Hoàn Thiện Kiến Thức Cơ Bản Của Bài

Giáo án thực nghiệm

(Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược tr n cơ sở ứng dụng trang web học trực tuyến Padlet)


BÀI 30

CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ


I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài, học sinh có khả năng:

1. Về kiến thức

- Trình bày được đầy đủ hơn về khái niệm “cách mạng tư sản”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

- Trình bày được nguyên nhân của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp).

- Liệt kê được 5 sự kiện chính của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường thpt - 12

- Trình bày được kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

- Đánh giá được vai trò, ý nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập (1776) và bản Hiến pháp (1787) đối với lịch sử nước Mĩ và với thế giới.

- Đánh giá được tính chất của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và giải thích được tại sao cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ lại có tính chất như vậy.

- Đánh giá được vai trò của G. Washington trong và sau cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

- Liên hệ được nội dung của bản Tuyên ngôn độc lập (1776) và bản Hiến pháp (1787) với những hành động sau này của Đế quốc Mĩ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

- Liên hệ được vai trò, tác động của những người dân nhập cư đối với lịch sử nước Mĩ với chính sách “Hạn chế nhập cư” của Tổng thống Mĩ Donald Trump. Từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá về chính sách này.

2. Về kỹ năng

- Làm thơ (thông qua thực hiện yêu cầu của giáo viên về tóm tắt nội dung bài).

- Thiết kế (thông qua thiết kế nội dung về Tuyên ngôn độc lập qua giao diện của một trang mạng xã hội).

- Diễn xuất (thông qua việc đóng vai nhân vật lịch sử và nêu ra ý kiến của bản thân).

3. Về thái độ

- Phê phán các chính sách hà khắc của thực dân Anh đối với 13 bang thuộc địa.

- Nhìn nhận khách quan về cách mạng tư sản: đã có vai trò quan trọng, lật đổ ách thống trị, song bản chất lại là thay đổi hình thức bóc lột sang một dạng khác tinh vi hơn (giữa tư sản với vô sản).

- Ca ngợi cuộc cách mạng của 13 bang đã lật đổ được ách cai trị của thực dân Anh, lập ra một nhà nước theo thể chế Cộng hòa liên bang – Hợp chúng quốc Mĩ.

- Ca ngợi bản Tuyên ngôn độc lập của Mĩ vì đây là bản tuyên ngôn đầu tiên trên thế giới công nhận các quyền cơ bản của con người (quyền tự do, quyền được sống, quyền mưu cầu hạnh phúc).

=> Định hướng phát triển năng lực cho học sinh:

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự học (thông qua việc tìm hiểu trước bài, hoàn thiện kiến thức cơ bản ở nhà, khả năng đọc và tìm kiếm thông tin, kiến thức và giải quyết các vấn đề trên lớp).

+ Năng lực sử dụng CNTT (thông qua việc đăng nhập và sử dụng trang web trên mạng, cụ thể là Padlet để tìm hiểu bài,…).

+ Năng lực hợp tác (thông qua việc tiến hành thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu của giáo viên).

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực nhận diện và sử dụng tư liệu lịch sử (thông qua việc đọc và phân tích, nhận định tài liệu).

+ Năng lực đánh giá lịch sử (thông qua việc nêu lên ý kiến của cá nhân về một vấn đề lịch sử, đánh giá nó).

B. Thiết bị, tài liệu dạy và học

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.

- Tài liệu tham khảo: Giáo trình Lịch sử thế giới cận đại (1640 – 1870)

– Nguyễn Văn Đức, Trần Văn Trị, Phạm Gia Hải, Phan Ngọc Liên, NXB Giáo dục, năm 1978, tr.92-93.

- Máy tính xách tay (Laptop), Bài giảng PowerPoin, 4 tờ giấy A0, bút màu,…

- Bài giảng trên Padlet (https://padlet.com/trangvu97_zoro/B30_10):



Hình P.1. Bài giảng trên Padlet đối với Bài 30, Lịch sử 10


NHIỆM VỤ Ở NHÀ

1. Hoàn thiện kiến thức cơ bản của bài

Em hãy theo dõi đoạn video bài giảng (có video bài giảng kèm theo) và hoàn thiện vào vở những kiến thức cơ bản của bài theo mẫu dưới đây (Hình P.2):


2. Mở rộng kiến thức bài học

Đọc các đoạn tư liệu (có các đoạn tư liệu kèm theo) để tìm hiểu các vấn đề sau (gạch chân hoặc ghi ra các ý chính) để chuẩn bị cho các hoạt động nhóm thực hiện trên lớp (Hình P.3):


NHIỆM VỤ TRÊN LỚP

Cuộc thi: TEAM AI MẠNH NHẤT!

- Cả lớp chia thành 4 nhóm. Mỗi dãy là một nhóm theo thứ tự từ trong ra ngoài.

- Các nhóm sẽ tiến hành thảo luận và thi với nhau với 2 phần: phần riêng của mỗi nhóm và phần chung cho các nhóm.

- Thời gian:

+ Thảo luận: 15 phút

+ Trình bày: mỗi nhóm có tối đa là 5 phút để trình bày.

- Cách tính điểm:

+ Nhóm hoàn thành đầu tiên (+1đ)

+ Các nhóm thực hiện yêu cầu của nhóm mình: Đúng chủ đề (+1đ); Đúng nội dung với mỗi ý đúng (+1); Nội dung hấp dẫn (+1đ); Hình thức hấp dẫn (+1đ); Trình bày lưu loát, làm chủ sân khấu (+2).

+ Trong quá trình thảo luận, nhóm nào gây mất trật tự để nhắc tới lần thứ 3 sẽ bị trừ 2 điểm.

- Thưởng/Phạt:

+ Thưởng: Nhóm giành nhiều điểm nhất sẽ giành chiến thắng và nhận được 1 phần thưởng đặc biệt.

+ Phạt: Nhóm ít điểm nhất sẽ bị phạt và hình phạt sẽ đến từ nhóm giành chiến thắng đưa ra.


1. Phần chung

Liên hệ bài học với Lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Mĩ Donald Trump. Em tán thành hay phản đối chính sách đó của Tổng thống Trump? Tại sao?

2. Phần riêng

- Nhóm 1. Tóm tắt lại cuộc đấu tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thông qua một bài thơ (từ 7 - 10 câu)? (Lưu ý các từ khóa).

- Nhóm 2. Hãy tưởng tượng vào lúc bấy giờ, ở 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ có mạng xã hội. Nếu em là G. Oa-sinh-tơn hoặc Jeferson, em sẽ trình bày về hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập thông qua giao diện Facebook, Zalo hoặc Instagram,...như thế nào?

- Nhóm 3. Hãy đóng vai làm một nhà nghiên cứu Lịch sử, chỉ ra biểu hiện và giải thích nguyên nhân của tính chất không triệt để trong cuộc cách mạng tư sản Mĩ.

- Nhóm 4. Nếu là một Hướng dẫn viên du lịch, em sẽ trả lời các câu hỏi được nêu ra ở đầu bài giảng như thế nào? Hãy đóng vai và trình bày lại những câu trả lời đó”.


2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách giáo khoa, tìm hiểu bài trước trong sách giáo khoa.

- Theo hướng dẫn của giáo viên, đăng nhập vào bài giảng trên Padlet đọc và hoàn thiện các yêu cầu, nhiệm vụ của giáo viên (theo dõi video và hoàn thiện kiến thức cơ bản của bài vào vở, đọc tư liệu và tìm hiểu trước về các vấn đề giáo viên đưa ra).

- Tìm kiếm thêm các thông tin, tài liệu liên quan đến bài học.


C. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập

I. Khởi động

1. Mục tiêu hoạt động

- Học sinh được trao đổi một vài vấn đề nhỏ với giáo viên và với lớp.

- Giáo viên dẫn dắt, liên hệ vào bài mới để giúp học sinh hứng thú hơn với bài học.

2. Phương thức tiến hành

- Ổn định tổ chức (2 phút)

- Mở đầu bài học (3 phút)

+ Dẫn dắt vào bài: Giáo viên đưa ra hình ảnh về quả bóng và dẫn dắt học sinh vào bài: “Chúng ta vẫn biết bóng đá là một môn thể thao đồng đội. C.Ronaldo dù xuất sắc đến đâu nhưng ở một đội bóng thủ yếu như Juventus thì cũng rất khó để một mình đưa câu lạc bộ đến với chiếc Cup C1 danh giá. Ngược lại, các em còn nhớ hình ảnh U23 Việt Nam chứ? Họ không có ai là quá nổi bật, từng thi đấu ở những giải đấu danh giá, tầm cỡ. Họ tương đối đồng đều nhau về trình độ, kĩ thuật, nhưng vẫn có thể đưa cả đội đến với ngôi vị Á quân của giải U23 Châu Á. Đó chính là kết quả của sự đoàn kết, tinh thần đồng đội. Tinh thần dân tộc.

+ Giảng bài mới: “Và ngày hôm nay, để tìm hiểu rõ hơn về Bài 30. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ mà các em đã tìm hiểu những kiến thức cơ bản của bài ở nhà, cô sẽ tiến hành cho lớp mình rèn luyện tinh thần đồng đội thông qua một cuộc thi nhé!”

3. Định hướng kết quả của hoạt động

- Học sinh được dẫn dắt vào bài mới bằng một hình ảnh quen thuộc, một vài trao đổi về các thông tin xung quanh đời sống, từ đó không bị áp lực, thoải mái và sẽ hứng thú hơn với bài học.

- Học sinh có được một bài học cho bản thân về tinh thần đồng đội.

- Giáo viên dễ dàng truyền đạt kiến thức của bài đến học sinh hơn.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí