gặp phải khi mô hình được áp dụng và những đề xuất của học sinh dành cho giáo viên và nhà trường.
1.2.3. Kết quả khảo sát
Đối với giáo viên: Khi tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 20 giáo viên THPT thì kết quả khảo sát được thể hiện cụ thể như sau:
- Về phương pháp, hình thức dạy học:
+ Có tới 12/20 (chiếm 60%) giáo viên chưa từng áp dụng các phương pháp, hình thức dạy học mới vào giảng dạy mà hoàn toàn chỉ sử dụng cách dạy học truyền thống. Còn lại, 40% trong số họ đã từng áp dụng các phương pháp, hình thức dạy học mới (Biểu đồ 1.1).
Biểu đồ 1.1. Tỉ lệ các phương pháp, hình thức mà thầy/cô thường áp dụng (%)
Phương pháp, hình thức dạy học
Phương pháp, hình thức dạy học mới
Có thể bạn quan tâm!
- Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường thpt - 2
- Mô Hình Lớp Học Đảo Ngược (Flipped Classroom) Về Khái Niệm:
- Đặc Trưng Của Kiến Thức Lịch Sử Ở Trường Thpt
- Cấu Trúc, Nội Dung, Mục Tiêu Của Phần Lịch Sử Thế Giới Cận Đại Lớp 10
- Các Biện Pháp Sử Dụng Mô Hình Lớp Học Đảo Ngược Trong Dạy Học Phần Lịch Sử Thế Giới Cận Đại Ở Trường Thpt
- Sử Dụng Mô Hình Lớp Học Đảo Ngược Để Rèn Luyện Kĩ Năng Sử Dụng Cntt Cho Cho Học Sinh Trong Môn Lịch Sử Ở Trường Thpt
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
Dạy học truyền thống
+ Tuy nhiên, trong số 40% (8 giáo viên) còn lại, chỉ có 4/8 giáo viên thường xuyên sử dụng còn lại là rất ít khi sử dụng.
- Vai trò, ý nghĩa của các phương pháp, hình thức dạy học theo hướng phát triển năng lực và lấy học sinh làm trung tâm: 100% giáo viên được khảo sát đều cho rằng có rất có hiệu quả.
- Với mô hình lớp học đảo ngược thì cả 20/20 giáo viên đều chưa từng nghe nói đến và hiểu sai về mô hình này. Trong đó, có 13 giáo viên đã hiểu về mô hình này là sự thay đổi về mục tiêu, mục đích học tập hướng tới thực hành bên ngoài thực tế nhiều hơn, 6 giáo viên hiểu là sự thay đổi về vai trò của giáo viên và học sinh và 1 giáo viên hiểu mô hình này là sự thay đổi về địa điểm học tập.
- Cũng 100% giáo viên cho rằng vai trò của mô hình này rất quan trọng và muốn được áp dụng vào việc giảng dạy nếu có thể. Họ đã đề xuất mong muốn nhà trường sẽ tạo điều kiện hơn nữa để có thể áp dụng mô hình này và trong giảng dạy.
Đối với học sinh: Khi tiến hành khảo sát đối với 110 học sinh về thực trạng dạy – học lịch sử hiện nay, chúng tôi thu được kết quả như sau:
- Môn học được học sinh yêu thích nhất là Toán và Thể dục. Lịch sử chỉ có 6/110 học sinh (chỉ chiếm 6,6%).
- Kết quả học tập của học sinh với môn Lịch sử khá khả quan, chủ yếu là Khá (chiếm tới 86,4%)
- Về phương pháp, hình thức dạy học mà thầy/cô thường áp dụng: giáo viên rất ít khi áp dụng các phương pháp, hình thức dạy học mới (chỉ chiếm 24,5%) (Biểu đồ 1.2), riêng với dạy học trực tuyến thì có tới 100% giáo viên chưa từng áp dụng.
Biểu đồ 1.2. Tỉ lệ cách dạy học mà thầy cô thường áp dụng (%)
- Trong khi đó, khi được hỏi về phương pháp, hình thức mà học sinh muốn được học thì kết quả (Biểu đồ 1.3) như sau:
Biểu đồ 1.3. Tỉ lệ các cách dạy học mà học sinh mong muốn được thầy/cô áp dụng (%)
+ Với cách dạy truyền thống, chỉ có 2/110 học sinh lựa chọn (chiếm 1,8%).
+ Số học sinh còn lại đều mong muốn được thầy/cô dạy theo các phương pháp, hình thức dạy học mới. Trong đó, phương pháp, hình thức mà học sinh thích nhất là tổ chức các trò chơi (90%) và các buổi trải nghiệm sáng tạo (86,4%). Riêng với hình thức học trực tuyến, mặc dù chưa từng được thầy/cô áp dụng và chưa hiểu hết về cách dạy học này, nhưng vẫn có tới 68,2% học sinh lựa chọn mong muốn được học.
- Còn với mô hình lớp học đảo ngược (Biểu đồ 1.4):
Biểu đồ 1.4. Tỉ lệ học sinh đã từng được dạy theo mô hình lớp học đảo ngược (%)
Có 81,8% học sinh chưa từng và 18,2% học sinh đã từng được học theo mô hình này. Tuy nhiên, trong số 18,2% đó, tất cả đều trả lời sau khi chúng tôi đã tiến hành áp dụng mô hình này vào quá trình thực tập. Còn trên thực tế thì thầy/cô phổ thông chưa từng áp dụng.
- Với mô hình này, những khó khăn mà học sinh gặp phải chủ yếu là áp lực từ bài tập của các môn học khác (chiếm 72,7%) và khả năng tự học của bản thân còn hạn chế (chiếm 60,9%). Ngoài ra, còn những khó khăn như: Gia đình không có đủ điều kiện về kinh tế (25,5%), ở nhà thời gian vui chơi bị hạn chế (41,8%), thời gian cho một tiết học trên lớp bị hạn chế (45,5%), cơ sở vật chất của nhà trường chưa đủ (52,7%),… (Biểu đồ 1.5)
Biểu đồ 1.5. Tỉ lệ những vấn đề của học sinh khi áp dụng mô hình lớp học đảo ngược vào trong dạy – học Lịch sử ở trường THPT (%)
- Mặc dù gặp phải những khó khăn kể trên, nhưng khi được hỏi về mong muốn áp dụng mô hình này thì một phần lớn học sinh vẫn chọn “Có” (chiếm tới 97,3%) (Biểu đồ 1.6).
Biểu đồ 1.6. Tỉ lệ học sinh mong muốn được thầy/cô áp dụng theo mô hình lớp học đảo ngược vào trong bài dạy (%)
Như vậy, hiện nay, việc dạy – học lịch sử ở trường THPT đang ngày càng được quan tâm, chú trọng. Hàng năm các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi, Đường lên đỉnh Olimpia,… vẫn được diễn ra và đạt được những thành công nhất định, thu hút sự tham gia và quan tâm đông đảo từ phía giáo viên, học sinh và ngay cả phụ huynh học sinh. Bên cạnh đó, các cuộc thi online tìm hiểu về các sự kiện, nhân vật lịch sử hay các buổi Hội thảo về đổi mới dạy – học cũng diễn ra ngày một nhiều. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, những cuốn sách giáo khoa Lịch sử mới ra đời ngày càng sinh động, tạo hứng thú đối với học sinh. Hàng loạt các phương pháp, hình thức dạy học mới ra đời, được áp dụng và đang đem lại hiệu quả rất tích cực. Các giáo viên cũng đang dần tiếp cận với cái mới, trau dồi thêm cho bản thân mình nhiều kĩ năng, năng lực dạy học hơn nữa để phục vụ sự nghiệp trồng người.
Tuy nhiên, từ kết quả cuộc khảo sát cho thấy:
Thứ nhất, không phải ở đâu cũng có điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới. Có những nơi có điều kiện kinh tế phát triển như Hà Nội, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh,… cơ sở vật chất trường học rất hiện đại, tiên tiến, giáo viên có điều kiện thuận lợi để áp dụng những kĩ thuật, phương pháp dạy học đa dạng, hiện đại vào trong giảng dạy, học sinh cũng có những điều kiện tốt nhất để tiếp cận với các phương pháp, hình thức dạy học mới. Ngược lại, ở nhiều nơi điều kiện kinh tế còn khó khăn, trang thiết bị học tập hiện đại thiếu thốn thì việc đổi mới cũng theo đó mà bị hạn chế rất nhiều. Và lối dạy - học truyền thống (đọc – chép) vẫn luôn là ưu tiên số một.
Thứ hai, hiện sách giáo khoa vẫn là sách cũ, chương trình học vẫn là chương trình cũ, kiểm tra, đánh giá cũng vẫn duy trì như cũ nhưng lại yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy – học. Đây thực sự là một thách thức lớn vì thiếu sự đồng bộ, khi các phương pháp, hình thức dạy – học mới là hướng đến phát triển năng lực nhưng chương trình vẫn đang duy trì theo kiểu kiểm tra kiến thức cơ bản. Thời lượng giờ học ngắn, kiến thức môn học lại nhiều, phân bố bố cục lại khó hiểu làm cho giáo viên khó để chọn cách dạy sao cho phù hợp, và ngay cả học sinh cũng khó để tiếp thu những gì mà giáo viên truyền đạt.
Thứ ba, một số giáo viên ngại đổi mới, nhất là những giáo viên đã giảng dạy lâu năm. Họ quen với lối dạy – học truyền thống, quen với việc làm chủ giờ học, làm người “lái đò” cung cấp hết những kiến thức cho học sinh. Họ ngại làm quen với cái mới, ngại tìm hiểu thêm về công nghệ, ngại vận động, sáng tạo ra những trò chơi hay, ý tưởng táo bạo, những phương pháp, hình thức hiện đại.
Cuối cùng, mặc dù xã hội đang có cái nhìn tích cực hơn, nhưng hiện vẫn còn rất nhiều người cho rằng Lịch sử chỉ là môn phụ, không quan trọng, không thể kiếm ra tiền nuôi sống bản thân và gia đình. Chính điều này đã dẫn tới việc giáo viên lịch sử không tha thiết gì đổi mới, không tha thiết gì với nghề, học sinh và phụ huynh coi đây là môn phụ “không cần học”, khiến cho
số lượng học sinh yêu thích bộ môn Lịch sử không chỉ không tăng mà còn ngày một giảm.
Với mô hình lớp học đảo ngược, hiện nay, trong bối cảnh dạy – học theo các phương pháp, hình thức mới đang rất được quan tâm thì sự du nhập của mô hình này vào Việt Nam là điều tất yếu. Đã có các buổi Hội thảo tổ chức ra để giúp các giáo viên có thể hiểu hơn về mô hình này, từ đó áp dụng vào trong công tác giảng dạy của mình. Ở một số trường Đại học hay một số trường Tiểu học, Trung học đã áp dụng thí điểm mô hình này và đem lại kết quả khả quan. Từ cuộc khảo sát cho thấy, rất nhiều học sinh yêu thích và mong muốn được thầy/cô mình áp dụng mô hình này vào trong giảng dạy.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thực tế hơn, qua cuộc khảo sát đã cho thấy rằng, mô hình đã du nhập nhưng chưa lan rộng.
Thứ nhất, hầu hết các giáo viên và học sinh đều chưa biết gì về mô hình này chứ chưa nói đến việc đưa nó vào trường để giảng dạy.
Thứ hai, để mô hình này được áp dụng có hiệu quả thì điều kiện tiên quyết không thể thiếu là trang thiết bị học tập phải hiện đại, tiên tiến. Nhưng điều này không phải ở đâu cũng đáp ứng được.
Thứ ba, mô hình này đòi hỏi người giáo viên phải thành thạo về công nghệ để tiến hành thiết kế bài dạy online và đồng thời dạy cho học sinh cách học, cách sử dụng CNTT.
Cuối cùng, mô hình cũng gây nhiều khó khăn cho học sinh khi mà Chương trình giáo dục hiện nay đang tạo ra áp lực lớn cho học sinh vì có nhiều môn học, nhiều kiến thức, nhiệm vụ mà học sinh cần hoàn thành.
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở lựa chọn đề tài: “Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường trung học phổ thông”, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài. Thứ nhất, xuất phát từ việc tìm hiểu khái niệm: Dạy học kết hợp, các đặc điểm cơ bản và cách thức phân loại dạy học kết hợp,… Từ đó làm rõ khái niệm mô hình lớp học đảo ngược trong tương quan với dạy học truyền thống; khái quát các bước tiến hành bài học theo mô hình lớp học đảo ngược,… Thứ hai, chỉ ra mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của bộ môn Lịch sử và nêu những ra những đặc trưng riêng của kiến thức lịch sử. Đồng thời nhận xét về đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh THPT. Thứ ba, nghiên cứu tính cấp thiết của việc đổi mới phương pháp, hình thức DHLS ở trường THPT hiện nay.
Chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát đối với 20 giáo viên và 110 học sinh THPT ở địa bàn tỉnh Bắc Ninh và thành phố Hà Nội để lấy kết quả làm thành cơ sở thực tiễn cho đề tài. Qua cuộc khảo sát đó, chúng tôi nhận thấy vấn đề đổi mới dù đã xuất hiện từ lâu, nhận được quan tâm rất lớn những vẫn chưa được phổ biến. Ở nhiều trường, do nhiều lý do khác nhau, lối dạy truyền thống vẫn được duy trì. Hay có những trường đã áp dụng các phương pháp, hình thức dạy học mới nhưng với việc dạy học kết hợp, dạy học trực tuyến nói chung và mô hình lớp học đảo ngược nói riêng thì hoàn toàn chưa.
Như vậy, trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn có thể khẳng định việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong DHLS ở trường THPT hiện nay là xu hướng mới mẻ. Tuy nhiên, nó cũng hứa hẹn đem lại khả năng đổi mới, nâng cao hiệu quả dạy học.