Mô Hình Lớp Học Đảo Ngược (Flipped Classroom) Về Khái Niệm:

Nhiệm vụ nghi n cứu:

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận cơ bản của việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong DHLS.

- Tiến hành điều tra, khảo sát đối với giáo viên và học sinh ở một số trường để đánh giá thực tế thực trạng của việc dạy và học hiện nay, nhất là việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong DHLS.

- Đề xuất một số biện pháp sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại ở trường THPT.

- Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp sử dụng mô hình lớp học đảo ngược được đề xuất. Từ đó rút ra kết luận và ý nghĩa khoa học của đề tài.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghi n cứu: quá trình DHLS ở trường THPT với việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngược.

Phạm vi nghi n cứu:

- Nội dung: đề tài nghiên cứu phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10, chương trình chuẩn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

- Về phạm vi điều tra, khảo sát thực trạng và thực nghiệm: một số trường THPT trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh.

5. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường thpt - 3

- Nghi n cứu í uận: các nguồn tài liệu về Tâm lí học, Giáo dục học,… đặc biệt là lí luận về Phương pháp DHLS, các sách, báo, bài nghiên cứu,… liên quan tới mô hình lớp học đảo ngược, các tài liệu có liên quan đến phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10.

- Nghi n cứu thực tiễn: điều tra, khảo sát giáo viên và học sinh bằng phiếu hỏi.

- Thực nghiệm: soạn bài và tiến hành thực nghiệm sư phạm sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10.

- Sử dụng phương pháp toán học: thống kê, tập hợp và xử lí các số liệu thu được để phân tích, nhận xét, rút ra kết luận và nêu ý kiến.

6. Giả thuyết nghiên cứu

Mô hình lớp học đảo ngược là một hình thức tổ chức lớp học hiện đại, nếu mô hình này được sử dụng một cách hợp lí, linh hoạt theo các biện pháp đề xuất trong đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong môn Lịch sử ở trường THPT.

7. Đóng góp của khóa luận

- Khẳng định vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong DHLS ở trường THPT.

- Đánh giá được thực trạng của việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong DHLS ở trường THPT hiện nay.

- Đề xuất các biện pháp sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong DHLS ở trường THPT theo hướng phát triển kĩ năng tự học, hợp tác và sử dụng CNTT cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử.

- Đánh giá được thực trạng của việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong DHLS ở trường THPT hiện nay.

- Đề xuất các biện pháp sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong DHLS ở trường THPT theo hướng phát triển kĩ năng tự học, hợp tác và sử dụng CNTT cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử.

8. Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung Khóa luận gồm 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học lịch sử ở trường THPT

Chương 2: Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường THPT. Thực nghiệm sư phạm

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CỦA VIỆC SỬ DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT


1.1. Cơ sở lí luận

1.1.1. Các khái niệm cơ bản

1.1.1.1. Hình thức dạy học kết hợp (Blended learning)

Blended learning hay còn gọi là dạy học kết hợp là một hình thức dạy học có sự kết hợp giữa phương thức dạy học truyền thống ở trên lớp với phương thức dạy học trực tuyến thông qua Internet [43].

Để có thể áp dụng được Blended learning vào trong giảng dạy, điều kiện tiên quyết là phải có sơ sở vật chất hiện đại cho dạy học (máy chiếu, máy tính, Internet,…), ngoài ra cần phải có nguồn tài liệu học tập online phong phú và đòi hỏi khả năng sử dụng CNTT thành thạo của giáo viên và học sinh.

Blended learning hiện có 6 mô hình đang được áp dụng và đem đến hiệu quả cao trong giáo dục: Face-to-Face Driver, Rotation, Flex, Online Lab, Self-Blend, Online Driver.

Face-to-Face Driver (Hướng dẫn trực tiếp), với mô hình này, người dạy và người học trao đổi trực tiếp với nhau, mặt đối mặt. Địa điểm học tập có thể là lớp học hoặc cũng có thể là một không gian khác với sự kết nối của Internet.

Rotation (Luân phiên/Xoay vòng/Hoán đổi), được chia nhỏ thành Station Rotation (Hoán đổi trạm học tập), Flipped classroom (Lớp học đảo ngược), Individual Rotation (Xoay vòng cá nhân),… Với mô hình này, giáo viên sắp xếp một lịch trình cho quá trình học hoặc một tiết học cho nhiều các hoạt động học tập như dự án, thảo luận nhóm, cá nhân,… và nhất định phải có học trực tuyến.

Flex (Mô hình linh hoạt), đây là mô hình mà quá trình dạy và học diễn ra trên Internet, giáo viên sẽ tiến hành soạn thiết kế bài giảng, bài tập,… liên

quan tới bài học trên các trang Web học tập online để học sinh truy cập vào đó và tiến hành quá trình học tập của mình.

Online Lab (Phòng học trực tuyến), với mô hình này học sinh sẽ được học tại phòng học riêng. Ở đó, không có giáo viên giảng dạy trực tiếp mà chỉ có các trợ giảng giám sát. Các bài giảng sẽ được giáo viên truyền đạt đến học sinh thông qua hệ thống máy chiếu và loa trong phòng.

Self-Blend (Tự kết hợp), ở mô hình này, học sinh có thể tự chọn kết hợp các chương trình học, khóa học khác nhau, có thể lựa chọn học trên lớp, tại nhà hoặc trực tuyến.

Online Driver (Học trực tuyến), với mô hình này, không gian học tập là không cố định. Giáo viên và học sinh thực hiện việc trao đổi thông tin, giảng dạy và học tập thông qua Internet.

1.1.1.2. Mô hình lớp học đảo ngược (Flipped classroom) Về khái niệm:

Flipped classroom hay còn gọi là lớp học đảo ngược, là một trong những mô hình của hình thức dạy học kết hợp. Với mô hình này, cấu trúc của một lớp học truyền thống bị phá vỡ, những gì ở lớp học thông thường diễn ra trên lớp thì sẽ trở thành hoạt động diễn ra ở nhà và ngược lại (Hình 1.1).


Hình 1.1. So sánh lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược[1]



[1] https://lophoccongdong.com/phuong-phap-lop-hoc-dao-nguoc-la-gi/

Cấu trúc của một bài học theo mô hình lớp học đảo ngược (Hình 1.2) như sau:


Hình 1.2. Sự khác nhau về cấu trúc giữa lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược[2]

Nếu như một lớp học bình thường, trước khi lên lớp học sinh đọc trước bài, nghe giảng trên lớp và về nhà thì làm những bài tập mà giáo viên giao cho thì với lớp học đảo ngược, quá trình này hoàn toàn ngược lại, xáo trộn lại. Theo đó, giáo viên sẽ thiết kế bài giảng, bài tập, các đoạn video ngắn,… trên các trang Web học tập online và học sinh sẽ lên đó nghe giảng, hoàn thành các bài tập trước ở nhà còn thời gian trên lớp là để thảo luận, tìm hiểu sâu hơn, kĩ hơn các vấn đề khó, các vấn đề mà học sinh quan tâm.

Hay theo như thang nhận thức thì ở mô hình lớp học đảo ngược, các mức độ nhận biết, ghi nhớ các kiến thức cơ bản của bài sẽ được tiến hành ở nhà thông qua việc hoàn thành các bài tập trên Web học online mà giáo viên đã thiết kế. Thời gian trên lớp là dành cho việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực cao hơn: nhận xét, phân tích, đánh giá, vận dụng, sáng tạo. Điều này là ngược lại hoàn toàn với một mô hình lớp học thông thường.


[2] http://thpttranhuutrang.hcm.edu.vn/flipped-classroom/lop-hoc-nghich-dao-mo-hinh-day- hoc-ket-hop-truc-tiep-va-truc-tuyen-cm68390-161474.aspx

Như vậy, lớp học đảo ngược là một mô hình lớp học mà ở đó, tất cả các hoạt động dạy học được thực hiện “đảo ngược” so với thông thường. Sự “đảo ngược” ở đây được thể hiện ở cách triển khai các nội dung, mục tiêu dạy học và các hoạt động dạy học khác với cách truyền thống trước đây của người dạy và người học. Với mô hình này, giáo viên cung cấp bài giảng đã được số hóa (bài giảng điện tử, tài liệu học tập, videoclip,...) để học sinh tự tìm hiểu kiến thức mới ở nhà. Tại lớp, học sinh đặt câu hỏi, thảo luận để giải đáp các thắc mắc dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Về đặc điểm:

Mô hình lớp học đảo ngược mang những đặc điểm riêng và trái ngược hoàn toàn so với mô hình lớp học thông thường.

Thứ nhất, hoạt động ở nhà và trên lớp được đảo ngược lại. Thay vì nghe giảng và ghi chép kiến thức cơ bản trên lớp, về nhà làm bài bài tập thì với mô hình này, học sinh sẽ nghe giảng và hoàn thiện kiến thức cơ bản ở nhà, trên lớp là thời gian thảo luận, tìm hiểu sâu hơn các vấn đề.

Thứ hai, các mức nhận thức có sự thay đổi. Trên lớp, học sinh được bồi dưỡng các mức nhận thức ở bậc cao: vận dụng, sáng tạo thông qua các hoạt động rèn luyện, thảo luận, phân tích, tư duy sáng tạo để giải quyết các vấn đề của bài học. Còn các mức nhận thức bậc thấp hơn là hiểu, biết thì học sinh sẽ tự bồi dưỡng ở nhà thông qua sự hướng dẫn của giáo viên.

Thứ ba, để áp dụng mô hình thì cần phải có sự hỗ trợ của các phần mềm, công cụ học trực tuyến. Lớp học được tiến hành thông qua một trang Web học trực tuyến. Giáo viên sẽ tạo lớp, đăng bài, đăng tài liệu,... sau đó chia sẻ cho học sinh tham gia vào lớp học và thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ của bài học. Cũng từ yêu cầu này, đòi hỏi sự thành thạo, tích cực, chủ động trong việc sử dụng CNTT đối với giáo viên và cả học sinh.

