-Quan điểm, nhận thức của GV, HS về bộ môn lịch sử, chất lượng dạy và học lịch sử ở trường THPT hiện nay.
-Mức độ sử dụng phương pháp Graph trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
-Đánh giá được những lợi ích của việc sử dụng phương pháp Graph khi dạy học lịch sử.
-Đánh giá được ý nghĩa của việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học theo hướng phát triển năng lực HS.
*Hình thức, phương pháp điều tra
-Tiến hành trao đổi với GV, HS của trường thực nghiệm, phát phiếu điều tra cho GV và HS ở 3 trường THPT. Từ số liệu thu được tiến hành xử lí số liệu.
Qua điều tra tổng hợp kết quả thực tiễn, tôi rút ra những kết luận sau:
Thứ nhất quan điểm của HS về môn lịch sử và các phương pháp HS sử dụng chủ yếu trong việc học lịch sử.
- “Mức độ yêu thích môn lịch sử (Rất thích/Thích/Bình thường/không
thích”
Kết quả điều tra khảo sát cho thấy đa số các em HS khi học tập lịch sử đều
cảm thấy “bình thường”. Số này chiếm tỉ lệ 57,2%. Trong khi đó tỉ lệ HS “rất thích học lịch sử” chỉ chiếm 4,1%, HS “thích học lịch sử” chiếm 15,2 %, còn lại 23,5% HS “không thích học lịch sử”. Từ số liệu này cho thấy, ở hầu hết các trường phổ thông hiện nay là các em không thích hoặc chưa quan tâm đúng mức đến bộ môn lịch sử. Lí do các em đưa ra để giải thích cho việc không thích học lịch sử là: “Lịch sử có quá nhiều sự kiện khó nhớ nên các em không muốn học thuộc”(ý kiến này chiếm 60,4%). Có em lại cho rằng: “Phương pháp của GV còn nặng nề về truyền đạt kiến thức, thầy đọc-trò chép nên không tạo được hứng thú cho HS”. Số lượng này chiếm 17,5%. Chính vì vậy GV cần phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động tích cực của HS.
Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện ý kiến của HS về mức độ yêu thích môn lịch sử
4.1%
23.5%
15.2%
Rất thích Thích
Bình thường
57.2%
Không thích
- “Trong việc học lịch sử ở trường THPT, em thường sử dụng phương pháp học tập chủ yếu nào?”
Kết quả điều tra cho thấy hai phương pháp được HS thường xuyên sử dụng là “học thuộc lòng bài giảng của thầy cô” (chiếm 79%) và “kết hợp SGK, bài giảng của thầy cô với tài liệu tham khảo” (chiếm 60%). Trong khi đó việc “sử dụng phương pháp Graph để hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức bài học” lại không chưa được HS sử dụng đến. Có tới 58% HS chưa bao giờ sử dụng, 38% HS rất ít hoặc thỉnh thoảng mới sử dụng. Điều này cho thấy HS chưa có phương pháp học tập lịch sử đúng đắn, đa số các em chỉ sử dụng một phương pháp duy nhất là “học vẹt” bài giảng của thầy cô, tiếp thu kiến thức thụ động từ GV mà chưa chủ động tìm hiểu kiến thức.
Bảng 1.1: Bảng thống kê ý kiến của HS về phương pháp học tập thường sử dụng trong học môn lịch sử ở trường phổ thông. “mức độ 1 tương ứng với không sử dụng, số 5 tương ứng với rất thường xuyên sử dụng, chiều từ 1 đến 5 diễn tả mức độ thường xuyên tăng dần”.
Đơn vị: phần trăm (%)
Mức độ | ||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |
1.Học thuộc lòng bài giảng của thầy cô | 21 | 14,3 | 16 | 11 | 29 | 20 | 46 | 31,7 | 33 | 23 |
2.Kết hợp SGK, bài giảng của | 31 | 21,4 | 27 | 18,6 | 27 | 18,6 | 45 | 31 | 15 | 10, |
Có thể bạn quan tâm!
- Sử dụng phương pháp Graph trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường THPT - 2
- Đặc Điểm Tâm Lý Và Nhận Thức Của Học Sinh Thpt
- Vai Trò Ý Nghĩa Của Việc Vận Dụng Phương Pháp Graph Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Thpt
- Vị Trí, Mục Tiêu, Nội Dung Phần Lịch Sử Thế Giới Cận Đại Lớp 10
- Nguyên Tắc Khi Sử Dụng Phương Pháp Graph Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Phổ Thông
- Một Số Graph Có Thể Sử Dụng Trong Phần Lịch Sử Thế Giới Cận Đại Theo Từng Bài Học
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
4 | ||||||||||
3.Ghi nhớ ý chính, tự triển khai học tập theo ý của riêng mình | 40 | 27,6 | 35 | 24 | 38 | 26,1 | 23 | 16 | 9 | 6,3 |
4.Sử dụng phương pháp Graph để “hệ thống hóa”, “khái quát hóa” kiến thức bài học. | 84 | 58 | 32 | 22 | 23 | 16 | 3 | 2 | 3 | 2 |
thầy cô và tài liệu tham khảo
Thứ hai, các phương pháp, hình thức dạy học mà GV thường sử dụng trong dạy học lịch sử và quan điểm của GV về vai trò, ý nghĩa của việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học theo hướng phát triển năng lực và lấy học sinh làm trung tâm.
- “Trong dạy học lịch sử ở trường THPT, các thầy cô thường sử dụng phương pháp, hình thức dạy học chủ yếu nào?”
Sau khi điều tra, khảo sát thì kết quả cho thấy hầu hết GV sử dụng nhiều phương pháp khác nhau cho tiết dạy nhưng trong đó phương pháp dạy học truyền thống “hỏi-đáp” và phương pháp thuyết trình được các thầy cô sử dụng thường xuyên. Số lượng này chiếm 80%. 70% GV “thường xuyên” sử dụng “sự hỗ trợ của CNTT và đồ dùng trực quan”, 50% GV thường xuyên “sử dụng các nguồn tư liệu như văn học, phim ảnh”. Phương pháp “sử dụng các trò chơi để tăng hứng thú học tập của HS” thì thỉnh thoảng GV mới sử dụng (chiếm 60%). Việc vận dụng sơ đồ Graph thì chưa được GV sử dụng đến. Số lượng GV rất ít sử dụng chiếm đến 70%, 30% thì thỉnh thoảng mới sử dụng và đặc biệt là “không” có GV nào “thường xuyên sử dụng”. Như vậy từ kết quả này cho thấy trong việc dạy học GV mới chỉ áp dụng những phương pháp truyền thống còn các phương pháp và hình thức dạy học tích cực thì chưa được GV sử dụng nhiều.
Bảng 2.1: Bảng thống kê ý kiến của GV về các phương pháp tổ chức dạy học lịch sử ở trường THPT. “mức độ 1 tương ứng với không sử dụng, số 5 tương ứng với rất thường xuyên sử dụng, chiều từ 1 đến 5 diễn tả mức độ thường xuyên tăng dần”
Đơn vị: Phần trăm(%)
Mức độ | ||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |
1.Phương pháp truyền thồng (dùng lời kết hợp với bảng) | 2 | 20 | 8 | 80 | ||||||
2.Sử dụng sự hộ trợ của CNTT và đồ dùng trực quan (máy chiếu, bản đồ, mô hình,…) | 2 | 20 | 7 | 70 | 1 | 10 | ||||
3.Sử dụng sự hỗ trợ của nguồ tư liệu (văn học, tư liệu gốc, phim ảnh,…) | 5 | 50 | 5 | 50 | ||||||
4.Sử dụng các trò chơi (ô chữ, đoán ý đồng đội, truy tìm kho báu,..) | 6 | 60 | 4 | 40 | ||||||
5. Sử dụng phương pháp Graph | 7 | 70 | 3 | 30 |
- “Đánh giá của thầy/cô về vai trò, ý nghĩa của việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học theo hướng phát triển năng lực và lấy học sinh làm trung tâm”.
Bảng 3.1: Bảng thống kê ý kiến của GV về vai trò ý nghĩa của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của HS “số 1 tương ứng với không hiệu quả, số 5 ứng với rất hiệu quả, chiều từ 1 đến 5 diễn tả mức độ quan trọng tăng dần”
Đơn vị: Phần trăm (%)
Mức độ | ||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |
1.Giúp HS có hứng thú học tập | 1 | 10 | 6 | 60 | 3 | 30 | ||||
2.Giúp HS dễ dàng tiếp thu kiến thức | 6 | 60 | 4 | 40 | ||||||
3.Giúp HS tự tin hơn trong giao tiếp | 6 | 60 | 4 | 40 | ||||||
4.Phát huy tính tích cực, khả năng tư duy của HS | 3 | 30 | 7 | 70 | ||||||
5.Phát triển năng lực CNTT | 2 | 20 | 6 | 60 | 2 | 20 |
4 | 40 | 6 | 60 | |||||||
7. Phát triển năng lực tự học | 3 | 30 | 7 | 70 |
6.Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và
Như vậy khi nhìn vào bảng số liệu này chúng ta có thể thấy được, phần lớn GV đều cho rằng việc đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực và lấy HS làm trung tâm là rất hiệu quả trong việc “tiếp thu kiến thức”, “phát triển các kỹ năng”, hình thành các năng lực như “năng lực giải quyết vấn đề”, “năng lực sử dụng CNTT” và đặc biệt là “năng lực tự học cho HS”. Ngoài ra GV cũng nhận thấy rằng khi đổi mới PPDH, HS sẽ được tham gia vào các hoạt động học tập nhiều hơn, các em được tự mình tìm hiểu các vần đề và giải quyết các vấn đề dưới sự hướng dẫn của GV vì vậy các em sẽ tự tin hơn trong giao tiếp và thuyết trình. Từ đó sẽ phát huy tính tích cực, khả năng tư duy của HS và làm cho HS có hứng thú hơn khi học môn lịch sử.
Từ kết quả này cũng chứng tỏ việc triển khai chủ trương đổi mới PPDH đã được đưa đến GV và có tác động đến nhận thức của GV. GV đã thấy được những vai trò và ý nghĩa của việc đổi mới PPDH.
Thứ ba, đánh giá của HS về mức độ sử dụng phương pháp Graph trong dạy học lịch sử của GV ở trường THPT.
- “Trong tiết học Lịch sử, thầy cô các em có thường xuên sử dụng phương pháp Graph để giảng dạy hay không?”
Sau khi tiến hành khảo sát thì thu được kết quả như sau: 24% HS trả lời rằng GV “chưa bao giờ” sử dụng phương pháp Graph, 29,7% là “rất ít”, 37,2% là “thỉnh thoảng”, 9% trả lời là “thường xuyên”. Từ hai số liệu điều tra của GV và HS cho thấy GV cũng đã sử dụng phương pháp Graph trong dạy học môn lịch cho HS nhưng mức độ còn ít, thậm chí số lượng GV “không bao giờ” sử dụng chiếm một phần khá lớn. Điều này cho thấy rằng việc vận dụng phương pháp Graph trong dạy học lịch sử ở trường THPT vẫn chưa được GV sử dụng và chú trọng đến.
Hình 1.2 : Biểu đồ tổng hợp ý kiến của HS về vấn đề GV có thường xuyên sử dụng phương pháp Graph để giảng dạy trong môn lịch sử.
Đơn vị: Phần trăm(%)
9%
24%
37.2%
29.7%
Thường xuyên
Thỉnh thoảng Rất ít
Chưa bao giờ
Thứ 4: Quan điểm của GV và HS về phương pháp Grpah
- “Quan điểm của GV và HS về phương pháp Graph”
+ Về phía HS khi được hỏi về phương pháp Graph là gì thì hầu hết HS đều trả lời là không biết hoặc chưa nghe bao giờ. Nhưng khi được giải thích Graph là sơ đồ thì các em ít nhiều đã khẳng định từng sử dụng ít nhất một lần.
+ Về phía GV khi tiến hành điều tra nhận định của GV về phương pháp Graph thì đã rõ ràng tuy nhiên, khi lập Graph , GV chưa tuân theo đúng quy trình khoa học.
- “Em thường sử dụng phương pháp Graph trong những nội dung lịch sử nào?”
Từ kết quả khảo sát thì phần lớn HS cho rằng sử dụng phương pháp Graph trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, các nội dung trong học tập môn lịch sử. Số này chiếm 45%.Bên cạnh đó có 5,3% HS sử dụng trong lĩnh vực “kinh tế”, 11,3% HS sử dụng trong lĩnh vực “chính trị”, 9,3% sử dụng trong lĩnh vực “VH- XH”, 29,1% sử dụng trong “các trận đánh”.
- “Thầy cô thường sử dụng phương pháp Graph trong dạy học lịch sử ở trường THPT trong những trường hợp nào?”
Kết quả khảo sát cho thấy có đến 61,5% GV thường sử dụng phương pháp Graph trong các bài “ôn tập, tổng kết, kiểm tra, đánh giá”. 38,5% GV sử dụng trong “kiểm tra bài cũ, dạy chủ đề mới, bài tìm hiểu kiến thức mới” và không có GV nào
sử dụng trong việc “hướng dẫn HS tự học ở nhà”. Như vậy, việc củng cố, ôn tập kiến thức cho HS sau khi học xong bài mới vẫn chưa được GV chú trọng đến.
Thứ năm: Quan điểm của GV và HS về lợi ích của phương pháp Graph
- “Theo em phương pháp Graph có tác dụng như thế nào trong việc học tập môn lịch sử?”
Hình 1.3: Biểu đồ thể hiện ý kiến của HS về tác dụng của phương pháp Graph trong việc học tập lịch sử
27%
26%
26%
26%
25%
25%
25%
25%
24%
24%
24%
23%
Dễ nhớ, đễ hiểu, khắc sâu kiến thức
Rèn luyện kĩ năng thiết lập sơ đồ
Rèn luyện kĩ năng tự Đổi mới hình thức
học
dạy học, tăng hứng thú học tập
Đa số HS đều đồng ý rằng phương pháp Graph sẽ giúp cho các em rèn luyện thêm các kĩ năng như “tự học”, “kỹ năng thiết lập sơ đồ tư duy”,…Ngoài rèn luyện được các kĩ năng, khi sử dụng phương pháp Graph trong việc học lịch sử còn giúp các em “dễ nhớ, dễ hiểu”, nắm được các nội dung trọng tâm của bài, củng cố, “khắc sâu kiến thức” được học trên lớp.
- “Theo thầy cô, việc sử dụng phương pháp Graph cho HS trong dạy học lịch sử đem lại những hiệu quả gì?”
Kết quả khảo sát cho thấy, đa phần GV đều thừa nhận vai trò của phương pháp Graph trong việc “đổi mới hình thức dạy học , tăng hứng thú học tập của HS” (40% cho rằng là hiệu quả, 60% là rất hiệu quả), “tạo không khí học tập sôi nổi, hào hứng, cụ thể hóa những nội dung kiến thức lịch sử” (30% hiệu quả, 70% rất hiệu quả), “phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS”. Tuy nhiên dẫu đã nhận thấy được vai trò của phương pháp Graph trong quá trình dạy học ở trường THPT nhưng phần lớn GV lại không sử dụng phương pháp Graph, vẫn còn dạy chay là phổ biến và nếu có dùng thì cũng chỉ dừng lại ở việc minh họa kiến thức, ít
cho HS làm việc với phương pháp Graph, cũng tức là chưa đi sâu vào rèn luyện thao tác tư duy và rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn cho HS.
Bảng 4.1: Bảng thống kê về ý kiến của GV về mức độ hiệu quả khi sử dụng phương pháp Graph vào dạy học. “Số 1 tương ứng với không hiệu quả, số 5 tương ứng với rất hiệu quả, chiều từ 1 đến 5 diễn tả mức độ quan trọng tăng dần”
Đơn vị: Phần trăm (%)
Mức độ | ||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |
1.Giúp đổi mới hình thức dạy học, tạo sự mới là và tăng hứng thú học tập của HS | 4 | 40 | 6 | 60 | ||||||
2.Rèn luyện được cho HS kĩ năng tự học | 7 | 70 | 3 | 30 | ||||||
3.Rèn luyện được cho HS kỹ năng thiết lập sơ đồ tư duy | 6 | 60 | 4 | 40 | ||||||
4.Giúp HS dễ nhớ, dễ hiểu, khắc sâu kiến thức và nằm được các nội dung trọng tam của bài học | 3 | 30 | 7 | 70 | ||||||
5.GV có thể cấu trúc hóa nội dung bài học trên lớp và nâng cao hiệu quả bài dạy | 2 | 20 | 8 | 80 |
- Thứ sáu: Quan điểm của GV về những khó khăn thường gặp phải khi sử dụng phương pháp Graph trong dạy học lịch sử.
77% GV cho rằng việc thiết kế sơ đồ trên lớp “tốn nhiều thời gian sẽ ảnh hưởng đến tiết dạy”, đồng thời “GV cũng phải giành nhiều thời gian để thiết kế những Graph”. 15,9% GV trả lời là “HS chưa biết cách để thiết lập Graph” và 7,7% là “tạo áp lực lớn cho HS khi về nhà do có quá nhiều bài tập từ các môn”.
Tuy nhiên khi HS được hỏi về “mong muốn được học một tiết học lịch sử theo hình thức” nào thì có tới 47% HS trả lời rằng muốn “tham gia vào các hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV”, 33% HS muốn được “thiết kế những sơ đồ học tập ghi nhớ kiến thức theo ý của riêng mình”, chỉ có 11 % HS muốn học theo “hình thức vấn đáp giáo viên hỏi-học sinh trả lời” và 9% HS muốn học theo
.....