sát vấn đề sử dụng di tích LS-VH trong DHLS Việt Nam ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Mục đích điều tra, khảo sát thực tiễn:
Đề tài tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễn nhằm đánh giá tình hình thực tế sử dụng di tích LS-VH địa phương trong DHLS Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Kết quả điều tra là cơ sở thực tiễn quan trọng để tác giả luận văn đề xuất các biện pháp sử dụng di tích LS-VH trong DHLS ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên.
Đối tượng và địa bàn điều tra, khảo sát:
Đối tượng điều tra, khảo sát là GV dạy môn Lịch sử và HS lớp 10,11,12 ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể, chúng tôi đã tiến hành điều tra 21 GV thuộc các trường THPT Phú Lương, THPT Hoàng Quốc Việt, THPT Thái Nguyên, THPT Phổ Yên, THPT Bắc Sơn, 218 HS ở các trường THPT Phổ Yên, THPT Thái Nguyên, THPT Phú Lương, THPT Bình Yên…
Kế hoạch và phương pháp điều tra, khảo sát:
Chúng tôi tiến hành soạn phiếu điều tra, sau đó trao đổi, phỏng vấn, phát phiếu điều tra trực tiếp cho GV và HS. Đối với những GV và HS không có điều kiện điều tra trực tiếp chúng tôi sử dụng ứng dụng google form, trao đổi qua email, gửi đường link và tiến hành điều tra, khảo sát trực tuyến.
Điều tra thực tiễn đối với GV, HS được tiến hành trong năm học 2019 - 2020. Sau khi thu thập phiếu điều tra, chúng tôi tiến hành thu nhận kết quả và xử lý số liệu để nắm bắt được tình hình thực tiễn sử dụng di tích LS-VH địa phương trong DHLS Việt Nam ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên.
Nội dung và kết quả điều tra, khảo sát đối với giáo viên
Chúng tôi thiết kế 10 câu hỏi điều tra (Phụ lục 1 kèm theo) để tìm hiểu các nội dung sau: Nhận thức của GV về mức độ cần thiết và vai trò của việc sử dụng di tích LS-VH (câu hỏi 1,2); Hình thức và biện pháp sử dụng di tích LS-VH địa phương trong DHLS Việt Nam (câu hỏi 3,4,5); Mức độ thường xuyên, thuận lợi và khó khăn, thái độ học tập của HS, mức độ hiệu quả khi sử dụng di tích LS-VH
địa phương trong DHLS Việt Nam (câu hỏi 6,7,8,9); Đề xuất của GV về việc sử dụng di tích LS-VH địa phương trong DHLS Việt Nam (Câu 10).
Rất cần thiết Cần thiết Bình thường
Không cần thiết
4.8 %
9.5%
33.3%
52.4%
Biểu đồ 1.1. Mức độ cần thiết của việc sử dụng di tích LS-VH trong DHLS
Điều tra mức độ cần thiết của việc sử dụng di tích LS-VH chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở biểu đồ 1.1. Số liệu của biểu đồ cho thấy hầu hết GV đều xác định tính cần thiết của di tích LS-VH trong DHLS.
Bảng 1.1. Kết quả khảo sát nhận thức của GV về sử dụng di tích LS-VH
Nội dung câu hỏi | Kết quả | ||
Số lựa chọn | Tỷ lệ % | ||
1 | Hình thức tổ chức dạy học với di tích lịch sử - văn hóa địa phương | ||
1.1. Sử dụng tài liệu di tích lịch sử - văn hóa tại lớp | |||
1. Đồng ý | 16 | 76.2 | |
2. Không đồng ý | 5 | 23.8 | |
1.2 Tiến hành bài học lịch sử tại di tích | |||
1. Đồng ý | 9 | 42.8 | |
2. Không đồng ý | 12 | 57.2 | |
1.3.Tham quan học tập tại di tích | |||
1. Đồng ý | 14 | 66.7 | |
2. Không đồng ý | 7 | 33.3 | |
1.4. Tham quan ngoại khóa tại di tích | |||
1. Đồng ý | 18 | 85.7 | |
2. Không đồng ý | 3 | 14.3 | |
1.5. Sử dụng tài liệu di tích trong hoạt động ngoại khoá tại lớp | |||
1. Đồng ý | 16 | 76.2 | |
2. Không đồng ý | 5 | 23.8 | |
2 | Sự phù hợp của phương thức sử dụng tài liệu di tích lịch sử - văn hóa trong dạy học lịch sử với điều kiện của nhà trường | ||
2.1. Dạy học trực tiếp tại di tích | |||
1. Phù hợp | 6 | 28.5 | |
2. Không phù hợp | 15 | 71.5 | |
2.2 Sử dụng tài liệu, tranh ảnh in ấn | |||
1. Phù hợp | 20 | 95,2 | |
2. Không phù hợp | 1 | 4,8 | |
2.3. Sử dụng di tích 3D với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin | |||
1. Phù hợp | 14 | 66.7 | |
2. Không phù hợp | 7 | 33.3 | |
3 | Sử dụng di tích trong hoạt động tham quan ngoại khóa lịch sử | ||
3.1. Hướng dẫn kĩ năng tham quan cho HS | |||
1. Đồng ý | 15 | 71.5 | |
2. Không đồng ý | 6 | 28.5 | |
3.2. Kết hợp tham quan với các hoạt động trải nghiệm | |||
1. Đồng ý | 18 | 85.7 | |
2. Không đồng ý | 3 | 14.3 | |
3.3. Tổ chức tham quan trên hệ thống di tích 3D tại trường | |||
1. Đồng ý | 17 | 81.0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Khái Niệm Liên Quan Đến Đề Tài Di Tích
- Vai Trò, Ý Nghĩa Của Việc Sử Dụng Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Địa Phương Trong Dạy Học Lịch Sử Việt Nam Ở Trường Trung Học Phổ Thông Tỉnh Thái
- Vài Nét Về Thực Trạng Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Tại Thái Nguyên
- Vị Trí, Mục Tiêu, Nội Dung Cơ Bản Của Lịch Sử Việt Nam Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Di Tích Ls-Vh Có Thể Sử Dụng Trong Dhls Việt Nam Ở Lớp 12
- Một Số Biện Pháp Sử Dụng Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Địa Phương Trong Dạy Học Lịch Sử Việt Nam Ở Trường Trung Học Phổ Thông Tỉnh Thái Nguyên
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
2. Không đồng ý | 4 | 19.0 |
Điều tra, khảo sát nhận thức của GV đối với các phương diện, hình thức sử dụng di tích LS-VH, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 1.1. Qua bảng trên, chúng tôi rút ra nhận xét: Để có thể sử dụng di tích LS-VH một cách hiệu quả thì GV phải tìm hiểu kĩ về những di tích đó, xác định những nội dung quan trọng, cần thiết để giảng dạy và sử dụng các phương pháp dạy học hợp lí. Phần lớn GV đều có những hiểu biết nhất định về di tích LS-VH và thấy được tầm quan trọng của di tích trong dạy học. Nếu làm tốt sẽ giúp HS nắm vững và hiểu sâu kiến thức, giúp các em khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách sinh động, nâng cao hứng thú học tập bộ môn, qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, phát triển năng lực cho HS.
Bảng 1.2. Kết quả khảo sát GV về thực tiễn sử dụng di tích LS-VH
Nội dung câu hỏi | Kết quả | |||
Số lựa chọn | Tỷ lệ % | |||
1 | Thực tiễn đã sử dụng di tích lịch sử văn hóa ở địa phương bao nhiêu lần: | |||
1. Đã tiến hành nhiều lần | 6 | 28.5 | ||
2. Thỉnh thoảng | 5 | 23.8 | ||
3. Chưa bao giờ | 10 | 47.7 | ||
2 | Đánh giá của thầy (cô) về thái độ học tập của HS khi học tập với di tích: | |||
1. Rất thích | 6 | 28.5 | ||
2. Thích | 11 | 52.4 | ||
3. Bình thường | 3 | 14.3 | ||
4. Không thích | 1 | 4.8 | ||
3 | Mức độ hiệu quả của việc sử dụng di tích lịch sử văn hóa địa phương | |||
1. Hiệu quả cao | 4 | 19.0 | ||
2. Hiệu quả khá | 6 | 28.5 | ||
3. Hiệu quả thấp | 8 | 38.0 | ||
4. Không hiệu quả | 3 | 14.5 | ||
4 | Những thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng di tích địa phương đối với việc DHLS ở trường THPT: | |||
1. Sự phù hợp giữa nội dung dạy học và nội dung di tích | Thuận lợi | 15 | 71.5 | |
Khó khăn | 6 | 28.5 | ||
2. Sự yêu thích của HS với di tích | Thuận lợi | 17 | 81.0 | |
Khó khăn | 4 | 19.0 | ||
3. Nhà trường hỗ trợ việc học tại di tích | Thuận lợi | 18 | 85.7 | |
Khó khăn | 3 | 14.3 | ||
4. Việc đi lại từ trường học đến di tích | Thuận lợi | 7 | 33.3 | |
Khó khăn | 14 | 66.7 | ||
5. Sự phối hợp của cán bộ, thuyết minh viên di tích với GV | Thuận lợi | 13 | 62.0 | |
Khó khăn | 8 | 38.0 | ||
6. Việc khai thác sử dụng di tích với sự hỗ trợ của CNTT | Thuận lợi | 14 | 66.7 |
Khó khăn | 7 | 33.3 |
Theo số liệu điều tra bảng 1.2 cho thấy, số GV thường xuyên sử dụng chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn (28.5%), trong khi đó số GV thỉnh thoảng sử dụng và chưa bao giờ sử dụng chiếm tỷ lệ lớn (71.5%). Cùng với số liệu về hiệu quả sử dụng, có thể thấy tiềm năng giáo dục qua di tích LS-VH vẫn chưa được khai thác trong DHLS Việt Nam. Kết quả điều tra về những thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng di tích là cơ sở lý giải nguyên nhân của thực trạng trên. Phần lớn việc sử dụng di tích còn gặp nhiều trở ngại về khoảng cách, thời gian, chi phí, điều đó cần có những giải pháp kết nối sử dụng di tích LS-VH với việc DHLS ở trường phổ thông.
Nội dung và kết quả điều tra, khảo sát đối với HS:
Chúng tôi tiến hành điều tra HS với 07 câu hỏi (Phụ lục 2 kèm theo), tập trung vào các nội dung sau: Nhận thức của HS về di tích LS-VH (Câu hỏi 2,4); Mức độ yêu thích khi học tập môn Lịch sử với di tích LS-VH (Câu hỏi 1); Mức độ, phương thức học tập lịch sử và cảm nhận của HS đối với di tích LS-VH địa phương (Câu hỏi 3,5,6); Đề xuất, mong muốn của HS sử dụng di tích LS-VH địa phương đem lại hiệu quả học tập (Câu hỏi 7).
Rất thích Thích
Bình thường
Không thích
4.1
%
16.5%
28.0%
51.4%
Biểu đồ 1.2. Mức độ yêu thích của HS khi tham quan, học tập với di tích LS-VH ở Thái Nguyên
Biểu đồ 1.2 cho thấy, phần lớn HS có thái độ yêu thích khi tham quan, học tập tại di tích. Thái độ của HS “bình thường” và “không thích” chỉ chiếm tỷ lệ
thấp (20.6%).
Khảo sát về hiểu biết của HS về các di tích LS- VH ở Thái Nguyên, số liệu ở bảng 1.3 cho thấy, đa số HS được điều tra đều biết về các di tích LS-VH ở Thái Nguyên thông qua nhiều nguồn như phương tiện thông tin đại chúng hoặc gần với địa bàn cư trú. Tuy nhiên, số HS hiểu rõ nội dung các di tích lại không nhiều chỉ chiếm 21.6%.
Bảng 1.3. Kết quả hiểu biết và mức độ tiếp xúc với di tích LS-VH của HS
Nội dung câu hỏi | Kết quả | |||
Số lựa chọn | Tỷ lệ % | |||
1 | Mức độ hiểu biết của HS về các di tích LS-VH ở Thái Nguyên | |||
1. Biết và hiểu rõ nội dung các di tích | 47 | 21.6 | ||
2. Biết nhưng không hiểu rõ nội dung các di tích | 128 | 58.7 | ||
3. Không biết | 43 | 19.7 | ||
2 | Việc trực tiếp đến tham các di tích LS-VH ở Thái Nguyên | |||
1. Thường xuyên | 31 | 14.2 | ||
2. Hiếm khi | 75 | 34.4 | ||
3. Chưa bao giờ | 112 | 51.4 | ||
3 | Phương thức tiếp xúc chủ yếu của em với một số di tích LS-VH ở Thái Nguyên | |||
1. Di tích Khảo cổ Thần Sa (Võ Nhai) | Học trực tiếp | 37 | 17.0 | |
Học gián tiếp | 119 | 54.6 | ||
Chưa bao giờ | 62 | 28.4 | ||
2. Di tích Đền Đuổm | Học trực tiếp | 63 | 28.9 | |
Học gián tiếp | 95 | 43.6 | ||
Chưa bao giờ | 58 | 26.6 | ||
3. Khu di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa | Học trực tiếp | 97 | 44.5 | |
Học gián tiếp | 78 | 35.8 | ||
Chưa bao giờ | 43 | 19.7 | ||
4. Cụm di tích một số địa điểm của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917 | Học trực tiếp | 53 | 24.3 | |
Học gián tiếp | 91 | 41.7 | ||
Chưa bao giờ | 74 | 33.9 | ||
5. Di tích Thanh niên xung phong 915 Bắc Thái | Học trực tiếp | 37 | 17.0 | |
Học gián tiếp | 121 | 55.5 |
Chưa bao giờ | 60 | 27.5 |
Điều tra thực tế về phương thức tiếp xúc, học tập với một số di tích tiêu biểu ở Thái Nguyên, kết quả ở bảng 1.3 cho thấy, phương thức tiếp xúc chủ yếu chính là học gián tiếp (học với internet, phương tiện thông tin đại chúng). Di tích được HS tham quan học tập trực tiếp nhiều nhất là di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa với 45.5%.
Bảng 1.4. Kết quả khảo sát về phương pháp học tập và thu hoạch của HS
Nội dung câu hỏi | Kết quả | ||
Số lựa chọn | Tỷ lệ % | ||
1 | Phương pháp học tập lịch sử với di tích LS-VH (nhiều lựa chọn) | ||
1. Thuyết trình minh họa | 152 | 69.7 | |
2. Học tập theo dự án | 104 | 47.7 | |
3. Đóng vai làm thuyết minh viên | 146 | 67.0 | |
4. Trò chơi lịch sử | 204 | 92.2 | |
2 | Cảm nhận của HS sau khi đi tham quan, học tập tại di tích LS-VH (nhiều lựa chọn) | ||
1. Nội dung học tập sinh động | 183 | 83.9 | |
2. Tích cực, hứng thú học tập | 159 | 72.9 | |
3. Yêu quý quê hương | 176 | 80.7 | |
4. Có ý thức, trách nhiệm bảo tồn di sản văn hóa | 171 | 78.4 |
Kết quả khảo sát HS THPT phía trên cho thấy phần lớn các em đều thấy sự cần thiết của di tích với học tập lịch sử. Đa số HS hứng thú học tập với những giờ học tại di tích LS-VH hơn là những tiết học khô khan trên lớp. Bởi vì hình thức học tập đó giúp bài học trở nên sinh động hơn, HS dễ hiểu và nhớ lâu sự kiện lịch sử. Tuy nhiên khi được hỏi cụ thể về các di tích LS-VH ở Thái Nguyên, đa số HS đều không nắm được số lượng, không kể tên được các di tích tiêu biểu. Qua kết quả điều tra, khảo sát đối với GV và HS, chúng tôi đã rút ra một
số kết luận sau:
Một là, phần lớn GV và HS đều xác định được vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc dạy học bộ môn với di tích LS-VH tại địa phương. Trên thực tế, đã tổ chức các hoạt động dạy học trong giờ nội khóa và các hoạt động ngoại khóa để HS tìm hiểu lịch sử quê hương qua các di tích lịch sử.
Hai là, với số lượng di tích LS-VH phong phú tại Thái Nguyên, các trường THPT có thể sử dụng, khai thác ở các cấp độ khác nhau. Việc tổ chức dạy học với di tích LS-VH ở địa phương giúp các em yêu thích bộ môn, hiểu sâu sắc hơn các kiến thức trong chương trình lịch sử dân tộc.
Ba là, mặc dù nhận thức được ý nghĩa to lớn của việc tổ chức dạy học bộ môn với di tích LS-VH ở địa phương, song trên thực tế, số lần HS được học tập bộ môn với các di tích LS-VH tại địa phương không nhiều.
Bốn là, hình thức thực hiện chủ yếu thông qua các hoạt động ngoại khóa chung, có sự phối hợp giữa nhiều đoàn thể, cơ quan với nhà trường. Tuy nhiên, sau các hoạt động đó, trong các giờ học lịch sử, GV hầu như không quan tâm đến việc giúp các em nghiên cứu, tự nghiên cứu, tìm hiểu về di tích LS-VH ở địa phương nhằm phát huy năng lực của HS.
Trên cơ sở đó, chúng tôi tìm hiểu và làm rõ nguyên nhân việc HS ít quan tâm đến di tích LS-VH ở địa phương, có thể đề cập đến một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Về nguyên nhân khách quan: Xuất phát từ điều kiện học tập tại di tích, khoảng cách địa lí giữa nhà trường và các di tích LS-VH. Điều kiện cơ sở vật chất của các trường, đặc biệt các trường miền núi khá thiếu thốn, gây trở ngại lớn trong việc sử dụng tài liệu di tích vào dạy học, nhất là khi cần sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Kinh phí thực hiện và sự an toàn trong quá trình di chuyển cũng là một trở ngại lớn, thông thường ở các trường THPT hiện nay, để tổ chức được các tiết học tại di tích cần một khoản kinh phí nhất định, phần lớn là xã hội hóa dựa trên sự thỏa thuận của cha mẹ HS với nhà trường. Hơn nữa, đảm bảo sự