Thứ tư, mô hình đòi hỏi sự tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh khi tự tìm hiểu kiến thức cơ bản ở nhà thông qua hướng dẫn của giáo viên và khi tiến hành thảo luận, phân tích, suy luận, hoàn thiện các sản phẩm,... ở trên lớp mà giáo viên giao cho.

Cuối cùng, với mô hình này, giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn còn người học là trung tâm, chủ động tìm hiểu kiến thức.

Quy trình thực hiện:

Để tiến hành một tiết học theo mô hình lớp học đảo ngược, cần thực hiện các bước cơ bản sau:

- Bước 1: Giáo viên thiết kế bài học trên Web học online, tạo các video (video bài giảng, video tự thiết kế về nội dung bài học, video liên quan tới bài học thu thập được qua mạng,…), tài liệu, các bài tập,...

- Bước 2: Chia sẻ đường link và yêu cầu học sinh hoàn thiện trước khi đến lớp (ra hạn thời gian hoàn thành cụ thể).

- Bước 3: Hướng dẫn, định hướng cho học sinh tiến hành thảo luận, thực hành các vấn đề khó, tìm hiểu sâu hơn các vấn đề quan trọng.

- Bước 4. Dặn dò học sinh về nhà hoàn thiện, bổ sung kiến thức (nếu sai hoặc thiếu) trên Web.

Ý nghĩ :

Mô hình lớp học đảo ngược đem lại nhiều lợi ích đối với việc dạy – học nói chung và với DHLS nói riêng.

Thứ nhất, học sinh nhận được sự giúp đỡ trong các vấn đề khó gặp phải trong bài. Theo mô hình này, các vấn đề khó thay vì sẽ được giao về nhà làm và không có sự giúp đỡ với mô hình truyền thống thì sẽ được thảo luận trực tiếp trên lớp, có sự hỗ trợ từ các bạn và giáo viên.

Thứ hai, sự tương tác giữa giáo viên và học sinh được gia tăng. Nếu như với lớp học truyền thống, giáo viên là người truyền đạt kiến thức, học sinh chỉ bị động lĩnh hội kiến thức thì với mô hình lớp học đảo ngược, học sinh có nhiều thời gian trao đổi, thảo luận hơn với cả các bạn và giáo viên thông qua thời gian thảo luận, thực hành trên lớp. Qua đó, khoảng cách giữa giáo viên và học sinh cũng dần rút ngắn hơn.

Thứ ba, có thể phân loại được học sinh. Nhờ việc tăng cường sự tương tác, giáo viên cũng có hướng dẫn, quan tâm và hiểu rõ từng học sinh hơn. Từ

đó biết được điểm mạnh, điểm yếu của mỗi học sinh và có cơ sở đưa ra những giải pháp thích hợp để phát huy điểm mạnh và dần hạn chế điểm yếu của học sinh.

Thứ tư, tạo ra một bầu không khí học tập sôi động hơn. Khi sự tương tác tăng lên cũng là lúc học sinh trở thành trung tâm của lớp học, thỏa mái đưa ra những ý kiến, nhận định cá nhân của mình, có điều kiện phát huy tối đa khả năng,… Cũng nhờ đó, học sinh thêm yêu bài học, thích tìm tòi, khám phá.

Thứ năm, học sinh có thể làm chủ được thời gian tiếp nhận thông tin của mình. Thay vì không kịp tiếp thu những bài giảng của giáo viên với lớp học truyền thống. Giờ đây, học sinh hoàn toàn có thể tạm dừng, nghe lại những bài giảng đó để hiểu rõ hơn.

Thứ sáu, giúp cho học sinh hay chính giáo viên khi không thể đến lớp được. Vì có thể trực tiếp trao đổi trên Web học online.

Và cuối cùng, thu hút và tạo ra mối quan hệ tốt hơn với học sinh.

1.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của môn Lịch sử ở trường THPT

1.1.2.1. Mục tiêu

Mục tiêu của môn Lịch sử ở trường THPT được xây dựng trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, mục tiêu giáo dục, mục tiêu của cấp học và những đòi hỏi về sự thay đổi trong giáo dục hiện nay.

Về kiến thức, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, bao gồm: sự kiện lịch sử cơ bản, nhân vật lịch sử tiểu biểu, các mốc thời gian, không gian, các khái niệm, thuật ngữ lịch sử,… trên cơ sở củng cố, phát triển các nội dung kiến thức lịch sử đã học ở cấp THCS. Ngoài ra, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản nhất về KHLS và phương pháp nghiên cứu KHLS.

Về kĩ năng, tiếp tục rèn luyện cho học sinh phát triển các kĩ năng, năng lực Sử học như: giải thích, đánh giá lịch sử, vận dụng bài học lịch sử vào thực tiễn cuộc sống,… Cùng với đó là bồi dưỡng cho học sinh những kĩ năng, năng lực cần thiết cho cuộc sống như: tự học, hợp tác, sử dụng CNTT, ngoại ngữ, giao tiếp, trình bày vấn đề, sáng tạo,…

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí