Kết Quả Khảo Sát Mức Độ Biểu Hiện Năng Lực Tự Học Của Học Sinh Trước Thử Nghiệm‌

Bảng 2.5. Mô tả thang đo Năng lực tự học của học sinh


Biểu hiện của NLTHLS

Mức độ

MĐ1

(HS thể hiện chưa có NL)

MĐ2

(HS đang hình thành NL)

MĐ3 (HS có NL)


Tìm hiểu LS

- Chưa phân biệt được các loại hình tư liệu LS, chưa hiểu được nội dung, chưa biết cách sử dụng các tư liệu LS.

- Chưa viết lại hoặc nói lại được các sự kiện LS, chưa xác định được sự kiện trong không gian và thời gian cụ thể

- Đã phân biệt được các loại hình tư liệu LS nhưng chưa hiểu nội dung, chưa biết cách khai thác.

- Viết lại hoặc nói lại được sự kiện LS nhưng chưa sâu sắc, chưa đủ nội

dung liên quan.

- Phân biệt được, hiểu được nội dung và sử dụng được các tư liệu LS vào trong bài học

- Viết lại được, nói lại được kèm theo phân tích được các sự kiện LS, xác định được thời gian, không gian của sự kiện.


Nhận thức và tư duy LS

- Chưa giải thích được nguồn gốc của các sự kiện Lịch sử, chưa so sánh được các sự kiện tương đồng với nhau.

- Chưa đánh giá, nhận xét được về các nhân vật hay sự kiện lịch sử.

- Giải thích được nguồn gốc của các sự kiện Ls nhưng chưa rõ ràng đầy đủ, chưa so sánh được các sự kiện LS với nhau.

- Đánh giá được về các nhân vật hoặc sự kiện LS nhưng chưa đầy đủ hoặc

thiếu khách quan.

- Giải thích được chính xác nguồn gốc các sự kiện, so sánh được các sự kiện tương đồng với nhau.

- Đánh giá được nhân vật LS, sự kiện LS, biết nhìn nhận theo nhiều góc độ khác nhau.

Vận dụng

Chưa rút ra được bài

Rút ra được bài

Rút ra được bài học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.


kiến thức, kĩ năng đã học.

học LS, chưa biết vận dụng những bài học LS vào trong cuộc sống.

học lịch sử nhưng chưa vận dụng được vào trong

cuộc sống.

LS, vận dụng một cách sáng tạo bài học LS vào cuộc sống.

Những tiêu chí trên đây được xây dựng theo các mức độ từ thấp đến cao nhằm tạo thuận lợi cho quá trình quan sát và rèn luyện NLTH cho HS. Nó không chỉ là nền tảng để đánh giá mức độ phát triển NLTH mà còn là cơ sở để đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm phát triển NLTH cho HS ở trường THPT Hoa Lư A.

2.4.4. Tiến trình thử nghiệm sư phạm

2.4.4.1. Đánh giá học sinh trước thử nghiệm

Trước khi tiến hành thử nghiệm cho bài học đầu tiên, chúng tôi gặp gỡ HS lớp 11C trường THPT Hoa Lư A tỉnh Ninh Bình, là lớp sẽ tiến hành thử nghiệm. Để đánh giá được NLTH của HS trước khi thử nghiệm, chúng tôi hướng dẫn HS tiến hành khảo sát về theo mẫu dưới đây để xác định mức độ tự học của HS đang ở mức độ như thế nào. HS sẽ được tìm hiểu và giải thích về các biểu hiện của NLLS sau đó tự đánh giá xem mình có những biểu hiện nào ở mức độ như thế nào.

PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH TRƯỚC THỬ NGHIỆM

Để hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu “sử dụng Padlet nhằm phát triển năng lực tự học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 11 cho học sinh trường THPT Hoa Lư A

– tỉnh Ninh Bình”, các em vui lòng trả lời giúp chúng tôi những câu hỏi khảo sát dưới đây. Chúng tôi cam đoan kết quả trả lời chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu, ngoài ra không có mục đích nào khác.

Biểu hiện của NLTHL

S

Mức độ

Tự đánh giá

MĐ1

(HS thể hiện chưa có NL)

MĐ2

(HS đang hình thành NL)


MĐ3 (HS có NL)


MĐ1


MĐ2


MĐ3

Tìm

hiểu LS

- Chưa phân biệt

được các loại

- Đã phân biệt

được các loại

- Phân biệt

được, hiểu






hình tư liệu LS, chưa hiểu được nội dung, chưa biết cách sử dụng các tư liệu LS.

- Chưa viết lại hoặc nói lại được các sự kiện LS, chưa xác định được sự kiện trong không gian và thời gian cụ thể

hình tư liệu LS nhưng chưa hiểu nội dung, chưa biết cách khai thác.

- Viết lại hoặc nói lại được sự kiện LS nhưng chưa sâu sắc, chưa đủ nội dung liên quan.

được nội dung và sử dụng được các tư liệu LS vào trong bài học

- Viết lại được, nói lại được kèm theo phân tích được các sự kiện LS, xác định được thời gian, không gian của

sự kiện.





Nhận thức và tư duy LS


- Chưa giải thích được nguồn gốc của các sự kiện Lịch sử, chưa so sánh được các sự kiện tương đồng với nhau.

- Chưa đánh giá, nhận xét được về các nhân vật hay sự kiện lịch sử.

- Giải thích được nguồn gốc của các sự kiện Ls nhưng chưa rõ ràng đầy đủ, chưa so sánh được các sự kiện LS với nhau.

- Đánh giá được về các nhân vật hoặc sự kiện LS nhưng chưa đầy đủ hoặc thiếu

khách quan.

- Giải thích được chính xác nguồn gốc các sự kiện, so sánh được các sự kiện tương đồng với nhau.

- Đánh giá được nhân vật LS, sự kiện LS, biết nhìn nhận theo nhiều góc độ khác nhau.





Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã

học.

Chưa rút ra được bài học LS, chưa biết vận dụng những bài học LS vào trong cuộc

sống.

Rút ra được bài học lịch sử nhưng chưa vận dụng được vào trong cuộc

sống.

Rút ra được bài học LS, vận dụng một cách sáng tạo bài học LS vào

cuộc sống.




Kết quả bước đầu thu được sau khảo sát bằng phiếu như sau

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện năng lực tự học của học sinh trước thử nghiệm‌

Biểu hiện NLTHLS

Mức độ 1

Mức độ 2

Mức độ 3

Số

lượng

Tỉ lệ %

Số

lượng

Tỉ lệ%

Số

lượng

Tỉ lệ%

Tìm hiểu LS

6

13,63

30

68,1

8

18,1

Nhận thức và tư duy LS

15

34,1

25

56,8

4

9,09

Vận dụng kiến thức, kĩ

năng đã học

38

86,36

6

13,63

0

0

- Ở NL tìm hiểu LS: HS đã biết phân loại được các loại hình tư liệu LS như xác định được đâu là bản đồ, biểu đồ, lược đồ… nhưng HS còn rất lúng túng trong cách sử dụng và chưa hiểu được nội dung ý nghĩa của các loại tư liệu đó. Khi được yêu cầu trình bày lại bằng miệng hoặc viết một sự kiện hay nhân vật lịch sử nào đó thì HS gần như không thực hiện được. Chỉ có một số em có thể trình bày lại theo cách học thuộc những kiến thức đã có. Như vậy ở NL tìm hiểu LS, trước khi thử nghiệm các em mới chỉ đạt được mức độ M1 – M2.

- Ở NL nhận thức và tư duy LS: hầu hết các em đều chưa quan tâm đến việc giải thích nguồn gốc các SKLS hay so sánh các sự kiện tương đồng với nhau. Một số HS đã bước đầu biết đánh giá nhân vật nhưng mới chỉ dừng lại ở việc khen ngợi, đánh giá công lao hoặc chỉ ra những hạn chế. Bản thân HS rất ngại làm những bài tập đánh giá LS vì các em gần như chưa có chính kiến của mình, bị lệ thuộc vào quan điểm của người khác. Ở NL này, các em mới dừng ở mức độ M1.

- Ở NL vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Khi được thực hành rút ra quy luật và bài học LS của một nội dung bất kì thì tất cả các em đều chưa thực hiện. Như vậy ở NL này các em cũng mới chỉ đạt mức độ M1.

Ngoài ra, trong quá trình đánh giá trước thử nghiệm, chúng tôi còn nhận thấy những hạn chế của Hs trong thái độ học tập. Các em nhút nhát, ngại phát biểu, không có quan điểm riêng của mình mà thường hay bị phân tâm ảnh hưởng bởi quan điểm của các bạn khác. Việc phát biểu xây dựng bài chỉ tập trung ở 1 số em chứ chưa lôi cuốn được cả lớp cùng tham gia.

2.4.4.2. Tiến trình thử nghiệm

* Trước giờ học sử dụng Padlet trên lớp.

- Sau khi khảo sát có được đánh giá sơ bộ về NLHS trước thử nghiệm, chúng tôi giành 1 tiết để giới thiệu cho HS về các công cụ CNTT sẽ dùng trong dạy học, trong đó đặc biệt là Padlet. Hs được hướng dẫn cách tạo tài khoản và sử dụng các công cụ hỗ trợ như Canva, Kahoot và các thao tác trên Padlet. Mỗi HS đều có 1 tài khoản trên Padlet và được trở thành thành viên trong lớp học do GV tổ chức. GV là người tạo ra Padlet của bài học và cho phép các HS được tham gia các hoạt động như tạo bài viết, đánh giá, bình luận...

- Một tuần trước khi tiến hành bài học, GV phân chia giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị trước ở nhà. Cả lớp chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm gồm 11 HS sẽ thiết kế một bài trình chiếu trên powerpoint về một phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Trong đó các nhiệm vụ được phân chia cụ thể như sau:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu và báo cáo về phong trào khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu và báo cáo về cuộc duy tân Mậu Tuất.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu và báo cáo về phong trào Nghĩa Hòa Đoàn.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu và báo cáo về cuộc cách mạng Tân Hợi.

Sau khi phân chia các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm, GV hướng dẫn HS cách tìm kiếm, tập hợp tư liệu, gợi ý các nội dung chính cần trình bày như hoàn cảnh bùng nổ phong trào, lãnh đạo, lực lượng tham gia, mục tiêu, diễn biến

chính, kết quả, đánh giá ý nghĩa và những hạn chế. Các sản phẩm của các nhóm sẽ được gửi trước cho Gv để góp ý và chỉnh sửa nếu cần thiết. Sau đó các nhóm sẽ chia sẻ lên trang Padlet của bài 3.

Về phía GV, GV thiết kế mẫu phiếu học tập, phiếu đánh giá Powerpoint để cung cấp cho HS giúp HS có định hướng khi thực hiện hoạt động nhóm. Trong quá trình các em chuẩn bị và thiết kế sản phẩm của mình, GV thường xuyên gặp gỡ, nắm tình hình và giúp đỡ các em khi cần thiết.

Về phía HS, HS tự bầu nhóm trưởng, phân công nhiệm vụ, đọc trước SGK, tìm tư liệu và thiết kế powerpoint.

* Tổ chức dạy học bằng Padlet trên lớp.

- Trong giờ học trên lớp, GV tổ chức dạy học trên phòng học bộ môn tin học của nhà trường. Thay vì sử dụng bảng đen truyền thống để ghi những nội dung bài học thì GV hoàn toàn tổ chức mọi hoạt động dạy học trên trang Padlet. Đối với HS, thay vì ghi chép bài vào vở và phát biểu xây dựng bài thì HS sẽ tiếp nhận nội dung bài học và tham gia hoạt động học bằng cách bình luận trả lời trên Padlet. Tiến trình cụ thể giờ học thử nghiệm diễn ra như sau:

+ Trong hoạt động khởi động:

Với mục đích giúp học sinh gợi nhớ lại những kiến thức đã biết về đất nước Trung Quốc thông qua hiểu biết bên ngoài xã hội và kiến thức đã học trong chương trình lịch sử lớp 10, GV thiết kế các phiếu học tập trong đó có các từ hoặc cụm từ cho sẵn liên quan đến Trung Quốc. Các em có thể trực tiếp tham gia hoàn thành trên canva hoặc cũng có thể trả lời nhanh trong phần bình luận dưới yêu cầu của GV trên Padlet.

Nhiệm vụ của HS là hoàn thiện phiếu học tập đó bằng cách viết một điều HS biết liên quan đến Trung Quốc và nói về từ hoặc cụm từ GV đã cho. Với các từ khóa là “Bắc Kinh”, “dân số”, “Phổ Nghi”, “bốn phát minh vĩ đại”, “nhà Tần”, “nhà Hán”, “nhà Đường”, “nhà Minh”, “nhà Thanh” HS đã thực hiện hoàn thiện các phiếu học tập trên canva và có được sản phẩm của mình như dưới đây

Hình 2.8. Phiếu học tập tìm hiểu về Trung Quốc của học sinh


Trên cơ sở các phiếu học tập của HS GV giúp HS gợi nhớ lại kiến thức đã 1

Trên cơ sở các phiếu học tập của HS GV giúp HS gợi nhớ lại kiến thức đã 2

Trên cơ sở các phiếu học tập của HS, GV giúp HS gợi nhớ lại kiến thức đã học về Trung Quốc ở chương trình LS lớp 10, từ đó dẫn dắt: Tại sao nhà Mãn Thanh lại là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Quốc? Sự kiện nào đánh dấu kết thúc của chế độ phong kiến Trung Quốc? Đó là những nội dung chính sẽ được tìm hiểu trong bài 3 “Trung Quốc”.

+ Hoạt động hình thành kiến thức

Mục 1. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược.

Để giúp HS tự tìm được nguyên nhân vì sao Trung Quốc bị xâm lược, GV sử dụng hình ảnh “chiếc bánh ngọt Trung Quốc” (đã cung cấp trên Padlet), yêu cầu HS căn cứ vào SGK và những kiến thức đã tìm hiểu được để trả lời 2 câu hỏi “Vì sao Trung Quốc được ví như" chiếc bánh ngọt"? Hình ảnh nhiều người cùng chuẩn bị ăn "chiếc bánh ngọt" đó thể hiện điều gì?”. Phần trả lời của HS được thể hiện trong mục “bình luận” của nhiệm vụ đưa ra.

Ở nhiệm vụ này về cơ bản HS đều trả lời được việc Trung Quốc được ví như “chiếc bánh ngọt” vì đây là đất nước rất rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên, có

thể được coi như một miếng mồi béo bổ đối với phương Tây. Ở câu hỏi thứ 2 đã có 1 số HS trả lời được do Trung Quốc quá rộng nên một nước đế quốc không thể cai trị được, chúng phải chia nhau để cùng cai trị.

Sau khi HS khai thác được hình ảnh GV cung cấp, HS sẽ tự rút ra nguyên nhân vì sao Trung Quốc bị xâm lược. Trong đó GV hướng dẫn cho HS phân biệt được nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp của việc Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược.

Mục 2. Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. (Ghép mục 2 và mục 3 trong SGK)

Mục tiêu chính của phần này là giúp HS nêu được những nét chính về các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc thời kì này. Thông qua đó rèn cho HS khả năng thu thập thông tin, diễn tả lại một sự kiện LS và đánh giá sự kiện đó trên 2 phương diện tích cực và hạn chế. Đây là nội dung HS đã được chuẩn bị trước theo nhóm ở nhà và đã chia sẻ sản phẩm của các nhóm trên Padlet. Trong giờ học trên lớp, GV tổ chức cho đại diện các nhóm lên thuyết trình dựa vào các nội dung đã chuẩn bị trên Powerpoint.

Sau phần thuyết trình của các nhóm, HS trong cả lớp sẽ nhận xét, góp ý cho từng sản phẩm trong phần bình luận về sản phẩm đó. Đồng thời, HS sẽ dựa vào tiêu chí đánh giá GV đã cung cấp từ trước để đánh giá bằng cách cho điểm theo từng nhóm. Còn mỗi cá nhân HS sẽ được đánh giá thông qua cách bình chọn cho 1 sản phẩm mình cho tốt nhất. Kết quả là nhóm 2 (thuyết trình về cuộc duy tân Mậu Tuất) nhận được sự đánh giá cao nhất từ các thành viên trong lớp.

Sau khi HS hoàn thành xong nhiệm vụ tự báo cáo và tự đánh giá, GV là người nhận xét chúng, chốt lại những điều được và chưa được trong từng sản phẩm đồng thời cùng HS khai thác các tư liệu đã có để chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau của các phong trào.

Ở nội dung cuộc cách mạng Tân Hợi, để khắc sâu cho HS biểu tượng về nhân vật Tôn Trung Sơn, GV thiết kế phiếu học tập về Tôn Trung Sơn trên Canva, yêu cầu HS hoàn thiện. HS được phép tự tìm hiểu thêm các kiến thức bên ngoài để hoàn thiện các thông tin về tiểu sử, khuynh hướng cách mạng, nội dung tư tưởng,

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí