Sử Dụng Mô Hình Lớp Học Đảo Ngược Để Rèn Luyện Kĩ Năng Sử Dụng Cntt Cho Cho Học Sinh Trong Môn Lịch Sử Ở Trường Thpt

công vào Gia Định? Nguyên nhân Pháp đánh chiếm Bắc Kì sau khi chiếm được Nam Kì? Và nguyên nhân Pháp đánh Thuận An năm 1883?,… từ đó hiểu hơn về bài.

- Giáo viên quan sát mức độ hứng thú với giờ học và tinh thần tham gia vào thảo luận các vấn đề của bài. Đồng thời, đánh giá về những kiến thức ngoài sách giáo khoa và tư liệu giáo viên cung cấp mà học sinh đưa vào trả lời các vấn đề. Từ đó, biết được tinh thần tự học của học sinh để có những điều chỉnh trong những buổi học tiếp theo sao cho phù hợp nhất.

Như vậy, học sinh không chỉ phải tự học, chủ động tìm hiểu kiến thức cơ bản mà còn phải tự mình tìm hiểu về các kiến thức bên ngoài sách giáo khoa.

2.4.2. Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược để rèn luyện kĩ năng sử dụng CNTT cho cho học sinh trong môn Lịch sửtrường THPT

Thuật ngữ “Công nghệ thông tin” đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng từ giữa thập niên 90 của thế kỉ XX, viết đầy đủ theo tiếng Anh là Information Technology (IT). Nó được hiểu là ngành ứng dụng công nghệ quản lí và xử lí thông tin, sử dụng máy vi tính và phần mềm máy vi tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lí, truyền và thu thập thông tin. Trong nền Giáo dục tiên tiến của phương Tây thì nó đã sớm được đưa vào quá trình giảng dạy và nhanh chóng cho thấy được sự cần thiết, quan trọng, hiệu quả của mình. Ở Việt Nam thì CNTT được hiểu là “tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện, công cụ kĩ thuật hiện đại, chủ yếu à kĩ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các ngu n tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi ĩnh vực hoạt động của con người và xã hội” [22].

Trong Giáo dục, CNTT được hiểu là một nội dung dạy học hay một công cụ, phương tiện dạy – học của giáo viên và học sinh.

Như vậy có thể hiểu rèn luyện kĩ năng sử dụng CNTT trong môn Lịch sử cho học sinh THPT tức là luyện tập cho học sinh thành thạo trong việc sử dụng các công cụ, phương tiện học tập như máy tính, máy chiếu, Internet, các phần mềm hỗ trợ học tập,…

Cũng theo các bước hình thành kĩ năng, với kĩ năng này, đầu tiên, giáo viên sẽ phải giới thiệu về công cụ, phương tiện, phần mềm CNTT đó. Tiếp theo, giáo viên sẽ sử dụng nó và cho học sinh quan sát. Sau đó tiến hành cho học sinh thực hành lại nhiều lần và cuối cùng là đánh giá kết quả, điều chỉnh.

Mô hình lớp học đảo ngược là một dạng của dạy học kết hợp, có sử dụng kết hợp giữa dạy học truyền thống và dạy học trực tuyến. Với mô hình này, người giáo viên phải tiến hành thiết kế một bài giảng online trên các Web học trực tuyến, có thể là Edmodo, Padlet,… ngoài ra còn có sự kết hợp với các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo,… Cũng tương tự, đòi hỏi học sinh cũng phải tham gia vào các trang Web này để tìm hiểu bài và tìm hiểu, thực hiện nhiệm vụ của mình. Như vậy, với mô hình này, học sinh sẽ được giáo viên hướng dẫn cách đăng nhập, đăng bài, bình luận,… trên các trang Web này. Đồng thời với các yêu cầu cao hơn, học sinh sẽ được tự mình trải nghiệm thiết kế bài học Lịch sử trên Web, thiết kế thẻ nhớ nhân vật, sơ đồ trên Canva,… sáng tạo và sử dụng kết hợp các phần mềm một cách hợp lí, tạo hiệu quả cao. Mặt khác, học sinh được tiếp cận thêm nhiều các kiến thức trên mạng dưới các góc nhìn, quan điểm trái chiều khác nhau để từ đó có cái nhìn khách quan, chính xác hơn về các sự kiện, nhân vật lịch sử. Từ đó kĩ năng sử dụng CNTT trong môn Lịch sử dần được hình thành.

Và để đánh giá được kĩ năng sử dụng CNTT của học sinh, người giáo viên có thể áp dụng một số phương pháp, hình thức như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

1. Quan sát ý thức của học sinh đối với việc thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ được giao thông qua CNTT: học sinh có tích cực, có hứng thú hay không?

2. Quan sát khả năng sử dụng CNTT của học sinh khi thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ: đã thực hiện đúng với sự hướng dẫn của giáo viên chưa? Có tích cực trong việc tìm tòi, khám khá công cụ, phần mềm đó hay chưa?

3. Thông qua các sản phẩm được tạo thành từ các phần mềm, công cụ qua quá trình thảo luận, tự tìm hiểu của học sinh: mức độ sáng tạo của sản phẩm, tính mới của phần mềm, công cụ đó,…

Ví dụ: Cũng với chủ đề: Quá trình xâm lược và chống xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884), nhưng với một nội dung khác là quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của triều đình và nhân dân ta.

- Vẫn với Edmodo, giáo viên tạo bài đăng: 1 video về cuộc kháng chiến của triều đình và nhân dân ta, đưa ra yêu cầu đối với học sinh: Từ đoạn Video, kết hợp với các kiến thức trong sách giáo khoa, em hãy hoàn thiện tiếp các sự kiện chính trong cuộc kháng chiến chống Pháp của triều đình và nhân dân ta tương ứng với các hành động của Pháp trong nội dung “Qúa trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp”. Ngoài ra, giáo viên tạo thêm một nhiệm vụ dành cho các nhóm là tiến hành thiết kế thẻ nhớ nhân vật, với các nhân vật tiêu biểu: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản, vua Tự Đức. Đồng thời đưa ra hình ảnh mẫu về thẻ nhớ nhân vật (Hình 2.4.3) để học sinh có thể hình dung ra, cung cấp các cách có thể thiết kế thẻ nhớ nhân vật,…


Hình 2.4.3. Mẫu thẻ nhớ nhân vật

- Để hoàn thiện được yêu cầu của bài học, học sinh sẽ phải nghe theo hướng dẫn của giáo viên để biết cách đăng nhập vào trang Web Edmodo, biết đưa ra thắc mắc về các nhiệm vụ (Yêu cầu cơ bản của một thẻ nhớ nhân vật là

gồm những gì? Thiết kế thẻ nhớ nhân vật bằng cách gì?), biết cách đăng sản phẩm của nhóm mình lên, biết nhận xét các sản phẩm của nhóm khác.

- Bên cạnh đó, với các yêu cầu cho hoạt động trên lớp của giáo viên, buộc học sinh phải tìm hiểu trước về các nhân vật ở nhà, tìm tòi, khám phá trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên để thiết kế ra các thẻ nhớ nhân vật đẹp mắt, sinh động cho nhóm mình (Hình 2.4.4).



Hình 2.4.4. Một số thẻ nhớ nhân vật do các nhóm lớp 11A2, trường THPT Lương Tài thiết kế thông qua phần mềm Canva

- Từ đó, học sinh biết cách sử dụng thành thạo các phần mềm này, đồng thời tự tìm tòi ra các phần mềm mới để phục vụ cho việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong quá trình học tập ở những bài sau và ở cả những môn học khác nữa.

- Giáo viên thông qua sản phẩm của các nhóm có thể đánh giá mức độ sử dụng CNTT của các nhóm học sinh. Đồng thời, thông qua các phần mềm, công cụ mà học sinh sử dụng có thể đáng giá được sự sáng tạo, sự chủ động tìm tòi CNTT của học sinh. Từ đó, đưa ra những điều chỉnh cho các tiết dạy sau sao cho phù hợp nhất.

2.4.3. Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược để rèn luyện kĩ năng hợp tác cho học sinh trong môn Lịch sử ở trường THPT

Hợp tác là khi mọi người biết làm việc chung với nhau và cùng hướng về một mục tiêu chung. Một người biết hợp tác thì có những lời lẽ tốt đẹp và cảm giác trong sáng về người khác cũng như đối với nhiệm vụ.

Kĩ năng hợp tác là kĩ năng làm việc tập thể, cùng nhau xây dựng, suy nghĩ, đóng góp ý kiến để cùng đưa ra giải pháp cho vấn đề hướng đến mục tiêu chung. Cách làm việc này sẽ giúp cho từng cá nhân trong nhóm bổ sung thiếu sót, tích lũy được kinh nghiệm từ người cùng “Team” và hoàn thiện bản thân mình hơn. Tuy nhiên trong quá trình làm việc nhóm, việc từng người đưa ra quan điểm cá nhân cũng không tránh khỏi những ý kiến trái chiều, đối nghịch gây mâu thuẫn nhóm. Chính vì vậy mà mỗi thành viên đều phải rèn luyện kĩ năng hợp tác và chia sẻ để gắn kết nhóm trong mọi hoàn cảnh.

Như vậy, rèn luyện kĩ năng hợp tác trong môn Lịch sử cho học sinh THPT được hiểu là luyện tập một cách thành thạo việc làm việc tập thể, thảo luận nhóm trong khi thực hiện việc tìm hiểu các vấn đề theo nhóm mà giáo viên đưa ra.

Cũng theo các bước hình thành kĩ năng, với kĩ năng này cũng như vậy. Đầu tiên, giáo viên sẽ phải giới thiệu về cách hoạt động nhóm. Tiếp theo, giáo viên sẽ lấy ví dụ và cho học sinh quan sát. Sau đó tiến hành cho học sinh thực hành lại nhiều lần và cuối cùng là đánh giá kết quả, điều chỉnh.

Mô hình lớp học đảo ngược được áp dụng khi mà điều kiện về cơ sở vật chất chưa hoàn toàn đảm bảo, hay thời gian cho một tiết học còn hạn chế thì việc cho học sinh tiến hành hoạt động theo nhóm là cách tốt nhất để vừa tiết kiệm thời gian, khắc phục được trường hợp một số học sinh không có điều kiện về CNTT và vừa đem lại hiệu quả cao nhất cho việc tìm hiểu các vấn đề. Cũng chính qua đó, học sinh được hoạt động nhóm nhiều hơn, ngày càng biết cách phân công nhiệm vụ, phân bố thời gian, chọn lọc ý kiến sao cho phù hợp và đạt được hiệu quả cao nhất vì một mục tiêu chung là tìm ra cách giải quyết vấn đề mà giáo viên giao cho. Từ đó, KNHT dần được hình thành.

Và để đánh giá được KNHT của học sinh, người giáo viên có thể áp dụng một số phương pháp, hình thức như sau:

1. Quan sát ý thức của học sinh khi tiến hành thảo luận nhóm: học sinh có tích cực, có hứng thú hay không?

2. Quan sát khả năng hợp tác của học sinh khi thảo luận: Nhóm trưởng có biết cách phân công nhiệm vụ cho các thành viên hay không? Các thành viên có đưa ra ý kiến của bản thân hay không? Có lắng nghe ý kiến của các bạn hay không?,…

3. Thông qua các sản phẩm được tạo thành từ quá trình thảo luận nhóm của học sinh: mức độ sáng tạo của sản phẩm, sự đa dạng trong lượng kiến thức của sản phẩm, bản lĩnh của người trình bày sản phẩm,…

4. Thông qua bảng phân công công việc cho các thành viên trong nhóm và nhóm trưởng ghi chép lại: các nhiệm vụ đã phù hợp với yêu cầu chưa? đã phù hợp với thành viên được phân công chưa, kết quả các thành viên đạt được thể hiện qua sản phẩm của nhóm?,…

Ví dụ: Với Bài 30. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (SGK LS lớp 10).

- Giáo viên thiết kế Web học online trên Padlet. Bao gồm video bài giảng, các tư liệu liên quan và hệ thống câu hỏi, nhiệm vụ, vấn đề,… (Hình 2.4.5)


Hình 2.4.5. Một phần bài giảng trên Padlet

- Ở nhà, học sinh sẽ theo dõi đoạn video giảng và hoàn thiện các kiến thức cơ bản vào vở theo hướng dẫn trên Web của giáo viên (Phần 1. Hoàn thiện kiến thức cơ bản của bài). Đồng thời, đọc các đoạn tư liệu và tìm hiểu trước phần 2. Mở rộng kiến thức bài học (Hình 2.4.6).



Hình 2.4.6. Một phần của bài giảng trên Padlet

- Ở trên lớp, tương ứng với 4 nhóm là các vấn đề cần thảo luận. Từng nhóm học sinh sẽ phân công nhiệm vụ, nêu ý kiến và đi đến thống nhất để hoàn thành sản phẩm của nhóm mình sao cho đạt kết quả cao nhất.


Hình 2 4 7 Sản phẩm của nhóm 1 lớp 10D8 trường THPT Lương Tài Sản phẩm 1

Hình 2.4.7. Sản phẩm của nhóm 1, lớp 10D8, trường THPT Lương Tài

- Sản phẩm được hoàn thành chính là kết quả cả quá trình thảo luận nhóm. Ngoài ra, giáo viên từ việc quan sát quá trình thảo luận của các nhóm và bảng phân công công việc của từng nhóm. Từ sản phẩm đó và từ quá trình thảo luận, giáo viên sẽ biết được nhóm đã hoạt động tích cực, có hiệu quả hay chưa, rồi đưa ra nhận xét, điều chỉnh.

- Sau mỗi lần thảo luận nhóm như vậy, học sinh sẽ quen dần với việc hoạt động nhóm. Biết cách làm một nhóm trưởng, biết cách phân công nhiệm vụ cho từng thành viên một cách hợp lí, biết cách nêu lên ý kiến cá nhân để đóng góp vào sản phẩm chung và biết cách lắng nghe các ý kiến khác.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí