Đặc Điểm Tâm Lý Và Nhận Thức Của Học Sinh Thpt

Trong môn lịch sử: “PPDH lịch sử là một khoa học nghiên cứu quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông, nghiên cứu các quy luật của quá trình dạy học lịch sử, xác định nội dung, hình thức tổ chức và PPDH phù hợp với đặc trưng bộ môn, tâm lý người học và mục tiêu đào tạo của nhà trường”.[11;tr28]

1.1.1.2 Khái niệm về phương pháp Graph

Theo từ điển Tiếng Anh, Graph (danh từ) có nghĩa là “biểu đồ biểu diễn cách mà hai hay nhiều tập hợp số liên quan với nhau”. Graph (động từ) nghĩa là “vẽ sơ đồ, vẽ đồ thị, minh họa bằng đồ thị, vẽ mạng, vẽ mạch”. Graph (tính từ) có nghĩa là “thuộc tính của sơ đồ, đồ thị, thuộc về sơ đồ, đồ thị, mạng mạch”.[45;tr15]

Theo lý thuyết Toán học, “một Graph gồm một tập hợp điểm gọi là đỉnh(vertiex) của Graph cùng với một tập hợp đoạn thẳng hay đường cong gọi là cung (edge) của Graph. Mỗi cung của Graph nối hai đỉnh khác nhau hoặc hai đỉnh khác nhau được nối nhiều nhất là một cung của Graph” [45;tr18]. Như vậy để có thể thiết lập một Graph hoàn chỉnh thì cần phải có hai yếu tố là các đỉnh và các cung của Graph. Mỗi cung của Graph sẽ nối một cặp đỉnh có mối quan hệ với nhau.

Đỉnh của Graph biểu thị một nội dung kiến thức hay một đối tượng nghiên cứu nào đó. Mỗi đỉnh của Graph có thể được kí hiệu bằng một chữ cái (A,B,C,..), chữ số (1,2,3,…) hoặc bằng các dạng hình học (hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật,…).

Cung của Graph là đường nối các đỉnh của Graph, biểu thị mối quan hệ giữa các đỉnh của Graph. Các cung của Graph được hiểu hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, có thể là đoạn thẳng, đường gấp khúc, đường cong,…dài, ngắn, đậm nhạt khác nhau nhưng phải thống nhất trong cách sử dụng để các cung của Graph vừa thể hiện được mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức lại vừa có hình thức đẹp, rõ ràng.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý, bản chất của Graph không phụ thuộc vào cách kí hiệu, cách biểu thị các cung, các đỉnh mà bản chất của Graph thể hiện ở số lượng các đỉnh, các cung của Graph và mối liên hệ giữa các đỉnh của Graph.

Graph có thể được biểu diễn dưới dạng “sơ đồ”, dạng “biểu đồ quan hệ” hoặc dạng “ma trận”. Một Graph có thể có nhiều cách thể hiện khác nhau nhưng quan trọng nhất là Graph đó phải thấy được mối liên hệ giữa các đỉnh.

Trong việc dạy học hiện nay, khi GV sử dụng phương pháp Graph để dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung của bài học bằng cách triển khai dần các đỉnh của Graph thì lúc này Graph đã mang tính chất của một PPDH.

Theo T.S Nguyễn Phúc Chỉnh “phương pháp Graph dạy học được hiểu là phương pháp tổ chức rèn luyện tạo được những sơ đồ học tập ở trong tư duy của học sinh. Trên cơ sở đó hình thành một phong cách tư duy khoa học mang tính hệ thống” [34, tr11].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Hiện nay phương pháp Graph không chỉ được sử dụng trong các ngành KHTN ( toán, lý, hóa,…) mà đã được vận dung một cách sáng tạo sang các ngành KHXH trong đó có môn lịch sử thông qua việc xử lý sư phạm của GV, góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

1.1.2. Phân loại Graph

Sử dụng phương pháp Graph trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường THPT - 3

Trong dạy học lịch sử, có thể chia thành các loại Graph sau:

Đường trục thời gian: là loại Graph được thiết kế bằng một mũi tên định hướng(còn được gọi là cung), còn đỉnh là các hình quy ước thể hiện các sự kiện và các mốc thời gian tương ứng. Loại Graph này thường được sử dụng để tái hiện diễn biến của một trận đánh, chiến dịch,…. Hiện nay, HS thường rất ngại khi tìm hiểu diễn biến do diễn biến trong SGK còn dài, có nhiều mốc thời gian cần phải ghi nhớ. Tuy nhiên khi sử dụng đường trục thời gian vào dạy học những sự kiện, mốc thời gian sẽ được mô hình hóa, khái quát hóa dưới dạng Graph giúp HS nhìn thấy rõ những sự kiện, mốc thời gian quan trọng, từ đó giúp HS ghi nhớ diễn biến một cách dễ dàng hơn.

Ví dụ: Đường trục thời gian tổng kết diễn biến giai đoạn 1: “Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến” ở bài 31: CMTS Pháp cuối thế kỷ XVIII



5/5/1789


Hội nghị ba đẳng cấp

14/7/1789

tấn công ngục Baxti


phái Lập hiến được thành lập

8/1789

thông qua tuyên ngôn “Nhân Quyền và Dân Quyền”

9/1789

Hiến pháp được thông qua

4/1792


Chiến tranh Pháp-liên quân Áo Phổ


Graph chuỗi: là loại Graph được tạo thành bởi các đỉnh mô hình hóa bằng hình vuông hoặc hình chữ nhật và các cung mô hình hóa bằng những mũi tên thẳng định hướng (có thể nằm ngang hoặc nằm dọc). Loại Graph thường được sử dụng trong các bài ôn tập, sơ kết, tổng kết. Thông thường, sau khi học xong một giai đoạn

lịch sử nhất định GV cần phải củng cố lại kiến thức cho HS, để HS có thể nhớ lại những kiến thức đã được học. Việc sử dụng Graph chuỗi sẽ giúp tái hiện, tổng kết, ôn tập lại các sự kiện, mốc thời gian của các bài đã học, sau đó gắn thành một chuỗi các sự kiện quan trọng của một giai đoạn lịch sử có mối quan hệ với nhau. Vì vậy sử dụng Graph chuỗi trong dạy học lịch sử, HS sẽ thấy rõ hơn mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức, từ đó nắm vững được những sự kiện của một giai đoạn mà HS cần phải nhớ đồng thời cũng thấy được tiến trình phát triển của lịch sử.

Ví dụ: Graph chuỗi “Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc”


Cuối thế kỉ XIX, KH-KT

đã đạt được nhiều thành tựu trên nhiều

lĩnh vực.

Sản xuất nông nghiệp và công nghiệp

tăng nhanh.

Tích

tụ

vốn TBCN

Sự hình thành các tổ chức độc quyền dưới nhiều hình thức như Các-ten,

Xanh-đi-ca,…

Các nước tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang chủ

nghĩa đế quốc


Graph mạng: là loại Graph với một đỉnh ở trung tâm và các mũi tên định hướng nối các đỉnh khác. Đỉnh ở trung tâm sẽ thể hiện một nội dung khái quát, còn các đỉnh kết nối sẽ diễn tả các nội dung chi tiết, bổ sung cho đỉnh khái quát. Graph này thường được dùng để giải thích các khái niệm.

Trong việc dạy học lịch sử, để hiểu được bản chất của một sự kiện, hiện tượng lịch sử thì HS cần phải nắm vững khái niệm. Vì vậy việc hình thành khái niệm cho HS trong dạy học lịch sử là rất quan trọng. Nếu trình bày khái niệm thiếu trọng tâm , lan man sẽ làm cho HS khó định hướng khi tiếp nhận thông tin. Nhưng khi sử dụng Graph mạng , nội dung của khái niệm sẽ được mô hình hóa, khái quát hóa thành từng đỉnh của Graph. Chính điều này sẽ giúp cho HS hiểu được bản chất của khái niệm một cách dễ dàng hơn.

Ví dụ: Sơ đồ giải thích khái niệm “Cách mạng tư sản”


Lãnh đạo

Cách mạng tư sản

Động lực

Giai cấp tư sản

Quần chúng nhân

dân

Nhiệm vụ: Đánh đổ giai cấp phong kiến, mở đường cho

CNTB phát


Graph cây: là loại Graph có một đỉnh gốc và các mũi tên định hướng, kết nối với các đỉnh nhánh. Do vậy, đỉnh gốc sẽ diễn tả nội dung kiến thức mang tính khái quát và các đỉnh nhánh sẽ diễn tả nội dung chi tiết. Đây là loại Graph được dùng phổ biến nhất. Graph cây có thể sử dụng trong nhiều nội dung bài học khác nhau nhưng thường dùng để trình bày nguyên nhân, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… Khác với các loại Graph ở trên Graph cây có thể mô hình hóa một khối lượng lớn kiến thức trong tài liệu SGK giúp HS có cái nhìn tổng quát nhất những nội dung kiến thức của một bài, chương đồng thời cũng giúp HS hiểu sâu, ghi nhớ lâu những kiến thức quan trọng của bài học.

Ví dụ: Graph cây “Nguyên nhân bùng nổ cuộc cách mạng tư sản Pháp”


Nguyên nhân bùng nổ

Cách mạng tư sản Pháp

Nguyên nhân sâu sa

Nguyên nhân trực tiếp

Kinh tế


QHPK lỗi thời, lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của lực

lượng sản xuất

TBCN

Chính trị: Duy trì chế độ “quân chủ chuyên chế”.

Xã hội: Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba, với tăng lữ , quý tộc

“Tư tưởng triết học Ánh sáng” mở đường cho

cách mạng.

Vua Lui XVI triệu tập “hội nghị ba đẳng cấp” để vay tiền và ban hành thêm thuế mới Đẳng cấp

thứ 3 phản đối

*Ưu điểm và hạn chế của phương pháp Graph

Việc sử dụng phương pháp Graph trong dạy học có những ưu thế sau:

- Trực quan hóa nội dung kiến thức lịch sử, giúp HS dễ dàng ghi nhớ và tái hiện tri thức về nội dung của bài học. “Ngôn ngữ Graph” ngắn gọn, súc tích, chứa đựng đầy đủ thông tin sẽ giúp cho việc xử lý thông tin nhanh gọn và chính xác.

- Khái quát hóa nội dung kiến thức bài học một cách logic. Khi kết thúc một bài học, nhìn vào Graph, HS sẽ thấy được nội dung kiến thức chọn lọc nhất, cơ bản nhất của bài từ đó giúp HS dễ hiểu bài và ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

- Sơ đồ hóa kiến thức giúp HS ôn tập một cách hiệu quả nhất. Graph không chỉ giúp HS ghi nhớ dễ dàng mà còn giúp HS có thể thấy được sự phát triển, bản chất giữa của các sự kiện từ đó giúp tư duy của HS trở nên rõ ràng và khúc triết hơn.

- Giúp cho GV và HS sử dụng SGK hiệu quả hơn.

Ngoài những ưu điểm trên thì phương pháp Graph cũng có những hạn chế:

- Sơ đồ thể hiện kiến thức hệ thống và khái quát cao nên những nội dung kiến thức một cách chi tiết không phù hợp để sử dụng nên chỉ có thể sử dụng với một số nội dung phù hợp trong chương trình.

- Việc thiết kế sơ đồ trải qua nhiều bước, mất nhiều thời gian. Để có một sơ đồ dạy học đầy đủ nội dung, hình thức đẹp, có hiệu quả thì người lập sơ đồ cần phải tỉ mỉ, kiên nhẫn, có ý tưởng sáng tạo..

1.1.3. Đặc trưng của kiến thức lịch sử

Thứ nhất là tính quá khứ: Môn lịch sử là bộ môn thuộc ngành KHXH, nghiên cứu những sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá khứ. “Tất cả những sự kiện, hiện tượng lịch sử được nhắc đến thì đều là những chuyện đã xảy ra nên HS không thể quan sát trực tiếp mà chỉ có thể nhận thức gián tiếp thông qua các tài liệu được lưu lại”[11;tr139]. Có rất nhiều cách để GV có thể tái hiện lại các sự kiện lịch sử như cho HS được trực tiếp làm việc với các nhân chứng lịch sử, thông qua phim ảnh, những câu chuyện, câu thơ và một trong những cách đạt hiệu quả cao là dùng phương pháp Graph để “sơ đồ hóa kiến thức” kết hợp với hình ảnh, lời nói của GV.

Thứ hai là tính không lặp lại. Trong lịch sử, không có sự kiện, hiện tượng lịch sử nào là giống nhau. “Mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử chỉ xảy ra duy nhất một lần, gắn với một khoảng thời gian, không gian nhất định và nhân vật cụ thể. Chính

điều này đỏi hỏi khi GV trình bày một sự kiện, hiện tượng lịch sử phải xem xét tính cụ thể cả về thời gian và không gian làm này sinh sự kiện, hiện tượng đó”[11;tr140].

Thứ ba là tính cụ thể. Lịch sử là khoa học nghiên cứu tiến trình lịch sử cụ thể của các nước, các dân tộc khác nhau. “Tuy bị tác động của những yếu tố chung (đời sống vật chất, đời sống tinh thần) nhưng tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc lại không hoàn toàn giống nhau do mỗi quốc gia, dân tộc có nét văn hóa riêng, diện mạo riêng, điều kiện quy định riêng. Chính đặc điểm này đòi hỏi việc trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử càng cụ thể bao nhiêu, càng sinh động bao nhiêu lại càng hấp dẫn bấy nhiêu” [11;tr140].Việc sử dụng phương pháp Graph để dạy học sẽ làm cho không khí bài học sôi nổi. HS sẽ được tự tay thiết kế các Graph theo ý tưởng của nhóm hoặc cá nhân mình. Khi thiết kế, HS có thể sử dụng các màu sắc, hình khối khác nhau, các bức tranh tương ứng với nội dung kiến thức (tùy theo ý tưởng) để làm cho Graph thêm sinh động và hấp dẫn.

Thứ tư là tính hệ thống (tính logic lịch sử). “Môn lịch sử bao gồm rất nhiều nội dung kiến thức phong phú, đề cập đến mọi mặt của đời sống xã hội bao gồm chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, ngoại giao,…”[11;tr141]. Các nội dung kiến thức này được sắp xếp một cách logic, có hệ thống.Vì vậy khi tìm hiểu về một sự kiện hiện tượng lịch sử phải đặt nó trong mối quan hệ với các sự kiện hiện tượng lịch sử khác cùng thời để tìm ra bản chất và quy luật lịch sử. Việc sử dụng phương pháp Graph sẽ góp phần giúp HS thấy được mối liện hệ giữa các sự kiện lịch sử của từng giai đoạn, từng thời kỳ lịch sử, đặc biệt là giúp HS thấy được bản chất của lịch sử).

Thứ năm là tính hệ thống giữa “sử” và “luận”: Phần “sử” và phần “luận” là hai phần cơ bản mà HS cần lĩnh hội trong quá trình học tập. “Phần sử được tạo thành bởi nhiều yếu tố như thời gian, địa điểm, nhân vật, diễn biến, kết quả bao gồm các sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong xã hội loài người (lịch sử thế giới) cũng như của dân tộc (lịch sử dân tộc). Phần luận là cách giải thích, đánh giá, nhận xét, bình luận về các sự kiện lịch sử đã xảy ra.Trong môn lịch sử, hai phần sử và luận có sự thống nhất cao độ, không tách rời”[11;tr145]. Vì vậy, khi dạy học lịch sử bên cạnh việc trình bày các sự kiện lịch sử thì GV cần phải giải thích, đánh giá sự kiện đó để HS có thể nắm rõ bản chất của sự kiện.

Từ những đặc trưng trên có thể thấy việc dạy và học lịch sử ở trường THPT khác với các môn KHTN (toán, lý, hóa,…). Vì vậy , trong dạy học lịch sử GV có

thể sử dụng phương pháp Graph kết hợp với nhiều PPDH khác nhau như thuyết trình, vấn đáp, KTDH tích cực, dạy học theo dự án,… để có thể giúp HS đi từ “hiểu đến biết,” từ “cung cấp sự kiện đến tạo biểu tượng lịch sử” giúp các em có thể tái tạo lại quá khứ, trên cơ sở đó hình thành khái niệm, nêu quy luật, rút ra bài học kinh nghiệm và vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tiễn đồng thời hình thành các năng lực cần thiết cho HS.

1.1.4. Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh THPT

“Học sinh THPT thuộc lứa tuổi từ 16-18 về thể chất và cấu tạo bộ não đã gần đạt tới sự hoàn thiện như người lớn. Cơ thể của các em đã đạt tới mức phát triển của người trưởng thành nhưng còn kém so với người lớn”[15]. Sự phát triển về thể chất và tư duy ở lứa tuổi này có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của các em. Về tâm lý, có em có một số nét đáng chú ý sau:

Thứ nhất về sự hình thành thế giới quan: Đây là nét chủ yếu trong tâm lý của HS giai đoạn này.Trên cơ sở các kiến thức khoa học mà các em đã tích lũy, các em dần xây dựng cho mình quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển của tự nhiên và xã hội. Lúc này các em đã có quan điểm về tự nhiên, xã hội, các nguyên tắc ứng xử, những định hướng giá trị về con người.

Thứ hai về sự phát triển của tự ý thức: Ở giai đoạn lứa tuổi này ý thức bản thân hay tự ý thức đã phát triển mạnh. Các em đã bắt đầu đưa ra những quan điểm về mục đích cuộc sống. Các em cho rằng mình đã là người lớn và đòi hỏi mọi người phải đối xử và tôn trọng những ý kiến của mình. Trong các hoạt động nhất là hoạt động chủ đạo, các em đã hình thành thái độ “tự khẳng định mình”, muốn thể hiện mình theo cách riêng và muốn được mọi người chú ý đến mình. Theo Hà Thế Ngữ thì lứa tuổi này: “mong muốn khẳng định giá trị phẩm chất và năng lực của bản thân, mong muốn tự lập, mong muốn làm những việc có ý nghĩa,…”[13; tr72]

Thứ ba là hoạt động học tập. Do đặc tính cơ bản là thái độ tự khẳng định mình, muốn tự lực, độc lập và thể hiện mình là người lớn nên hứng thú của HS khi học tập cũng phát triển mạnh. Các em không chỉ thích hoạt động thực hành mà còn hứng thú trong hoạt động nhận thức. Lúc này ham muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh, tìm hiểu tri thức của các em là rất lớn. Nhà tâm lý học người Nga Petrvski đã nói: “ Tính ham học hỏi và tính tò mò là những đặc điểm của thiếu niên. Nó mở rộng tâm hồn để hấp thụ cái mới, cái thú vị và lớn lao, như cái bọt biển thấm hút

những tin tức khác nhau, song xu hướng ưu thế của tính ham hiểu biết có thể khác nhau”[15; tr153].

Thứ tư là hoạt động giao tiếp. Ở lứa tuổi này, quan hệ bạn bè chiếm vị trí quan trọng và chủ đạo. Vì vậy GV cần tạo điều kiện để HS phát triển quan hệ giao tiếp, hợp tác trong tập thể nhằm hướng tới mục tiêu giáo dục đề ra.

Thứ năm về khả năng ghi nhớ. Khả năng ghi nhớ của HS ở tuổi này đã có sự phát triển rõ rệt. Các em đã có biện pháp để ghi nhớ một cách khoa học như đánh dấu, khái quát lại những ý trọng tâm, lập bảng liệt kê và bảng so sánh. Các em cũng biết tài liệu nào cần nhớ cụ thể, tài liệu nào cần hiểu. Vì vậy GV cần chú ý bồi dưỡng cho các em khả năng ghi nhớ logic, hệ thống hóa kiến thức trong quá trình học tập.

Thứ sáu về khả năng quan sát: Ở lứa tuổi khả năng quan sát của các em đã bắt đầu phát triển có hệ thống. Tuy nhiên, sự quan sát ở các em thường bị yếu tố bên ngoài tác động .Vì vậy GV cần quan tâm và có những biện pháp để hướng sự quan sát của các em vào một nhiệm vụ nhất định.

Thứ bảy về hoạt động tư duy: HS lứa tuổi này phát triển mạnh về tư duy hình thức, lý luận và trừu tượng ngày cáng phát triển và chiếm ưu thế. Tư duy của các em giai đoạn này cũng đã nhất quán và chặt chẽ hơn. Những điều này giúp cho HS có thể phân tích được nội dung của các khái niệm và mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên, xã hội.

Như vậy với sự trưởng thành về tư duy, khả năng ghi nhớ và ý thức học tập đòi hỏi người GV cần có những định hướng đúng đắn, những PPDH phù hợp với từng bài học để có thể giúp các em nâng cao được khả năng tư duy và rèn luyện các kỹ năng trong học tập. Việc sử dụng phương pháp Graph vào dạy học có tác động lớn đến HS, giúp HS hình thành “kỹ năng quan sát” và “ghi nhớ kiến thức một cách logic, có hệ thống” từ đó giúp HS dễ dàng ghi nhớ kiến thức đồng thời cũng giúp HS phát triển “khả năng tư duy”, “sự sáng tạo”, “khả năng giao tiếp” và phát huy hứng thú học tập của HS.

Cùng với sự phát triển ngày càng hoàn thiện các đặc điểm về thể chất và tâm lý thì các hoạt động nhận thức của HS giai đoạn này cũng ngày càng đạt đến trình độ cao. Trong quá trình học tập lịch sử, quá trình nhận thức của HS đi từ giai đoạn “nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính”. “Quá trình nhận thức của HS bắt đầu từ việc tri giác tài liệu về sự kiện, quá trình lịch sử để tạo biểu tượng. Sau đó bằng

Ngày đăng: 09/05/2023