Nguyên Tắc Khi Sử Dụng Phương Pháp Graph Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Phổ Thông

1871


bức là phong kiến và tư sản đã đứng lên thực hiện cuộc cách mạng 1905-1907. Cuộc cách mạng này đã giáng một đòn mạnh mẽ vào chế độ Nga hoàng. “Đây cũng là cuộc cách mạng DCTS đầu tiên do giai cấp vô sản lãnh đạo”. Tuy thất bại nhưng nó đã có ảnh hưởng to lớn đến phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước đế quốc và phong trào đấu tranh chống ách áp bức phong kiến, thực dân ở phương Đông.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Sử dụng phương pháp Graph trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường THPT - 7



2.2. Nguyên tắc khi sử dụng phương pháp Graph trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông

*Nguyên tắc thống nhất giữa “mục tiêu”, “nội dung” và “phương pháp dạy” học

Khi xây dựng Graph dạy học phải thống nhất được ba yếu tố cơ bản của quá trình dạy học là “mục tiêu”, “nội dung” và “PPDH”. Ba yếu tố này tác động qua lại với nhau và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trước hết chúng ta cần phải xác định được mục tiêu của bài. Mục tiêu bài học là những tiêu chí về kiến thức, kĩ năng và thái độ mà học sinh cần đạt sau khi học xong bài học (có thể là 1 bài hoặc 1 chương cụ thể). Để đạt được mục tiêu dạy học thì chúng ta cần phải dựa vào nội dung của bài. Trên cơ sở mục tiêu và nội dung, chúng ta cần phải thiết kế những PPDH, phương tiện dạy học cho phù hợp với từng nội dung kiến thức của bài để đạt hiệu quả cao nhất. Mục tiêu và nội dung là cơ sở để xác định phương pháp dạy học phù hợp, phát huy năng lực, sự sáng tạo, tìm tòi, khám phá của học sinh để đạt được mục tiêu đề ra.

*Nguyên tắc thống nhất giữa “toàn thể” và “bô phận”

Đây thực chất là quán triệt tư tưởng tiếp cận cấu trúc hệ thống trong thiết kế “Graph nội dung” và “Graph hoạt động dạy học”. Việc xác định mối liên hệ giữa các đỉnh trong Graph là rất quan trọng, đặc biệt là mối quan hệ về chức năng giữa các đỉnh theo quy luật nhất định của tự nhiên.

*Nguyên tắc thống nhất giữa “cụ thể” và “trừu tượng”

V.I.Lê-Nin đã nêu ra con đường nhận thức thế giới quan khách quan của nhân loại: “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của việc nhân thức khách quan”.Cái “cụ thể” ở đây là hệ thống của toàn bộ những thuộc tính, những mặt, những quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng với sự vật hay hiện tượng khách quan. Còn cái “trừu tượng” là bộ phận của cái toàn bộ, được tách ra khỏi cái toàn bộ và được cô lập với mối liên hệ với sự tương tác giữa các thuộc tính, các mặt, các quan hệ khác của cái toàn bộ ấy. Trong việc thiết kế và sử dụng Graph dạy học, chúng ta cần xác định rõ cái “cụ thể” và “cái trừu tượng” trong từng đối tượng để định hướng nhận thức cho HS, phát triển năng lực sáng tạo của HS.

*Nguyên tắc thống nhất giữa dạy và học

Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là đảm bảo sự thống nhất giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò nhằm phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, sự lĩnh hội tri thức của HS dưới sự hướng dẫn của GV”[41].

GV sử dụng phương pháp Graph để truyền thụ kiến thức hoặc tổ chức cho HS thiết kế để rèn luyện cho HS năng lực tự học. Đối với HS, sử dụng Graph trong học tập như một phương tiện tư duy, từ đó hình thành những phẩm chất tư duy như tính độc lập trong suy nghĩ, trong hoạt động và trong nghiên cứu đồng thời sẽ hình thành năng lực sáng tạo trong quá trình học tập và cuộc sống.

Thống nhất giữa dạy và học trong quá trình dạy học bằng Graph tức là trong khâu thiết kế và sử dụng Graph phải thể hiện rõ vai trò tổ chức, chỉ đạo của thầy để phát huy tính tự giác, tích cực, tự lực lĩnh hội tri thức của trò dưới sự chỉ đạo của thầy. Lúc này GV không phải chỉ sử dụng Graph như một sơ đồ minh họa cho lời giảng mà phải biết tổ chức HS tìm tòi thiết kế Graph phù hợp với nội dung học tập.

2.3.Quy trình thiết kế và sử dụng Graph cho nội dung bài học lịch sử

Theo Nguyễn Quang Ngọc, trong dạy học ta cần xét hai mặt là nội dung kiến thức và các hoạt động của thầy và trò trong quá trình hình thành tri thức. Trong Graph nội dung kiến thức được mô tả bằng “Graph nội dung” còn hoạt động của thầy và trò được thể hiện bằng “Graph hoạt động”. Khi thiết kế một Graph dạy học, chúng ta phải trải qua 4 bước:

Tìm hiểu nội dung bài học, lập danh mục kiến thức cơ bản



Xác định đỉnh và mã hóa kiến thức



Xếp đỉnh và lập cung cho Graph


Kiểm tra lại Graph đã lập

*Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài học, lập danh mục kiến thức cơ bản

Đây là bước đầu tiên của GV khi chuẩn bị lập Graph . GV cần phải tìm hiểu nội dung của bài học lịch sử để có thế lựa chọn những phần nội dung của bài có khả năng lập Graph đồng thời giúp GV xác định được mục tiêu của bài ở các mức độ khác nhau (nhận biết, thông hiểu và vận dụng).

Bước tiếp theo, GV sẽ lập danh mục các kiến thức cơ bản của bàn, trọng tâm của bài học dựa . Việc lập danh mục các kiến thức cơ bản này được thực hiện trên cơ sở dựa vào chính nội dung mà ở đây trực tiếp là mục tiêu của bài học. Mặc dù đây là bước đầu tiên nhưng giữ vị trí quan trọng không thể bỏ qua. Xác định được kiến thức cơ bản của bài chính là bước đầu tiên để thành lập các đỉnh của Graph.

*Bước 2: Xác định đỉnh và mã hóa kiến thức

Sau khi hoàn thành xong việc lựa chọn kiến thức cơ bản của nội dung bài học thì bước tiếp theo là việc xác định đỉnh và mã hóa kiến thức. “Trong nội dung một bài học có thể có những đơn vị kiến thức liên kết với nhau thành từng mảng lớn hoặc nhỏ nhưng bên cạnh đó cũng có những đơn vị kiến thức độc lập”[45; tr35]. Trong một Graph, mỗi đơn vị kiến thức sẽ giữ một vị trí độc lập. Tuy nhiên có những nội dung chứa dung lượng kiến thức lớn vì vậy phải thực hiện mã hóa kiến thức sao cho nội dung đưa vào các đỉnh của Graph phải cô đọng , ngắn gọn nhưng mang đầy đủ thông tin.

Việc xác định đỉnh và số lượng đỉnh của Graph có vai trò quan trọng trong việc hình thành Graph nội dung. Số lượng các đỉnh của một Graph vừa mang tính chủ quan và khách quan.Tính khách quan được thể hiện ở Graph là số lượng kiến thức cơ bản của bài. Tính chủ quan thể hiện ở ý đồ sư phạm của người lập Graph. Khi thiết lập Graph sẽ có đỉnh xuất phát, đỉnh chính, đỉnh phụ và đỉnh nhánh. “Đỉnh xuất phát là đỉnh chính của Graph, tên của đỉnh xuất phát phải nêu được nội dung khái quát, bao trùm, định hướng cho việc lập Graph (thường là tên của một sự kiện hay hiện tượng lịch sử). Đỉnh chính là đỉnh gắn trực tiếp, bắt nguồn từ đỉnh xuất phát, các đỉnh này nêu tên đơn vị kiến thức trọng tâm của bài hoặc một phần nội dung bài. Đỉnh phụ bắt nguồn trực tiếp từ đỉnh chính, làm nhiệm vụ cụ thể hóa, chi tiết hóa, bổ sung và làm sáng rõ cho nội dung nêu trong đỉnh chính. Đỉnh nhánh bắt nguồn từ đỉnh phụ”[45;tr20]. Khi xác định được các đỉnh và mối quan hệ giữa chúng, ta có thể sắp xếp các đỉnh trên một mặt phẳng theo một trật tự khoa học, logic. Thao tác này sẽ đảm bảo những yêu cầu cơ bản khi sử dụng Graph đó là tính khoa học và trực quan và tính sư phạm.

*Bước 3: Thiết lập các cung

Thiết lập cung là thiết lập các mối quan hệ giữa các đỉnh của Graph hay nói cách khác là mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức. Mỗi liên hệ này được xác định thông qua các cung của Graph. Các cung này được biểu hiện bằng các mũi tên thể hiện tính hướng đích của nội dung. Các mối liên hệ đó phải đảm bảo tính logic khoa học, bảo đảm những quy luật khách quan và tính hệ thống của nội dung kiến thức.

Như vậy việc xác định đỉnh và thiết lập cung cho Graph được xem là một bước quan trọng nhất, chủ yếu nhất khi lập Graph. Giữa hai công việc của khâu này có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Nếu không xác định được đỉnh của Graph thì chúng ta không thể lập được cung cho Graph và ngược lại. Vì vậy, khi chúng ta xác định được đỉnh của Graph thì đồng nghĩa với việc chúng ta cũng phải hình dung được các cung của Graph cần phải thiết lập. Đến đây, Graph coi như đã hoàn thành.

*Bước 4: Kiểm tra Graph đã lập

Khi xây dựng xong Graph, việc kiểm tra lại Graph đã lập là việc làm rất cần thiết. Khi kiểm tra, chúng ta cần phải để ý:

- Tính khoa học, nghĩa là phản ánh được logic bên trong tài liệu SGK.

- Bảo đảm tính sư phạm: Dễ thực hiện đối với thầy, dễ hiểu đối với trò

- Xem xét các đỉnh, các cung của Graph có đảm bảo tính thẩm mĩ hay không

Nếu tất cả đã được đảm bảo thì việc lập Graph đã hoàn thành. Tóm lại việc lập Graph nội dung bài học phải được tiến hành theo một trình tự nhất định. Đó là từ việc tìm hiểu nội dung bài học, xác định mục tiêu cần đạt, lập danh mục kiến thức cơ bản, tiến hành xác định đỉnh, “mã hóa kiến thức”, xếp đỉnh và lập cung và cuối cùng là kiểm tra Graph đã lập. Chỉ khi tiến hành đầy đủ được các bước như trên thì chúng ta mới có thể lập được một Graph thực sự có giá trị.

Ví dụ: Các bước thiết lập Graph “Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức” cho “phần 1: Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức trong bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX”.

Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài học, lập danh mục kiến thức cơ bản.

- Xác định mục tiêu kiến thức của bài học:

+ Nêu được những nét lớn về tình hình của nước Đức, Mĩ giữa thế kỷ XIX

+ Nêu được những diễn biễn cơ bản của của quá trình thống nhất nước Đức và nội chiến Mĩ

+ Giải thích được khái niệm con đường “từ trên xuống”

+ Giải thích được nguyên nhân bùng nổ cuộc nội chiến Mĩ

+ Phân tích được hệ quả của cuộc đấu tranh thống nhất Đức với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

- Tìm hiểu nội dung bài học, lập danh mục những kiến thức cơ bản trọng tâm của bài:

Tình hình nước Đức

+ Giữa TK XIX, nền kinh tế TBCN phát triển nhanh chóng , Đức trở thành nước công nghiệp.

+ Nước Đức bị chia cắt thành nhiều vương quốc nhỏ, cản trở sự phát triển kinh tế TBCN, yêu cầu thống nhất đất nước.

+ Quá trình thống nhất đất nước Đức tiến hành bằng vũ lực “từ trên xuống” dưới sự lãnh đạo của quý tộc quân phiệt Phổ do Bix-mác đứng đầu qua ba cuộc chiến tranh với Đan Mạch (1864), Áo (1886), Pháp (1870-1871).

Năm 1870-1871, Bix-mac giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ.

18/1/1871, Đức hoàn thành việc thống nhất nước Đức.

Tính chất: Là cuộc cách mạng tư sản, tạo ĐK cho kinh tế tư bản phát triển.

Bước 2: Xác đỉnh đỉnh và mã hóa kiến thức

- Sau khi xác định được kiến thức cơ bản của bài học, chúng ta sẽ thực hiện “mã hóa kiến thức” để đưa vào Graph:

Nguyên nhân dẫn đến công cuộc thống nhất nước Đức:

+ Kinh tế TBCN phát triển nhanh chóng, xuất hiện tầng lớp tư sản hóa.

+ Đất nước bị chia cắt thành nhiều vương quốcphải thống nhất đất nước

Lãnh đạo: Bix-mác (đại diện quý tộc Phổ)

Con đường: Diễn ra theo con đường “từ trên xuống”

Hình thức: Dùng vũ lực “sắt và máu” với 3 cuộc chiến tranh chống Đan Mạch, Áo, Pháp

Tính chất: Là cuộc CMTS

- Xác định các đỉnh của Graph

Đỉnh xuất phát: Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức

Đỉnh chính 1: Nguyên nhân

+ Đỉnh phụ 1: Kinh tế TBCN phát triển nhanh chóng, xuất hiện tầng lớp tư sản hóa.

+ Đỉnh phụ 2: Đất nước bị chia cắt thành nhiều vương quốcphải thống nhất đất nước.

Đỉnh chính 2: Lãnh đạo

+ Đỉnh phụ 1:Bix-mac (đại diện quý tộc Phổ)

Đỉnh chính 3: Con đường

+ Đỉnh phụ 1: Diễn ra theo con đường “từ trên xuống”.

Đỉnh chính 4: Hình thức

+ Dùng vũ lực “sắt và máu” với 3 cuộc chiến tranh với Đan Mạch, Áo, Pháp.

Đỉnh chính 5: Tính chất

+ Là cuộc CMTS.

- Bước 3: Thiết lập các cung


Nguyên nhân

Lãnh đạo

Hình thức

Kinh tế TBCN phát triển nhanh chóng, xuất hiện tầng lớp

tư sản hóa.

Dùng vũ lực “sắt và máu” với 3 cuộc chiến tranh chống Đan Mạch, Áo ,

Pháp.

Là một cuộc

CMTS

Tính chất

Bi-xmác (đại diện quý tộc Phổ).

Đất nước bị chia cắt thành nhiều vương quốcphải thống nhất.


Con đường

Diễn ra theo con đường “từ trên

xuống”.

Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức

2.4. Những lưu ý khi sử dụng phương pháp Graph trong dạy học

Để xây dựng được Graph nội dung bài học khoa học, chính xác và sử dụng có hiệu quả là một công việc khó. Để làm được những điều này đòi hỏi GV không chỉ nắm vững kiến thức chuyên môn mà còn phải am hiểu lí luận về PPDH cũng như kiến thức sư phạm. Nếu sử dụng tùy tiện, không hợp lý, mang tính chất minh họa, hình thức thì chẳng những không đem lại được hiệu quả cho bài học mà còn làm cho bài học trở nên khó và rắc rối hơn. Vì vậy, khi sử dụng phương pháp Graph cần lưu ý những điều sau:

- Tránh việc lạm dụng Graph. Khi sử dụng Graph phải đảm bảo tính hợp lý. GV cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung SGK để lựa chọn Graph phù hợp, sử dụng Graph trong thời gian bao lâu là vừa đủ. Bên cạnh đó nội dung phải chính xác, đầy đủ và, ngắn gọn , dễ hiểu tính khái quát.

- Tránh tính “hình thức” trong việc lập và sử dụng Graph và phải đảm bảo “tính vừa sức”. Khi lâp Graph phải đảm bảo tính thẩm mĩ, tính khoa học, tính sáng tạo cũng như tính giản dị, dễ hiểu đối với HS. Tránh tính “hình thức” trong việc lập

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2023