Phiếu Khảo Sát Phiếu Khảo Sát Giáo Viên

giáo dục mới. Đồng thời phải có sự hỗ trợ, ủng hộ của các cấp, các ngành cũng như Ban giám hiệu và GV trong trường, thì công việc này mới đạt hiệu quả.

Bên cạnh đó, để phát huy hiệu quả tối ưu, người thầy phải là người giữ vai trò quan trọng nhất. Để làm tốt công việc này là một vấn đề không hề đơn giản, nó đòi hỏi người GV phải thực sự yêu nghề, nên đầu tư, trau dồi chuyên môn và phương pháp để từng bài học lịch sử đi vào tâm thức HS một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, nhớ lâu và hiểu sâu bài học. GV cũng phải luôn làm mới mình bằng cách tự học, tự tiếp cận với những công cụ mới nhằm hỗ trợ tốt hơn cho quá trình dạy học của mình. Chỉ khi nào GV sẵn sàng tự học thì khi đó Gv mới có thể “truyền lửa tự học” và hướng dẫn HS “tự học” thành công được.

2. Khuyến nghị

Từ những kết luận trên, để góp phần phát triển NLTH cho HS trường THPT Hoa Lư A tỉnh Ninh Bình cũng như nâng cao hiệu quả dạy học LS, tác giả đề xuất một số khuyến nghị như sau:

2.1. Đối với các cấp quản lí

Các cấp quản lí giáo dục, ban giám hiệu các trường THPT cần tạo điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần để giúp việc đổi mới giáo dục có thể tiến hành một cách đồng bộ từ trên xuống dưới, từ quản lí đến người dạy, từ người dạy đến người học. Cơ sở vật chất trong nhà trường cần được cải tạo, xây dựng nhằm đáp ứng một cách cơ bản nhất yêu cầu đổi mới hiện nay. Bên cạnh đó, lãnh đạo các nhà trường cũng cần thường xuyên quan tâm, động viên khuyến khích GV, tạo điều kiện để GV tham dự các lớp tập huấn nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cho GV cơ hội để thử nghiệm những phương pháp, kỹ thuật mới trong dạy học. Có như vậy thì mới đảm bảo được một khâu then chốt trong quá trình đổi mới giáo dục hiện nay.

2.2. Đối với giáo viên

Trong thời đại hiện nay, DH theo hướng phát triển NLHS là một nhân tố hết sức quan trọng quyết định đối với chất lượng của quá trình DH, vì vậy GV phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. GV luôn phải là người chủ động, tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng do Sở giáo dục, Bộ giáo dục tổ chức, tích cực nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn, tìm hiểu và cập nhật các PPDH

thông qua các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn hay các phương tiện thông tin truyền thông để vận dụng các PPDH theo hướng phát triển NLTH nói riêng và NL nói chung mà Bộ giáo dục đã ban hành.

Bản thân GV luôn cần nhận thức được rằng việc đổi mới phải xuất phát từ trong suy nghĩ của mình chứ. GV là nhân tố quyết định đến việc đổi mới giáo dục thành hay bại. Nếu chỉ trông chờ vào sự chỉ đạo, tổ chức của cấp trên thì việc đổi mới của GV sẽ vẫn chỉ là mang tính hình thức, đối phó, lí thuyết. Vì vậy hơn ai hết, GV phải là người tự học và tự phát triển NLTH cho mình, thông qua đó mới có cơ sở phát triển NLTH cho HS. Luôn tạo điều kiện và hướng dẫn cho HS tự học mọi lúc mọi nơi. GV cần quan tâm, theo dõi đến từng thay đổi của HS để kịp thời khen thưởng khích lệ khi các em tiến bộ hay động viên giúp đỡ khi các em chưa cố gắng. Việc gần gũi với HS cũng chính là cách để GV ảnh hưởng đến người học của mình.

Tóm lại, trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi không thể giải quyết được tất cả mọi khía cạnh của vấn đề sử dụng Padlet trong dạy học phần LSTG cận đại để phát triển NLTH cho cho HS lớp 11 trường THPT Hoa Lư A, tỉnh Ninh Bình. Do đó, luận văn không tránh khỏi sai sót, hạn chế. Chúng tôi hy vọng nhận được sự góp ý của thầy cô, bạn bè để đề tài hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Thomas Armstrong (2011), Đa trí tuệ trong lớp học, NXB Giáo dục.

2. Ban Tuyên giáo Trung ương (2013), Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI (dùng cho cán bộ chủ chốt), NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Lịch sử lớp 11, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Lịch sử cấp trung học phổ thông.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2014), Vụ Giáo dục THPT, Chương trình phát triển giáo dục Trung học (2014), Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho HS trong trường THPT (môn Lịch sử).

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2014), Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Tài liệu lưu hành nội bộ, NXB Giáo dục, Hà Nội.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông Việt Nam, Hà Nội.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Sách giáo khoa Lịch sử 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử lớp 11, NXB Giáo dục Việt Nam.

13. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

14. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử.

15. Nguyễn Thị Thế Bình (2014), Phát triển kĩ năng lực tự học Lịch sử cho học sinh, NXB ĐH Sư phạm, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Thế Bình (2011), “Tạo hứng thú tự học bộ môn Lịch sử cho học sinh”, Tạp chí Giáo dục, số 258.

17. Nguyễn Thị Côi (2008), Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả DHLS ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

18. Tôn Quang Cường, Phạm Kim Chung (2009), Tập bài giảng Sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong dạy học đại học, Khoa Sư phạm – trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN, Hà Nội.

19. Ban Tuyên giáo trung ương (2016), Tài liệu học tập các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mười hai của Đảng, NXB chính trị quốc gia.

20. Dự án Việt – Bỉ (2010), Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm.

21. Ninh Thị Hạnh (2012), Một số biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ theo hướng dạy học tích cực cho giáo viên lịch sử tốt nghiệp trường đại học Giáo dục – đại học Quốc gia Hà Nội, Luận văn thạc sĩ sư phạm Lịch sử, trường Đại học Giáo dục.

22. Vũ Quang Hiển, Hoàng Thanh Tú (2014), Phương pháp dạy học môn lịch sử ở trường THPT, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

23. Đoàn Nguyệt Linh (2015), Thiết kế bài tập về nhà nhằm rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông, Tạp chí Giáo dục, (361), tr. 36-37.

24. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2009), Lý luận dạy học hiện đại, Postdam- Hà Nội.

25. T.MAKIGUCHI (1994), Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo, NXB Trẻ

26. Hồ Chí Minh (2001), Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Robert J.Marzano- Debrra J.pickering- Jane E.Pollock (2011), Các phương pháp dạy học hiệu quả, (Người dịch Phạm Trần Long), NXB Giáo dục Việt Nam.

28. Robert J.Marzano (2011), Nghệ thuật và khoa học dạy học, (Người dịch Nguyễn Hữu Châu), NXB Giáo dục Việt Nam.

29. N.A. Rubakin (2004), Tự học như thế nào, NXB Trẻ, TPHCM.

30. Cao Xuân Phan (2012), “Một số biện pháp hướng dẫn TH cho HS THPT”, Tạp chí Giáo dục, số 290.

31. Quốc hội (2009), Luật giáo dục (đã được sửa đổi bổ sung năm 2009), NXB Lao động – xã hội.

32. Hoàng Thanh Tú (2012), Phương pháp ôn tập Lịch sử ở trường THPT lý luận và thực tiễn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

33. Hoàng Thanh Tú (2009), Vận dụng mô hình tiếp cận công nghệ (TAM) trong DHLS ở trường THPT, tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội.

34. Trịnh Đình Tùng (Chủ biên) (2005), Hệ thống các phương pháp DHLS ở trường trung học cơ sở, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

35. Trịnh Đình Tùng (Chủ biên) (2012), Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử trung học phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.

36. Đinh Thị Kim Thoa (Chủ biên) (2009), Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. PHIẾU KHẢO SÁT PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN

(Dành cho giáo viên dạy Lịch sử ở trường THPT) Họ và tên (không bắt buộc): ………………Số năm công tác …….. Giáo viên trường: ……………………………………………………

Để góp phần nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT, xin thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến về các vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô trống có câu trả lời thầy cô cho là phù hợp.

1. Theo thầy (cô) việc sử dụng các công cụ CNTT trong môn lịch sử là

□ Rất cần thiết.

□ Cần thiết.

□ Không cần thiết.

2. Theo thầy (cô), việc sử dụng công cụ CNTT để phát triển năng lực tự học lịch sử cho học sinh có cần thiết không?

□ Rất cần thiết.

□ Cần thiết.

□ Không cần thiết.

3. Thầy (cô) đã dùng các công cụ dạy học công nghệ sau đây với mức độ như thế nào?



Tên công cụ

Mức độ sử dụng

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Hiếm

khi

Chưa

bao giờ

Word (soạn thảo văn bản)





Powerpoint (trình chiếu bài giảng)





Padlet (trang web dạy học trực tuyến)





Kahoot ( tạo câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến)





Powtoon (thiết kế video)





Prezi (trình chiếu)





Công cụ khác: ……………





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Sử dụng Padlet nhằm phát triển năng lực tự học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 11 cho học sinh trường Trung học phổ thông Hoa Lư A - Ninh Bình - 15

4. Thầy (cô) thường sử dụng các công cụ CNTT để tổ chức hoạt động học tập nào trong quá trình dạy học môn lịch sử? (có thể chọn nhiều câu trả lời)

□ Hướng dẫn học sinh học trên lớp.

□ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.

□ Hướng dẫn ôn tập.

□ Hướng dẫn kiểm tra đánh giá

□ Hình thức khác: …………………………………

5. Theo thầy (cô), việc sử dụng CNTT để phát triển năng lực tự học lịch sử cho học sinh ở trường THPT có thuận lợi như thế nào? (có thể chọn nhiều câu trả lời)

□ Cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu

□ Học sinh hứng thú, hưởng ứng.

□ Giáo viên được đào tạo, có trình độ ứng dụng CNTT tốt.

□ Tài nguyên mạng phong phú.

□ Ý nghĩa khác

6. Theo thầy (cô), sử dụng các công cụ CNTT vào daỵ học Lịch sử có khó khăn gì?

□ Phải đầu tư, mất rất nhiều thời gian.

□ Trình độ CNTT còn hạn chế.

□ Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đáp ứng.

□ Ý kiến khác (xin ghi rõ nếu có)

7. Thầy (cô) có đề xuất ý kiến gì trong việc sử dụng các công cụ CNTT nhằm phát triển năng lực tự học lịch sử cho học sinh ở trường THPT? (xin ghi rõ ý kiến)

8. Nếu có điều kiện để sử dụng Padlet (là một ứng dụng miễn phí để giáo viên có thể tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến theo ý mình và giúp học sinh phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực tự học), thầy (cô) có mong muốn được sử dụng không?

□ Có

□ Không

Xin trân trọng cám ơn sự giúp đỡ của quý thầy (cô)!

PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 2

(Dành cho học sinh ở trường THPT)


Họ và tên (không bắt buộc) ………………………………………………… Lớp/ khối: ………………………………………………………………….. Trường: ……………………………………………………………………..

Em vui lòng cho biết tình hình học tập môn Lịch sử của mình ở trường THPT bằng cách đánh dấy (X) vào ô trống trong các câu sau theo ý của em.

1. Em đánh giá như thế nào về việc sử dụng các công cụ công nghệ trong giờ học lịch sử?

□ Rất cần thiết.

□ Cần thiết.

□ Bình thường

□ Không cần thiết.

2. Theo em, việc sử dụng công cụ CNTT trong dạy học có cần thiết để phát triển năng lực tự học lịch sử của em hay không?

□ Rất cần thiết.

□ Cần thiết.

□ Bình thường

□ Không cần thiết.

3. Em thường sử dụng máy tính hay điện thoại thông minh để kết nối Internet?

□ Máy tính để bàn

□ Laptop

□ Điện thoại thông minh

□ Không sử dụng.

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí