các hoạt động của tư duy, tích cực độc lập, HS đi đến những tri thức trừu tượng, khái quát hóa”.[16;72]
Tuy nhiên khác với quá trình nhận thức chung của loài người, của các nhà khoa học thì quá trình nhận thức của HS được tiến hành trong quá trình dạy học, dưới sự hướng dẫn của GV. Quá trình nhận thức này được diễn ra theo con đường đã được khám phá, HS chỉ phải nhận thức cái mới cho bản thân mình. Những kiến thức HS cần nắm vững trong quá trình học tập chỉ là những kiến thức phổ thông cơ bản, được rút ra từ các nhà khoa học và đã được gia công về mặt sư phạm.
Tóm lại , đặc điểm nhận thức của học sinh THPT chính là một trong những cơ sở không thể thiếu để GV dựa vào đó lựa chọn những hình thức tổ chức dạy học, PPDH phù hợp. Nhiệm vụ của người GV là phát triển toàn diện khả năng nhận thức của HS đồng thời phát huy được tính tích cực, tự giác học tập của HS. Sử dụng phương pháp Graph để phát triển năng lực tư duy, tính tích cực học tập cho HS trong việc tiếp thu kiến thức lịch sử.
1.1.5. Vai trò ý nghĩa của việc vận dụng phương pháp Graph trong dạy học lịch sử ở trường THPT
1.1.5.1.Vai trò của việc vận dụng phương pháp Graph trong dạy học lịch sử ở trường THPT
Vai trò của Graph trong dạy học là khai thác thông tin một cách hiệu quả và phát huy năng lực nhận thức cho HS. Phương pháp Graph có nhiều ưu thế trong việc mô hình hóa cấu trúc của hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn từ đơn giản đến phức tạp. Graph hóa nội dung kiến thức lịch sử là hình thức diễn đạt tối ưu mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử. Phương pháp Graph cũng thể hiện rõ vai trò phát triển của các thao tác tư duy cơ bản như phân tích, tổng hợp, so sánh, và hình thành năng lực tự học cho HS. Thông thường, khi học môn lịch sử, HS chỉ ghi nhớ nội dung bài học lịch sử khi bài học lịch sử đó thật sự hay và ấn tượng. Tuy nhiên HS lại có thể lưu giữ một sơ đồ những khái niệm, diễn biến,… Vì thế phương pháp Graph là một phương pháp hữu hiệu cho cả GV và HS trong học tập môn lịch sử.
*Đối với giáo viên
Thứ nhất phương pháp Graph là công cụ để cấu trúc lại nội dung kiến thức của bài học một cách có hệ thống, giúp GV không sa vào các kiến thức “thứ yếu”, “vụn vặt”. Đây là phương pháp để GV có thể xử lý kiến thức trong SGK một cách
hữu hiệu, giúp GV sắp xếp, “mã hóa” các nội dung kiến thức một cách logic, ngắn gọn để truyền tải đến HS, tạo điều kiện cho HS ghi nhớ dễ dàng.
Thứ hai khi sử dụng phương pháp Graph, GV sẽ tổ chức được các “hoạt động nhận thức” cho HS đồng thời cũng giúp GV kiểm tra được kiến thức, kĩ năng của HS.
Có thể bạn quan tâm!
- Sử dụng phương pháp Graph trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường THPT - 1
- Sử dụng phương pháp Graph trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường THPT - 2
- Đặc Điểm Tâm Lý Và Nhận Thức Của Học Sinh Thpt
- Biểu Đồ Thể Hiện Ý Kiến Của Hs Về Mức Độ Yêu Thích Môn Lịch Sử
- Vị Trí, Mục Tiêu, Nội Dung Phần Lịch Sử Thế Giới Cận Đại Lớp 10
- Nguyên Tắc Khi Sử Dụng Phương Pháp Graph Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Phổ Thông
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Thứ ba việc lập Graph bài học sẽ giúp cho GV việc xây dựng cấu trúc bài soạn của mình một cách hợp lý, giúp bài giảng của GV phản ánh được mục tiêu của chuẩn kiến thức cơ bản, và cũng định hướng cho HS vào những nhận thức cụ thể.
Tóm lại khi sử dụng phương pháp Graph trong môn lịch sử sẽ giúp GV hoàn thành được nhiệm vụ truyền tải kiến thức đến HS trên tinh thần chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và hoạt động học tập của HS trong lớp. Phương pháp Graph chính là một phương pháp hữu hiệu giúp GV sáng tạo ra những bài giảng với những hình thức mới, tạo sự hứng thú cho học sinh, tránh được cảm giác nhàm chán, tẻ nhạt khi học lịch sử.
*Đối với học sinh
“Truyền và nhận thông tin”, “xử lý thông tin”, “lưu trữ và vận chuyển” thông tin là 3 giai đoạn của quá trình dạy học:
“Truyền thông tin” không chỉ là đơn thuần truyền từ “GV đến HS” mà còn phải truyền từ “HS đến HS”. Các kênh truyền tải thông tin là “kênh hình”, “kênh chữ”, “kênh tiếng”,… trong đó “kênh hình” có năng lực chuyền tải thông tin nhanh nhất, hiệu quả nhất. Phương pháp Graph có tính trực quan, các kiến thức cơ bản của bài học sẽ được “mô hình hóa” dưới dạng sơ đồ nhờ đó HS có thể tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất, chính xác nhất và cô đọng nhất.
“Xử lý thông tin” là sử dụng thao tác tư duy nhằm phân tích , phân loại thông tin vào những hệ thống nhất định. Quá trình này đòi hỏi HS cần phải có sự tư duy tốt để có thể xử lý tốt những thông tin mình nhận được. Tuy nhiên Graph có tác dụng “mã hóa” các thông tin theo những hệ thống logic hợp lý giúp việc xử lý thông tin của HS đạt được hiệu quả cao hơn.
“Lưu trữ thông tin” nghĩa là khả năng ghi nhớ của HS. Với những phương pháp dạy học truyền thống (thầy đọc-trò chép) sẽ yêu cầu HS học thuộc lòng vì vậy HS nhanh quên. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp Graph sẽ giúp HS ghi nhớ một cách khoa học, có hệ thống. Việc ghi nhớ bằng Graph sẽ giúp cho việc tái hiện và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt hơn. Điều này đã được nhà giáo dục
Khalamop nhấn mạnh: “Học sinh quên tương đối nhanh lời phát biểu của các quy tắc, kết luận và các khái quát lí thuyết và ghi nhớ vững chắc hơn nhiều những lời chứng minh logic cũng như các khái quát đã được hình thành trên cơ sở những thí dụ và sự kiện rõ ràng và đã được củng cố trong quá trình luyện tập, thực hành. Chỉ có một hệ thống hợp lý các bài luyện tập đòi hỏi học sinh phải có những phương pháp đa dạng để tiếp thu tài liệu học tập và một sự căng thẳng trí tuệ cao mới cho phép đạt được những kiến thức sâu sắc và bền vững” [7; tr 12]
1.1.5.2.Ý nghĩa của việc vận dụng phương pháp Graph trong dạy học lịch sử ở trường THPT
*Về kiến thức
Khi sử dụng phương pháp Graph vào học tập lịch sử, các nội dung kiến thức trong SGK, sẽ được hệ thống hóa dưới dạng cô đọng và ngắn gọn nhất, giúp HS một mặt nắm vững các kiến thức trọng tâm của bài học, một mặt khác giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức để từ đó hình thành được các khái niệm và quy luật phát triển của lịch sử
*Về kỹ năng
- Kỹ năng khai thác tư liệu lịch sử: Để có thể xây dựng được một Graph nội dung bài học hoàn chỉnh yêu cầu HS phải kết hợp đọc kỹ nội dung SGK để có thể chắt lọc, lựa chọn những kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài kết hợp với việc sử dụng các thao tác tư duy để có thể thấy được mối quan hệ giữa cá sự kiện, hiện tượng lịch sử. Đây chính là quy trình gia công, chuyển hóa những “tri thức lịch sử có trong sách vở thành tri thức của bản thân”. Hơn nữa thông qua cách thức học bằng phương pháp Graph, HS sẽ biết sử dụng SGK hiệu quả hơn và thông minh hơn.
- Kỹ năng khái quát, tổng hợp các sự kiện lịch sử: Khi lập một sơ đồ Graph, đòi hỏi HS phải nắm vững nội dung của bài học. Trên cơ sở đó HS sẽ tìm một Graph thích hợp để “xâu chuỗi các sự kiện đó lại thành một hệ thống” thể hiện bản chất của một thời kỳ hoặc một giai đoạn lịch sử với những nét nổi bật.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Khi giao bài tập thiết kế Graph sơ đồ nội dung bài học cho một nhóm thì lúc này vai trò của nhóm trưởng rất quan trọng. Nhóm trưởng phải nắm được khái quát sơ đồ nội dung, phân chia những việc cần phải làm cho các thành viên trong nhóm. Để có thể hoàn thành được sản phẩm các thành viên
phải làm việc trên tinh thần hợp tác, liên kết chặt chẽ với nhau. Qua hoạt động này sẽ làm cho các thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn, đoàn kết hơn.
- Kỹ năng tự học: Khi dạy cho HS cách lập Graph tức là dạy cho các em kĩ năng cơ bản và khái quát nhất của kỹ năng tự học. Yêu cầu bắt buộc khi các em lập Graph là các em phải “mã hóa” được những kiến thức của bài, vì vậy bắt buộc các em tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu. Và khi các em lập được Graph của một bài học cũng chính là các em đã nắm được những nội dung cơ bản nhất của bài học đó.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo: Tùy theo nội dung của bài học, HS sẽ thiết lập một Graph phù hợp, tùy theo sự sáng tạo của HS.
- Kỹ năng thuyết trình: Khi trình bày một Graph, yêu cầu HS phải thuyết trình để có thể cho người nghe hiểu được nội dung của Graph đó. Chính điều này sẽ tạo điều kiện cho các em rèn luyện và phát triển khả năng thuyết trình của mình trước đám đông.
- Khi sử dụng phương pháp Graph trong học tập sẽ hình thành cho HS những phẩm chất tư duy như: tính tích cực, tính độc lập trong suy nghĩ, trong hoạt động, trong nghiên cứu và tính tự lực. Khi hình thành được tính tự lực và tính tích cực thì sẽ hình thành được tính sáng tạo của học sinh trong học tập.
* Về thái độ
Thứ nhất giúp HS rèn luyện tinh thần vượt khó, kiên trì trong lao động và học tập. Để thiết kế một Graph nội dung bài học cần phải trải qua rất nhiều bước (xử lý tài liệu, xếp đỉnh, lập cung,…) nên yêu cầu HS phải rất “tích cực” và “chủ động”.
Thứ hai sử dụng phương pháp Graph góp phần nâng cao tinh thần hợp tác trong học tập và lao động trong tập thể lớp.
Thứ ba là góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của bài học. Các tiết học lich sử mà HS cho là nhàm chán, vô vị với PPDH truyền thống “thầy đọc-trò chép” sẽ dần được thay thế bằng những tiết học sổi nổi với sự tham gia tích cực vào các hoạt động của HS. Lúc này HS sẽ được tự tay thiết kế những Graph bài học theo ý tưởng của riêng mình. Điều này sẽ góp phần tăng sự hứng thú của HS khi học tập môn lịch sử, từ đó góp phần giúp HS yêu thích môn lịch sử hơn.
Thứ tư ý thức tự học của HS được nâng cao, HS sẽ tự chủ động, tìm tòi, lĩnh hội các kiến thức để có thể thiết lập một Graph nội dung bài học.
*Năng lực hình thành
- Năng lực chuyên biệt
+ Năng lực nhận diện và sử dụng tư liệu lịch sử
+ Năng lực tái hiện và trình bày lịch sử
+ Năng lực giải thích lịch sử
- Năng lực chung
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác
+ Năng lực tự chủ và tự học
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
1.1.6. Định hướng đổi mới PPDH trong DHLS ở trường THPT
Trong xu thế hội nhập như hiện nay, để có thể đưa đất nước phát triển thì chúng ta cần phải đào tạo ra những người lao động mới đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Để có thể làm được điều này điều quan trọng nhất là phải phát triển KH-CN hiện đại , giáo dục tiên tiến, đặc biệt là phải tiến hành đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực của người học.
Ở nước ta hiện nay, công cuộc đổi mới PPDH đang diễn ra mạnh mẽ. Các tài liệu, văn kiện của Đảng và Chính phủ đều định hướng phải“lấy người học làm trung tâm, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam để bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy, giải quyết vấn đề” [46]. Dạy học lúc này không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức, cung cấp thông tin mà phải dạy cho các em phương pháp học đồng thời cũng cần tăng cường rèn luyện khả năng tự học để các em có thể tự tìm kiếm và xử lý thông tin. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 đã chỉ rõ “Tiếp tuc đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học” [22; tr13]. Đặc biệt trong vấn đề đổi mới dạy học nói chung được pháp chế hóa trong chương II, điều 28, luật Giáo dục của nước CHXHCNVN “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động , sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [22; tr12].
Bản chất của đổi mới PPDH ở trường phổ thông nói chung và PPDH lịch sử nói riêng là “chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung” sang hình thức “dạy học theo hướng phát triển năng lực, lấy HS làm trung tâm”. Việc học tập lúc này không chỉ dừng lại ở việc HS nắm được những kiến thức mà phải biết vận dụng những kiến thức đó vào thực tế. Việc đánh giá kết quả học tập của HS không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra, tái hiện lại kiến thức mà quan trọng nhất là kiểm tra khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau và khả năng đánh giá thực tiễn cuộc sống. Vì vậy phải thay đổi cách dạy học từ “thầy đọc- trò chép, thầy hỏi-trò trả lời” sang “thầy chủ đạo, trò chủ động” “thầy trò cùng tương tác” nhằm phát huy năng lực chung và năng lực chuyên biệt trong môn lịch sử đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng tự học. Trong dạy học, GV đóng vai trò là người hướng dẫn, là kim chỉ nam, là người tổ chức các hoạt động học tập để HS chủ động tìm hiểu kiến thức mới, phát hiện được vấn đề và tìm cách để giải quyết những vấn đề đó. Trong dạy học lịch sử cần chú trọng rèn luyện cho HS kĩ năng tìm kiếm, khai thác các nguồn sử liệu để đưa ra các nhận xét, đánh giá từ đó dần bỏ các thói quen học tập thụ động, loại bỏ PPDH truyền thụ một chiều, nhồi nhét kiến thức,…
Cùng với việc đổi mới PPDH thì hiện nay Bộ GD và ĐT nước ta đang triển khai chương trình thay đổi SGK để cải cách nền giáo dục. Nội dung quan trọng nhất của chương trình đổi mới SGK là chuyển từ tập trung kiến thức, kĩ năng sang phát triển năng lực cho HS. Điểm đặc biệt của chương trình đổi mới là việc thực hiện chủ trương “một chương trình nhiều bộ SGK”, các nhà trường sẽ dựa vào điều kiện của mình để lựa chọn SGK cho phù hợp.
Cũng giống như các môn học khác, môn lịch sử cũng có nhiều sự thay đổi. Chương trình môn lịch sử được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực của HS. Nội dung chương trình được thiết kế bao gồm “nội dung cốt lõi” (LSTG, LSVN,các cuộc CMTS…) và “các chủ đề học tập” giúp HS kết nối lịch sử với cuộc sống hiện tại và định hướng cho HS trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Với sự đổi mới này đòi hỏi GV phải thay đổi PPDH. Bên cạnh các PPDH truyền thồng, GV phải thường xuyên sử dụng xen kẽ các PPDH mới, kỹ thuật dạy học tích cực vào bài dạy của mình. Chú ý tới việc tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo chủ đề để HS phát huy năng lực tự chủ, tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề. GV cần áp dụng CNTT, coi trọng các phương tiện dạy học trực quan như tranh ảnh, sa bàn, lược đồ, bản đồ ,….
Tóm lại, mục đích của việc dạy và học tích cực, đổi mới PPDH lịch sử không phải là xóa bỏ mọi phương pháp truyền thống thay thế bằng các PPDH hiện đại mà chúng ta sẽ sử dụng các phương pháp đó cho phù hợp với nội dung bài học theo hướng tích cực, chủ động nhằm phát triển năng lực cho người học.
1.2.Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng phương pháp Graph trong dạy học lịch sử ở trường THPT
1.2.1. Thực trạng dạy và học lịch sử ở các trường THPT
Để có thể đinh hướng được biện pháp đổi mới phương pháp và KTDH thì trước hết cần đánh giá được thực trạng dạy và học lịch sử hiện nay:
Một số GV vẫn chưa thực sự “tâm huyết”, có trách nhiệm với nghề, vẫn có tâm lý coi môn sử là môn phụ nên chỉ dạy theo hướng nhồi nhét kiến thức có sẵn, nặng về học thuộc, ghi nhớ, gây ra sự nhàm chán cho HS. Hơn nữa nhà trường chỉ chú trọng dạy các môn KHTN mà chưa giành nhiều thời gian để dạy học lịch sử.
Hầu hết GV ở các trường THPT hiện nay chỉ sử dụng PPDH truyền thống “thầy đọc-trò chép”. Nhiều GV đã quen với cách dạy học truyền thống nên có tâm lý ngại đổi mới, chỉ phụ thuộc vào một tài lệu duy nhất là SGK. Có một số GV còn áp dụng kiểu dạy học vấn đáp GV hỏi-HS trả lời đến hết bài học. Đặc biệt, khi tìm hiểu một khái niệm, nhiều GV chỉ đưa ra khái niệm đó đến HS mà chưa dẫn dắt học sinh tự đưa ra khái niệm khiến HS không hiểu bản chất của khái niệm đó là gì.
Việc áp dụng các phương pháp, KTDH trong các bài dạy ở trường THPT của GV còn hạn chế. Có rất ít GV thường xuyên sử dụng các PPDH tích cực trong khi đó phần lớn GV chỉ thỉnh thoảng sử dụng thậm chí có GV chỉ sử dụng một phương pháp là “thầy đọc-trò chép”, “GV hỏi-HS trả lời”. GV không chú ý đến việc tổ chức các hoạt động học tập mà chỉ nặng về truyền đạt kiến thức. Chính điều này đã làm cho những bài dạy của GV trở nên đơn điệu, không thu hút được sự chú ý học tập của HS.
Ngoài ra hiện nay còn có hiện tượng một số thầy cô đã lạm dụng sự hỗ trợ của CNTT chuyển từ hình thức “thầy đọc-trò chép” sang hình thức “thầy chiếu-trò chép”. Nhiều GV đã sử dụng hình ảnh, video nhưng chỉ mang tính chất minh họa, trình bày hết nội dung bài học lên powerpoint để học sinh ngồi dưới chép. Đây là thực trạng cần phải được giải quyết một cách nhanh nhất, tránh việc sử dụng sai mục đích các thiết bị dạy học.Việc áp dụng CNTT vào dạy học nhằm mục đích làm
cho tiết học thêm sổi nổi chứ không phải thay thế vai trò của người thầy trong quá trình giảng dạy.
Hiện tượng HS chán và ngại học lịch sử diễn ra phổ biến ở tất cả các trường THPT. Chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Điều này được biểu hiện rõ nét qua các kỳ thi. Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 đã cho thấy thực trạng đáng báo động trọng việc học lịch sử của HS. Gần 84% bài thi môn lịch sử dưới điểm trung bình và lịch sử là một trong hai môn có điểm trung bình thấp nhất trong các môn. Kết quả này đang đánh lên một hồi chuông cảnh báo về việc dạy và học môn lịch sử của HS. Nếu để hiện tượng này tiếp tục diễn ra mà không có hướng khắc phục sẽ tạo ra một lỗ hổng lớn về lịch sử dân tộc của HS, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là do:
Các em chưa có phương pháp học tập môn lịch sử đúng đắn và hiệu quả. Khi học lịch sử, các em chỉ sử dụng một phương pháp duy nhất là “học thuộc lòng”, “học vẹt” nhằm mục đích thi cho qua môn. Hơn nữa, khi học tập ở nhà, các em không có những phương pháp để học tập. Các em cũng chưa biết cách sử dụng các phương pháp để ghi nhớ như phương pháp Graph, lập bảng so sánh, liệt kê,… Chính do phương pháp học không đúng cách khiến các em cảm thấy khó khăn khi nhớ các sự kiện lịch sử dẫn đến hiện tượng chán nản khi học môn lịch sử.
Từ thực trạng dạy và học lịch sử hiện nay đặt ra yêu cầu cấp thiết là cần phải đổi mới hình thức, PPDH lịch sử, áp dụng nhiều phương pháp mới, KTDH tích cực vào bài học để tăng hiệu quả bài dạy. Ngoài ra chính bản thân nhà trường, GV, HS, phụ huynh cần phải loại bỏ suy nghĩ môn lịch sử là môn phụ và phải giành nhiều thời gian hơn nữa cho việc học tập môn lịch sử.
1.2.2. Thực trạng vận dụng phương pháp Graph trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
Để tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng phương pháp Graph trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra cho GV và HS trong quá trình TTSP. Tổng cộng có 10 GV ở các trường: THPT Mỹ Hào (Hưng Yên), THPT Mê Linh (Hà Nội), THPT Tiên Du 1(Bắc Ninh),……và học sinh ở 3 trường: THPT Mỹ Hào (số lượng 2 lớp ), THPT Mê Linh (số lương 1 lớp), THPT Tiên Du 1 (số lượng 1 lớp) với số phiếu phát ra là 145 phiếu.
*Nội dung phiếu điều tra gồm:
.....