- Sản phẩm:
L | E | L | O | I | |||||||||
B | A | C | H | D | A | N | G | ||||||
M | I | N | H | ||||||||||
T | H | A | I | S | U | ||||||||
T | R | A | N | Q | U | O | C | T | U | A | N | ||
M | O | N | G | N | G | U | Y | E | N |
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Tần Số Lần Điểm Tại Các Giá Trị Điểm Số Của Các Lớp Tn Và Đc Từ Kết Quả Tnsp. (Đơn Vị: %)
- Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường Trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên - 11
- Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường Trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên - 12
- Bài Thơ Long Thành Quang Phục Kỷ Thực (Ngô Ngọc Du)
- Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường Trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên - 15
- Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường Trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên - 16
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Ô chữ Bí ẩn: Lam Sơn
4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Mục đích: Mở rộng kiến thức về nguyên nhân thắng lợi chung của các cuộc khởi nghĩa.
- Phương thức: Trao đổi, đàm thoại:“Theo em nguyên nhân nào đã dẫn tới sự thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của nước ta từ thế kỉ X - XV?” Bài học kinh nghiệm rút ra từ đó?
- Sản phẩm:
Nguyên nhân:
+ Do nhân dân có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự tôn dân tộc.
+ Có ý chí chiến đấu ngoan cường
+ Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến
+ Ccó sách lược đúng đắn, sư chỉ huy tài tình của các nhà lãnh đạo quân sự
+ Do tình đoàn kết quân dân một lòng.
Phụ lục 2b: Đề kiểm tra TNSP (Bài 19- lớp 10)
Thời gian: 10 phút.
I. Phần trắc nghiệm (3đ): Khoanh tròn chữ cái trước đáp án đứng
Câu 1. Liên hệ kiến thức đã học, hãy cho biết ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938
A. Đánh tan quân Nam Hán, làm nên chiến thắng thủy chiến lẫy lừng
B. Đập tan mọi ý đồ xâm lược của các tập đoàn phong kiến phương Bắc
C. Mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta
D. Nhân dân ta giành lại quyền tự chủ
Câu 2. Ai là người đề ra chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”?
A. Lý Thường Kiệt
B. Trần Thủ Độ
C. Trần Hưng Đạo
D. Trần Thánh Tông
Câu 3. Để đối phó với thế mạnh của quân Mông - Nguyên, cả ba lần nhà Trần đều thực hiện kế sách
A. Ngụ binh ư nông
B. Tiên phát chế nhân
C. Vườn không nhà trống
D. Lập phòng tuyến chắc chắn để đánh giặc
Phần tự luận (7đ): Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thế kỉ X - XV?
* ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm Câu 1: C
Câu 2: A
Câu 3: C
II. Phần tự luận
Nguyên nhân thắng lợi:
- Các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước tạo đã tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.
- Có sự lãnh đạo chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
- Tinh thần quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
Ý nghĩa:
- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.
- Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có nâng cao lòng tự hào, tự cường
, củng cố niềm tin cho nhân dân.
PHỤ LỤC 3
MỘT SỐ ĐOẠN TRÍCH TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC CÓ THỂ SỬ DỤNG ĐỂ DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
1. Sự tích bánh chưng, bánh dày
Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.
Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.
Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”
Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dàỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.
Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dày và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.
Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dày để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất. [7; tr.9-11]
2. Truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy
Sau khi An Dương Vương xây thành Cổ Loa, thần Kim Quy cho An Dương Vương một cái móng của mình để làm lẫy nỏ mà giữ thành. Theo lời thần dặn, nỏ có được cái lẫy làm bằng móng chân thần sẽ là chiếc nỏ bắn trăm phát trúng cả trăm, và chỉ một phát có thể giết hàng ngàn quân địch. An Dương Vương chọn trong đám gia thần được một người làm nỏ rất khéo tên là Cao Lỗ và giao cho Lỗ làm chiếc nỏ thần. Lỗ gắng sức trong nhiều ngày mới xong. Chiếc nỏ rất lớn và rất cứng, khác hẳn với những nỏ thường, phải tay lực sĩ mới giương nổi. An Dương Vương quý chiếc nỏ thần vô cùng, lúc nào cũng treo gần chỗ nằm.
Lúc bấy giờ Triệu Đà làm chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì An Dương Vương có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều nên Đà đành cố thủ đợi chờ thời cơ. Triệu Đà thấy dùng binh không lợi, bèn xin giảng hòa với An Dương Vương, sai con trai là Trọng Thuỷ sang cầu thân, nhưng chủ ý là tìm cách phá chiếc nỏ thần.
Trong những ngày đi lại để giả kết tình hoà hiếu, Trọng Thuỷ được gặp Mỵ Châu, con gái yêu của An Dương Vương, một thiếu nữ mày ngài, mắt phượng, nhan sắc tuyệt trần. Trọng Thuỷ đem lòng yêu dấu Mỵ Châu, Mỵ Châu dần dần cũng xiêu lòng. Hai người trở nên thân thiết, không còn chỗ nào trong Loa thành mà Mỵ Châu không dẫn người yêu đến xem. An Dương Vương không nghi kỵ gì cả. Thấy đôi trẻ thương yêu nhau, vua liền gả Mỵ Châu cho Trọng Thuỷ.
Một đêm trăng sao vằng vặc, Mỵ Châu cùng Trọng Thuỷ ngồi trên phiến đá trắng giữa vườn, cùng nhau nhìn dãy tường thành cao nhất. Trong câu chuyện tỷ tê, Trọng Thuỷ hỏi vợ rằng: Nàng ơi, bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không ai đánh được? Mỵ Châu đáp: Có bí quyết gì đâu chàng, Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần bắn một phát chết hàng nghìn quân địch, như thế còn có kẻ nào đánh nổi được? Trọng Thuỷ làm bộ ngạc nhiên, vờ như mới nghe nói đến nỏ thần lần đầu. Chàng ngỏ ý muốn xem chiếc nỏ. Mỵ Châu không ngần ngại, chạy ngay vào chỗ nằm của cha, lấy nỏ thần đem ra cho chồng xem. Nàng lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng chân thần Kim Quy và giảng cho Trọng Thuỷ cách bắn. Trọng Thuỷ chăm chú nghe, chăm chú nhìn cái lẫy, nhìn khuôn khổ cái nỏ hồi lâu, rồi đưa cho vợ cất đi.
Hôm sau, Trọng Thủy xin phép An Dương Vương về thăm cha. Hắn thuật lại cho Triệu Đà biết về chiếc nỏ thần. Đà sai một gia nhân chuyên làm nỏ, chế một chiếc lẫy nỏ giống hệt của An Dương Vương. Lẫy giả làm xong, Trọng Thuỷ giấu vào trong áo, lại trở sang Âu Lạc.
An Dương Vương vốn chiều con gái, thấy con mỗi khi gặp chồng thì vui vẻ sung sướng, liền sai gia nhân bày tiệc rượu để ba cha con cùng vui. Trọng Thuỷ uống cầm chừng, còn An Dương Vương và Mỵ Châu say tuý luý. Thừa lúc bố vợ say, Trọng Thuỷ lẻn ngay vào phòng tháo lấy cái lẫy bằng móng chân thần Kim Quy và thay cái lẫy giả bằng móng rùa thường vào.
Hôm sau, thấy chồng có vẻ bồn chồn, hết đứng lại ngồi không yên, Mỵ Châu hỏi chồng rằng: Chàng như có gì lo lắng phải không? Trọng Thuỷ đáp: Ta sắp phải đi, Phụ vương dặn phải về ngay để còn lên miền Bắc, miền Bắc xa lắm nàng ạ. Mỵ Châu buồn rầu lặng thinh, Trọng Thuỷ nói tiếp: Bây giờ đôi ta sắp phải xa nhau, không biết đến bao giờ gặp lại! Nếu chẳng may xảy ra binh đao, tôi biết đâu mà tìm? Mỵ Châu nói: Thiếp có cái áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy về hướng nào thì thiếp sẽ rắc lông ngỗng dọc đường, chàng cứ chạy theo dấu lông ngỗng mà tìm. Nói xong Mỵ Châu nức nở khóc.
Về đất Nam Hải, Trọng Thuỷ đưa cái móng rùa vàng cho cha, Triệu Đà mừng rỡ vô cùng, reo lên rằng: “Phen này đất Âu Lạc sẽ về tay ta”. Chỉ ít ngày sau, Triệu Đà đã ra lệnh cất quân sang đánh Âu Lạc.
Nghe tin báo, An Dương Vương cậy có nỏ thần, không phòng bị gì cả. Đến khi quân giặc đã đến sát chân thành, An Dương Vương sai đem nỏ thần ra bắn thì không thấy linh nghiệm nữa. Quân Triệu Đà phá cửa thành, ùa vào. An Dương Vương vội lên ngựa, đèo Mỵ Châu sau lưng, phi ngựa thoát ra cửa sau. Ngồi sau lưng cha, Mỵ Châu bứt lông ngỗng ở áo rắc khắp dọc đường.
Đường núi gập ghềnh hiểm trở, ngựa chạy luôn mấy ngày đêm đến Dạ Sơn gần bờ biển. Hai cha con định xuống ngựa ngồi nghỉ thì quân giặc đã gần đến. Thấy đường núi quanh co dốc ngược, bóng chiều đã xuống, không còn lối nào chạy, An Dương Vương liền hướng ra biến, khấn thần Kim Quy phù hộ cho mình. Vua vừa khấn xong thì một cơn gió lốc cát bụi bốc lên mù mịt, làm rung chuyển cả núi rừng. Thần Kim Quy xuất hiện, bảo An Dương Vương rằng “giặc ở sau lưng nhà vua đấy”. An Dương Vương tỉnh ngộ, liền rút gươm chém Mỵ Châu, rồi nhảy xuống biểu tự vẫn.
Quân của Triệu Đà kéo vào chiếm đóng Loa thành, còn Trọng Thuỷ một mình một ngựa theo dấu lông ngỗng đi tìm Mỵ Châu. Đến gần bờ biển, thấy xác vợ nằm trên đám cỏ, tuy chết mà nhan sắc không mờ phai. Trọng Thuỷ khóc oà lên, thu nhặt thi hài đem về chôn trong thành, rồi đâm đầu xuống giếng trong thành mà xưa kia Mỵ Châu thường tắm.
Ngày nay, ở làng cổ Loa, trước đền thờ An Dương Vương, còn cái giếng gọi là giếng Trọng Thuỷ. Tục truyền khi Mỵ Châu đã bị cha giết chết rồi, máu nàng chảy xuống biển, trai ăn được nên mới có ngọc châu. Lấy được ngọc trai ấy đem về rửa bằng nước giếng trong thành Cổ Loa thì ngọc trong sáng vô cùng. [10, tr.40-42]
3. Tác phẩm Nam quốc sơn hà
“Nam quốc sơn hà, Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” [7, tr.62]
4. Tác phẩm Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo)
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.
Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho áo; không có ăn thì ta cho cơm. Quan thấp thì ta thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương. Đi thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa. Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết; được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. So với Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá, nào có kém gì?
Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm.
Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai.
Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng?
Nay ta bảo thật các ngươi: nên lấy việc "đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ" làm nguy; nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" làm sợ. Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho ai nấy đều giỏi như Bàng Mông, mọi người đều tài như Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhaị Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng; chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy; chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng; chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không?
Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp thành một tuyển, gọi là Binh Thư Yếu Lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời ta dạy bảo, thì trọn đời là thần tử; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo thì trọn đời là nghịch thù. [8; tr.57-58]