Sử Dụng Phương Pháp Graph Hướng Dẫn Học Sinh Ôn Tập, Củng Cố Kiến Thức

2.6.2.Sử dụng phương pháp Graph hướng dẫn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức

Bài ôn tập củng cố là bài hệ thống hóa toàn bộ những nội dung kiến thức đã học. “Bài ôn tập có nhiệm vụ giúp HS có cái nhìn tổng quan trong sự đối chiếu, so sánh cũng như mối quan hệ lẫn nhau giữa các nội dung kiến thức đã học”. Các kiến thức riêng lẻ trong từng bài học lúc này sẽ được hệ thống hóa lại thành từng vấn đề, từng nội dung và được sắp xếp một cách logic, chặt chẽ theo từng khía cạnh. Điều này đã được I.Ta.Lecne nhấn mạnh: “Đến cuối bài khóa không chỉ cần có một bảng biểu các sự kiện mà cần phải hình thành trong nhận thức của học sinh một hệ thống tối thiểu các mối quan hệ giữa các nhân tố của sự kiện lịch sử được đề cập đến trong bài” [9; tr130]

Hoạt động sơ kết, tổng kết, củng cố bài học được thực hiện sau khi GV dạy xong một khối lượng kiến thức nhất định, có thể là một bài, một giai đoạn hay một thời kỳ. Quá trình này được tiến hành thường xuyên, liên tục nhất là khi GV dạy sang một bài học mới giúp HS ghi nhớ kiến thức bền hơn.

Có rất nhiều cách thức để GV tiến hành ôn tập và củng cố kiến thức cho HS như dùng lời nói , sử dụng các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học,… Nhưng trong đó sử dụng phương pháp Graph để củng cố bài học là đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình giảng dạy. Khi xây dựng Graph nội dung kiến thức thì GV có thể sử dụng chính Graph đó để củng cố, tái hiện lại kiến thức cho HS. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp Graph vào bài ôn tập củng cố, nó không chỉ dừng lại ở việc tái hiện kiến thức mà còn giúp HS chủ động xâu chuỗi các sự kiện và hoàn thiện kiến thức,. I.Ta.Lecne đã nhấn mạnh: “Đến cuối bài khóa không chỉ cần có một bảng biểu các sự kiện mà cần phải hình thành trong nhận thức của học sinh một hệ thống tối thiểu các mối quan hệ giữa các nhân tố của sự kiện lịch sử được đề cập đến trong bài”[9; tr130]. Biện pháp vận dụng phương pháp Graph vào dạy bài ôn tập, tổng kết, củng cố kiến thức cho HS có thể được thực hiện như sau:

- Bước 1: GV yêu cầu HS thiết lập Graph ôn tập dựa trên hệ thống các câu hỏi ôn tập.

- Bước 2: HS đọc SGK, nhớ lại toàn bộ kiến thức để hoàn thành câu hỏi ôn tập và hình thành các đỉnh của Graph

- Bước 3: Tổ chức thảo luận nhóm để hình thành cung của Graph, hoàn thiện Graph của nhóm


xét

-Bước 4: GV yêu cầu các nhóm lên trình bày Graph, các nhóm còn lại nhận


-Bước 5: GV bổ sung và hoàn chỉnh Graph

Ví dụ: Sau khi học xong “bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII”,

GV cho HS ôn tập củng cố về các cuộc CMTS Anh, Pháp, Mĩ, để HS nhớ lại những kiến thức đã được học về những cuộc CMTS ở những bài học trước và cho HS thấy được nguyên nhân, mục tiêu, tính chất của các cuộc cách mạng qua những câu hỏi ôn tập và quá trình thiết lập Graph cây “Cuộc CMTS Anh, Mĩ, Pháp”.

*Hoạt động 1: Ôn tập các cuộc CMTS thời cận đại (Anh, Mĩ, Pháp).

- Bước 1: GV chia cả lớp làm 4 nhóm

- GV đưa ra những câu hỏi:

+ “Từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII đã diễn ra các cuộc CMTS nào”?

+ “Nguyên nào nào dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc CMTS”?

+ “Những hình thức của các cuộc CMTS”?

+ “Mục tiêu của các cuộc CMTS là gì”?

+ “Tính chất của các cuộc CMTS”?

- Bước 2: GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học ở bài 29,30,31, dựa vào những câu hỏi để lập một Graph nội dung bài học.

Yêu cầu:Hình thức của Graph tùy thuộc vào sự sáng tạo của các nhóm nhưng trong Graph của các nhóm phải có ít nhất 1 hình ảnh minh họa cho nội dung kiến thức trong Graph. Thời gian hoạt động nhóm là 7 phút.

