Hoạt Động 3: Tổng Kết Lại Kiến Thức


II. Khám phá bài học

1. Hoạt động 1: Chuẩn bị

a) Mục tiêu hoạt động:

- Học sinh được nhớ lại nhiệm vụ mà giáo viên đã giao trên Padlet.

- Học sinh được hiểu rõ được giải đáp các thắc mắc về cuộc thi ngày hôm nay mà giáo viên tổ chức.

- Học sinh được hiểu rõ hơn về nhóm và nhiệm vụ của nhóm mình.

=> Thuận lợi hơn cho học sinh trong các việc khám phá bài học.

b) Phương thức tiến hành:

- Giáo viên:

+ Đăng nhập và cho học sinh đăng nhập vào bài giảng trên Padlet.

+ Nhắc lại thể lệ cuộc thi.

+ Chia nhóm và nhắc lại nhiệm vụ của các nhóm.

- Học sinh:

+ Đăng nhập vào Padlet.

+ Nhận nhóm và xem lại nhiệm vụ nhóm

+ Đưa ra thắc mắc về nhiệm vụ (nếu có).

c) Định hướng kết quả:

Học sinh được nhớ lại nhiệm vụ của mình, từ đó đưa ra những thắc mắc để có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.

2. Hoạt động 2: Khám phá các chủ đề

a) Mục tiêu hoạt động:

- Học sinh được nhớ lại các kiến thức cơ bản về nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

- Học sinh giải thích, đánh giá được các vấn đề lịch sử xoay quanh cuộc

chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ như: tính chất, Bản Tuyên ngôn độc lập (1776) và bản Hiến pháp (1787), nhân vật G.Washington

- Học sinh được liên hệ bài học với các vấn đề thế giới hiện nay như: chính sách “Hạn chế nhập cư” của Tổng thống Mĩ Donald Trump. Từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá về chính sách này.

- Học sinh được rèn luyện các kĩ năng, năng lực cần thiết như: làm thơ, thiết kế, diễn xuất, sử dụng CNTT, tự học, hợp tác,… (thông qua việc thực hiện các yêu cầu của giáo viên).

b) Phương thức tiến hành và định hướng kết quả:

- Hình thức: Một cuộc thi giữa các nhóm: “Team ai mạnh nhất!”

- Nội dung:


Thời gian

Phương thức tiến hành

Định hướng kết quả


15 phút

1. Thảo luận và hoàn thành sản phẩm

- Giáo viên:

+ Phát bút màu và giấy A4, quy định thời gian thảo luận, hoàn thiện là 15 phút và cho các nhóm tiến hành thảo luận.

+ Đi quanh lớp để theo dõi và nhắc nhở và hướng dẫn trong khi các nhóm thảo luận.

- Học sinh:

+ Thảo luận, hoàn thành sản phẩm.

+ Trao đổi nhỏ tiếng, không

- Giáo viên cho học sinh tự mình tìm hiểu và chỉ đóng vai trò người tổ chức, người định hướng sẽ phát huy tính tự học và các năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, đánh giá, nhận diện, xử lí tư liệu lịch sử,… của học sinh.

- Thay đổi cách thức tìm hiểu bài bằng một cuộc thi giữa các nhóm và có phần thưởng sẽ phát huy cao tính đoàn kết của các thành viên trong nhóm, tăng hứng thú học tập của học sinh.

- Thời gian ngắn buộc nhóm sẽ phải phân chia nhau để tiến hành lên ý tưởng, tìm hiểu vấn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường thpt - 13

được quá ồn ào.

đề và trình bày vấn đề. Từ đó, các thành viên, ai cũng phải tham gia vào, tránh được tâm lí ỷ nại, lười suy nghĩ, lười tham gia hoạt động nhóm của một số học sinh. Đồng thời giúp các học sinh vốn trầm tính, ít nói trong lớp có cơ hội khắc phục tính nhút nhát, được trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình.

- Học sinh tự mình tìm hiểu các vấn đề sẽ giúp hiểu hơn về bài học, kiến thức được khắc sâu hơn.


12 phút

2. Trình bày sản phẩm

- Giáo viên:

+ Yêu cầu các nhóm dừng thảo luận.

+ Tiến hành cho các nhóm lần lượt lên trình bày sản phẩm của nhóm mình.

+ Cho các nhóm khác nhận xét và đưa ra nhận xét cho nhóm.

- Học sinh:

+ Trình bày sản phẩm.

+ Lắng nghe và nhận xét về phần trình bày của nhóm khác.

- Học sinh được nhớ lại các kiến thức cơ bản về nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ:

“1. Nguyên nhân

- Nguyên nhân sâu xa: Nhằm ngăn chặn sự phát triển của 13 bang thuộc địa, Anh đã ban hành các chính sách hà khắc

=> Mâu thuẫn giữa 13 bang thuộc địa với thực dân Anh ngày càng sâu sắc.

- Nguyên nhân trực tiếp: sự kiện chè Boston (12/1773)


+ Lắng nghe nhận xét của giáo viên về phần trình bày của nhóm mình, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các lần thảo luận sau.

- Giáo viên: cho điểm các nhóm.

2. Diễn biến

- Năm 1775, chiến tranh bùng nổ, cuộc chiến diễn ra ác liệt dưới sự chỉ huy của G.Washington.

- Năm 1781, sau chiến thắng trong trận Yorktown, quân Anh đầu hàng và cuộc chiến tranh kết thúc.

3. Kết quả, Ý nghĩa

- Cuộc cách mạng đã lật đổ ách cai trị của thực dân Anh, lập nên một quốc gia có độc lập, chủ quyền – Hợp Chúng quốc Mĩ. Mở đường cho nền kinh tế tư bản phát triển.

- Cuộc cách mạng thành công đã thúc đẩy phong trào cách mạng chống phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh phát triển.

4. Tính chất

Cuộc cách mạng tư sản ở Mĩ là một cuộc cách mạng không triệt để, nguyên nhân cơ bản là do quyền lợi các giai tầng lãnh đạo chi phối.”

- Học sinh có được những kiến thức mới về bài học qua các



phần trình bày của các nhóm.

- Học sinh còn được nêu lên suy nghĩ, nhận xét, đánh giá của bản thân về các vấn đề xoay quanh cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ : tính chất, Bản Tuyên ngôn độc lập (1776) và bản Hiến pháp (1787), nhân vật G.Washington, được liên hệ bài học với các vấn đề thế giới hiện nay như: chính sách “Hạn chế nhập cư” của Tổng thống Mĩ Donald Trump.

- Ngoài ra, học sinh được rèn luyện các kĩ năng cần thiết như hợp tác, tự học, diễn xuất, làm thơ,…



3. Hoạt động 3: Tổng kết lại kiến thức

a) Mục tiêu hoạt động: Học sinh biết được những kiến thức cơ bản cần ghi chép để phục vụ việc học và thi cử là gì? Những kiến thức mở rộng là gì và cần thiết như thế nào?

b) Phương thức tiến hành:

- Thời gian: 8 phút.

- Nội dung:

+ Giáo viên: Tổng kết lại kiến thức cơ bản của bài thông qua việc cho học sinh chụp lại những kiến thức cơ bản cần ghi. Tổng kết lại các vấn đề

+ Học sinh: lắng nghe, quan sát, ghi nhớ và chụp lại những kiến thức cần thiết.

c) Định hướng kết quả:

- Học sinh được giáo viên chỉ ra những kiến thức cơ bản của bài. Từ đó, học sinh về nhà và xem xét, sửa chữa lại kiến thức cơ bản trong vở (nếu sai).

- Học sinh được biết thêm các kiến thức mới liên quan đến bài học: “1. Tuyên ngôn độc lập

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Năm 1775, chiến tranh chính thức bùng nổ.

+ Từ năm 1775 - 1776, tình hình chiến sự ngày càng ác liệt, Anh bổ sung thêm một lượng lớn lính đánh thuê người Đức hùng hậu và luôn chiếm ưu thế trên chiến trường.

+ Quân đội lục địa phải chiến đấu trong điều kiện trang thiết bị vũ khí, đạn dược, lương thực thực phẩm thiếu thốn; thiếu đường lối lãnh đạo tập trung; khi thực hiện kế hoạch tác chiến, một số bang vì lợi ích cục bộ đã không thực hiện nhiệm vụ của mình.

+ Trước tình hình trên thì bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ đã được thông qua.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Bản tuyên ngôn ra đời đã đánh dấu sự kiện bước ngoặt lịch sử quan trọng trong cuộc đấu tranh của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Là lời tố cáo chế độ áp bức thuộc địa của thực dân Anh, đồng thời tuyên bố sự độc lập của 13 bang thuộc địa.

+ Là lời cảnh cáo, đe doạ đối với sự ngang ngược, tàn bạo của thực dân

Anh.

+ Củng cố niềm tin, sức mạnh, sự đoàn kết của quân và dân trong hoàn


lợi.

+ Khẳng định chắc chắn rằng cuộc chiến của họ sẽ giành được thắng


2. Tính chất không triệt để Biểu hiện:

- Chính trị: Mặc dù nhà nước cộng hoà được thành lập, tuy nhiên vẫn

còn giai cấp tư sản và chủ nô tham gia vào chính quyền.

- Kinh tế - Xã hội:

+ Việc giải quyết vấn đề ruộng đất cho người dân còn hạn chế.

+ Chế độ nô lệ vẫn được duy trì ở các bang miền Nam.

+ Những quyền tự do dân chủ không được đảm bảo rộng khắp cho nhân dân.

Nguyên nhân:

- Giai cấp tư sản không đủ mạnh, phải liên minh với các giai cấp, tầng lớp khác.

- Bản chất của các cuộc cách mạng này là đấu tranh đòi quyền lợi.

3. Chính sách “Hạn chế nhập cư” của Tổng thống Mĩ Donald Trump

- “Dân nhập cư” là một đặc điểm nổi bật và đặc biệt của nước Mĩ. Nước Mĩ vốn là một đất nước được hình thành từ nhiều dân tộc khác nhau. Hàng năm, vẫn có nhiều làn sóng người nhập cư tới đây. Những người nhập cư này tới, mang theo văn hóa, mang theo lối sống và các kĩ thuật tiên tiến,… làm cho nền kinh tế Mĩ ngày một phát triển giàu mạnh.

- Tuy nhiên, ngay từ khi tranh cử Tổng thống, Donald Trum đã đề ra chính sách “hạn chế nhập cư”. Với chính sách này, đã gây ra nhiều làn sóng đấu tranh, nhiều ý kiến trái chiều từ phía dư luận.

- Có thể nói, chính sách một mặt hạn chế tình trạng nhập cư trái phép, tràn lan vào Mĩ, hạn chế nguy cơ khủng bố. Nhưng mặt khác, chính sách đã gây ra bất mãn lớn đối với người dân Mĩ, gây mâu thuẫn dân tộc, và phần nào làm giảm đi điều kiện phát triển mà người nhập cư đem đến.


4. Một số vấn đề khác

- Quốc kì của Mĩ thay đổi phù hợp với từng thời kì: đầu tiên, mang lá cờ giống với quốc kì Anh vì là thuộc địa của Anh. Khi cuộc chiến tranh giành độc lập bùng nổ, lá quốc kì đã có sự thay đổi, với ba màu sắc: trắng (niềm hi vọng, nét tinh khiết, kỉ luật), đỏ (dũng cảm, nhiệt huyết), xanh (tượng trưng cho Chúa trời, trung thành và công lí); 13 kẻ ngang và 13 ngôi sao tượng trưng cho 13 bang. Và ngày nay, quốc kì Mĩ vẫn có ba màu, với 13 sọc kẻ ngang tượng trưng cho 13 bang đầu tiến và các ngôi sao tượng trưng cho các bang ngày nay.

- Ngôn ngữ: Tiếng Anh. Xuất phát từ trong lịch sử, những người dân ở 13 bang chủ yếu là người Anh, họ nói tiếng Anh và biến ngôn ngữ này trở thành ngôn ngữ chính ở nơi đây.

- “Dân nhập cư” là một đặc điểm nổi bật của nước Mĩ, họ tới đây, mang theo hi vọng tìm kiểm một vùng đất làm giàu, mang theo những phượng tiện, kĩ thuật hiện đại, mang theo văn hóa,… Tất cả đã góp phần đưa nước Mĩ phát triển giàu mạnh.

- Mĩ được mệnh danh là “một vùng đất hứa”.

+ Tài nguyên dồi dào.

+ Chế độ phong kiến không tồn tại ở mạnh đất này, Mĩ phát triển đi từ một vùng đất hoang của thổ dân Da đỏ lên nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

+ Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc giành thắng lợi, một nước Mĩ theo thể chế Cộng hòa liên bang ra đời. Bản Tuyên ngôn độc lập, Bản Hiến pháp đều khẳng định các quyền cơ bản của con người: tự do, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí