Hình 1.3. Infographic về khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933
Rõ ràng, so sánh hai cách truyền tải thông tin về cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 như trên, cho thấy sự ngắn gọn, khả năng tổng hợp mà sự hấp dẫn mới mẻ của infographic vượt trội hơn so với cách trình bày văn bản thông thường. Bởi lẽ, infographic không chỉ đơn giản sự tổng hợp kiến thức trên một trang giấy. Về bản chất, infographic là một hình thức giao tiếp trực quan nhằm thu hút sự chú ý và tăng cường sự hiểu biết. Khi làm việc với một infographic, đầu tiên, người xem bị ấn tượng bởi cách thông tin được trình bày ; sau đó bị thu hút bởi những nội dung được cô đọng ngắn gọn và truyền đạt bên trong infographic đó. Sự mới mẻ của infographic không chỉ đơn giản là từ hình ảnh, màu sắc hay các biểu đồ, mà còn có thể được tạo nên từ các mẫu infographic ấn tượng. Đây là điều đặc biệt làm cho infographic thu hút và có hiệu quả hơn chỉ là sử dụng từ ngữ. Hơn thế, việc dùng màu sắc, đường nét, hình khối… ở từng mẫu infographic cũng làm cho chúng độc đáo và khác biệt so với các mẫu infographic khác, khiến người xem dễ bị ấn tượng và phân biệt rõ ràng hơn.
Thứ hai, infographic giúp người học nhớ nhanh và lâu kiến thức
Infographic với hệthống thông tin tổng hợp hoặc theo từng chủ đề riêng biệt, nhờ đó người xem có khả năng ghi nhớ lâu hơn do trình bày chuyên sâu về một nội dung nào đó. Khoa học đã chứng minh, với dữ liệu rời rạc, não chỉ đơn giản giải mã ý nghĩa của chúng mà không có chức năng ghi nhớ. Trái lại, thông tin đã được hệ thống sẽ kích thích các khái niệm có sẵn trong não, liên hệ đến cảm xúc, suy nghĩ và để lại ấn tượng lâu dài.
Trở lại với ví dụ infographic về cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 nói trên, có thể thấy sự cô đọng của những từ khóa, việc sử dụng những hình ảnh biểu trưng thay thế cho từ ngữ thông thường, việc sắp xếp thông tin theo trình tự logic,… khiến cho người đọc ấn tượng (một cách có chủ đích) về nội dung của cuộc khủng hoảng, từ đó tạo cơ sở cho việc nhớ, hiểu sâu sắc hơn về nội dung lịch sử này.
Thứ ba, infographitiết kiệm thời gian học tập
Trong thời đại của dữ liệu lớn, của hiện đại hóa và công nghệ hiện nay, giáo dục cũng như bất cứ ngành nào đều muốn nâng cao hiệu quả công việc thông qua
việc nâng cao năng suất và giảm thiểu thời gian. Theo lẽ thông thường, để tiếp nhận dữ liệu càng lớn thì thời gian cần bỏ ra càng nhiều để cố gắng và tìm hiểu nó, tìm ra xu hướng và truyền đạt thông tin đó tới người khác. Rõ ràng, học sinh THPT phải đảm bảo học tập cùng lúc 13 môn học, với khối lượng kiến thức lớn ở mỗi tiết/bài/chương/học kì…; đồng thời cần có thời gian để thực hành, học kĩ năng sống,… thì việc giảm thiểu tối đa thời gian học tập trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả, chất lượng việc học là điều thực sự có ý nghĩa.
Có thể bạn quan tâm!
- Sử dụng Infographic trong dạy học Lịch Sử Việt Nam thế kỉ X - XV ở trường Trung học phổ thông chuyên Hưng Yên - 1
- Sử dụng Infographic trong dạy học Lịch Sử Việt Nam thế kỉ X - XV ở trường Trung học phổ thông chuyên Hưng Yên - 2
- Cơ Sở Lí Luận Và Thực Tiễn Của Việc Sử Dụng Infographic Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Trung Học Phổ Thông.
- Infographic Về Cách Mạng Tháng Mười Nga Năm 1917
- Thực Trạng Sử Dụng Infographic Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Thpt Chuyên Hưng Yên
- Khó Khăn Của Giáo Viên Khi Sử Dụng Infographic Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Thpt
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Thực tế chỉ ra rằng, học sinh mất nhiều thời gian và thường bị nhàm chán nếu đọc những thông tin dài thể hiện dưới một trang giấy. Bẩm sinh con người khám phá thế giới bằng trực quan, 90% thông tin được não ghi nhận dưới dạng hình ảnh. Cơ chế hoạt động của bộ não vốn xử lý hình ảnh nhanh hơn chữ viết. Khoảng chú ý trung bình của con người là 8 giây, còn thời gian não xử lý tín hiệu thị giác là
¼ giây. Do đó, sử dụng hình ảnh giúp truyền đạt một lượng lớn thông tin chỉ trong tích tắc.
Để tiết kiệm thời gian, đồng thời giúp học sinh tránh nhàm chán và nhớ lâu hơn, infographic hộ trợ xử lý và sắp xếp một cách hợp lý (sáng tạo) các thông tin cần thiết khiến học sinh chú ý vào cách trình bày ấn tượng của infographic và tự hỏi xem những biểu đồ, màu sắc, đường nét, hình ảnh ấy đang nói về cái gì? Bằng cách này, học sinh đã tiếp thu được ít nhiều thông tin chỉ trong một thời gian rất ngắn.
Ví dụ: Infographic về Hiến pháp Hoa kì 1787 cho phép học sinh hình dung một cách trực quan và nhanh chóng về các khái niệm chính trị tương đối phức tạp như: nguyên tắc “tam quyền phân lập” trong cơ cấu tổ chức chính quyền; yếu tố “dân chủ” trong cách bầu cử ở Mỹ,…
Hình 1.4. Infographic về Hiến pháp Hoa Kỳ 1787 Thứ tư, infographic dễ tiếp cận và sử dụng
Điểm khác biệt so với các công cụ trình chiếu trực quan khác là infographic cho phép thể hiện các thông tin hình ảnh trên cùng một bức ảnh.Vì internet và điện thoại thông minh ngày nay đã rất phổ biến với học sinh THPT, infographic cũng trở nên thông dụng hơn. Bên cạnh những infographic có sẵn đã được thiết kế trên internet, giáo viên và học sinh có thể tìm kiếm, in ra giấy để trở thành công cụ hỗ trợ học tập, mỗi giáo viên hoặc học sinh cũng có thể tự thiết kế infographic tùy theo mục đích sử dụng hoặc phong cách của riêng mình trong quá trình học tập bộ môn. Thao tác dễ dàng, chi phí thấp, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả… chính là những ưu thế infographic có thể đáp ứng được với các đối tượng học tập khác nhau, trong các không gian học tập mở và hoàn toàn không bị giới hạn bởi cơ sở vật chất nhà trường như các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin khác.
Như vậy, có thể nói, sử dụng infographic vào dạy học lịch sử sẽ giúp người dạy giảm bớt việc mô tả thông tin, số liệu mà tập trung vào phân tích nội dung để bài học được truyền tải “mềm” hơn, thu hút hơn; giúp người học tiếp thu nhanh, dễ dàng và hứng khởi hơn. Những lợi thế nói trên của infographic là những điểm cần thiết đối với một phương tiện dạy học mới mà bộ môn lịch sử có thể sử dụng để góp phần thay đổi phương pháp học tập và nâng cao hứng thú học tập bộ môn.
1.1.3. Phân loại infographic
Trong infographic người ta thường sử dụng Data visualizations (tức “trực quan hóa dữ liệu”) để tạo nên một dạng đồ họa thông tin trọn vẹn. Có nhiều loại hiển thị có thể được sử dụng để trình bày cho cùng một dữ liệu. Do đó, điều quan trọng là chúng ta cần xác định được loại hiển thị thích hợp cho tập dữ liệu đó và đồ họa thông tin bằng cách xem xét các điểm như: vị trí, kích thước, hình dạng, màu sắc. Đây chính là cơ sở để phân ra các dạng infographic. Có 5 loại hiển thị cơ bản bao gồm: Dữ liệu chuỗi thời gian, phân phối thống kê, bản đồ, phân cấp và mạng lưới.
Tuy nhiên, trong dạy học lịch sử, việc ứng dụng thiết kế infographic lịch sử sẽ được chia thành các loại sau:
- Infographic về khái niệm lịch sử
Đây là loại infographic cung cấp thông tin về nội hảm của khái niệm lịch sử trên cơ sở tổng hợp những kiến thức có liên quan. Việc hình thành khái niệm có ý nghĩa quan trọng đối với việc dạy học lịch sử trong việc rèn luyện tư duy, bồi dưỡng thế giới quan khoa học cho học sinh. Việc đi sâu vào bản chất sự kiện để hình thành khái niệm lịch sử giúp học sinh hệ thống hóa được tri thức, phát triển tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp…) và hoạt động thực tiễn của học sinh; đồng thời giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng thế giới quan khoa học, tạo niềm tin cho học sinh. Do đó, thiết kế infographic về khái niệm lịch sử, do đó là việc làm rất cần thiết, hỗ trợ đắc lực với việc học tập của học sinh nhưng cũng rất khó khăn. Vì nếu “biểu tượng là hình ảnh trực quan thì khái niệm lại phản ánh những thuộc tính và quan hệ mà chúng ta không hình dung được dưới dạng hình ảnh trực quan” [26, tr. 156].
Hình 1.5. Infographic về Tuyên ngôn độc lập (1776) của nước Mĩ
Ví dụ: khi tổ chức dạy học bài Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, giáo viên có thể hình thành khái niệm “Tuyên ngôn độc lập” cho học sinh với infographic như sau:
Rõ ràng, infographic trên có thể giúp học sinh hiểu rõ những nét chính nhất về nội dung, tinh thần, ý nghĩa của Tuyên ngôn độc lập – một trong những văn kiện lịch sử tiến bộ trong lịch sử, đồng thời cũng có thể đánh giá được những hạn chế của nó.
- Infographic về nhân vật lịch sử
Infographic về nhân vật lịch sử lấy nhân vật lịch sử làm trung tâm, cung cấp hệ thống thông tin có liên quan đến cuộc đời, hoạt động, đóng góp của nhân vật với tiến trình phát triển của lịch sử. Thay vì một phần tiểu sử rất dài và khó nhớ với những mốc sự kiện tiêu biểu, infographic sẽ thu gọn nội dung trên một trang giấy, từ đó khiến người đọc ấn tượng, ghi nhớ hơn về nhân vật.
Do đó, thiết kế các infographic vềnhững nhân vật lịch sử quan trọng của các thời kì lịch sử thế giới và dân tộc sẽ không chỉ giúp học sinh nhận thức đúng vai trò của các cá nhân trong lịch sử mà còn khắc sâu thêm nội dung kiến thức của thời kì đó.
Ví dụ: infographic tóm tắt về tiểu sử của chủ tịch Hồ Chí Minh và những đóng góp lớn của người với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc:
Hình 1.6. Infographic về Chủ tịch Hồ Chí Minh và những đóng góp lớn với tiến trình lịch sử dân tộc
- Infographic cung cấp thông tin về sự kiện/ quá trình lịch sử
Đây là loại infographic phổ biến nhất, cho phép người đọc hình dung một cách nhanh chóng và tổng quát hệ thống thông tin về những sự kiện lớn hoặc tổng kết một quá trình, thời kì lịch sử dài.
Về nội dung, loại infographic này có tính hệ thống cao, phù hợp sử dụng với những bài học có nội dung tổng kết diễn biến của một quá trình nào đó. Về hình thức, infographic dạng này thường được thể hiện dưới dạng sơ đồ trục thời gian với các mốc sự kiện tiêu biểu.
Ví dụ: quá trình đấu tranh giành độc lập và sự ra đời nhà nước Mĩ (1773 – 1787) có thể được thể hiện dưới dạng infographic trực quan bằng sơ đồ với các mốc thời gian và hình ảnh như sau:
Hình 1.7. Infographic về diễn biến chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