- Bước 3: GV đến từng nhóm, hướng dẫn các nhóm lập bảng danh mục mục kiến thức, mã hóa kiến thức, xác định và sắp xếp các đỉnh.

- Các đỉnh của Graph

Đỉnh xuất phát: CMTS Anh, Mĩ, Pháp (từ thế kỉ XVII đến cuổi thế kỉ

XVIII)

- Đỉnh chính 1: Nguyên nhân bùng nổ

+ Định phụ 1: Mâu thuẫn giữa QHSX PK lỗi thời với lực lượng SX TBCN

đang phát triển

- Đỉnh chính 2: Hình thức

+ Đỉnh phụ 1: Anh, Pháp là nội chiến

+ Đỉnh phụ 2: Mĩ là cuộc đấu tranh giành độc lập

- Đỉnh chính 3: Mục tiêu

+ Đỉnh phụ 1: Anh, Pháp: lật đổ chế độ PK, mở đường cho CNTB phát triển

+Đỉnh phụ 2: Mĩ giành độc lập, mở đường cho CNTB phát triển

- Đỉnh chính 4: Tính chất

+ Đỉnh phụ 1: Anh, Mĩ: CMTS không triệt để

+ Đỉnh phụ 2: Pháp: CMTS triệt để

- Bước 4: Hết thời gian GV mời đại diện của các nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm mình

- Bước 5 GV nhận xét bài của các nhóm, đưa ra Graph mà GV chuẩn bị để HS đối chiếu với nội dung Graph mà các nhóm đã lập và kết luận.


2 6 3 Sử dụng phương pháp Graph hướng dẫn học sinh tự học Tự học là một 1


2.6.3.Sử dụng phương pháp Graph hướng dẫn học sinh tự học

Tự học là một hoạt động tâm lý đặc trưng của con người. Hoạt động tự học là hình thức học tập độc lập của HS nhằm tự chiếm lĩnh tri thức khoa học để củng cố và vận dụng vào thực tiễn. Hiện nay trong quá trình dạy học, GV không chỉ dạy cho HS kiến thức mà quan trọng hơn là GV phải dạy HS phương pháp tự học và tự lĩnh

hội kiến thức. Có hai hình thức tự học cơ bản là tự học trên lớp và tự học ở nhà. “Tự học trên lớp là hình thức tự học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo của HS để thu thập kiến thức mới trong các bài học hoặc hệ thống hóa kiến thức. Tự học ở nhà là việc học của HS ở nhà nhằm thu nhận kiến thức mới hoặc ôn tập củng cố kiến thức đã học ở trên lớp”. Tuy nhiên để phương pháp tự học của HS đạt được hiểu quả thì GV cần hướng dẫn HS cách lập kế hoạch học tập sao cho phù hợp, dạy HS cách nghe giảng, ghi chép và dạy cách học bài. Hiện nay có rất nhiều cách để HS tự học nhưng một trong những cách đạt hiệu quả cao là sử dụng phương pháp Graph. Thông qua việc tự học bằng phương pháp Graph, HS sẽ hình thành tư duy hệ thống từ đó có thể phát huy năng lực sáng tạo của HS.

Ví dụ: Sau khi GV dạy xong “bài 33:Hoàn thành CMTS ở Châu Âu và Mĩ giữa thể kỉ XIX”. GV có thể yêu cầu HS từ những kiến thức cơ bản đã được học ở trên lớp hãy lập Graph “Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức”. Hình thức của Graph tùy theo sự sáng tạo của các em.

Ngoài ra khi HS ở nhà, GV có thể giao cho HS lập Graph cho một bài kiến thức mới hoặc một bài ôn tập, tổng kết. GV có thể thiết kế một Graph chưa hoàn chỉnh, các đỉnh và các cung của Graph được sắp xếp lộn xộn và yêu cầu HS về nhà tìm hiểu SGK sắp xếp lại các đỉnh và các cung để hoàn thành Graph hoàn chỉnh. Hình thức này sẽ giúp HS rèn luyện được khả năng tự học đồng thời cũng giúp HS nắm chắc những kiến thức bài mới.

Ví dụ: Trước khi GV dạy “bài 29: Cách mạng Hà Lan và CMTS Anh”, GV sẽ đưa ra Graph “Tình hình của nước Anh trước cách mạng” nhưng các đỉnh và các cung của Graph sắp xếp lộn xộn cùng với một số hình ảnh liên quan đến nội dung của Graph.

GV đưa ra 3 hình ảnh Hình thứ nhất vua Sác lơ I Hình ảnh thứ hai Luân Đôn thế 2



GV đưa ra 3 hình ảnh Hình thứ nhất vua Sác lơ I Hình ảnh thứ hai Luân Đôn thế 3

GV đưa ra 3 hình ảnh Hình thứ nhất vua Sác lơ I Hình ảnh thứ hai Luân Đôn thế 4

GV đưa ra 3 hình ảnh:



+ Hình thứ nhất: vua Sác-lơ I

+ Hình ảnh thứ hai: Luân Đôn thế kỉ XVII

+ Hình ảnh thứ ba: Buôn bán nô lệ da đen

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.


GV yêu cầu HS về nhà đọc SGK bài 29 Cách mạng Hà Lan và cuộc cách mạng tư 5

- GV yêu cầu HS về nhà đọc SGK bài 29 “Cách mạng Hà Lan và cuộc cách mạng tư sản Anh” tìm hiểu nội dung của bài học sau đó thực hiện các nhiệm vụ:

+”Sắp xếp lại các đỉnh của Graph theo thứ tự ( Đỉnh xuất phát, định chính, đỉnh phụ, đỉnh nhánh)”.

+”Thiết lập lại các cung của Graph để được một Graph hoàn chỉnh”.

+ “Sắp xếp 3 hình ảnh vào những đỉnh Graph có nội dung phù hợp”.

- HS sẽ về nhà hoàn thành Graph. Ở bài học hôm sau GV sẽ nhận xét và đưa ra kết luận.

Như vậy việc vận dụng phương pháp Graph trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học

bộ môn lịch sử. Phương pháp Graph là một trong những cách tiếp cận mới , hướng vận dụng mới để bổ sung vào hệ thống các PPDH trong môn lịch sử ở trường THPT. Trong dạy học phần LSTG cận đại lớp 10, GV có thể hoàn toàn sử dụng phương pháp Graph và bài học một cách linh hoạt và phù hợp với nội dung của bài. Để cho bài học đạt hiệu quả một cách cao nhất, bên cạnh việc sử dụng phương pháp Graph, GV cũng cần phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương pháp và các kỹ thuật dạy học khác nhau như dạy học theo dự án, dạy học nêu vấn đề và đặc biệt là ứng dụng CNTT,…

2.7. Thực nghiệm sư phạm

2.7.1. Mục đích thực nghiệm

- Xác định tính đúng đắn về cơ sở lí luận của đề tài và khẳng định việc đổi mới PPDH lịch sử hiện nay cần vận dụng phương pháp Graph dựa trên những yêu cầu, nguyên tắc, phương pháp luận.

- Khẳng định vai trò, ý nghĩa, tác dụng của phương pháp Graph trong dạy học lịch sử ở trường THPT nhằm giúp HS khái quát hóa, mô hình hóa kiến thức lịch sử, phát huy năng lực sáng tạo của HS, giúp HS dễ dàng ghi nhớ kiến thức lịch sử, từ đó nâng cao chất lượng dạy học lịch sử.

- Thông qua quá trình và kết quả thực nghiệm sư phạm ở trường THPT, tiếp tục hoàn thiện những nhận thức về lí luận bộ môn nhất là việc vận dụng phương pháp Graph trong dạy học lịch sử để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

- Kết quả thưc nghiệm sẽ chứng tỏ tính đúng đắn của lí luận phương pháp Graph trong môn lịch sử. Nó được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học và trình độ nhận thức của từng đối tượng HS.

2.7.2.Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

- Đối tượng thực nghiệm: Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở hai lớp 10A6 và 10A1.

- Địa bàn thực nghiệm: Tôi chọn trường THPT Mỹ Hào (Hưng Yên) để tiến hành thực nghiệm. Đây là trường tôi thực tập sư phạm nên rất thuận lợi trong việc tiến hành thực nghiệm và điều tra khảo sát.

2.7.3.Nội dung và phương pháp thực nghiệm

*Nội dung thực nghiệm

- Bám sát phần cơ sở lí luận ở chương 1, để bài thực nghiệm đạt kết quả cao, khẳng định tính khả thi của đề tài, tôi tiến hành thực nghiệm “bài 32: Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu “(lớp 10) ở trường THPT Mỹ Hào.

- Để đảm bảo thực nghiệm được chính xác, khách quan, tôi tiến hành theo cách sau:

+ Soạn giáo án 5 bước, vận dụng phương pháp Graph đã đề xuất trong đề tài vào bài dạy. Giáo án này sẽ dạy cho lớp thực nghiệm.

+ Soạn giáo án đối chứng, không sử dụng phương pháp Graph, dạy theo phương pháp truyền thống (hỏi-đáp kết hợp với bảng) tiến hành dạy bình thường.

+ Kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến thức của HS thông qua bài kiểm tra 15 phút sau tiết học và được tiến hành ở cả hai lớp với nội dung giống nhau vào 15 phút sau tiết học.

*Phương pháp thực nghiệm

- Trước khi tiến hành thực nghiệm ở trưởng THPT Mỹ Hào, tôi đã dự giờ cả 2 lớp để tìm hiểu tình hình học tập môn lịch sử của cả hai lớp, phương pháp giảng dạy của GV, cơ sở vật chất và phương tiện dạy học. Ngoài ra tôi còn phát phiếu điều tra ý kiến của các em về mức độ sử dụng phương pháp Graph trong dạy học lịch sử của thầy cô. Sau khi tiến hành điều tra tôi nhận thấy trình độ nhận thức của cả hai lớp là ngang nhau. Tôi đã tiến hành chọn lớp 10A6 làm lớp thực nghiệm và 10A1 làm lớp đối chứng. Cả hai lớp này tôi đếu là người trực tiếp soạn giáo án và giảng dạy.

*Thời gian thực nghiệm

- Theo đúng phân phối chương trình và thời khóa biểu của lớp 10A1 và 10A6 trường THPT Mỹ Hào trong học kỳ II năm học 2018-2019.

2.7.4. Kết quả thực nghiệm

2.7.4.1.Đánh giá kết quả thực nghiệm bài 32: Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu ở lớp thực nghiệm 10A6

*Quan sát của GV dự giờ dạy môn lịch sử lớp 10A6

GV đánh giá cao việc sử dụng phương pháp Graph vào bài học. GV nhận xét rằng khi sử dụng phương pháp Graph vào bài học đã bước đầu tạo ra sự hứng thú học tâp cho HS đồng thời giúp HS dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ những kiến thức

trọng tâm của bài, phát huy được sự sáng tạo của HS. Ngoài ra GV còn nhận xét các em HS chú ý nghe giảng và hăng hái tham gia vào quá trình xây dựng bài, tiết học sôi nổi.

GV dự giờ cũng chỉ ra những điểm còn hạn chế và cần phải khắc phục để bài giảng trở nên hoàn thiện hơn:

+ Thứ nhất, cần xem xét lại thời gian trình bày của các nhóm

+ Thứ hai, GV cần chú ý bao quát lớp học tránh tình trạng một số em HS không hoạt động nhóm mà làm việc riêng trong giờ.

+ Thứ ba khi các nhóm cử đại diện lên trình bày, GV cần kiểm soát được lớp trành tình trạng một số HS không nghe bạn trình bày, nói chuyệ, làm việc riêng gây ảnh hưởng đến lớp.

*Mức độ hứng thú học tập của HS

Trong quá trình giảng dạy ở 2 lớp, qua quan sát tôi thấy:

+ Ở lớp đối chứng, dạy theo phương pháp truyền thống thì không khí lớp học khá trầm từ đầu đến cuối bài dạy. Trong quá trình dạy chỉ có một vài em là hăng hái xây dựng bài, trả lời các câu hỏi của GV, còn lại các em chỉ ngồi im nghe giảng và ghi chép bài.Trong quá trình dạy, một số em còn chưa chú ý vào bài giảng, nói chuyện riêng trong giờ học, khi được gọi trả lời câu hỏi thì các em lung túng, không trả lời được.

+ Ở lớp thực nghiệm, khi sử dụng phương pháp Graph, HS đã tỏ ra hứng thú hơn so với lớp đối chứng. Các em chú ý, tập trung nghe giảng và tham gia rất tích cực vào các hoạt động của GV. Các hoạt động rất tích cực và hòa hứng khi được quan sát video, hoàn thành sơ đồ Graph hay được tự tay thiết kế Graph nội dung bài học theo sự sáng tạo của nhóm mình. Khi lên trình bày ý tưởng của nhóm, các em không lung túng mà tỏ ra rất tự tin khi thuyết trình trước các bạn. Vì vậy khác với lớp học đối chứng, bầu không khí học tập thoải mái, sôi nổi từ đầu tiết học đến cuối tiết làm cho HS thấy thoải mái, không nặng nề về việc nhồi nhét kiến thức.

Như vậy có thể khẳng định việc sử dụng phương pháp Graph trong dạy học đã tạo ra sự hứng thú học tập và thu hút sự tập trung của HS vào bài học, phát huy khả năng tích cực, sáng tạo của HS so với phương pháp dạy học truyền thống. Bên cạnh đó dạy học bằng phương pháp Graph giúp các em tiếp thu và ghi nhớ kiến

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 09/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí