Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015 - 33


NCS: Xin cảm ơn đồng chí!

XÁC NHẬN

Chữ ký của Đồng chí Nguyễn Đức Thắng: là đúng


NGƯỜI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN


Nguyễn Đức Thắng


Phụ lục 26

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.

PHIỂU PHỎNG VẤN SỐ 02

Người được phỏng vấn: Đồng chí Vừa A Sùng

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015 - 33

Chức vụ: Bí thư Đảng ủy xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa

Người phỏng vấn: Nghiên cứu sinh (NCS) Thời gian thực hiện: Tháng 4 năm 2021 Thời gian công tác: Từ năm 2010 ­ 2015

Địa điểm phỏng vấn: Thiệu Giang, Thiệu Hóa



xã?

NỘI DUNG PHỎNG VẤN

NCS: Thưa đồng chí, đồng chí khái quát về đặc điểm tình hình của

Đồng chí Vừa A Sùng Trung Lý là xã cửa ngõ thuộc huyện Mường

Lát, có 6km đường biên giới với nước bạn Lào. Cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 202km. Nằm cách thị trấn Mường Lát 40km, với tổng diện tích tự nhiên là 19.921,74 ha, có vị trí địa lý tiếp giáp như sau: Phía Bắc giáp xã Mường Lý; phía Nam giáp xã Hiền Kiệt, huyện Quan Hóa; phía Tây giáp xã Nhi Sơn và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; phía Đông giáp xã Trung Sơn và xã Hiền Kiệt của huyện Quan Hóa. Mang tính chất đặc trưng của vùng miền núi Trung trung bộ, bị chia cắt mạnh bởi nhiều dãy núi cao và hệ thống sông suối, tạo ra địa hình phức tạp. Xã thuộc vùng hữu ngạn sông

Mã của huyện Mường Lát và địa hình cũng bị chia cắt bởi các con suối

thành từng vùng riêng biệt gây khó khăn cho giao thông đường bộ. Địa hình

núi cao: Độ

cao trung bình từ 650­700m, độ

dốc lớn, trung bình từ

25 độ

đến 35 độ, có nơi >35 độ. Địa hình này thích hợp cho khoanh nuôi bảo vệ rừng. Địa hình đồi núi thấp: Có độ cao từ 200 ­ 400m, gồm những đồi và núi trọc thích hợp cho việc trồng rừng, các mô hình nông lâm kết hợp. Diện tích đất nông nghiệp lớn chiếm 97,6 % tổng diện tích tự nhiên của xã. Dân cư gồm 16 thôn (bản), được phân bố theo Quốc lộ 15C và có con Sông Mã chảy qua, bản gần trung tâm xã nhất là 7Km, bản cách xa trung tâm xã xa nhất là 48 Km, dân số gồm 1.213 hộ, với 5.993 nhân khẩu cùng 05 dân tộc anh em cùng sinh sống, đó là: Dân tộc thái chiếm 32,5%; Dân tộc mường chiếm 5,4%; Dân tộc kinh chiếm 3,5%, Dân tộc Mông chiếm 58,7%; dân

tộc Dao chiếm 0,8%, tỷ

lệ hộ

nghèo chiếm 72,9%. Thu nhập bình quân:

12.500.000 đồng/người/năm 2016. Trên địa bàn xã có 15 điểm nhóm tôn giáo trong đó có 07/15 điểm nhóm đã được cho phép sinh hoạt thí điểm. Tổng số hộ theo tôn giáo là 503 hộ, 2.750 khẩu, chiếm 41,4% số hộ toàn xã, tăng 5,3% hộ so với năm 2015. Trong đó Tin lành Việt nam miền bắc là 131 hộ, 712 khẩu; Tin lành LHCĐ 187 hộ, 983 khẩu, Tin lành trưởng lão 67 hộ, 343 khẩu; Thiên chúa giáo 118 hộ, 703 khẩu.


Là xã cách xa trung tâm huyện lỵ, diện tích tự nhiên rộng, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, dân cư phân bố rải rác và các dân tộc cùng chung sống, đời sống Nhân dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các thôn, bản đồng bào dân tộc Mông. Là địa phương có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Nhân dân có truyền thống đoàn kết, tính cộng đồng cao, ít có va chạm giữa các dân tộc, nạn trộm rất ít... Tuy nhiên trình độ dân trí còn thấp, mang nặng nhiều tập tục lạc hậu; sản xuất mang tính tự túc tự cấp, sản xuất hàng hoá chậm phát triển. Dân tộc Mông, sản xuất chủ yếu là đốt nương làm rẫy, vẫn còn tình trạng di cư tự do.

NCS: Đồng chí cho biết tình hình phát triển KT ­ XH và đời sống của Nhân dân?

đồng chí Vừa A Sùng: Điều kiện tự nhiên, thiên nhiên rất khó khăn,

đất sản xuất khô cằn, độ

dốc lớn, sản xuất nông lâm nghiệp phụ

thuộc

chủ

yếu vào thiên nhiên. Trình độ

canh tác lạc hậu, việc phát triển sản

xuất chủ

yếu là phát nương làm rẫy với 3 loại cây trồng chủ

yếu là lúa

rẫy, ngô và sắn phụ thuộc vào thiên nhiên, diện tích lúa nước rất ít; năng suất, sản lượng đạt rất thấp. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với xã qua đó giúp đỡ, hỗ trợ nhân dân ổn định sản xuất, đời sống và thúc đẩy phát triển KT ­ XH… do đó đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của xã đã có nhiều tiến bộ, thay đổi rõ rệt so với trước đây. Tuy nhiên mức sống vật chất và tinh thần của đồng bào xã vẫn còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người rất thấp, tỷ lệ hộ nghèo đói cao trên 50%.

NCS: Đồng chí cho biết về tình hình xây dựng TCCSĐ và phát triển đảng viên của xã?

Xã có 16 thôn bản, Đảng bộ xã có 5 chi bộ thôn, bản; với 87 đảng viên, công tác phát triển đảng viên mới trong những năm qua được các cấp ủy xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Sau khi có Nghị quyết số 22­NQ/TW ngày 02/02/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về "Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên" công tác phát triển đảng viên ở các chi bộ càng được quan tâm hơn, đặc biệt là ở những thôn, bản có đồng bào dân tộc Mông sinh


sống, do đó kết quả "xoá trắng" đảng viên đã đạt được kết quả tích cực hằng năm mỗi chi bộ kết nạp được 1 ­ 2 đảng viên. Tuy nhiên, số đảng viên là người dân tộc Mông còn quá ít, do đó công tác tuyên truyền cho người Mông còn rất hạn chế.

NCS: Là một trong 5 xã thuộc địa bàn trọng yếu của tỉnh Thanh Hóa, đồng chí cho biết tình hình hoạt động của các đoàn thể?

Đồng chí Vừa A Sùng: Tổ chức bộ máy từ xã đến thôn, bản cơ bản đều được thành lập, tỷ lệ thu hút đoàn viên, hội viên ngày càng tăng. Trong đó: Đoàn Thanh niên 80%, Hội Phụ nữ 77%, Hội Nông dân 85%, Hội Cựu chiến binh 98 %. Nhìn chung các đoàn thể CT ­ XH đã từng bước hướng dẫn đoàn viên, hội viên cách thức tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, con nuôi; vận động Nhân dân tham gia xây dựng trường lớp, tạo điều kiện cho con em đến trường đúng độ tuổi, phòng chống dịch bệnh, chăm

sóc sức khỏe cho Nhân dân. Vận động Nhân dân giữ gìn phát huy truyền

thống, phong tục tập quán tốt đẹp, dẹp bỏ dần những phong tục tập quán, hũ tục lạc hậu.

Công tác vận động quần chúng và hoạt động của các đoàn thể CT ­ XH được quan tâm hơn, xã đã phối hợp với thôn, bản tiến hành khảo sát đánh giá tình hình, tiến hành chọn cử, chỉ định những nhân tố tích cực làm nòng cốt để phát triển các đoàn thể. Do đó, thôn, bản người dân tộc Mông đều thành lập được Ban MTTQ, Chi Đoàn thanh niên, Chi Hội Phụ nữ, Chi Hội Nông dân. Tuy nhiên, còn có thôn, bản chỉ có khung, hình thức là chính, chất lượng hoạt động tuyên truyền vẫn còn yếu, hiệu quả không cao, vai trò chưa rõ. Sinh hoạt định kỳ nhìn chung không đều đặn, nhiều chi đoàn, chi hội hầu như không sinh hoạt, hàng năm chỉ sinh hoạt được 1­2 lần khi có chương

trình đột xuất chỉ đạo trực tiếp của cấp trên. Nội dung sinh hoạt còn lúng

túng, có trường hợp người chủ trì (bí thư chi đoàn, chi hội trưởng) không biết xác định nội dung sinh hoạt, trình bầy diễn đạt như thế nào, bắt đầu từ đâu, sổ ghi chép biên bản hầu như không có, thậm chí có chi hội không có người biết chữ để viết biên bản…

NCS: Đồng chí có kiến nghị gì để tiếp tục phát triển KT ­ XH, củng cố nâng cao chất lượng của TCCSĐ và HTCT ở các xã miền núi,


vùng sâu, xa và khó khăn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và với xã Trung Lý?

đồng chí Vừa A Sùng Tiếp tục có cơ chế, chính sách đặc thù tạo

điều kiện cho đồng bào dân tộc miền núi nói chung, dân tộc Mông phát triển KT ­ XH; chính sách ưu đãi đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ từ cơ sở đến thôn, bản, đặc biệt là vùng cao biên giới, vùng đặc biệt khó khăn, chính sách cho cán bộ bán chuyên trách công tác ở xã, thôn, bản người Mông; tăng thêm biên chế công chức xã, cán bộ y tế… tăng chỉ tiêu cử tuyển cho học sinh các xã biên giới và con em đồng bào dân tộc Mông. Nhà nước cần quan tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án Trung ương đầu tư trên địa bàn, đặc biệt là đường giao thông, thủy lợi, điện sáng, trung tâm văn hoá các dân tộc… có dự án đầu tư đường ô tô đến các bản dân tộc Mông; tiếp tục tăng

nguồn vốn đầu tư

hỗ trợ

hoàn thành mục tiêu xoá đói giảm nghèo bền

vững theo Nghị quyết 30a của chính phủ. Tăng cường chất lượng và thời lượng phát sóng phát thanh truyền hình bằng tiếng dân tộc, nhất là tiếng Mông là phương tiện hữu hiệu để tuyên truyền kịp thời chủ trương, chính sách pháp luật của đảng và Nhà nước đến đồng bào, không để kẻ địch lôi kéo tuyên truyền.

Trung ương, Tỉnh, Huyện có quy định hoặc hướng dẫn riêng, đặc thù

đối với việc kết nạp đảng viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó

khăn, vùng dân tộc thiểu số (đặc biệt vùng đồng bào dân tộc Mông), vùng đồng bào có đạo để thuận lợi cho việc kết nạp đảng viên, bảo đảm "xoá trắng", "xoá ghép" bền vững.

NCS: Xin cảm ơn đồng chí!

XÁC NHẬN

Chữ ký của đồng chí Vừa A Sùng là đúng

NGƯỜI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN


Vừa A Sùng



Hóa.

Phụ lục 27

PHIỂU PHỎNG VẤN SỐ 03

Người được phỏng vấn: Đồng chí Trịnh Thanh Thủy

Chức vụ: Nguyên Bí thư Đảng ủy phường Đông Thọ, thành phố Thanh


Người phỏng vấn: Nghiên cứu sinh (NCS) Thời gian thực hiện: Tháng 4 năm 2021 Thời gian công tác: Từ năm (2005 ­ 2010)

Địa điểm phỏng vấn: Nhà riêng Đồng chí Nguyễn Thị Nhung

NỘI DUNG PHỎNG VẤN

NCS: Thưa đồng chí, thực hiện Chỉ thị số 10­CT/TW năm 2006 về "Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ", việc đổi mới nội dung,

quy trình sinh hoạt ở các cấp ủy, chi bộ có những đổi mới gì?

Đồng chí Trịnh Thanh Thủy: Trước hết khẳng định đổi mới nội dung và quy trình sinh hoạt chi bộ là biện pháp cần thiết có ý nghĩa thiết thực để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Đối với các cấp ủy, chi bộ phường Đông Thọ, trước mỗi kỳ sinh hoạt chi bộ, các đồng chí bí thư đều chuẩn bị chu đáo nội dung và thống nhất trong chi ủy về đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ tháng trước và đưa ra phương hướng nhiệm vụ tháng tới. Đồng thời căn cứ tình hình thực tế của địa phương, các chủ trương của cấp ủy cấp trên để xác định nội dung trọng tâm kỳ họp; phân công người chuẩn bị, định thời gian, xác định hình thức sinh hoạt phù hợp và thông báo cho đảng viên trước khi tiến hành sinh hoạt chi bộ. Quá trình điều hành sinh hoạt, đa số các đồng chí bí

thư

đã gợi mở

và định hướng được nội dung trọng tâm để

đảng viên nắm

vững, phát biểu ý kiến thảo luận dân chủ, phát huy được trí tuệ tập thể và làm sáng tỏ các vấn đề.

Do có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung nên việc thảo luận ở chi bộ khá tập trung, đa số đồng tình với sự chuẩn bị của chi ủy. Xu hướng tham gia trong sinh hoạt đã có nhiều ý kiến, đa dạng, phong phú hơn. Những


nhiệm vụ công tác trọng tâm, những băn khoăn, bức xúc đều được các chi bộ thảo luận kỹ. Sau khi thảo luận, bàn bạc dân chủ, hội nghị biểu quyết

các vấn đề

đã được thống nhất đưa vào nghị

quyết chi bộ

để đảng viên

thực hiện. Chi bộ phân công nhiệm vụ cho từng đảng viên và quy định thời gian hoàn thành.

Việc ghi chép sổ

sách tại các cuộc họp cấp

ủy, họp chi bộ

được

thực hiện nghiêm túc hơn, nhiều cấp ủy cơ sở đã cấp sổ ghi chép có đánh dấu trang, đánh số quyển cho các chi bộ để tiện việc theo dõi; tình trạng không ghi sổ, ghi nhảy cóc hoặc ghi không đầy đủ các nội dung cuộc họp đã cơ bản được chấn chỉnh.

Sau sinh hoạt chi bộ, đồng chí bí thư

chi bộ

báo cáo kết quả

sinh

hoạt lên đảng ủy; cùng các đồng chí chi ủy viên, đảng viên được phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nghị quyết.

NCS: Thưa đồng chí, nền nếp chế độ sinh hoạt của chi bộ khối phố được duy trì như thế nào, chất lượng sinh hoạt?

Đồng chí Trịnh Thanh Thủy :

Đối với chi bộ

khối phố, hầu hết

đã duy trì tốt chế độ sinh hoạt tháng 1 lần (vào ngày mùng 2­5 hàng

tháng). Số đảng viên tham gia các kỳ sinh hoạt đạt 80 ­ 90%, chủ yếu là đảng viên công tác tại địa phương, cán bộ hưu trí, đảng viên cao tuổi. Số vắng mặt chủ yếu là đảng viên đi làm ăn xa.

Việc chuẩn bị cho buổi sinh hoạt chi bộ, nhìn chung đảm bảo quy trình, chu đáo, chặt chẽ. Nội dung sinh hoạt đã đi vào những vấn đề trọng tâm về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, xây dựng đường giao thông, xây dựng khu phố văn hóa, các vấn đề tệ nạn xã hội bàn biện pháp thực hiện.

Những vấn đề liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần, quyền và nghĩa vụ của người dân; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng các công trình phúc lợi công cộng đã được nhiều chi bộ thảo luận kỹ, sôi nổi, tạo được không khí cởi mở, chân thành để mọi đảng viên được bày tỏ chính kiến, nguyện vọng. Các chi bộ đã quan tâm hơn tới việc phân công


nhiệm vụ cho từng đảng viên, phát triển đảng viên mới, thực hiện đúng

nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt.

NCS: Theo đồng chí làm thế dựng TCCSĐ ở địa phương?

nào để

nâng cao chất lượng xây

Đồng chí Trịnh Thanh Thủy: Các cấp cấp ủy đảng cần phát động, chỉ

đạo sâu sát, tích cực các phong trào như: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân

cư, xây dựng hương ước làng văn hóa, ông bà mẫu mực, con trung hiếu,

cháu thảo hiền... Tổ chức Hội thi Bí thư chi bộ giỏi các cấp. Qua đó có nhiều bí thư chi bộ đạt giỏi, nhiều chi ủy đạt chi ủy vững mạnh. Theo

đó, tinh thần trách nhiệm của cấp

ủy mang tính tự

giác, không khí xây

dựng cơ sở đảng, chính quyền địa phương ngày càng sôi nổi, thiết thực. Đây là nét tiêu biểu trong công tác xây dựng Đảng chính quyền địa phương ở phường Đông Thọ và của thành phố Thanh Hóa.

NCS: Theo đồng chí nên làm gì để nâng cao năng lực và sức

chiến đấu của tổ chức Đảng tại địa phương?

Đồng chí Trịnh Thanh Thủy: Kinh nghiệm để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ trước hết phải tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy cấp trên trực tiếp đối với TCCSĐ. Cùng với đó, phân công cán bộ theo dõi định kỳ, thì nhất thiết hàng tháng phải có đồng chí lãnh đạo cấp trên trực tiếp xuống làm việc trực tiếp với tổ chức cơ sở đảng, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, phối hợp giải

quyết ngay những vấn đề cần kíp trong phạm vi quyền hạn của mình.

Lãnh đạo cấp trên trực tiếp, thường xuyên có những báo cáo chuyên đề,

truyền đạt chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh đến

với TCCSĐ. Đi đôi với việc tăng tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy cấp trên trực tiếp đối với tổ chức cơ sở đảng là công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện ở tổ chức cơ sở đảng, để thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt ở cơ sở.

NCS: Xin cảm ơn đồng chí!

Xem tất cả 281 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí