Hoạt Động 1: Tìm Hiểu Về Nguyên Nhân Của Cuộc Chiến Tranh Giành Độc Lập Của Các Thuộc Địa Anh Ở Bắc Mĩ

III. Dặn dò (5 phút)

- Giáo viên:

+ Yêu cầu học sinh về nhà và xem xét, sửa chữa lại kiến thức cơ bản trong vở (nếu sai).

+ Yêu cầu học sinh tìm hiểu trước bài mới: Bài 31. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

+ Trao thưởng cho nhóm giành chiến thắng.

+ Yêu cầu nhóm bị phạt về chuẩn bị để đầu buổi học hôm sau lên thực hiện hình phạt.

- Học sinh:

+ Lắng nghe yêu cầu của giáo viên.

+ Nhóm chiến thắng lên nhận thưởng và đưa ra hình phạt với nhóm bị

phạt.

Giáo án đối chứng

(Áp dụng theo mô hình lớp học thông thường có sử dụng thêm một số phương pháp dạy học mới)


BÀI 30

CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ


I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài, học sinh có khả năng:

1. Về kiến thức

- Trình bày được đầy đủ hơn về khái niệm “cách mạng tư sản”.

- Trình bày được nguyên nhân của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp).

- Liệt kê được 5 sự kiện chính của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

- Trình bày được kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

- Đánh giá được vai trò, ý nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập (1776) và bản Hiến pháp (1787) đối với lịch sử nước Mĩ và với thế giới.

- Đánh giá được tính chất của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và giải thích được tại sao cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ lại có tính chất như vậy.

- Đánh giá được vai trò của G. Washington trong và sau cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

- Liên hệ được nội dung của bản Tuyên ngôn độc lập (1776) và bản Hiến pháp (1787) với những hành động sau này của Đế quốc Mĩ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

- Liên hệ được vai trò, tác động của những người dân nhập cư đối với lịch sử nước Mĩ với chính sách “Hạn chế nhập cư” của Tổng thống Mĩ Donald Trump. Từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá về chính sách này.

2. Về kỹ năng

- Thiết kế (thông qua thiết kế nội dung về Tuyên ngôn độc lập qua giao diện của một trang mạng xã hội).

- Diễn xuất (thông qua việc đóng vai nhân vật lịch sử và nêu ra ý kiến của bản thân).

3. Về thái độ

- Phê phán các chính sách hà khắc của thực dân Anh đối với 13 bang thuộc địa.

- Nhìn nhận khách quan về cách mạng tư sản: đã có vai trò quan trọng, lật đổ ách thống trị, song bản chất lại là thay đổi hình thức bóc lột sang một dạng khác tinh vi hơn (giữa tư sản với vô sản).

- Ca ngợi cuộc cách mạng của 13 bang đã lật đổ được ách cai trị của thực dân Anh, lập ra một nhà nước theo thể chế Cộng hòa liên bang – Hợp chúng quốc Mĩ.

- Ca ngợi bản Tuyên ngôn độc lập của Mĩ vì đây là bản tuyên ngôn đầu tiên trên thế giới công nhận các quyền cơ bản của con người (quyền tự do, quyền được sống, quyền mưu cầu hạnh phúc).

=> Định hướng phát triển năng lực cho học sinh:

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự học (thông qua việc tìm hiểu trước bài ở nhà, khả năng đọc và tìm kiếm thông tin, kiến thức và giải quyết các vấn đề được giao).

+ Năng lực hợp tác (thông qua việc thảo luận các vấn đề mà giáo viên giao về nhà).

+ Năng lực giải quyết vấn đề (thông qua việc tìm hiểu, nhận xét, đánh giá thực hiện yêu cầu của giáo viên).

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực nhận diện và sử dụng tư liệu lịch sử (thông qua việc đọc và phân tích, nhận định tài liệu).

+ Năng lực đánh giá lịch sử (thông qua việc nêu lên ý kiến của cá nhân về một vấn đề lịch sử, đánh giá nó).

B. Thiết bị, tài liệu dạy và học

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án

- Tài liệu tham khảo: Giáo trình Lịch sử thế giới cận đại (1640 – 1870)

– Nguyễn Văn Đức, Trần Văn Trị, Phạm Gia Hải, Phan Ngọc Liên, NXB Giáo dục, năm 1978, tr.92-93.

- Máy tính xách tay (Laptop), Bài giảng PowerPoin.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách giáo khoa, tìm hiểu bài trước trong sách giáo khoa.

- Tìm kiếm thêm các thông tin, tài liệu liên quan đến bài học.

C. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập

I. Khởi động

1. Mục tiêu hoạt động

- Học sinh được trao đổi một vài vấn đề nhỏ với giáo viên và với lớp.

- Giáo viên dẫn dắt, liên hệ vào bài mới để giúp học sinh hứng thú hơn với bài học.

2. Phương thức tiến hành

- Ổn định tổ chức (2 phút)

+ Kiểm tra sĩ số.

+ Xem xét thái độ học tập của học sinh.

- Mở đầu bài học (3 phút)

+ Dẫn dắt vào bài: Giáo viên nhắc lại kiến thức cũ và dẫn dắt học sinh vào bài: “Trong buổi học ngày hôm trước thì chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong về cuộc cách mạng tư sản Anh với các đặc điểm chính là:

1. Cuộc cách mạng ở Anh là cuộc cách mạng tư sản thứ hai trên thế giới diễn ra vào thế kỉ XVII.

2. Cuộc cách mạng do liên minh giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh

đạo.

3. Cuộc cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến, lập nên thể chế quân

chủ lập hiến.

4. Đây là cuộc cách mạng có ý nghĩa to lớn, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển trong nước, đồng thời lan rộng ra toàn châu Âu và thế giới.

5. Cuộc cách mạng tư sản ở Anh là cuộc cách mạng không triệt để, nguyên nhân cơ bản là do quyền lợi các giai tầng lãnh đạo chi phối.

Và ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một cuộc cách mạng tư sản tiếp theo, đó chính là cách mạng tư sản ở Mỹ.

Chúng ta vẫn luôn biết rằng Mĩ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới, là một quốc gia của những người nhập cư, ngôn ngữ họ sử dụng là tiếng Anh và được biết đến như một “thiên đường”, “vùng đất hứa”, nơi quyền tự do của con người được đề cao. Và Trên đây cô có hình ảnh của 3 lá cờ Mĩ (chiếu hình ảnh quốc kì Mĩ) ở các thời kỳ khác nhau: đầu tiên là trước năm 1777, từ năm 1777 và ngày nay. Vậy, tại sao Mĩ lại có sự phát triển như vậy? Tại sao họ lại sử dụng tiếng Anh mà không phải là tiếng Mĩ Latinh? Tại sao đây lại là “vùng đất hứa”? Và tại sao lại có sự thay đổi như vậy của quốc kỳ Mĩ? Còn rất nhiều câu hỏi nữa!.”

+ Giảng bài mới: “Để giải đáp những câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu vào bài ngày hôm nay, bài 30. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ”.

3. Định hướng kết quả của hoạt động

- Học sinh được nhắc lại kiến thức của bài trước, từ đó củng cố thêm kiến thức cũ.

- Học sinh được dẫn dắt vào bài một vài trao đổi về các thông tin xung quanh đời sống, từ đó không bị áp lực, thoải mái và sẽ hứng thú hơn với bài học.

- Giáo viên dễ dàng truyền đạt kiến thức của bài đến học sinh hơn.

II. Khám phá bài học

1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguyên nhân của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

a) Mục tiêu hoạt động:

- Học sinh trình bày được nguyên nhân của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp).

- Học sinh thấy được các chính sách hà khắc của thực dân Anh đối với 13 bang thuộc địa, từ đó có thái độ phê phán đối với sự cai trị này.

b) Phương thức tiến hành và kiến thức trọng tâm


Thời gian

Phương thức tiến hành

Kiến thức trọng tâm


10 phút

1. Nguyên nhân sâu xa

- Giáo viên: Cho học sinh nhắc lại kiến thức và đưa ra các câu hỏi đòi hỏi học sinh phải tư duy trả lời:

“1. Sau phát kiến địa lí, C.Columbus tìm ra châu Mĩ, sau đó, điều gì đã xảy ra?

2. Theo em, những người di

dân sang khu vực Bắc Mĩ là những ai? Tại sao?”

1. Nguyên nhân

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Nửa đầu thế kỉ XVIII, Anh đã thành lập được 13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ.

+ Ở đây, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Thị trường thống nhất được hình thành

-> Kinh tế chính quốc bị đe

dọa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường thpt - 14

- Học sinh: tư duy và trả lời các câu hỏi.

- Giáo viên:

+ Chốt ý đầu tiên và cho học sinh ghi chép.

+ Đặt câu hỏi về vị trí địa lí của 13 bang thuộc địa.

+ Đưa ra lược đồ về tình hình phát triển kinh tế của 13 bang và cho học sinh nhận xét.

- Học sinh: quan sát, trả lời và đưa ra nhận xét.

- Giáo viên:

+ Chốt ý thứ hai và cho học sinh ghi chép.

+ Tiếp tục hỏi: “Vậy, nếu là thực dân Anh, em sẽ làm gì?”

- Học sinh: tư duy và trả lời câu hỏi.

- Giáo viên:

+ Chốt ý thứ ba và cho học sinh ghi chép.

+ Đặt câu hỏi về mâu thuẫn trong xã hội lúc này.

+ “Và như vậy, mâu thuẫn đã ngày một trở nên sâu sắc giữa

13 bang thuộc địa với thực dân Anh. Có thể nói, tình hình của 13 bang thuộc địa lúc này được ví như một con rắn bị chia thành 13 khúc, đứng

trước hai con đường cần lựa

+ Để ngăn chặn sự phát triển đó, thực dân Anh đã thực hiện một loạt các chính sách cai trị hà khắc hơn: Cấm sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp, Cấm mở doanh nghiệpCấm đưa máy móc, thợ lành nghề từ Anh sang, Cấm khai khẩn đất ở miền Tây, Cấm giao thương với bên ngoài, Ban hành chế độ thuế khóa nặng nề.

=> Mâu thuẫn giữa 13 bang thuộc địa với thực dân Anh ngày càng trở nên gay gắt.

- Nguyên nhân trực tiếp: sự kiện chè Boston đã khiến Anh đưa ra thêm nhiều lệnh cấm vận. Một Đại hội của 13 bang thuộc địa đã diễn ra đòi Anh xóa bỏ các chính sách vô lí đó nhưng không được chấp nhận.

=> Cuộc chiến tranh bùng nổ.


chọn là “Join or Die” – hoặc liên kết, hoặc chết. Vậy nếu em là đại diện của 13 bang, em sẽ lựa chọn điều gì? Liên kết để chống lại ách cai trị hay sẽ tiếp tục cam chịu?”

- Học sinh: tư duy và trả lời câu hỏi.

- Giáo viên: Chốt ý cuối cùng và cho học sinh ghi chép.

2. Nguyên nhân trực tiếp

- Giáo viên: đặt câu hỏi về nguyên nhân trực tiếp.

- Học sinh: đọc sách giáo khoa, tư duy và trả lời câu hỏi.

- Giáo viên: Chốt ý và cho học

sinh ghi chép.




2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về diễn biến của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

a) Mục tiêu hoạt động:

- Học sinh liệt kê được 5 sự kiện chính của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

- Học sinh được biết thêm về nội dung, ý nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023