Sử dụng Infographic trong dạy học Lịch Sử Việt Nam thế kỉ X - XV ở trường Trung học phổ thông chuyên Hưng Yên - 2

2.1.1. Vị trí 48

2.1.2. Mục tiêu 48

2.1.3. Nội dung cõ bản của lịch sử Việt Nam (thế kỉ X - XV) có thể và cần thiết sử dụng infographic 50

2.2. Thiết kế infographic theo chủ đề trong dạy học lịch sử Việt Nam (thế kỉ X – thế kỉ XV) 51

2.2.1. Một số yêu cầu khi thiết kế infographic trong dạy học lịch sử 51

2.2.2.Qui trình thiết kế infographic trong dạy học lịch sử ở trường THPT 52

2.2.3. Thiết kế một số infographic trong dạy học lịch sử Việt Nam (thế kỉ X - XV) 54

2.3. Một số yêu cầu khi xác định các biện pháp sử dụng infographic trong dạy học lịch sử Việt Nam (thế kỉ X - XV) 59

2.4. Các biện pháp sử dụng infographic trong dạy học lịch sử Việt Nam (thế kỉ X - XV) ở trường trung học phổ thông Chuyên Hưng Yên 60

2.4.1. Sử dụng infographic khi tạo động cơ và hứng thú học tập cho học sinh 60

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

2.4.2. Sử dụng infographic khi tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới 63

2.4.3. Sử dụng infographic khi củng cố kiến thức đã học cho học sinh 74

2.4.4. Sử dụng infographic khi kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh 78

2.5. Thực nghiệm sư phạm 83

2.5.1. Mục đích thực nghiệm 83

2.5.2. Ðối tượng,thời gian, địa bàn thực nghiệm sư phạm 83

2.5.3. Nội dung thực nghiệm và phương pháp tiến hành thực nghiệm 84

2.5.4. Kết quả thực nghiệm 85

Tiểu kết chương 2 90

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

MỞ ĐẦU‌


1. Lý do chọn đề tài

Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Ngày 25/12/2018, Bộ giáo dục và Đào tạo chính thức thông qua Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cho các cấp từ Tiểu học tới THPT. Theo đó, tất cả các môn học ở trường phổ thông đều hướng tới việc thực hiện mục tiêu đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo thời đại mới.

Trong bối cảnh phải thích ứng với thời đại, giáo dục, đặc biệt là giáo dục lịch sử cũng đang thực hiện đổi mới, không chỉ nhằm cung cấp kiến thức mà còn phải tập trung phát huy được các năng lực của học sinh. Tuy nhiên, với lượng thông tin quá lớn yêu cầu học sinh cần ghi nhớ, vận dụng trong các môn học như hiện nay, rõ ràng việc cần có những phương tiện dạy học mới nhằm đơn giản hóa cách thức thể hiện thông tin để hỗ trợ đắc lực cho việc tiếp nhận của người học là một yêu cầu cấp thiết và infographic là một giải pháp hợp lý cho yêu cầu đó. Với đặc điểm nổi trội là khả năng tổng hợp, khái quát hóa, tính thẩm mĩ, tính sáng tạo,… infographic có thể trở thành một công cụ, một giải pháp mới, góp phần nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập bộ môn. Những trang infographic ngắn gọn về nội dung, màu sắc và hình ảnh bắt mắt sẽ thu hút học sinh và hỗ trợ học sinh tốt hơn trong quá trình học tập lịch sử - bộ môn vốn được xem là khó nhớ, khó học vì quá dài và nhiều sự kiện với đại đa số học sinh. Mặc dù có nhiều ưu thế nổi trội trong việc truyền tải thông tin, có tiềm năng trong việc cải thiện hứng thú học tập của học sinh nhưng trên thực tế, nghiên cứu và ứng dụng infographic trong dạy học lịch sử vẫn còn là một vấn đề mới mẻ, chưa được khai thác hiệu quả.

Chương trình lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X - XV gắn liền với sự thành lập của các triều đại phong kiến với vai trò nền tảng cho sự phát triển của chế

độ phong kiến độc lập. Hiểu biết về giai đoạn lịch sử này có vai trò đặc biệt quan trọng để giúp học sinh nhận thức, giải thích các nội dung lịch sử của các giai đoạn tiếp sau đó. Không những thế nội dung của lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV có lượng kiến thức lớn, lại có nhiều phần kiến thức hấp dẫn nhưng dung lượng về mặt thời gian dạy học trên lớp lại bị hạn chế. Đây là cơ sở để giáo viên có thể tổ chức thiết kế và sử dụng infographic trong dạy học để tối ưu hóa về mặt thời gian và gây hứng thú với người học.

Việc sử dụng infographic trong dạy học lịch sử là một giải pháp hiệu quả giúp học sinh học nhanh, nhớ lâu, tổng hợp kiến thức tốt và phát huy cá tính sáng tạo của học sinh, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng hiện đại, khơi dậy được hứng thú học tập, tư duy sáng tạo của học sinh.

Xuất phát từ thực tế trên cùng với điều kiện nghiên cứu của bản thân, chúng tôi chọn vấn đề: “Sử dụng infographic trong dạy học lịch sử Việt Nam (thế kỉ X -

XV) ở trường trung học phổ thông Chuyên Hưng Yên” để làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1. Tài liệu nước ngoài

Nghiên cứu về infographic là nội dung đã được đề cập đến trong một số bài viết, bài nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Căn cứ vào lịch sử nghiên cứu vấn đề, có thể kể đến các tác giả tiêu biểu như:

Paul Martin Lester – Giáo sư ở Sở truyền thông, Đại học bang California tại Fullerton trong nghiên cứu của mình có tựa đề Lý thuyết cú pháp của truyền thông hình ảnh (2006) đã chỉ ra rằng hình ảnh truyền hình vượt qua mọi biên giới quốc tế, chúng trở nên dễ hiểu hơn bởi hầu hết mọi người. Từ ngữ dễ bị lãng quên, nhưng hình ảnh ở lại trong tâm trí. Bởi vì: Từ ngữ và hình ảnh trở thành một phương tiện giao tiếp hiệu quả mạnh mẽ trong tâm trí. Trong cuốn sách của mình, Lester cũng sử dụng dẫn chứng từ nghiên cứu của nhà tâm lý học giáo dục Jerome Bruner của Đại học New York trích dẫn các nghiên cứu cho thấy mọi người chỉ nhớ 10 % những gì họ nghe, 30 % những gì họ đọc, nhưng khoảng 80 % những gì họ thấy và

làm. Khi tất cả các thành viên trong xã hội dù ở nhà, ở trường và trong công việc đều học cách sử dụng máy tính để xử lý văn bản và hình ảnh, việc chuyển đổi sẽ được thực hiện từ xem thụ động sang sử dụng chủ động. Từ ngữ và hình ảnh sẽ trở thành một phương thức giao tiếp mạnh mẽ và đáng nhớ.


Hình 1 1 Khả năng ghi nhớ con người thông qua các giác quan Nguồn Lester 1

Hình 1.1. Khả năng ghi nhớ con người thông qua các giác quan‌

(Nguồn: Lester, P.M., 2006)



Hình 1 2 Thời gian xử lý thông tin của não người Nguồn Lester P M 2006 2

Hình 1.2. Thời gian xử lý thông tin của não người‌

(Nguồn: Lester, P.M., 2006)

Daniel Adams trong bài viết “What Are Infographics and Why Are They Important?” (2011) có đề cập đến 2 nội dung chính: Infographic là gì và tại sao chúng quan trọng? Từ khái niệm infographic, tác giả tập trung phân tích những ưu điểm của infographic, nhấn mạnh sự cần thiết của việc sử dụng infographic trong

cuộc sống hiện nay bởi “người đọc dẫn lối sống bận rộn nhịp độ nhanh không có nhiều thời gian để giải thích dữ liệu, và vì vậy những cách thức truyền đạt thông tin sáng tạo cần phải được khám phá. Infographic truyền đạt thông tin chính một cách nhanh chóng. Họ thu hút sự chú ý và duy trì trọng tâm của độc giả”.

Kim Eun Sook trong bộ sách Lược sử thế giới bằng tranh, NXB Dân trí, Hà Nội, 2017 đã biên soạn gồm 7 tập với tinh thần “học mà vui cùng infographic”. Trong lời đề dẫn, tác giả có khẳng định: “việc học lịch sử sẽ trở nên vô cùng nhàm chán nếu chúng ta bị buộc phải ghi nhớ thụ động hàng hàng, dãy dãy những con số, sự kiện, những đánh giá chủ quan của người khác… Trí não chúng ta cũng sẽ lười đi vì đã có người khác nghĩ hộ mình. Phương pháp dạy lịch sử theo kiểu “truyền đạt – ghi nhớ” dần dà sẽ khiến ta không còn hứng khởi” [38, tr. 3]. Theo tác giả, “chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa thời gian, tìm về “lịch sử của tất cả chúng ta” – lịch sử thế giới” chính là infographic. Nhờ infographic với “phương pháp chủ động tư duy, “bạn sẽ có hết thảy những hình dung sống động về quá khứ qua những lời dẫn dắt thú vị, những hội thoại sinh động, những bức tranh tả thực… Từ đó, tự bản thân bạn sẽ có những đánh giá, cảm nhận của riêng mình” [38, tr. 3].

Ximena Vengoechea thực hiện bộ sách Muốn học giỏi Lịch sử không? Tớ cho cậu mượn vở, NXB Thế giới, Hà Nội, 2018 với mong muốn trở thành cẩm nang giúp học sinh phổ thông trung học học tốt hơn môn Lịch sử Thế giới. Bộ sách gồm ba tập do các dịch giả Mai Nguyễn, Huyền Phạm chuyển ngữ. Mặc dù bộ sách không động chạm đến khái niệm infographic nhưng cách thức thể hiện trong nội dung 3 tập sách lại sử dụng những nguyên lý khi xây dựng infographic. Mỗi trang sách giống như một infographic với các nội dung đưa ra đều là những ý chính, những thông tin, dữ liệu nổi bật kết hợp với tranh vẽ minh họa, các bản đồ, niên biểu, sơ đồ… Tác giả cũng dụng tâm phân màu cho những nội dung khác nhau để hỗ trợ trí nhớ và duy trì hứng thú với người đọc: với những từ khóa quan trọng được tô màu vàng, các khái niệm lịch sử đều giản lược, dễ hiểu, đóng khung và được tô màu xanh lá cây; các nhân vật lịch sử, địa danh và ngày tháng vốn là những dữ liệu quan trọng liên quan tới một sự kiện lịch sử được viết bằng chữ màu xanh da trời.

Như vậy, việc sử dụng infographic đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu như một phương pháp mới trong hệ thống hóa thông tin, thậm chí được ứng dụng trong dạy học các môn ở trường THPT. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu chính thức nào đề cập đến việc ứng dụng infographic vào quá trình dạy học lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả bài học và phát huy năng lực của học sinh trong học tập lịch sử.

2.2. Tài liệu trong nước

Bên cạnh các tác giả nước ngoài, việc nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng infographic cũng là vấn đề được các học giả trong nước quan tâm. Trong đó có thể kể đến:

Huỳnh Phẩm Dũng Phát, Trần Thị Hoa Lan, Nguyễn Thị Thanh Thùy, Sử dụng Piktochart thiết kế infographic phục vụ giảng dạy địa lí, tạp chí Khoa học trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh, 2016. Trong bài viết bày, tác giả có khẳng định: Infographic sẽ là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho bộ môn Địa lí sau này để giáo viên cung cấp và học sinh khai thác thông tin tích cực. Các dữ liệu sẽ được chọn lọc và thiết kế theo mục tiêu định trước. Với mỗi vấn đề, infographic có thể chọn lựa nhiều hướng tiếp cận khác nhau nên hoàn toàn có thể sử dụng infographic để phát huy cá tính sáng tạo riêng của học sinh trong quá trình tự học.

Nhật Anh trong bài viết giới thiệu về Infographic – bức tranh thay ngàn lời nói (2014) trên tạp chí STINFO do Trung tâm thông tin KH&CN thành phố Hồ Chí Minh – Sở KH&CN thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2014 đã khẳng định: Khi con người càng tiêu tốn nhiều thời gian vào biển thông tin tràn ngập trên mạng thì vai trò của infographic càng trở nên quan trọng. Infographic trở thành tâm điểm chú ý như một cách để truyền những ý tưởng và thông tin phức tạp. Như chính tên gọi của bài viết, tác giả đã phân tích chi tiết những ưu điểm làm nên điểm mạnh vượt trội của infographic, đồng thời chỉ ra cả những điểm hạn chế của công cụ này.

Hội thảo Ứng dụng Infographic trong giảng dạy lịch sử kiến trúc của trường Đại học Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh ngày 7/10/2017. Tại hội thảo, ThS.KTS. Nguyễn Ngọc Sơn - giảng viên bộ môn Lý luận và lịch sử kiến trúc khẳng định:

Infographic là phương tiện hỗ trợ truyền đạt hiện đại, được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau (giáo dục, nghệ thuật, khoa học, truyền thông,…) tại các trường đại học Mỹ nói riêng và trên thế giới nói chung. Qua những kiểm nghiệm khoa học nghiêm túc, infographic đang dần được ứng dụng mạnh mẽ để hỗ trợ và nâng cao hiệu quả truyền đạt một cách đơn giản, ngắn gọn và súc tích. Tác giả cũng đã minh chứng cho quan điểm của mình qua trình bày một số ứng dụng infographic trong việc hỗ trợ giảng dạy lịch sử kiến trúc với những hiệu quả rất đáng ghi nhận trong một số nội dung giảng dạy cụ thể của hai môn học Lịch sử kiến trúc phương Tây, Lịch sử kiến trúc phương Đông và Việt Nam.

Nguyễn Mạnh Hưởng (Cb), Infographic ôn luyện, kiểm tra đánh giá và thi THPT Quốc gia môn Lịch sử, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018. Đây là cuốn sách lịch sử đầu tiên nhìn nhận và sử dụng infographic như một công cụ hiệu quả để hệ thống hóa kiến thức trọng tâm, hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập qua việc tăng tính trực quan của hình ảnh.

Trần Thúy Duyên, Thiết kế và sử dụng infographic animation trong dạy học địa lý 11, Kỷ yếu hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh, 2017. Tác giả khẳng định: “Sự “bội thực” thông tin trong thời đại hiện nay cũng tạo ra nhu cầu đọc nhanh, lướt qua các thông tin chính…Infographic Animation tổng hợp thông tin theo từng chủ đề riêng biệt, nhờ đó người xem dễ dàng hệ thống được kiến thức. Hơn nữa, mỗi kịch bản đều chú ý đến tính logic, sắp xếp bố cục nội dung và hình ảnh sao cho bật lên các mối liên hệ nhân quả, so sánh tương quan, liên hệ thực tiễn… Điều này hỗ trợ tích cực cho việc hình thành và bồi dưỡng tư duy logic của con người, nhất là các em HS đang trong quá trình hoàn thiện nhận thức”. Từ nhận thức đó, tác giả nhận định: Thông qua các hình ảnh đồ họa, hiệu ứng sinh động và sự sắp xếp ý tưởng sáng tạo, những kiến thức Địa lí được truyền tải đến HS một cách trực quan, sinh động hơn. Nội dung bài học sẽ không còn khô khan và nhàm chán, bên cạnh đó lại cập nhật thêm những sự kiện Địa lí mới đang diễn ra trên thế giới, giúp HS dễ dàng ghi nhớ kiến thức và bổ sung thêm những thông tin bổ ích bên ngoài sách giáo khoa”. Tác giả cũng nghiên cứu,

giới thiệu quy trình thiết kế một video clip Infographic Animation cơ bản và cách thức sử dụng chúng hiệu quả trong dạy học Địa lí 11 [15, tr. 96].

Nguyễn Thanh Hà, Sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay, Luận văn thạc sĩ Báo chí, Hà Nội, 2015. Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề của việc sử dụng đồ họa trên các tác phẩm báo mạng điện tử. Trên cơ sở phân tích làm rỗ những đặc trưng, đặc điểm, ưu thế và hạn chế của thông tin đồ họa, đề tài đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng sử dụng thông tin đồ họa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay.

Trần Thị Hằng, Luận văn thạc sĩ Báo chí, Phương thức kể chuyện có sử dụng Infographics trên truyền hình, Hà Nội, 2015. Luận văn tập trung phân tích những thành công và hạn chế của việc sử dụng thông tin đồ họa của một số kênh truyền hình trong và ngoài nước; đồng thời cũng khẳng định việc sử dụng thông tin đồ họa góp phần kể chuyện trên truyền hình đã có sự thay đổi và bắt kịp xu hướng thời đại. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định về việc sử dụng màu sắc đồ họa, hiệu ứng chuyển động giữa các biểu tượng, …

Trình Thị Quỳnh, Sử dụng thông tin đồ họa trên báo in Việt Nam, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành báo chí học, trường Đại học khoa học xã hội nhân văn, Hà Nội, 2016. Đề tài đã nhấn mạnh những ưu điểm vượt trội của thông tin đồ họa (infographic) như tính đa dạng, phổ biến, phong phú, hấp dẫn, hệ thống. Đồng thời, cũng đã chỉ ra một số hạn chế của thông tin đồ họa về kích cỡ hình ảnh, chất lượng nội dung, chi phí in ấn,…

Ngô Thị Yến, Sử dụng thông tin đồ họa trong các chương trình truyền hình, Luận văn Thạc sĩ Báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và Nhânvăn, Hà Nội, 2013. Luận văn đi sâu giải thích các khái niệm về chương trình truyền hình, thông tin đồ họa và những thuật ngữ liên quan đến thiết kế. Luận văn còn cung cấp lịch sử hình thành và phát triển của thông tin đồ họa nói chung và thông tin đồ họa cho lĩnh vực truyền hình nói riêng trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của thông tin đồ họa.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí