4. Em thường sử dụng mạng internet với mục đích và mức độ như thế nào?
Mức độ | ||||
Thường xuyên (>3h/ngày) | Trung bình (2 -3 h/ngày) | Thỉnh thoảng (<2/ngày) | Không bao giờ | |
Sử dụng mạng xã hội | ||||
Chơi game | ||||
Tìm kiếm thông tin giải trí | ||||
Tìm kiếm tài liệu học tập | ||||
Các mục đích khác: …………….. |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Khảo Sát Mức Độ Biểu Hiện Năng Lực Tự Học Của Học Sinh Trước Thử Nghiệm
- Minh Họa Câu Hỏi Trắc Nghiệm Thiết Kế Trên Kahoot
- Phiếu Khảo Sát Phiếu Khảo Sát Giáo Viên
- Sử dụng Padlet nhằm phát triển năng lực tự học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 11 cho học sinh trường Trung học phổ thông Hoa Lư A - Ninh Bình - 17
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
5. Trong giờ học Lịch sử, thầy (cô) của em thường sử dụng các công cụ công nghệ dạy học dưới đây với mức độ như thế nào?
Mức độ sử dụng | ||||
Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Khi có dự giờ | Chưa bao giờ | |
Powerpoint | ||||
Padlet | ||||
Kahoot | ||||
Powtoon | ||||
Prezi | ||||
Công cụ khác: …………… |
6. Theo em, việc thầy (cô) sử dụng CNTT trong DHLS sẽ giúp em trong việc tự học như thế nào? (có thể chọn nhiều câu trả lời)
□ Thích học hơn hơn vì có hình ảnh, âm thanh….
□ Biết thêm nhiều điều mới ngoài sách giáo khoa lịch sử.
□ Được làm quen với nhiều công cụ, phần mềm khác nhau.
□ Tự tổng hợp được kiến thức thông qua các tư liệu được cung cấp.
□ Ý nghĩa khác
7. Theo em, việc sử dụng các công cụ CNTT để phát triển năng lực tự học lịch sử cho học sinh ở trường THPT có thuận lợi gì?
□ Cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu
□ Học sinh hứng thú, hưởng ứng.
□ Giáo viên được đào tạo, có trình độ ứng dụng CNTT tốt.
□ Tài nguyên phong phú.
□ Ý nghĩa khác
8. Theo em, việc sử dụng các công cụ CNTT để phát triển năng lực tự học lịch sử cho học sinh ở trường THPT có khó khăn gì?
□ Phải đầu tư, mất rất nhiều thời gian.
□ Trình độ CNTT còn hạn chế.
□ Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đáp ứng.
□ Ý kiến khác (xin ghi rõ nếu có)
9. Em cảm thấy thế nào nếu được học Lịch sử qua một trang web trực tuyến mà ở đó em được tiếp cận với nhiều nguồn tư liệu khác nhau (bao gồm tư liệu bằng chữ, hình ảnh, âm thanh, video, sân khấu hóa…), được trình bày quan điểm của em theo cách của riêng em?
□ Rất hứng thú.
□ Hứng thú.
□ Bình thường.
□ Không hứng thú.
10. Em có đề xuất ý kiến gì trong việc sử dụng các công cụ CNTT nhằm phát triển năng lực tự học lịch sử cho học sinh ở trường THPT? (xin ghi rõ ý kiến)
Xin cảm ơn em!
PHỤ LỤC 2. GIÁO ÁN MINH HỌA
Ngày soạn: Ký duyệt:
Tiết theo PPCT:
Ngày dạy:
BÀI 3: TRUNG QUỐC.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Trình bày được nguyên nhân Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược.
- So sánh được điểm giống nhau và khác nhau giữa các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc về mục tiêu, lãnh đạo, lực lượng, kết quả, ý nghĩa, hạn chế.
- Phân tích được nguyên nhân thất bại của các phong trào, rút ra được bài học từ sự thất bại đó.
- Liên hệ và chỉ ra được ít nhất 1 ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc đối với phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX về xu hướng cách mạng, phương pháp đấu tranh, mục tiêu. (Giành cho HS khá, giỏi hoặc HS có đam mê với môn học)
- Giải thích được khái niệm “Nửa thuộc địa, nửa phong kiến” dựa vào đặc điểm của Trung Quốc sau khi bị xâm lược, giải thích được khái niệm “Vận động Duy Tân” dựa vào mục tiêu, phương pháp đấu tranh của cuộc duy tân Mậu Tuất. (Giành cho HS khá, giỏi hoặc HS có đam mê với môn học)
2. Kỹ năng
- Khai thác và sử dụng được các tư liệu lịch sử như lược đồ, bản đồ, video..
- Hoàn thành phiếu học tập trên Canva.
- Thiết kế được một nội dung trong bài học trên Powerpoint.
- Thuyết trình được một nội dung trong bài học dựa vào sản phẩm powerpoint.
- Tự đánh giá được một sản phẩm powerpoint theo tiêu chí có sẵn.
3. Thái độ
- Đồng tình với lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh của nhân dân Trung Quốc nói riêng và nhân dân các nước thuộc địa nói chung trong đó có Việt Nam.
- Rút ra được quy luật lịch sử: có áp bức thì có đấu tranh.
- Sẵn sàng tiếp thu, học hỏi những cái mới trong học tập và trong cuộc sống.
4. Năng lực
- Phát triển các năng lực chung: năng lực hợp tác, năng lực vận dụng, năng lực tự học...
- Phát triển các năng lực chuyên biệt: tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
- GV:Lược đồ Trung Quốc; Các tài liệu tham khảo có liên quan; Máy tính kết nối máy chiếu, phòng học có internet...
- HS: SGK, đọc trước bài mới ở nhà, hoàn thành nhiệm vụ nhóm được giao, chuẩn bị nội dung thuyết trình...
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Mục tiêu | Phương pháp | Gợi ý sản phẩm | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG | |||
- Nêu được ít nhất một đặc điểm/ nội dung về Trung Quốc dựa vào hiểu biết của bản thân. - Tạo được hứng thú cho HS tìm hiểu bài mới thông qua tình huống có vấn đề. | * Phương thức ( hoạt động nhóm – kĩ thuật công não). - GV cung cấp từ khóa “Trung Quốc”, chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS viết những điều đã biết về Trung Quốc. Mỗi nội dung chỉ viết trong 1 câu. Thời gian 2 phút. Nhóm nào viết được nhiều nội dung hơn là nhóm thắng cuộc. - HS thực hiện nhiệm vụ. - GV nhận xét, đánh giá, kết nối vào bài mới. | - Các nội dung dự kiến: + Diện tích +Dân số + Các triều đại. + Các phát minh. ........ -GV dựa vào kết quả HS đã thực hiện kết nối vào bài mới. | |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC | |||
1. Hoạt động 1. Tìm hiểu Trung Quốc bị các nước | - HS trình bày được nguyên nhân Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược. - Giải thích được | - Hoạt động cá nhân - GV cung cấp lược đồ Trung Quốc và tranh “chiếc bánh ngọt Trung Quốc”, nêu nhiệm vụ cho HS yêu cầu HS trả | -Nguyên nhân: + Trung Quốc là nước rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu -> TQ như 1 |
khái niệm “nửa thuộc địa, nửa phong kiến”. | lời câu hỏi + Em có nhận xét gì về lãnh thổ, vị trí địa lý của Trung Quốc? +“Vì sao Trung Quốc được ví như" chiếc bánh ngọt"? + Hình ảnh nhiều người cùng chuẩn bị ăn "chiếc bánh ngọt" đó thể hiện điều gì?” + Nguyên nhân nào dẫn đến việc Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược? + Theo em hiểu thế nào là “nửa thuộc địa, nửa phong kiến”? | chiếc bánh ngọt (miếng mồi). + CNĐQ thèm khát thuộc địa, thị trường ở TQ -> xâu xé TQ. -“Nửa thuộc địa, nửa phong kiến”: trở thành thuộc địa của nhiều nước nhưng chế độ PK vẫn tồn tại, có quyền trong 1 vùng lãnh thổ nhất định... | |
2.Hoạt động 2. Tìm hiểu phong trào đấu tranh của nd Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. | -Trình bày được những nét chính về các phong trào đấu tranh của nhân dân TQ từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. -Phân tích được nguyên nhân thất bại của các phong trào. -Liên hệ được ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi đối với phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX (giành cho HS khá giỏi) | * Hoạt động nhóm - GV cung cấp phiếu giao việc, phiếu tiêu chí đánh giá sản phẩm Powerpoint. - GV chia cả lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm + Nhóm 1. Tìm hiểu phong trào Thái Bình Thiên Quốc. + Nhóm 2. Tìm hiểu cuộc duy tân Mậu Tuất. + Nhóm 3. Tìm hiểu phong trào Nghĩa Hòa Đoàn. + Nhóm 4. Tìm hiểu cách mạng Tân Hợi. -Nhiệm vụ: thiết kế Powerpoitn, thuyết trình về chủ đề được giao, đánh giá sản phẩm theo tiêu chí. (trong phụ lục kèm theo) * Hoạt động cá nhân - GV đặt câu hỏi: | - Các phong trào: + cần nêu được các ý chính: hoàn cảnh bùng nổ, mục tiêu, lãnh đạo, diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa, hạn chế... -Nguyên nhân thất bại: khách quan và chủ quan. - Ảnh hưởng đến VN: Phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh (PBC, PCT) |
+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc? + Phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đã chịu ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi như thế nào? - HS trả lời. - GV nhận xét chốt ý. | |||
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP | |||
-Hs ghi nhớ được những kiến thức cơ bản vừa học xong của bài Trung Quốc. -Thực hành trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm. | - GV soạn câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ khác nhau, nội dung khác nhau của bài học trên Kahoot. (Câu hỏi lưu trên kahoot và trong phần phụ lục) - Hoạt động cặp đôi: 2 HS là 1 đội cùng tham gia trả lời. | -Đáp án lưu trên Kahoot và trong phụ lục. | |
D. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ | |||
-Nêu được tên một số nhân vật, một số sự kiện lịch sử trong bài học. -Tạo được hứng thú cho HS để khắc sâu thêm kiến thức. | - GV sử dụng video “Đại Thanh đế quốc” cho HS xem. - Nhiệm vụ: liệt kê lại tên các nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sử trong video | - Các nhân vật và sự kiện lịch sử gắn với nội dung bài học | |
E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG | |||
-Trình bày được một vài nét chính về Tôn Trung Sơn. - Nhập vai được vào một nhân vật lịch sử nào đó để hiểu sâu sắc hơn vấn đề. | - GV thiết kế phiếu học tập về Tôn Trung Sơn trên Canva. - HS sưu tầm tư liệu, hoàn thiện phiếu học tập. - HS hoàn thành bài tập: nếu được lựa chọn là 1 nhân vật lịch sử đã học trong bài Trung Quốc, em sẽ chọn nhân vật nào? Vì sao | -Nêu được những nét chính về Tôn Trung Sơn: tiểu sử, khuynh hướng cách mạng, tư tưởng, công lao... |
IV. PHỤ LỤC CÁC TƯ LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI HỌC
1. Lược đồ Trung Quốc thời cận đại
2. Tranh “ chiếc bánh ngọt Trung Quốc”.
(Nguồn:https://www.wikiwand.com/tr/Emperyalizm)
3. Phiếu giao việc hoạt động nhóm (thiết kế powerpoint về các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc).
Mục tiêu | Lãnh đạo | Diễn biến chính | Kết quả | Ý nghĩa | Hạn chế | |
Thái Bình Thiên Quốc | ||||||
Nghĩa Hòa Đoàn | ||||||
Duy Tân Mậu Tuất | ||||||
Cách mạng Tân Hợi |
4. Phiếu đánh giá sản phẩm Powerpoint
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI TRÌNH CHIẾU POWERPOINT
Nhóm thực hiện:................................ Ngày:................................................
Nhóm đánh giá: ..........................................................................................
Tiêu chí | Điểm tối đa | Nhận xét | |
1. Bố cục | - Tiêu đề rõ ràng, hấp dẫn người xem | 0,5 | |
- Cấu trúc mạch lạc, lôgic. | 1,0 | ||
- Nhất quán trong cách trình bày tiêu đề và nội dung | 0,5 | ||
2. Nội dung | - Sử dụng thông tin chính xác. | 1,0 | |
- Thế hiện được kiến thức cơ bản, có chọn lọc. xác định được trọng tâm. | 1,0 | ||
- Có sự liên hệ mở rộng kiến thức | 1,0 | ||
3. Hình thức | - Thiết kế sáng tạo. | 1,0 | |
- Phông chữ, màu sắc, cỡ chữ hợp lý. Số lượng slide đúng quy định. | 0,5 | ||
- Hiệu ứng trình chiếu sinh động, hấp dẫn | 0,5 | ||
4. Trình bày | - Trình bày rõ ràng, mạch lạc, có điểm nhấn, thu hút người nghe. | 1,0 | |
- Trả lời được hết các câu hỏi thêm từ giáo viên hoặc bạn học. | 0,5 | ||
- Duy trì được giao tiếp bằng mắt, xử lý tình huống linh hoạt. | 0,5 | ||
- Không bị lệ thuộc vào phương tiện, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa trình bày và trình chiếu. | 0,5 | ||
- Phân bố thời gian hợp lý, không quá thời gian qui định. | 0,5 | ||
Tổng điểm | 10 |
5. Câu hỏi trắc nghiệm cuối bài học