Các Công Trình Nghiên Cứu Về Sử Dụng Di Tích Trong Dạy Học Nói Chung, Di Tích Lịch Sử Trong Dạy Học Lịch Sử Nói Riêng Ở Trường Phổ Thông


Cuốn sách Văn Bia Quốc Tử Giám, Hà Nộido Đỗ Văn Ninh biên soạn, NXB Văn hóa Thông tin, năm 2001 với nội dung 651 trang gồm hai phần: Phần 1: Lịch sử xây dựng và phát triển di tích Quốc Tử Giám (Hà Nội). Phần 2: 82 tấm bia Tiến sĩ. Cuốn sách xuất bản đúng dịp cả nước kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, cũng là cơ sở cho tác giả luận án xác định các nội dung DTLSQGĐB tại Hà Nội có thể và cần khai thác trong DHLS ở trường THPT hiệu quả.

Nhà xuất bản Thông Tấn xuất bản cuốn Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám của Trần Mạnh Thường (2/2004), cung cấp cho người đọc những thông tin ngắn gọn về giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật kiến trúc của di tích. Đồng thời, giới thiệu đôi nét về nền giáo dục dưới các triều đại phong kiến Việt Nam. Đặc biệt là nghiên cứu về 82 bia đá Tiến sĩ trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Cuốn sách chỉ 74 trang nhưng phản ánh khá đầy đủ, súc tích và hấp dẫn, đặc biệt phù hợp với người nước ngoài khi đến thăm khu di tích và đối tượng là HS phổ thông. Đây cũng là một nguồn tài liệu có giá trị cho luận án tham khảo để chọn lọc những nội dung tiêu biểu nhất của di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám phục vụ cho quá trình DHLS ở trường THPT.

Cuốn Di tích lịch sử văn hóa Hà Nội của tác giả Hà Nguyễn, NXB Thông tin và truyền thông, năm 2010 được xuất bản bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh (do Châu Quốc Hùng dịch). Qua những trang viết, Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội hiện lên qua các di tích lịch sử - văn hóa – biểu tượng của sức sống nội tại, một quá khứ vàng son của phẩm chất, đặc trưng cho con người Hà Nội. Cuốn sách đã giới thiệu được bốn di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội, đó là khu di tích Cổ Loa, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, chùa Thầy, khu di tích đền Sóc – chùa Non Nước, góp phần quảng bá vẻ đẹp cổ kính của Hà Nội đến bạn bè quốc tế. Tác phẩm là một tư liệu quý cho tác giả luận án chọn lọc nội dung của DTLSGQĐB tại Hà Nội để phục vụ cho quá trình giảng dạy LS ở trường THPT.

Tác giả Đinh Ngọc Bảo (chủ biên) trong cuốn Một số di tích lịch sử văn hóa Việt Nam. Dùng trong nhà trường, NXB ĐHSP (2012), đã sưu tầm và sắp xếp thành hệ thống các di tích lịch sử văn hóa theo tỉnh. Trong phần viết về Hà Nội, đã giới thiệu mười bảy di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu. Trong số đó, giới thiệu được 6 DTLSQGĐB tại Hà Nội gồm Chùa Thầy và khu núi đá Sài Sơn; đền Ngọc Sơn và khu vực hồ Hoàn Kiếm; Hoàng Thành Thăng Long; Khu di tích Phủ Chủ Tịch; Khu di tích Phù Đổng, Gia Lâm; thành Cổ Loa; Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Với cách viết súc tích, ngắn gọn, dễ hiểu nhưng khá đầy đủ thông tin, từ lịch sử tên gọi, quá trình hình thành khu di tích, đặc điểm nổi bật, giá trị của di tích,…Đó là nguồn tư liệu hữu ích giúp tác giả luận án xác định và chọn lựa nội dung tiêu biểu của DTLSQGĐB tại Hà Nội trong DHLS ở trường THPT.

Phan Văn Các, Trần Ngọc Vương cho ra mắt bạn đọc cuốn sách Di sản văn chương Văn Miếu - Quốc Tử Giám, NXB Hà Nội, 2010 trong dịp kỷ niệm đại lễ ngàn năm Thăng Long – Hà Nội. Tác giả khẳng định giá trị to lớn của DTLSQGĐB Văn Miếu - Quốc Tử Giám.. Bởi vì, đây là nơi gìn giữ và tôn vinh đạo học, lưu giữ và thể hiện đặc sắc nhất những giá trị nổi bật của nền văn hiến Việt Nam. Với bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, Văn Miếu

- Quốc Tử Giám là nơi lưu giữ rất nhiều những “di văn”, trong đó có 82 tấm bia đề danh tiến


sĩ được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới. Cuốn sách không chỉ là nguồn tư liệu phong phú phản ánh các giai đoạn lịch sử của dân tộc, mà còn là bức tranh sinh động về việc tuyển dụng và đào tạo nhân tài độc đáo ở Việt Nam, thể hiện tư tưởng trị quốc dựa vào nhân tài của cha ông ta. Cuốn sách là nguồn tài liệu tốt cho công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử. Đồng thời, là cơ sở để luận án khẳng định giá trị của DTLS và xác định nội dung DTLSQGĐB tại Hà Nội trong quá trình DHLS ở trường phổ thông.

