Sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ bảo hiểm xã hội tại thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định - 2


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề


Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước như hiện nay thì việc cải cách hành chính Nhà nước là một trong những nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài để góp phần xây dựng một “nền hành chính Nhà nước” trong sạch, vững mạnh, từng bước đi lên. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ và vượt bậc của những nước lớn như Mỹ, Nhật và gần nhất là Trung Quốc, thì Việt Nam chúng ta càng cần phải đẩy mạnh hơn nữa vị thế của mình trên trường quốc tế, khẳng định mình và cùng hội nhập với những cường quốc kinh tế đó. Vì vậy, công cuộc cải cách hành chính là một quá trình tất yếu trong đời sống xã hội. Mục tiêu của việc cải cách hành chính là xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, giảm thiểu tối đa những hồ sơ, thủ tục; minh bạch trong giao tiếp; giảm sự tiếp xúc giữa cán bộ công chức và người dân; giảm thời gian giao dịch; nâng cao lợi ích của người dân. Thực hiện đúng phương châm Nhà nước là của dân, do dân và vì dân.

Một trong những ngành có quan hệ với nhiều người, nhiều tổ chức khác nhau đó là ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH). Cùng với hệ thống BHXH của cả nước thì Bảo hiểm xã hội thị xã An Nhơn (BHXH.TXAN), bình quân mỗi ngày có gần 50 lượt người đến giao dịch với gần 90 hồ sơ khác nhau tại các phòng nghiệp vụ. Vì vậy, yêu cầu cải cách hành chính nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của tổ chức là rất cần thiết.

Cùng với chủ trương của cả nước, ngành và lãnh đạo thị xã An Nhơn cũng chỉ đạo đơn vị BHXH thị xã chọn thực hiện cải cách hành chính ở góc độ cải cách thủ tục giao tiếp theo phương thức “Một cửa liên thông” để nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm, tạo thuận lợi cho người dân và các tổ chức đến giao dịch. BHXH.TXAN bắt đầu thực hiện một cửa liên thông từ tháng 04/2012. Sau hơn 4 năm thực hiện đã có nhiều kết quả đạt được và tạo chuyển biến tích cực trong bộ


máy BHXH. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì phải xét tới những mặt tiêu cực mà người dân, các tổ chức và cả lãnh đạo thị xã An Nhơn, ngành BHXH vẫn chưa thực sự hài lòng với kết quả đạt được trong thời gian qua. Đó chính là việc người dân và các tổ chức công lẫn tư vẫn còn gặp nhiều khó khăn, phiền hà trong quá trình giao dịch với cơ quan BHXH.TXAN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Câu hỏi đặt ra là liệu chất lượng dịch vụ bảo hiểm mà cơ quan BHXH thị xã đã và đang cung ứng thông qua phương thức “Một cửa liên thông” đã thật sự đúng với mục tiêu và bản chất của nó hay chưa? Việc đổi mới cung ứng dịch vụ công, cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ là hết sức quan trọng nhưng không phải lúc nào đổi mới cũng tốt cả. Vấn đề này vẫn là một trong những vấn đề nóng mà hiện nay Đảng và Nhà nước ta nói chung, ngành BHXH nói riêng vẫn trên con đường giải đáp.

Do đó, vấn đề Sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ bảo hiểm xã hội tại thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu, nhằm để đánh giá chất lượng dịch vụ BH mà cơ quan BHXH thị xã đang cung ứng cho khách hàng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Cuối cùng, đề tài nhằm hướng tới việc xác định các giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ BH tại cơ quan BHXH thị xã, với mong muốn tạo sự hài lòng hơn nữa từ phía khách hàng, từ đó tạo sự tin tưởng của người dân đối với những dịch vụ mà cơ quan Nhà nước cung ứng trong thời gian tới.

Sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ bảo hiểm xã hội tại thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định - 2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


Đo lường chất lượng dịch vụ cung cấp BHXH thông qua đánh giá sự hài lòng của khách hàng tại cơ quan BHXH.TXAN, từ đó tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ BH này.

Qua nghiên cứu này, tác giả mong muốn giải quyết 3 mục tiêu nghiên cứu chính, cuối cùng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại BHXH.TXAN.


- Mục tiêu 1: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ hành chính công tại BHXH thị xã.

- Mục tiêu 2: Xác định chất lượng dịch vụ hành chính công của cơ quan BHXH thị xã qua sự hài lòng của khách hàng.

- Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ tại cơ quan BHXH thị xã nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu


Từ việc nhận định những mục tiêu nghiên cứu, tác giả rút ra 3 câu hỏi cho đề tài như sau:

- Câu hỏi 1: Nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ bảo hiểm tại cơ quan BHXH thị xã ?

- Câu hỏi 2: Những tác động nào ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bảo hiểm tại cơ quan BHXH thị xã ?

- Câu hỏi 3: Cần có những giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm tại cơ quan BHXH thị xã ?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu là sự hài lòng của khách hàng (đại diện của các tổ chức tham gia BHXH, BHYT, BHTN tại cấp BHXH thị xã) đối với chất lượng dịch vụ bảo hiểm xã hội.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu


a. Phạm vi không gian: Đề tài là tập trung nghiên cứu đo lường chất lượng dịch vụ và sự hài lòng; những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ bảo hiểm tại trụ sở cơ quan BHXH.TXAN.


b. Phạm vi thời gian: Đề tài lấy số liệu sơ cấp khoảng thời gian năm 2013, 2014 và năm 2015. Số liệu phân tích chính là số liệu điều tra khách hàng năm 2016.

1.5. Phương pháp nghiên cứu


Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, đề tài áp dụng đồng thời phương pháp phân tích định tính và định lượng:

- Phương pháp phân tích định tính: nêu lên những căn cứ, tóm lược các chính sách của ngành BHXH và Nhà nước; văn bản qui phạm pháp luật; quy trình thủ tục hành chính.

- Phương pháp phân tích định lượng: là phương pháp sử dụng chính để xác định những nhân tố chủ yếu tác động đến chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng.

1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài


Qua quá trình thực hiện và đạt được những kết quả nghiên cứu, tác giả rút ra những ý nghĩa sau đây:

Thông qua việc khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng, cơ quan BHXH thị xã xây dựng được cho mình công cụ (thang đo) riêng để thực hiện việc đánh giá định kỳ hàng tháng, hàng quý việc phục vụ của mình, nhằm điều chỉnh, bổ sung và thay đổi cách phục vụ của mình để ngày càng tốt hơn.

Việc thực hiện đo lường và xây dựng cho mình một thang đo chuẩn và phù hợp là vô cùng khó khăn, thông qua thang đo chất lượng dịch vụ mà tác giả xây dựng, các cơ quan BHXH khác có thể tham khảo sử dụng làm thang đo để đo lường chất lượng dịch vụ tại BHXH địa phương mình và có chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế của từng địa phương (nếu có).

1.7. Kết cấu của luận văn


Nội dung của luận văn được chia thành 5 chương như sau:


- Chương 1: Mở đầu. Nêu lên lý do chọn đề tài, đưa ra mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Trình bày phương pháp nghiên cứu; làm rõ ý nghĩa thực tiễn của đề tài và nêu lên kết cấu luận văn.

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Trình bày các khái niệm, các mô hình nghiên cứu trên thế giới và của Việt Nam về CLDVHCC, từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu cho đề tài.

- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: trình bày thiết kế phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu. Thực hiện các bước nghiên cứu định tính; các bước nghiên cứu định lượng.

- Chương 4: Kết quả nghiên cứu: thực hiện các bước phân tích và đưa ra kết quả nghiên cứu như: Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha; phân tích nhân tố khám phá (EFA); phân tích hồi quy đa biến; phân tích ANOVA các đặc điểm cá nhân đến sự hài lòng.

- Chương 5: Kết luận, kiến nghị và giải pháp: nội dung nêu những kết luận, kết quả nghiên cứu của đề tài; giải pháp nâng cao sự hài lòng về dịch vụ hành chính công tại Bảo hiểm xã hội thị xã.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về nghiên cứu bao gồm những nội dung như: vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và kết cấu luận văn.

Nội dung Chương 2 nhằm mục đích giới thiệu cơ sở lý thuyết cho việc đo lường chất lượng dịch vụ của khách hàng về dịch vụ bảo hiểm. Phần thứ nhất giới thiệu về khái niệm dịch vụ, dịch vụ hành chính công, chất lượng dịch vụ, khung lý thuyết đo lường chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng. Phần thứ hai là xây dựng mô hình lý thuyết đề nghị gồm các thành phần của chất lượng dịch vụ hành chính công có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng.

2.1. Dịch vụ hành chính công


2.1.1. Dịch vụ


Hiện nay, có một thực tế là chưa có định nghĩa thống nhất nào về dịch vụ được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu. Hơn nữa, các quốc gia khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, có cách hiểu khác nhau về dịch vụ.

Theo cách tiếp cận của mình một số nhà nghiên cứu Việt Nam đã đưa ra định nghĩa có thể chuyển tải được những nội dung cơ bản và tương đối đầy đủ về dịch vụ. Hồ Văn Vĩnh (2006) đã đưa ra định nghĩa: “Dịch vụ là toàn bộ các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người mà sản phẩm của nó tồn tại dưới hình thái phi vật thể”.

Dịch vụ là sự phục vụ góp phần đáp ứng các nhu cầu của cá nhân hay tập thể khác với thể thức chuyển quyền sở hữu một thứ của cải vật chất nào đó (theo Từ điển thuật ngữ kinh tế tài chính).

Còn các nhà nghiên cứu nước ngoài thì lại có những khái niệm khác về dịch vụ. Kotler (2006) định nghĩa v ề dịch vụ, như sau: dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn


liền với sản phẩm vật chất. Theo định nghĩa của Heizer and Render (2006) dịch vụ là: “Những hoạt động kinh tế thường tạo ra sản phẩm vô hình, chẳng hạn: dịch vụ giáo dục, giải trí, tài chính và y tế”.

Đứng theo góc độ luận văn này thì tác giả cho rằng định nghĩa về dịch vụ thích hợp nhất đó là: “Dịch vụ là sự phục vụ góp phần đáp ứng các nhu cầu của cá nhân hay tập thể khác với thể thức chuyển quyền sở hữu một thứ của cải vật chất nào đó (theo Từ điển thuật ngữ kinh tế tài chính).

2.1.2. Các đặc trưng của dịch vụ


Trong vô số những sản phẩm mà con người tạo ra, chúng ta thường phân loại thành hai dạng khác nhau đó là vô hình và hữu hình, dịch vụ là một trong những sản phẩm vô hình mà: Chính những đặc trưng tạo nên sự khác biệt của dịch vụ so với các sản phẩm hữu hình, Parasuraman và cộng sự (1985). Các đặc trưng của dịch vụ, như sau:

- Vô hình: dịch vụ mang tính chất là vô hình. Điều này có nghĩa dịch vụ là một tiến trình chứ không phải là một vật thể và được cảm nhận chứ không phải là được tiêu dùng như sản phẩm vật chất, Wallström (2002).

- Không thể tách rời: trong ngành dịch vụ, cung ứng thường được thực hiện cùng lúc với tiêu thụ, ngược lại với các sự vật cụ thể là được sản xuất trước tiên, và sau đó mới được cung cấp cho người tiêu dùng để sử dụng.

- Không đồng nhất: dịch vụ rất khó thực hiện một cách đồng nhất và chính xác theo thời gian mà thường hay thay đổi tùy theo nhà cung cấp, khách hàng, hay thời điểm, địa điểm thực hiện… Đặc tính này của dịch vụ làm cho khó tiêu chuẩn hóa chất lượng dịch vụ.

- Không dự trữ được: dịch vụ không thể được cất giữ và tiêu thụ sau. Có thể hiểu một cách khác là dịch vụ sẽ không tồn tại nếu không được “tiêu thụ” vào một thời điểm xác định nào đó.


- Không chuyển quyền sở hữu được: khi mua một dịch vụ nào đó, khách hàng chỉ được quyền sử dụng dịch vụ, được hưởng lợi ích từ dịch vụ mang lại trong một thời gian nhất định mà thôi chứ không hề được cấp quyền sở hữu dịch vụ đó.

2.1.3. Dịch vụ hành chính công


2.1.3.1. Khái niệm


Dịch vụ hành chính công (DVHCC) là một trong những loại hình dịch vụ công hiện nay, do đó muốn tìm hiểu khái niệm DVHCC phải tìm hiểu về khái niệm dịch vụ công trước tiên để hiểu rõ hơn về nguồn gốc và bản chất vấn đề.

Dịch vụ công (từ tiếng Anh là “public service”) có quan hệ chặt chẽ với phạm trù hàng hóa công cộng. Từ điển Petit Larousse của Pháp xuất bản năm 1992 đã định nghĩa: “Dịch vụ công là hoạt động vì lợi ích chung, do cơ quan nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm”. Dịch vụ công là những hoạt động của các tổ chức nhà nước hoặc của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tư nhân được Nhà nước ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định, phục vụ trực tiếp những nhu cầu thiết yếu chung của cộng đồng, công dân, theo nguyên tắc không vụ lợi; đảm bảo sự công bằng và ổn định xã hội, Chu Văn Thành (2004).

DVHCC là loại hình dịch vụ công do cơ quan hành chính nhà nước cung cấp phục vụ yêu cầu cụ thể của công dân và tổ chức dựa trên quy định của pháp luật. Các công việc do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện nằm trong phạm trù dịch vụ công, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, trong mối quan hệ này công dân thực hiện dịch vụ này không có quyền lựa chọn mà phải nhận những dịch vụ bắt buộc do nhà nước quy định, Lê Chi Mai (2006). Dịch vụ hành chính công do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện thông qua 2 chức năng cơ bản: Chức năng quản lý nhà nước đối với mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội và chức năng cung ứng dịch vụ công cho tổ chức và công dân. Nói cách khác, “Dịch vụ hành chính công là những hoạt động phục vụ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân, do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện dựa vào thẩm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022