Vị Trí, Mục Tiêu, Nội Dung Cơ Bản Của Lịch Sử Việt Nam Ở Trường Trung Học Phổ Thông

an toàn cho các em trong quá trình di chuyển cũng là vấn đề lớn, nhất là với lứa tuổi HS THPT khá hiếu động, tò mò, thích khám phá.

Về nguyên nhân chủ quan: GV ít sử dụng di tích LS-VH trong giảng dạy. Nhiều HS được hỏi cho rằng GV chưa bao giờ tổ chức học tập tại di tích. Việc tham quan học tập do nhà trường tổ chức chưa thực sự hiệu quả vì số lượng quá đông. Mặt khác, do sai lệch về nhận thức một bộ phận HS khi học lịch sử một cách máy móc, học vẹt chứ không xuất phát từ hứng thú, đam mê.

* *

*

Như vậy, trên cơ sở thống nhất quan niệm, đề tài khẳng định xuất phát điểm, phân tích làm rõ vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di tích LS-VH Thái Nguyên trong DHLS bởi vì nơi đây có nhiều tài liệu, đồ dùng trực quan giá trị, cần được khai thác sử dụng.

Thông qua điều tra, khảo sát thực tiễn, luận văn cũng chỉ ra những nét chính của việc sử dụng di tích trong tình hình hiện nay. GV, HS đều quan tâm, có nhận thức đúng về di tích, xác định được những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành. Tuy nhiên, thực tiễn sử dụng hiện nay còn nhiều hạn chế, đòi hỏi những con đường, biện pháp mới để sử dụng hiệu quả di tích LS-VH góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

Chương 2

HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông

2.1.1. Vị trí

Chương trình bộ môn Lịch sử ở trường THPT gồm ba phần chính là lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam và lịch sử địa phương. Trong đó, phần lịch sử Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình lịch sử, cung cấp cho HS quá trình hình thành, phát triển của dân tộc từ nguồn gốc đến năm 2000. Trong chương trình sách giáo khoa hiện hành, lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 2000 được kết cấu ở cả ba khối lớp 10, 11, 12 với 11 chương, 38 bài.

2.1.2. Mục tiêu

Kiến thức

Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 2000 giúp HS biết được các sự kiện lịch sử, nhân vật tiêu biểu, thời gian, không gian, các khái niệm, thuật ngữ lịch sử theo tiến trình phát triển của lịch sử; Hiểu được quá trình dựng nước và giữ nước, các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, kiến tạo nền văn minh của dân tộc Việt Nam; Sự phát triển của tiến bộ xã hội và nguyên nhân của sự hưng thịnh, suy vong qua các thời kỳ cùng các thành tựu chính về kinh tế, xã hội, văn hóa…Từ đó, HS có thể hình thành nhận thức khoa học về quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, rút ra những bài học kinh nghiệm và quy luật vận động của lịch sử, vận dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Kĩ năng

Thông qua việc sử dụng phương tiện, đồ dùng trực quan kết hợp với phương pháp dạy học thích hợp giúp HS phát triển các kĩ năng bộ môn như quan sát, phân tích tranh ảnh, lược đồ…trong đó có hiện vật, tranh ảnh tại các di tích

LS-VH; Kĩ năng tư duy (phân tích, so sánh, tổng hợp và đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử); Phát triển ở HS óc thẩm mỹ, kĩ năng trình bày một vấn đề lịch sử bằng ngôn ngữ chính xác, khoa học; Kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập, tự học, tự làm giàu tri thức lịch sử cho bản thân mình.

Thái độ

Bồi dưỡng cho HS những xúc cảm lịch sử đúng đắn, tư tưởng, tình cảm một cách tự nhiên cho HS như phê phán, căm ghét những tội ác của đế quốc, thực dân, phát xít gây ra cho nhân dân; Khâm phục, tự hào ý chí đấu tranh kiên cường, dũng cảm của các chiến sĩ cách mạng, những nhân vật anh hùng.

Kiến thức lịch sử Việt Nam góp phần bồi dưỡng những phẩm chất, đạo đức đúng đắn cho HS như giáo dục ý thức dân tộc, truyền thống yêu nước, yêu độc lập, tự do, yêu chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vào con đường của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn. Qua đó, giúp HS có ý thức, trách nhiệm để góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong hiện tại và tương lai.

Định hướng phát triển năng lực

Kiến thức lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 2000 sẽ định hướng hình thành và phát triển cho HS các năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Trên cơ sở đó, các năng lực đặc thù bộ môn như năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy, năng lực vận dụng kiến thức…cũng được hình thành.

2.1.3. Nội dung cơ bản

Lịch sử lớp 10

Chương trình lịch sử lớp 10 (theo sách giáo khoa hiện hành) bao gồm toàn bộ kiến thức lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc cho đến giữa thế kỉ XIX, có thể chia thành các nội dung chính sau:

Xã hội Việt Nam thời nguyên thủy: Thời kì này bắt đầu từ khi có con người xuất hiện trên đất nước Việt Nam cách ngày nay 30 - 40 vạn năm cho đến khi

công xã thị tộc tan rã, chuẩn bị những điều kiện, tiền đề cần thiết cho sự ra đời của quốc gia, nhà nước đầu tiên ở Việt Nam.

Thời kì dựng nước và giữ nước đầu tiên của nhân dân Việt Nam: Thời kì Văn Lang - Âu Lạc (khoảng thế kỉ VII TCN đến năm 179 TCN) là thời kì hình thành lãnh thổ chung, hình thành những mối quan hệ xã hội, gắn bó ngày càng chặt chẽ giữa các thành viên sống trong lãnh thổ chung, hình thành những nét cơ bản của một nền văn hóa chung khá phát triển và cuối cùng là hình thành một tổ chức chính trị chung của cả nước (nhà nước Văn Lang - Âu Lạc), mở đầu cho thời đại văn minh ở Việt Nam.

Thời kì đấu tranh giành độc lập, chống Bắc thuộc (từ năm 179 TCN đến năm 938): Đây là thời kì đấu tranh giành độc lập, chống chính sách đô hộ và đồng hóa hơn 1000 năm phong kiến phương Bắc của nhân dân Việt Nam trên các lĩnh vực quân sự, văn hóa, tư tưởng, kinh tế, xã hội cho đến khi đất nước được hoàn toàn độc lập, tự chủ với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền.

Kỉ nguyên độc lập, tự chủ trong thời đại phong kiến dân tộc (từ năm 938 đến giữa thế kỉ XIX): Thời kì xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lập tự chủ gắn với nền văn minh Đại Việt (từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV). Tiếp đó là giai đoạn chế độ phong kiến dân tộc tiếp tục phát triển và chuyển sang suy yếu (từ thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XIX).

Trên cơ sở xác định những nội dung cơ bản của kiến thức lịch sử lớp 10 (phần lịch sử Việt Nam) và nội dung các di tích LS-VH tại Thái Nguyên, chúng tôi đưa ra một số di tích LS-VH địa phương phù hợp với nội dung lịch sử để sử dụng trong DHLS Việt Nam một cách hiệu quả, cụ thể:

Bài 13: “Việt Nam thời nguyên thủy”, có thể sử dụng di tích khảo cổ Thần Sa vào dạy học, đặc biệt gắn với nội dung mục 2 - Sự hình thành và phát triển của Công xã thị tộc.

Bài 16: “Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (tiếp theo)”, có thể sử dụng khu di tích Lý Nam Đế vào dạy học ở mục 2: Một số cuộc

khởi nghĩa tiêu biểu, cụ thể mục b: Cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập của nhà nước Vạn Xuân.

Bài 19: “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV”, có thể sử dụng di tích đền Đuổm và di tích núi Văn, núi Võ vào dạy học mục I: Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, cụ thể mục 2: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và mục III: Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn.

Bảng 2.1. Di tích LS-VH có thể sử dụng trong DHLS Việt Nam ở lớp 10


Bài

Nội dung

Nguồn khai thác, sử dụng

Bài 13

Sự hình thành và phát triển của

Công xã thị tộc

Di tích khảo cổ Thần Sa

Bài 16

Cuộc Khởi nghĩa Lý Bí và sự

thành lập nhà nước Vạn Xuân

Khu di tích Lý Nam Đế


Bài 19

Cuộc kháng chiến chống Tống

thời Lý

Di tích Đền Đuổm, nơi thờ tướng

Dương Tự Minh

Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi

nghĩa Lam Sơn


Di tích Núi Văn Núi Võ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên - 8

Lịch sử lớp 11

Chương trình lịch sử lớp 11 (theo sách giáo khoa hiện hành) bao gồm toàn bộ kiến thức lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918, đây là phần kiến thức tiếp nối theo mạch thời gian của chương trình lịch sử Việt Nam lớp 10 và có thể chia thành các nội dung chính sau:

Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858 - 1884): Tháng 9/1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Ngay từ đầu, nhân dân ta đã chiến đấu kiên cường gây cho thực dân Pháp nhiều khó khăn. Do thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và quyết tâm kháng chiến của triều đình, cuối cùng Việt Nam đã rơi vào tay thực dân Pháp. Đối lập với thái độ yếu hèn của

triều đình nhà Nguyễn, nhân dân ta đã chiến đấu chống Pháp bền bỉ, rộng khắp, khiến cho giặc Pháp chịu nhiều tổn thất.

Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX: Phong trào Cần Vương, phong trào đấu tranh tự vệ ở các địa phương, tiêu biểu là khởi nghĩa nông dân Yên Thế diễn ra sôi nổi nhưng đều thất bại, mặc dù vậy các phong trào này đều thể hiện tinh thần quật khởi, bất khuất của nhân dân ta.

Xã hội Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất: Việt Nam dần trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến, nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp. Thực dân Pháp đã thực hiện cuộc khai thác thuộc địa, làm biến đổi đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam. Kinh tế tư bản chủ nghĩa được du nhập, nhiều giai cấp, tầng lớp mới ra đời, đặt cơ sở xã hội cho phong trào yêu nước mang màu sắc dân chủ tư sản. Phong trào yêu nước và cách mạng đã diễn ra sôi nổi với các hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…Các phong trào yêu nước đều thất bại do bị thực dân Pháp đàn áp. Trong bối cảnh khủng hoảng của đường lối cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước mới, Người đã xác định con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.

Trên cơ sở xác định những nội dung chính của kiến thức lịch sử lớp 11 (phần lịch sử Việt Nam) và nội dung các di tích LS-VH tại Thái Nguyên, chúng tôi đưa ra một số di tích LS-VH địa phương phù hợp với nội dung lịch sử để sử dụng trong DHLS Việt Nam một cách hiệu quả. Cụ thể là bài 24: “Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)” có thể sử dụng một số di tích của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917 (Trại lính khố xanh, nhà lao Thái Nguyên, phòng tuyến Gia Sàng, đền thờ Đội Cấn) vào dạy học. Đây là những địa danh gắn liền với cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917 đã trở thành niềm tự hào của người dân Thái Nguyên, được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1997.

Bảng 2.2. Di tích LS-VH có thể sử dụng trong DHLS Việt Nam ở lớp 11


Bài

Nội dung

Nguồn khai thác, sử dụng


Bài 24

Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên (1917)

Một số địa điểm của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917: Trại lính Khố Xanh, nhà lao Thái Nguyên, phòng tuyến Gia

Sàng, đền thờ Đội Cấn.

Lịch sử lớp 12

Chương trình lịch sử lớp 12 (theo sách giáo khoa hiện hành) bao gồm toàn bộ kiến thức lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000, đây là phần kiến thức tiếp nối theo mạch thời gian của chương trình lịch sử Việt Nam lớp 11 và có thể chia thành các nội dung chính sau:

Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930: Đây là giai đoạn thực dân Pháp đẩy mạnh và mở rộng chính sách khai thác thuộc địa ở Việt Nam với tốc độ nhanh, quy mô lớn, có hệ thống. Từ đó dẫn đến sự phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc, các giai cấp mới ra đời là tư sản, tiểu tư sản, giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành về số lượng và chất lượng đưa đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930.

Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945: Đây là giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, tổ chức và lãnh đạo đã giành thắng lợi vào tháng 8/1945, mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử Việt Nam: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954: Đây là giai đoạn nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng và bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân non trẻ, chống thù trong giặc ngoài và tiếp đó (từ ngày 19/12/1946) là cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược và chiếm đóng. Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đã đi đến thắng lợi vẻ vang bằng chiến

thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), kết thúc chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi.

Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc đã mở ra cho cách mạng Việt Nam một thời kì phát triển mới. Đất nước Việt Nam tạm thời chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam thực hiện đường lối kết hợp chặt chẽ ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mĩ cứu nước giành thắng lợi vẻ vang với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Kỉ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000: Trong giai đoạn này, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế phức tạp, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đã đạt được một số thành tựu quan trọng, tuy nhiên trong những năm 1976 - 1985 còn bộc lộ những yếu kém, nhất là trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986), cả nước bước vào công cuộc đổi mới toàn diện tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới đất nước trong 30 năm qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, rõ rệt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trên cơ sở xác định những nội dung chính của kiến thức lịch sử lớp 12 (phần lịch sử Việt Nam) và nội dung các di tích LS-VH tại Thái Nguyên, chúng tôi đưa ra một số di tích LS-VH địa phương phù hợp với nội dung lịch sử để sử dụng trong DHLS Việt Nam một cách hiệu quả. Cụ thể:

Bài 16: “Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời” có thể sử dụng di tích nhà tù Chợ Chu; Di tích lịch sử rừng Khuôn Mánh (địa điểm thành lập đội Cứu quốc quân II ngày 15/9/1941) và di tích lịch sử nơi thành lập Việt Nam giải phóng quân vào giảng dạy ở mục 2: Những cuộc đấu tranh mở đầu thời kì mới; mục 4:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023