Sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho học sinh ở trường THPT - 13

- Năng lực nhận thức, tư duy lịch sử, bước đầu hình thành ý thức coi trọng tư liệu và biết phê phán tư liệu.

II. Tài liệu tham khảo

- Đỗ Thanh Bình (chủ biên) – Nguyễn Công Khanh – Ngô Minh Oanh – Đặng Thanh Toán, Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo Dục (tr 17-18).

III. Chuẩn bị của GV, HS

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word, giáo án điện tử.

- Chuẩn bị các câu hỏi, hình ảnh.

- Lên kế hoạch, chuẩn bị câu hỏi.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước bài mới.

- Tìm hiểu về Nga hoàng Ni-cô-lai II.

IV. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Khởi động:

- Mục tiêu: Kích thích sự tò mò, giới thiệu những nét tiêu biểu về nước Nga.

- Phương thức hoạt động: Trình chiếu Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu thế kỉ XX, chỉ cho học sinh quan sát về vị trí, lãnh thổ nước Nga.

Đầu thế kỉ XX, trên đất nước Nga đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng, có tác động và ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng thế giới, mở đầu cuộc đấu tranh giải phóng nhân dân lao động. Đó chính là Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Và để hiểu rõ hơn về sự kiện lịch sử này, chúng ta cungd tìm hiểu trong Bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 – 1921).

- Định hướng kết quả: HS hứng thú và tập trung vào bài mới.

2. Tổ chức hoạt động nghiên cứu kiến thức mới

a. Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình nước Nga trước cách mạng

- Mục tiêu của hoạt động: Trình bày được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước Nga trước cách mạng.

- Phương thức tiến hành hoạt động:

GV: Trình chiếu lần lượt 4 bức tranh: Nga Hoàng Ni-cô-lai II (1), Những người nông dân Nga đầu thế kỉ XX (2), Những người lính Nga ngoài mặt trận (3), Nạn đói ở Nga năm 1917 (4).

HS: Quan sát tranh, miêu tả và rút ra nhận xét tình hình chính trị, kinh tế, xã hội nước Nga trước cách mạng?

- Định hướng kết quả hoạt động:

+ Chính trị: Đầu thế kỉ XX, Nga là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga Hoàng.

+ Kinh tế: tư bản phát triển muộn, lạc hậu, và lệ thuộc vào phương Tây. Nga tham gia CTTG thứ nhất -> đầu 1917, kinh tế kiệt quệ, nạn đói trầm trọng.

+ Xã hội: Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, các phong trào phản đối chiến tranh lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.

-> Nga khủng hoảng toàn diện về chính trị, kinh tế, xã hội.

-> Mẫu thuẫn giữa nhân dân Nga và Nga Hoàng ngày càng gay gắt

-> Nguyên nhân bùng nổ cách mạng.

b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về 2 cuộc cách mạng: cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười

- Mục tiêu của hoạt động: Giải thích được nguyên nhân nước Nga tiến hành hai cuộc cách mạng: cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai và cách mạng tháng Mười .

- Phương thức tiến hành hoạt động:

GV: Em hãy trình bày hiểu biết của mình về cách mạng tháng Hai? (Gợi ý

: Mục đích, lãnh đạo, thành phần tham gia, hình thức đấu tranh, diễn biến, kết quả, tính chất).

HS: Kết hợp đọc sách suy nghĩ và trả lời câu hỏi. GV kết luận:

GV giải thích: Tại sao cách mạng tháng Hai mang tính chất là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?

- Cách mạng tháng Hai mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản là vì: nó nổ ra nhằm thực hiện mục tiêu của một cuộc cách mạng tư sản đó là lật đổ chế độ phong kiến.

- Cách mạng tháng Hai mang tính chất một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vì: Thực hiện mục tiêu của cách mạng tư sản nhưng lãnh đạo là giai cấp vô sản (không giống như cách mạng tư sản Anh, Pháp lãnh đạo là tư sản và quý tộc mới), và sau khi cách mạng giành thắng lợi thì thành lập được 2 chính quyền song song: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô Viết đại biểu công - nông - binh, đại diện cho quyền lợi của 2 giai cấp khác nhau: tư sản - vô sản.

GV đặt câu hỏi: Tại sao, sau khi cách mạng tháng Hai diễn ra và giành thắng lợi, Nga Hoàng bị lật đổ, nước Nga vẫn phải tiến hành cách mạng tháng Mười? (Gợi ý: dựa vào phần kết quả của cách mạng tháng Hai)

HS suy nghĩ trả lời: GV nhận xét , kết luận:

- Sau khi cách mạng tháng Hai giành thắng lợi, 2 chính quyền đại diện cho quyền lợi của 2 giai cấp khác nhau tư sản (bóc lột) - vô sản (bị bóc lột) cùng được thành lập và tồn tại song song.

- Mắt khác, sau khi được thành lập Chính phủ tư sản lâm thời lại tiếp tục tham gia CTTG thứ nhất, tiếp tục đẩy nhân dân Nga vào cảnh lầm than. -> Nhân dân Nga phải làm một cuộc cách mạng để lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản để đưa vô sản lên nắm chính quyền.

- Trước tình hình đó, 4/1917 Lênin đã soạn thảo và thông qua Đảng Bônxêvích Luận cương tháng Tư quyết định chuyển hướng cách mạng Nga từ DCTS sang XHCN.

Đánh giá vai trò của Lênin: Lênin có vai trò vô cùng quan trọng, ở những thời điểm quan trọng ông đã đưa ra được quyết định táo bạo và đúng đắn, tìm ra hướng phát triển cho cách mạng Nga. Để lại bài học kinh nghiệm cho các nước XHCN trong đó có Việt Nam

HS dựa vào dữ liệu trong SGK và Trình bày diễn biến cách mạng tháng Mười Nga?

GV nhận xét, tổng kết:

Câu hỏi liên hệ cho HS: Vì sao hằng năm chúng ta vẫn kỉ niêm cách mạng tháng Mười vào tháng 11?

HS suy nghĩ, liên hệ kiến thức môn địa lí để trả lời. GV nhận xét, bổ sung:

Năm 2017 kỉ niêm 100 năm cách mạng tháng Mười Nga 7/11/1917 – 7/11/2017. Do tính toán không chính xác chu kì quay của trái đất quanh mặt trời, vì vậy đến thời điểm diễn ra cách mạng tháng Mười 1917, nước Nga vẫn sử dụng lich cũ và chậm hơn 13 ngày so với lịch chính thức. Do vậy hằng năm chúng ta vẫn thường kỉ niệm cách mạng tháng Mười vào tháng 7/11.

- Định hướng kết quả: . Từ cách mạng tháng Hai đến cách mạng tháng Mười

*. Cách mạng tháng Hai

- Mục đích: lật đổ Nga Hoàng.

- Lãnh đạo: giai cấp vô sản.

- Thành phần: công nhân, nông dân, binh lính.

- Hình thức: Biểu tình, bãi công chính trị kết hợp khởi nghĩa vũ trang.

- Diễn biến: Tháng 2/1917 biểu tình của công nhân ở Pêtơrôgrát. Phong trào nhanh chóng lan rộng toàn thành phố và chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.

- Kết quả:

+ Cách mạng thắng lợi, chế độ Nga hoàng bị lật đổ.

+ Thành lập được 2 chính quyền: Chính phủ tư sản lâm thời của giai cấp tư sản và Xô viết đại biểu công - nông - binh.

- Tính chất: Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

* Cách mạng tháng Mười

- Hoàn cảnh:

+ Sau Cách mạng tháng Hai, 2 chính quyền song song được thành lập, đại diện cho lợi ích của 2 giai cấp khác nhau -> không thể cùng tồn tại.

+ 4/1917 Lênin và Đảng Bônxêvich quyết định chuyển từ cách mạng DCTS sang cách mạng XHCN.

c. Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga

- GV liên hệ kiến thức văn học (Trích bài thơ Người đi tìm hình của nước - Chế Lan Viên).

Kìa mặt trời nga đã bừng sáng ở phương đông Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt

Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc Sao vàng bay theo liềm búa công nông.

* HS: Đọc thơ, phân tích các hình ảnh được nói đến trong đoạn thơ, kết hợp đọc SGK: Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga?

* GV đặt câu hỏi: Cách mạng tháng Mười đã để lại những bài học kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam?

- Định hướng kết quả:

* Đối với nước Nga:

+ Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân, nhân dân lao động.

+ Đưa công nhân, nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng XHCN.

* Đối với thế giới

- Làm thay đổi cục diện thế giới.

- Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới: cổ vũ mạnh mẽ và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới .

3. Sơ kết bài học

* GV hướng dẫn HS hoàn thành phiếu học tập: So sánh cách mạng tư sản và cách mạng tháng Hai, cách mạng tháng Mười.

Nội dung

Cách mạng tư sản

Cách mạng tháng

Hai

Cách mạng tháng

Mười

Nhiệm vụ

Lật đổ chế độ

phong kiến

Lật đổ chế độ

phong kiến

Lật đổ chính

quyền tư sản

Lãnh đạo

Giai cấp tư sản

Giai cấp vô sản

Giai cấp vô sản

Lực lượng

tham gia

Quần chúng nhân

dân

Quần chúng nhân

dân

Quần chúng nhân

dân


Kết quả

Thành lập chính quyền của giai cấp

tư sản

Hai chính quyền song song tồn tại

Thành lập chính quyền của giai cấp

vô sản

Tính chất

Cách mạng tư sản

Cách mạng tư sản

kiểu mới

Cách mạng xã hội

chủ nghĩa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho học sinh ở trường THPT - 13


* Bài tập trắc nghiệm:

Câu 1: Thể chế chính trị của nước Nga sau cuộc Cách mạng 1905 - 1907 là

A. Dân chủ tư sản B. Dân chủ cộng hòa

C. Quân chủ lập hiến D. Quân chủ chuyên chế

Câu 2: Yếu tố kìm hãm sự phá triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga đầu thế kỉ XX là

A. Làn song phản đối của nhân dân lan rộng

B. Chính sách thỏa hiệp với bên ngoài của Chính phủ

C. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân

D. Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến

Câu 3: Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất vào năm nào? A. 1914 B. 1915

C. 1916 D. 1917

Câu 4: Thái độ của hơn 100 dân tộc Nga khi Nga hoàng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất ra sao?

A. Ủng hộ Nga hoàng để mở rộng lãnh thổ

B. Phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng

C. Yêu cầu Nga hoàng phải tiến hành một cuộc cải cách

D. Biểu tình đòi Nga hoàng phải nhường ngôi cho người khác

Câu 5: Đầu thế kỉ XX, ở nước Nga tồn tại nhiều mâu thuẫn xã hội, ngoại trừ

A. Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản

B. Mâu thuẫn giữa nông nô với chế độ phong kiến

C. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến

D. Mâu thuẫn giữa hơn 100 dân tộc Nga với chế độ Nga hoàng Câu 6: Tính chất của Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là

A. Cách mạng tư sản B. Cách mạng vô sản

C. Cách mạng dân chủ tư sản D. Cách mạng giải phóng dân tộc Câu 7: Bản báo cáo quan trọng của Lênin trước Trung ương Đảng Bônsêvích (4-1917) là

A. Chính cương tháng tư B. Cương lĩnh tháng tư

C. Luận cương tháng tư D. Báo cáo chính trị tháng tư

Câu 8: Văn kiện đó đã xác định mục tiêu và đường lối của cách mạng Nga năm 1917 là

A. Chuyển từ cách mạng tư sản sang cách mạng vô sản

B. Chuyển từ cách mạng ruộng đất sang cách mạng xã hội chủ nghĩa

C. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa

D. Chuyển từ cách mạng tư sản dân quyền sang cách mạng xã hội chủ nghĩa

Câu 9: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga

A. Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước Nga

B. Giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc Nga khỏi ách áp bức bóc lột

C. Đưa người lao động trở thành người làm chủ đất nước và vận mệnh của mình

D. Đưa đến sự thành lập Liên bang Xô viết (Liên Xô)

Câu 10: Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga là

A. Đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, đưa nhân dân lao động lên làm chủ

B. Tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản

C. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệp quý báu cho phong trào cách mạng thế giới

D. Đưa đến sự thành lập tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân quốc tế

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 09/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí