Đặc Trưng Của Kiến Thức Lịch Sử Ở Trường Thpt

Cuối cùng là về thái độ, trên nền tảng những kiến thức đó, môn Lịch sử hướng tới mục tiêu giáo dục nhân cách, tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, nhân ái, có tinh thần trách nhiệm. Hướng tới truyền cảm hứng khám phá, học tập, tìm hiểu lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới cho học sinh. Đồng thời giúp học sinh tiếp cận và nhận thức rõ được vai trò của KHLS cũng như sự kết hợp giữa Sử học với các lĩnh vực khoa học và các ngành nghề khác, tạo ra cơ sở để học sinh có thể định hướng, lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.

1.1.2.2. Nhiệm vụ

Để đạt được các mục tiêu trên, đòi hỏi phải thực hiện được hai nhiệm vụ cơ bản là dạy học và giáo dục.

Dạy học, tức là dạy cho học sinh những kiến thức, những kĩ năng, năng lực cần thiết, hướng tới việc hình thành tri thức lịch sử cho học sinh, phát triển cho học sinh năng lực nhận thức và thực hành.

Giáo dục, tức là giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh vừa có những nét riêng nhưng lại luôn theo hướng tích cực, đúng đắn.

Để hoàn thành được những mục tiêu, nhiệm vụ đó thì việc đổi mới phương pháp, mô hình DHLS theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, lấy người học làm trung tâm, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh là cần thiết.

1.1.3. Đặc trưng của kiến thức Lịch sử ở trường THPT

Lịch sử là một trong những môn thuộc nhóm các môn Khoa học xã hội, mang trong mình những đặc điểm riêng.

Kiến thức lịch sử mang “tính quá khứ”. Lịch sử là “quá trình phát triển hợp quy luật của xã hội oài người từ lúc con người và xã hội hình thành cho đến nay” [16-tr.139]. Đó là những gì diễn ra trong quá khứ do đó con người không thể được trực tiếp quan sát, nhìn nhận mà chỉ có thể nhận thức được một cách gián tiếp thông qua những gì còn được lưu lại ở hiện tại. Mặt khác, kiến thức lịch sử còn mang “tính không lặp lại”. Dòng chạy thời gian qua đi cũng kéo theo những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử lùi về quá khứ và chỉ để lại những mảng kí ức không còn nguyên vẹn. Mỗi kí ức ấy đều chỉ diễn

ra một lần trong một không gian, thời gian nhất định, trong những không gian và thời gian khác nhau. Sẽ chẳng có một sự lặp lại nào của lịch sử, có chăng chỉ là sự kế thừa “sự lặp lại tr n cơ sở không lặp lại” [13-tr.45-46]. Và những điều này đã tạo ra những khó khăn lớn cho việc giảng dạy cũng như học tập lịch sử. Tuy nhiên, đó cũng lại chính là nét đặc biệt tạo ra những ưu thế mà các môn khoa học khác không có. Đó chính là tư duy trừu tượng, sự sáng tạo và tinh thần kế thừa, phát huy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Kiến thức lịch sử mang “tính cụ thể”. Mỗi một quốc gia, một dân tộc trên thế giới hay mỗi một thời kì, một giai đoạn trong lịch sử lại mang những đặc điểm riêng, cụ thể và đặc biệt. Chính điều này đòi hỏi việc trình bày lịch sử càng cụ thể bao nhiêu càng sinh động và hấp dẫn bấy nhiêu. Song, dù có khác biệt thì vẫn phải tuân thủ theo những suy luật phát triển chung của xã hội loài người.

Mỗi một nội dung lịch sử đều rất phong phú, chạm tới mọi mặt của đời sống: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quân sự,…, lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau một cách chằng chịt và khá phức tạp cần được nhìn nhận, đánh giá khách quan. Vì vậy, có thể nói kiến thức lịch sử bao gồm hai phần: “sử” và “luận”. Phần “sử” là kiến thức về lịch sử đã diễn ra trong xã hội loài người: sự kiện, thời gian, địa điểm, nhân vật, diễn biến, kết quả,… Phần “luận” là những giải thích, đánh giá về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Đây chính là “tính hệ thống” và “tính thống nhất gi “sử” và uận”” của kiến thức lịch sử. Do đó, trong quá trình học tập, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh các kĩ năng, giúp các em không chỉ “biết” mà còn “hiểu” lịch sử.

Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường thpt - 4

Để khôi phục lại bức tranh quá khứ đúng như nó đã từng diễn ra, người dạy phải trang bị cho mình một tư duy khoa học, có được những kĩ năng, năng lực cần thiết, luôn học hỏi và trau dồi, luôn hội nhập và sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và phải đem những điều đó truyền đạt, rèn luyện lại cho người học. Và để làm được điều đó, việc áp dụng các mô hình học tập hiện đại mới vào trong giảng dạy là cần thiết và quan trọng.

1.1.4. Đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh ở trường THPT

Lứa tuổi học sinh THPT mang trong mình những đặc điểm rất riêng biệt, là sự kết hợp, giao thoa giữa “tuổi trẻ em” và “tuổi người lớn”.

1.1.4.1. Đặc điểm tâm lí

Bước sang cấp THPT, học sinh có sự thay đổi về cả thể chất và tâm lí.

Lứa tuổi này ưa khám phá, thích cái mới, ý thức tự lập, chủ động hơn trong mọi vấn đề.

Sự tự ý thức là “một đặc điểm nổi bật về tâm lí của lứa tuổi này. Nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá nh ng đặc điểm tâm lí của mình theo chu n mực đạo đức của xã hội, theo qu n điểm về mục đích cuộc sống,… tạo sự quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lí, nh ng ph m chất nh n cách và năng ực riêng chính là biểu hiện của sự tự ý thức” [8-tr.73]. Bên cạnh việc nhận thức về “cái tôi” hiện tại của mình, học sinh còn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội tương lai. Việc tự đánh giá này diễn ra một cách độc lập dù có thể sẽ có những sai lầm. Ở lứa tuổi này, học sinh có nhu cầu khẳng định mình, muốn thể hiện cá tính của mình một cách đặc biệt, muốn người khác quan tâm, chú ý đến mình,…

Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lí học sinh THPT. Sắp bước vào cuộc sống xã hội, học sinh có nhu cầu “tìm hiểu, khám phá để có qu n điểm về tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, nh ng định hướng giá trị về con người” [8-tr.76]. Các vấn đề như: thói quen đạo đức, cái xấu - đẹp, cái thiện - ác, quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm,… được học sinh quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, vẫn có những học sinh còn chưa được giáo dục đầy đủ về thế giới quan, chịu ảnh hưởng của tư tưởng bảo thủ lạc hậu như: có thái độ coi thường phụ nữ, coi thường lao động chân tay, ý thức tổ chức kỉ luật kém, thích có cuộc sống xa hoa, hưởng thụ hoặc sống thụ động,… Ở tuổi này, học sinh đã có ý thức xây dựng lí tưởng sống cho mình, có thể hiểu sâu sắc và tinh tế những khái niệm, biết xử sự một cách đúng đắn trong những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau,…

Ngoài ra, ở lứa tuổi này, học sinh đã ý thức được và có nhu cầu về lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân mình trong tương lai. Tuy nhiên, còn chưa rõ ràng và đầy đủ, cần phải được bồi dưỡng thêm.

Nhu cầu giao tiếp, kết bạn trong tập thể phát triển mạnh, sự khao khát muốn có những quan hệ bình đẳng trong cuộc sống, có nhu cầu sống tự lập và sự xuất hiện của tình yêu nam nữ trong sáng cũng là những đặc điểm nổi bật của học sinh THPT.

1.1.4.2. Đặc điểm nhận thức

Một đặc điểm thường nhận thấy là thái độ học tập của học sinh THPT đã có những chuyển biến rõ rệt. Ý thức được bản thân đang đứng trước ngưỡng cửa tự lập, sự tích cực trong việc học tập đã tăng lên mạnh mẽ. Và cũng chính những nhận thức này làm cho học sinh bắt đầu có thái độ lựa chọn đối với từng môn học. Rất hiếm xảy ra trường hợp có thái độ như nhau với các môn học.

Ngoài ra, lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ. Do cơ thể đã được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh đã tạo điều kiện cho các năng lực trí tuệ phát triển. Và đặc điểm nổi bật nhất chính là sự phát triển của tính chủ định ở tất cả các quá trình nhận thức.

Cảm giác và tri giác của học sinh đã đạt tới mức độ cao. Quá trình quan sát gắn liền với tư duy và ngôn ngữ, trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn. Tuy nhiên, sự quan sát lại thường bị phân tán, thiếu sự tập trung cao độ, vẫn còn mang tính phiến diện, một chiều, thiếu chiều sâu và thường đưa ra kết luận vội vàng không có cơ sở thực tế.

Trí nhớ của học sinh THPT cũng phát triển rõ rệt, nhất là trí nhớ có chủ định. Học sinh đã biết phân loại trong ghi nhớ, sắp xếp lại tài liệu học tập theo một trật tự mới, có biện pháp ghi nhớ một cách khoa học.

Hoạt động tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh. Học sinh đã có khả năng “tư duy í luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo hơn. Năng ực phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa phát triển cao giúp cho học sinh có thể ĩnh hội mọi khái niệm phức tạp và trừu tượng” [8-tr.72].

Nhìn chung, tâm lí và nhận thức của học sinh THPT có sự thay đổi lớn, phát triển theo hướng tích cực về tư duy, trí tuệ, linh hoạt và nhạy bén hơn,... Học sinh có khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề một cách rất nhanh, ham tìm hiểu sâu các vấn đề. Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn còn những nhược điểm là chưa phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn, giúp đỡ, không ngừng thay đổi, sáng tạo trong cách dạy để giúp học sinh hiểu sâu hơn bài học, tư duy một cách tích cực độc lập để phân tích đánh giá sự việc và tự rút ra kết luận cuối cùng, phát triển được các năng lực của bản thân.

1.1.5. Yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức dạy học lịch sử ở trường THPT

Giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia, còn Lịch sử là bộ môn quan trọng không thể thiếu trong quốc sách ấy. Nhất là trong giai đoạn đất nước đang xây dựng, phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên con đường hội nhập thì giáo dục nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng lại càng thêm quan trọng.

Tuy nhiên hiện nay, giáo dục lịch sử đang gặp phải rất nhiều vấn đề nan giải và một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu chính là phải đổi mới. Vậy đổi mới cái gì? Có rất nhiều thứ cần đổi mới: sách giáo khoa, chương trình giáo dục, cơ sở vật chất,… và nhất là cần phải đổi mới phương pháp và hình thức dạy học.

Từ thực tiễn cho thấy, khi mà nhiều nước phát triển bậc nhất thế giới đã bắt đầu đổi mới, thực hiện đa dạng các phương pháp và hình thức trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh từ rất lâu rồi thì mới đây Việt Nam mới “le lói” xuất hiện những “làn gió mới”.

Đại đa số các giáo viên phổ thông hiện nay vẫn giữ cách dạy học truyền thống “thầy đọc – trò chép”. Họ ngại thay đổi, ngại bứt phá khỏi cái nề nếp cũ, ngại làm mới cách dạy. Với cách dạy học như vậy giáo viên và sách giáo khoa là mọi nguồn thông tin, là “chân lí kiến thức” đối với mỗi học sinh. Học sinh trở nên thụ động, không còn hứng thú tìm tòi, khám phá kho tàng tri thức rộng lớn bên ngoài sách giáo khoa và lớp học. Trở nên lười biếng tư duy, lười

sáng tạo và yếu kém trong các kĩ năng, năng lực cần thiết. Không có khả năng tự học, không giỏi trình bày các vấn đề, yếu kém về ứng dụng CNTT trong việc học,… Chính điều này là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm cho học sinh hiện nay không thiết tha với việc học Lịch sử hay nói một cách nặng nề hơn là “quay lưng” lại với việc tìm hiểu Lịch sử dân tộc.

Nhận thấy sự cấp thiết của việc đổi mới, Luật giáo dục đã thể chế hóa vấn đề này: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo củ người học; b i dưỡng cho người học năng ực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và chí vươn lên” [20-tr.2].

Nghị quyết số 29, Hội nghị Trung ương 8, Khóa XI đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng củ người học; khắc phục ối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng ực. Chuyển từ học chủ yếu tr n ớp s ng tổ chức hình thức học tập đ dạng, ch các hoạt động ã hội, ngoại khó , nghi n cứu kho học. Đ y mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [23].

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra rất nhiều Công văn gửi cho các Sở, các trường, yêu cầu phải đổi mới phương pháp và hình thức dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Theo đó, học sinh là trung tâm còn giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, định hướng. Bài giảng không giàn trải, xác định được vấn đề trọng tâm. Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tọa đàm, hướng nghiệp,… để thay đổi không khí, tạo sự mới mẻ cho môn học. Tăng cường thực hành, liên hệ thực tế, chú trọng nhiều tới vấn đề phát triển năng lực và rèn luyện đạo đức cho học sinh. Sáng tạo hơn trong mô hình giảng dạy, kết hợp sử dụng CNTT, dạy học trực tuyến, hay lớp học đảo ngược,…

Những quan điểm, định hướng nêu trên không chỉ tạo tiền đề và môi trường pháp lí thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học nói

chung mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng hình thức dạy học mới

– mô hình lớp học đảo ngược vào trong giảng dạy nói riêng.

Thứ nhất, mô hình lớp học đảo ngược nâng cao tính tích cực, chủ động của giáo viên và học sinh. Với mô hình này, người giáo viên phải chủ động trong việc tìm hiểu CNTT, các nguồn tư liệu để có thể thiết kế các bài giảng của mình trên Web học trực tuyến. Còn học sinh, đòi hỏi một tinh thần tự giác cao trong việc tìm hiểu kiến thức và hoàn thiện các yêu cầu của giáo viên đưa ra.

Thứ hai, mô hình lớp học đảo ngược n ng c o kĩ năng sử dụng CNTT của giáo viên và học sinh. Với đặc điểm buộc phải sử dụng tới sự hỗ trợ của CNTT, qua mô hình này, giáo viên và học sinh sẽ được tìm hiểu, học tập và rèn luyện thêm về kĩ năng sử dụng CNTT vào trong dạy và học.

Thứ ba, mô hình lớp học đảo ngược giúp phát triển các kĩ năng, năng lực cho học sinh. Không còn đơn thuần là một lớp học thông thường “thầy đọc – trò chép”, học sinh thụ động thu nhận kiến thức từ phía giáo viên. Với mô hình này, học sinh được làm chủ kiến thức, làm chủ giờ học, tự do sáng tạo, tự do phát triển năng lực của bản thân thông qua các nhiệm vụ, yêu cầu của giáo viên và dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Như vậy, có thể nói mô hình lớp học đảo ngược đang và sẽ hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của giáo dục trong thời đại mới, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: Học mọi lúc, học mọi nơi, học suốt đời, dạy cho mọi người và mọi trình độ tiếp thu khác nhau. Và đây cũng là cơ sở để giáo viên có thể đưa mô hình này vào trong công tác giảng dạy của mình.

1.2. Cơ sở thực tiễn

Hồ Chủ tịch đã từng nói:

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Lịch sử là nguồn cội của dân tộc, biết về lịch sử tức là biết về quá khứ, cội nguồn của cha ông ta.

Vậy thực tiễn của việc dạy – học môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay như thế nào? Để có cơ sở đánh giá, chúng tôi đã thu thập thông tin qua nhiều kênh sách, báo, bài nghiên cứu, hội thảo, các giờ học thực tế và đặc biệt là tiến hành một cuộc khảo sát đối với giáo viên và học sinh.

1.2.1. Mục đích, phạm vi khảo sát

Mục đích: Tìm hiểu về thực trạng dạy – học lịch sử, thực trạng việc áp dụng các hình thức, phương pháp dạy học mới và thực trạng việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngược ở trường THPT hiện nay qua cái nhìn của giáo viên và học sinh. Qua đó, nhằm đề xuất các biện pháp áp dụng mô hình mới này vào trong giảng dạy góp phần nâng cao chất bài học.

Phạm vi: Chúng tôi tiến hành khảo sát đối với 20 giáo viên và 110 học sinh ở các trường THPT thuộc địa bàn tỉnh Bắc Ninh và thành phố Hà Nội.

1.2.2. Nội dung điều tra, khảo sát

Với giáo viên, chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra khảo sát (xem thêm trong Phiếu khảo sát đối với giáo viên, phần Phụ lục) cho 20 giáo viên THPT. Với phiếu này, chúng tôi đưa ra 8 câu hỏi. Trong đó, 2 câu đầu là khảo sát về mức độ mà giáo viên sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học theo hướng phát triển năng lực và lấy học sinh làm trung tâm. Trong 6 câu tiếp theo, chúng tôi khảo sát về mức độ hiểu biết của giáo viên đối với khái niệm, lợi ích, hạn chế của mô hình lớp học đảo ngược, về mong muốn của giáo viên trong việc có nên áp dụng mô hình này vào giảng dạy hay không và những đề xuất mà giáo viên mong muốn.

Với học sinh, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát đối với 110 học sinh THPT thông qua phần mềm Google Form (xem thêm trong Phiếu khảo sát đối với học sinh, phần Phụ lục). Với phiếu này, chúng tôi cũng tiến hành đưa ra 8 câu hỏi. Trong đó, 4 câu đầu, chúng tôi khảo sát về phương pháp, hình thức mà giáo viên thường dạy và về phương pháp và hình thức mà học sinh mong muốn được thầy/cô dạy. Với 4 câu sau, chúng tôi đưa ra khái niệm, đặc điểm của mô hình lớp học đảo ngược và khảo sát ý kiến của học sinh về việc áp dụng mô hình này ở trường, những khó khăn mà học sinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023