Sự khác biệt của yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Hồ Anh Thái và Haruki Murakami - 1


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


TRẦN QUANG HƯNG


SỰ KHÁC BIỆT CỦA YẾU TỐ HẬU HIỆN ĐẠI TRONG SÁNG TÁC CỦA HỒ ANH THÁI VÀ HARUKI MURAKAMI

Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9 22 01 21


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC


Sự khác biệt của yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Hồ Anh Thái và Haruki Murakami - 1

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. TRƯƠNG ĐĂNG DUNG


HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả phân tích trong luận án hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả nghiên cứu trong luận án của mình.


Quy Nhơn, tháng 8 năm 2018

Tác giả


Trần Quang Hưng


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi chân thành cảm ơn những người thân yêu trong gia đình đã tạo mọi điều kiện cần thiết để tôi tập trung hoàn thành luận án.

Đặc biệt, xin cảm ơn PGS. TS. Trương Đăng Dung – người hướng dẫn khoa học – đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án trong điều kiện tốt nhất có thể.

Xin được cảm ơn tất cả quý thầy cô, bạn bè đã luôn khuyến khích và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

Tác giả


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


Nxb : Nhà xuất bản:

tr. : Trang:


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 5

1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan gián tiếp đến đề tài 5

1.2. Những công trình liên quan trực tiếp đến đề tài 12

1.2.1. Những công trình nghiên cứu yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Hồ Anh Thái 12

1.2.2. Những công trình nghiên cứu yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Haruki Murakami 20

Chương 2: HẬU HIỆN ĐẠI TRONG VĂN HỌC VÀTIỀN ĐỀ TIẾP NHẬN

Ở HỒ ANH THÁI VÀ HARUKI MURAKAMI 27

2.1. Những đặc trưng thi pháp cơ bản của văn học hậu hiện đại 27

2.1.1. Phi trung tâm hóa và tinh thần giễu nhại 29

2.1.2.Tính liên văn bản 31

2.1.3. Bóp méo sự thật và lối trần thuật hỗn độn 33

2.1.4. Đề cao tiểu tự sự và mở rộng ngoại biên 34

2.2. Những yếu tố tiền đề cho sự tiếp nhận tinh thần hậu hiện đại ở hai tác giả 35

2.2.1. Hồ Anh Thái 35

2.2.2. Haruki Murakami 43

2.2.3. Cái nhìn về hiện thực và con người 48

Chương 3: SỰ KHÁC BIỆT VỀ THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG

SÁNG TÁC CỦA HỒ ANH THÁI VÀ HARUKI MURAKAMI 55

3.1. Sự khác biệt ở kiểu con người đặc trưng 55

3.1.1. Con người tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái 55

3.1.2. Con người cô đơn trong sáng tác của Haruki Murakami 65

3.2. Sự khác biệt ở kiểu con người với bản năng tính dục 78

3.2.1. Con người bản năng tính dục qua cái nhìn của Hồ Anh Thái 79

3.2.2. Con người với bản năng tính dục trong sáng tác của Haruki Murakami .84

3.3. Sự khác biệt ở kiểu con người với hành trình kiếm tìm 97

3.3.1. Con người với hành trình kiếm tìm giá trị cuộc sống trong sáng tác của Hồ Anh Thái 98

3.2.3. Con người với hành trình kiếm tìm bản thể chính mình trong sáng tác của Haruki Murakami 101

Chương 4 SỰ KHÁC BIỆT VỀ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN TRONG SÁNG TÁC CỦA HỒ ANH THÁI VÀ HARUKI MURAKAMI 110

4.1. Sự khác biệt về nghệ thuật xây dựng cốt truyện phân mảnh, lắp ghép 110

4.1.1. Những nét cơ bản về cốt truyện phân mảnh lắp ghép 110

4.1.2. Cốt truyện phân mảnh lắp ghép trong sáng tác của Hồ Anh Thái 111

4.1.3. Cốt truyện phân mảnh, lắp ghép trong sáng tác của Haruki Murakami 118 4.2. Sự khác biệt về nghệ thuật mờ hóa nhân vật 129

4.2.1. Tẩy trắng ngoại hình, lai lịch, tính cách 129

4.2.2. Sự biến mất của nhân vật 133

4.3. Sự khác biệt trong việc thể hiện yếu tố liên văn bản 139

4.3.1. Sắc màu văn hóa đặc trưng 139

4.3.2. Sự xâm nhập của các thể loại 142

KẾT LUẬN 147

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Hậu hiện đại đã trở thành hiện tượng mang tính toàn cầu, được bàn luận, tranh cãi rất nhiều và có ảnh hưởng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, trong đó, có văn học. Với văn học, chủ nghĩa hậu hiện đại đã mở ra nhiều khả năng mới cho sự sáng tạo, đem lại những hiệu quả rất to lớn trong việc mang đến cho đông đảo công chúng độc giả trên toàn thế giới món ăn tinh thần hết sức gần gũi mà không bị nhàm chán.

Hồ Anh Thái là nhà văn giàu yếu tố hậu hiện đại của Việt Nam và Haruki Murakami là một nhà văn hậu hiện đại của Nhật Bản. Sự xuất hiện của yếu tố hậu hiện đại trong các sáng tác của hai tác giả văn học đương đại Việt Nam và Nhật Bản có thể xem là độc lập chứ không nằm trong mối quan hệ ảnh hưởng, chi phối. Họ cùng thuộc hai quốc gia ở một châu lục, cùng mang cảm thức Đông Á, cùng tương đồng về thế hệ, cùng tiếp nhận văn học phương Tây và Mỹ từ đầu nguồn, cùng làm công việc dịch thuật nhưng lại có những khác biệt thú vị ở yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác. So sánh sự khác biệt của yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của hai nhà văn với nhau sẽ thấy được sự khác biệt, chẳng những ở văn chương của họ, mà còn có được một cái nhìn thực chất về hậu hiện đại ở Việt Nam và Nhật Bản, và xa hơn nữa là hai nền văn hóa, hai cá tính dân tộc. Trên cơ sở đó khẳng định tài năng và đóng góp đáng kể của hai nhà văn trên tiến trình hiện đại hóa và hội nhập văn học thế giới.

Trong thời gian qua đã có khá nhiều nghiên cứu giới thiệu về yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Hồ Anh Thái và Haruki Murakami. Tuy nhiên hầu hết các công trình tập trung nghiên cứu yếu tố hậu hiện đại ở cấp độ tác phẩm hoặc nhóm tác phẩm và khảo sát độc lập cho một tác giả. Chưa có công trình nào tiến hành khảo sát trên quy mô toàn diện và có sự so sánh để chỉ ra được sự khác biệt của yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của hai nhà văn này. Chính vì vậy đề tài Sự khác biệt của yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Hồ Anh Thái và Haruki Murakami mà chúng tôi tiến hành là hoàn toàn mới mẻ và có triển vọng để thực hiện tốt.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích

Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ được sự khác biệt của yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Hồ Anh Thái và Haruki Murakami.

2.2. Nhiệm vụ

Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án tập trung vào các nhiệm vụ chính sau:


- Nghiên cứu lí thuyết, khái quát các đặc trưng cơ bản của văn học hậu hiện đại


- Nghiên cứu những tiền đề tiếp nhận yếu tố hậu hiện đại ở hai nhà văn.

- Khảo sát, phân tích yếu tố hậu hiện đại trong tác phẩm của mỗi tác giả.

- So sánh, đối chiếu chỉ rõ những điểm khác biệt ở yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của mỗi nhà văn, đưa ra lí giải cho những khác biệt đó. Đồng thời khái quát những thành công của mỗi tác giả trong việc vận dụng các thủ pháp hậu hiện đại.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Hồ Anh Thái và Haruki Murakami và chỉ ra sự khác biệt của nó trong sang tác của Hồ Anh Thái và Murakami.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận án là những tác phẩm của hai nhà văn Hồ Anh Thái và Haruki Murakami: Phía sau vòm trời, Vẫn chưa tới mùa đông, Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Người đàn bà trên đảo, Trong sương hồng hiện ra, Họ trở thành nhân vật của tôi, Bốn lối vào nhà cười, Cõi người rung chuông tận thế, Văn mới 5 năm đầu thế kỷ, Người và xe chạy dưới ánh trăng, Tự sự 265 ngày, Sắp đặt và diễn, Mười lẻ một đêm, Đức Phật, nàng Savitri và tôi, SBC là săn bắt chuột, Những đứa con rải rác trên đường, Lang thang trong chữ.

Kafka bên bờ biển, Rừng Nauy, Phía nam biên giới, phía Tây mặt trời, Người tình Sputnik, Biên niên kí chim vặn dây cót, Ngầm, Xứ sở diệu kì tàn bạo và chốn tận cùng thế giới, Cuộc săn cừu hoang, Tôi nói gì khi nói về chạy bộ, Nhảy Nhảy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2023