về đánh giá mức độ tuân thủ.

Belinda S. Mandigma (2016) đã tiến hành nghiên cứu “Quyết định phạm vi bảo hiểm xã hộ ở Philipin , nghiên cứu đã phân tích mức độ bao phủ của hình thức an sinh xã hội phổ biến nhất là bảo hiểm xã hội hoặc lương hưu công cộng ở Philipin bằng cách kiểm tra các mối quan hệ với các biến số kinh tế và phi kinh tế quan trọng được lựa chọn. Dữ liệu bảng tổng hợp trong giai đoạn 2000-2013 đã được kiểm tra bằng Mô hình tuyến tính tổng quát, bình phương tối thiểu đa biến, hiệu ứng cố định & hiệu ứng ngẫu nhiên và phương pháp tổng quát. Kết quả cho thấy phạm vi bảo hiểm được đại diện bởi những người đóng góp từ dân số hoạt động kinh tế chỉ bị ảnh hưởng bởi một số biến số kinh tế như ổn định kinh tế, hình thành vốn, tăng trưởng tiền lương và đô thị hóa, phát triển kinh tế và toàn cầu hóa. Bảo hiểm tương ứng với những người th hưởng cao tuổi cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế nói trên ngoại trừ toàn cầu hóa, nhưng bao gồm năng lực hành chính quốc gia, việc làm và thất nghiệp. Hơn nữa, các trình điều khiển phi kinh tế của bảo hiểm người cao tuổi là lý thuyết nữ quyền, giáo d c, khu vực phi chính thức và tỷ lệ nghèo đói. Các yếu tố quyết định có ý nghĩa thống kê hơn đối với người cao tuổi xác nhận kết luận của Rofman và Oliveri (2012) rằng việc đánh giá bảo hiểm ở người cao tuổi có ít khó khăn hơn, vì thay vì đo lường sự tích lũy các quyền tiềm năng, trọng tâm là tỷ lệ của các cá nhân đủ điều kiện hiện đang nhận những lợi ích [55].

Rebecca Holmes and Lucy Scott (2016) đã tiến hành nghiên cứu “Mở rộng bảo hiểm xã hộ cho lao động phi chính thức”. Nghiên cứu cho thấy: Lao động phi chính thức phải đối mặt với mức độ rủi ro cao nhưng phần lớn không được bảo hiểm xã hội. Trong khi đó, ph nữ làm việc không chính thức phải đối mặt với rủi ro c thể và tăng cao trong thị trường lao động và trong suốt vòng đời, nhưng ph nữ nhiều hơn nam giới bị loại khỏi các chương trình bảo hiểm. Ngày càng có nhiều quốc gia đang mở rộng bảo hiểm xã hội cho người lao động phi chính thức, nhưng, chỉ với một số ngoại lệ, hầu hết các chính sách vẫn bị mù giới. Tuy nhiên, cải cách

đáp ứng giới có thể đảm bảo tăng độ bao phủ của ph nữ, bao gồm cả lao động nữ không chính thức, để giải quyết các rủi ro mà họ gặp phải. Bao gồm các; (i) pháp luật trong thị trường lao động; (ii) công nhận nền kinh tế chăm sóc; (iii) thiết kế chính sách đổi mới trong các tùy chọn thanh toán và các quy trình hành chính đơn giản hóa; và (iv) đầu tư vào khả năng giao hàng nhạy cảm giới [64].

4. Các nghiên cứu về giải pháp nâng cao hiệu quả an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội

Mai Ngọc Cường (2006) nghiên cứu đề tài cấp nhà nước về “Cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH ở nước ta giai đoạn 2006

– 2015” (Mã số: KX.02.02/06-10)đã đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước lựa chọn các chương trình ASXH ưu tiên, lộ trình thực hiện, điều kiện xây dựng và thực hiện hệ thống tổng thể quốc gia về ASXH và chính sách ASXH ở nước ta [06].

Ngân hàng thế giới (2012) nghiên cứu “Việt Nam: phát triển một hệ thống BHXH hiện đại – những thách thức hiện tại và các phương án lựa chọn cho cải cách trong tương lai”đề xuất sự cần thiết phải cải cách hệ thống để mở rộng độ bao phủ, khuyến khích bình đẳng, tăng cường tính bền vững về tài chính và hiện đại hóa công tác quản lý BHXH để đảm bảo an sinh thu nhập cho người già ở Việt Nam đang tăng nhanh trong thập kỷ tới [18].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Nguyễn Thị Lan Hương (2013) đã đưa ra khuyến nghị áp d ng sàn ASXH của tổ chức lao động quốc tế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta. Sàn ASXH tập trung vào hai nội dung cơ bản, đó là: (i) thực hiện các trợ giúp xã hội cơ bản bằng tiền hoặc bằng hiện vật nhằm đảm bảo thu nhập tối thiểu và an toàn về sức khoẻ cho người nghèo và những đối tượng dễ bị tổn thương. Điều này xuất phát từ “nhu cầu” của bản thân đối tượng để đảm bảo an ninh cuộc sống và (ii) những giải pháp để đảm bảo cung cấp những dịch v thiết yếu, bao gồm y tế; nước sạch và vệ sinh; giáo d c; lương thực, thực phẩm; nhà ở; thông tin cứu trợ về người và tài sản cho mọi người dân. Ở đây đề cập đến khía cạnh “cung cấp các dịch v thiết yếu [12].

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (2013) đã xây dựng báo cáo đánh giá “khả năng cân đối dài hạn của quỹ BHXH của Việt Nam hiện nay , báo cáo cũng đưa ra các khuyến nghị về định hướng cải cách quỹ BHXH trên cơ sở các bằng chứng về nhân khẩu học và kinh tế vĩ mô và phân

Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội - 6

tích tình hình tài chính quỹ BHXH để đề xuất việc cải cách chính sách hưu trí và tử tuất, làm cơ sở để sửa đổi, bổ sung các chính sách này trong Luật BHXH năm 2014 của Việt Nam (Đánh giá dự báo tài chính quỹ hưu trí và tử tuất của Việt Nam, tháng 6/2013) [37].

Phạm Thị Lan Phương & Nguyễn Văn Song (2014) đã viết bài “Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” cũng đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút người lao động tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh như: (1) Nâng cao nhận thức của về sự cần thiết tham gia BHXH tự nguyện; (2) Đổi mới mạnh mẽ công tác dịch v của cơ quan BHXH;

(3) Cần có chính sách h trợ cho đối tượng chính sách [29].

Tổ chức lao động quốc tế và Viện Khoa học và Lao động xã hội (2014) cũng đã đề xuất một số giải pháp để tăng cường độ bao phủ bảo hiểm xã hội như: Sớm ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai áp d ng luật BHXH sửa đổi đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ VIII ngày 20/11/2014. Tiếp t c hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về BHXH; hoàn thiện việc chi trả, theo dòi đối tượng BHXH, xóa bỏ yếu tố “hộ khẩu trong việc tổ chức tham gia đóng - hưởng BHXH tự nguyện. Tiếp t c hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện theo hướng bảo đảm bình đẳng về chính sách và chế độ giữa BHXH bắt buộc và tự nguyện để khuyến khích người lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người lao động và người sử d ng lao động về quyền lợi và trách nhiệm tham gia BHXH. Triển khai quyết liệt các giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ trong tham gia và th hưởng chính sách BHXH. Tiếp t c nghiên cứu lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu để giảm sức ép đối với quỹ BHXH; trước mắt sớm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành điều 187 quy định về kéo dài thời gian làm việc của người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đồng thời, tiếp t c nghiên cứu lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu lên các nhóm đối tượng khác. Tiếp t c thực hiện các nghiên cứu sâu hơn tác động của tuổi nghỉ hưu đến cân bằng quỹ BHXH, thị trường lao động và phát triển kinh tế xã hội. Xây dựng lộ trình mở rộng diện bao phủ của chính sách lương hưu xã hội (chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng bằng tiền mặt) đối với người cao tuổi (từ 60 đến dưới 80

tuổi) không có nguồn thu nhập ổn định hoặc không được hưởng tiền hưu trí hay trợ cấp BHXH [37].

Phạm Thanh Tùng (2017) đã có bài viết “Giải pháp tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh Quảng Bình”, đã đề xuất một số giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tỉnh Quảng Bình như: tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo hiểm tự nguyện; Hoàn thiện, mở rộng hệ thống đại lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện; Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đối với các đại lý thu BHXH tự nguyện; Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ t c hành chính, ứng d ng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng ph c v trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện; tham mưu cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan triển khai chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện [36].

Tiểu kết chương 1

Như vậy, nghiên cứu về an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội khá đa dạng và phong phú. Các nghiên cứu này đã được các học giả quan tâm nghiên cứu ph c v nhiều lĩnh vực từ khoa học xã hội và nhân văn cho đến việc hoạch định các chủ trương, chính sách. Hệ thống các khái niệm và mô hình an sinh xã hội đã được xác định rò. M i quốc gia đều có quan điểm và cách hiểu về an sinh xã hội cũng như thiết lập các mô hình an sinh xã hội riêng biệt, tựu chung lại m c đích của an sinh xã hội là tạo ra một mạng lưới bảo vệ an toàn cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội trước những rủi ro trong cuộc sống.

Khái niệm về bảo hiểm xã hội đã được đề cập c thể, chi tiết ở trong các văn bản chính sách và pháp luật cũng như nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, khái niệm bảo hiểm xã hội được nhiều người sử d ng thống nhất vẫn là khái niệm nằm trong văn bản Luật. Nhiều tổ chức quốc tế, nhà hoạch định chính sách và các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu về bảo hiểm xã hội với các nội dung như: hoạt động quỹ bảo hiểm xã hội; Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện đại, giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội Việt Nam; đổi mới và phát triển bảo hiểm xã hội Việt Nam; thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở một số địa phương , một số báo cáo chuyên đề phục vụ trong công tác xây dựng Luật; sự tham gia bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp; các khó khăn, rào cản tham gia bảo hiểm xã hội

Tổng quan tình hình nghiên cứu cũng đã tập hợp, phân tích một số công trình nghiên cứu liên quan đến các yếu tố tác động đến việc tham gia bảo hiểm xã hội. Mặc dù các công trình nghiên cứu được tổng quan chưa thực sự sát với đối tượng và khách thể nghiên cứu song, những yếu tố tác động đó có tính chất gợi mở giúp cho NCS trong việc thiết kế xây dựng bộ công c cũng như giúp NCS trong quá trình phân tích số liệu hoàn thành các nội dung sau của Luận án. Một số phát hiện từ việc tổng quan các yếu tố tác động đến việc tham gia bảo hiểm xã hội như: tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội, thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp và người lao động trong việc tham gia bảo hiểm xã hội; nhân tố tuổi và thu nhập; tình trạng việc làm không có bảo hiểm xã hội (không có hợp đồng lao động, người lao động làm việc trong môi trường độc hại, lương thấp và không ổn định); nhận thức không đầy đủ về bảo hiểm

xã hội của người lao động; việc làm không ổn định và thu nhập thấp; mức phí đóng BHXH cao; thời gian để thụ hưởng chế độ khá dài; thủ tục tham gia BHXH còn rườm rà, phức tạp và chưa linh hoạt; thiếu thông tin; không tin tưởng; không có nhu cầu tham gia BHXH; mức đóng bảo hiểm xã hội còn cao; hộ khẩu; hệ thống chính sách về bảo hiểm xã hội chưa hoàn thiện; lách luật của các chủ doanh nghiệp trong việc đóng BHXH cho người lao động …Tổng quan tình hình nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả của bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.

Mặc dù, các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội, các yếu tố tác động đến việc tham gia bảo hiểm xã hội, giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội, an sinh xã hội khá phong phú và đa dạng. Song, vẫn còn một số khoảng trống nghiên cứu, cần phải bổ sung như: còn ít các công trình nghiên cứu về lý thuyết, lý luận về an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội, việc nghiên cứu thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa được quan tâm; thiếu vắng các nghiên cứu về sự tham gia bảo hiểm xã hội ở các loại hình đối tượng được hưởng lợi. Đặc biệt, thiếu các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước; thiếu các nghiên cứu về lý thuyết bảo hiểm xã hội; thiếu các nghiên cứu về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các ngoài nhà nước.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Để làm rò cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, trong chương này tập trung phân tích các khái niệm làm việc, thao tác hoá khái niệm, trình bày các lý thuyết được sử d ng để phân tích, giải thích các kết quả nghiên cứu. Bên cạnh đó, trong chương này cũng trình bày về hệ thống ASXH, BHXH trên thế giới và ở Việt Nam, quá trình hình thành và phát triển qua các giai đoạn phát triển của đất nước.

2.1. Một số khái niệm cơ bản

2.1.1. Khái niệm ASXH

Trong cuộc sống, để thoả mãn những nhu cầu tối thiểu, con người phải lao động, có thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình. Trong quá trình lao động, con người cũng gặp phải những rủi ro khiến họ mất hoặc giảm thu nhập. Đó là những lúc gặp rủi ro như ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động dẫn đến bị mất hoặc giảm việc làm.v.v. hoặc khi không còn khả năng lao động.v.v. Những biện pháp an sinh mang tính truyền thống như tiết kiệm cá nhân hoặc dựa vào sự đùm bọc, cưu mang của con cái, cộng đồng.v.v. dần trở nên lạc hậu và không phù hợp với xã hội công nghiệp. Vì vậy, đã xuất hiện các chính sách/biện pháp an sinh xã hội hiện đại nhằm bảo vệ người lao động làm công hưởng lương trước những rủi ro từ cuộc sống.

Trong thực tiễn, hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau về ASXH. Điều 25, Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1948 đã tiếp cận ASXH trên quyền của người dân: “… Mọi người dân và hộ gia đình đều có quyền có một mức tối thiểu về sức khỏe và các phúc lợi xã hội bao gồm ăn, mặc, chăm sóc y tế (bao gồm cả thai sản), dịch vụ xã hội thiết yếu và có quyền được an sinh khi có các biến cố về việc làm, ốm đau, tàn tật, góa phụ, tuổi già… hoặc các trường hợp bất khả kháng khác… . Ngân hàng Thế giới (WB) định nghĩa: ASXH là những biện pháp công cộng nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp bênh thu nhập. H. Beveridge, nhà kinh tế học và xã hội học người Anh (1879-1963) đã định nghĩa an sinh xã hội theo nghĩa hẹp là sự bảo đảm về việc làm khi người ta còn sức làm việc và bảo đảm một lợi tức khi người ta không còn sức làm việc nữa. Tổ chức lao động quốc tế ILO định nghĩa ASXH theo nghĩa rộng là sự bảo vệ của xã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022