Nhiều bài viết của cơ quan bảo tồn di sản và nhà khoa học đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau của các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội, tiêu biểu như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

Bài viết Giới thiệu di tích lịch sử Hà Nội tại Phòng bảo tồn bảo tàng, Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội, 1971 (tr.16), giới thiệu những nét chính về sự tích, lịch sử xây dựng, trùng tu, kiến trúc của một số di tích lịch sử tiêu biểu của Hà Nội như Thành Cổ Loa, Đền Hai Bà Trưng, Đền Quan Thánh, Chùa Một Cột, Đền Voi Phục, Chùa Láng, Chùa Trấn Quốc, Chùa Liên Phái, Chùa Bộc, Khu Đống Đa, Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn, Đền Phù Đổng. Những kiến thức tổng hợp về những khu di tích này giúp tác giả luận án có cái nhìn khái quát về các DTLSQGĐB tại Hà Nội, làm cơ sở để lựa chọn nội dung tiêu biểu của DTLSQGĐB tại Hà Nội phục vụ cho việc khai thác và sử dụng hiệu quả trong quá trình DHLS ở trường THPT.

Bài viết Một số kiến trúc xưa của Thăng Long - Hà Nội của Nguyễn Du Chi, Tạp chí Văn hoá dân gian, 1983, số 3- 4 đã giới thiệu một số công trình kiến trúc cổ của Thăng Long - Hà Nội. Trong đó, có DTLSQGĐB tại Hà Nội như: Văn Miếu - Quốc Tử Giám; chùa Tây Phương (xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất). Những nghiên cứu của bài viết khẳng định giá trị lịch sử - văn hóa của những công trình này. Đó là nguồn tư liệu quan trọng giúp chúng tôi trong quá trình xác định bản chất, nội dung và dự kiến cách thức khai thác trong quá trình DHLS ở trường THPT.

Sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông - 3

Trong Tạp chí Khảo cổ với chủ đề Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1987- 1988 có bài viết của Bùi Thiết về Cấu trúc mặt bằng thành Thăng Long thế kỷ XV - thế kỷ XVIII, trình bày cấu trúc mặt bằng thành Thăng Long thế kỷ XV - thế kỷ XVIII, dựa vào hệ thống tài liệu chữ viết, địa danh, bản đồ, tài liệu khảo cổ học. Đặc biệt là dựa vào hệ thống thoát nước lộ thiên của khu di tích là cơ sở quan trọng và tin cậy để dựng lại được cấu trúc thành Thăng Long. Những nghiên cứu mới về khảo cổ học là cơ sở khoa học để khẳng định giá trị lịch sử - văn hóa của Hoàng Thành Thăng Long – một trong những DTLSQGĐB tiêu biểu nhất của Hà Nội cần khai thác và đưa vào giảng dạy trong môn Lịch sử ở nhà trường phổ thông phù hợp và hiệu quả.

Bài viết “Di tích lịch sử - văn hoá trong khu phố cổ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm

- Hà Nội” của Trần Thanh Tùng - Nguyễn Doãn Văn, trên trang http://thegioidisan.vn/vi/cac- di-tich-xung-quanh-ho-hoan-kiem.html cho người đọc hình dung đầy đủ về không gian lịch sử - văn hóa Hồ Hoàn Kiếm gồm: đền Bà Kiệu, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Hội Khai Trí Tiến Đức, Khu tưởng niệm Vua Lê, đình Nam Hương, tháp Báo Thiên, cụm di tích đình - đền - chùa Vũ Thạch, tháp Hòa Phong, Tượng đài vua Lý Thái Tổ. Đặc biệt, Hồ Gươm là nền cảnh và tháp Rùa là di tích điểm nhấn quan trọng góp vào sự đa dạng, hấp dẫn của quần thể di tích lịch sử - văn hóa quanh Hồ Gươm. Đó là một gợi ý quan trọng để tác giả luận


án xác định địa điểm tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS trong hoạt động tham quan ngoại khóa khi tiến hành thực nghiệm sư phạm cho luận án.

Bài viết Hoàng thành Thăng Long những phát hiện mới của khảo cổ học của Đào Hùng, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 1, năm 2004, đã giới thiệu những phát hiện mới trong quá trình khai thác khảo cổ học ở khu Hoàng thành Thăng Long, thông qua những hiện vật thu được ở khu 18 Hoàng Diệu. Tác giả khẳng định, Hoàng thành Thăng Long là phát hiện mới, có giá trị khoa học đặc biệt quan trong của ngành Khảo cổ học nước nhà. Bởi vì, nơi đây là bằng chứng lưu giữ thời kì phát triển rực rỡ của chế độ phong kiến Đại Việt, với những hiện vật phản ánh nét đặc trưng của các triều đại Lý – Trần – Lê sơ. Đó là nguồn tư liệu gốc quý giá giúp NCS hiểu được giá trị, cũng như xác định nội dung và hình thức sử dụng khu di tích này vào dạy học bộ môn LS ở trường THPT phù hợp và hiệu quả.

Một số Luận án Tiến sĩ đã nghiên cứu về lịch sử Hà Nội và các di tích lịch sử

- văn hóa tại Hà Nội, nổi bật trong số đó là:

Luận án phó tiến sĩ Sử học của Nguyễn Thừa Hỷ với đề tài Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII - XVIII – XIX, (1982) tập trung nghiên cứu sự chuyển biến về kinh tế, xã hội của Hà Nội trong các thế kỷ XVII, XVIII, XIX. Đồng thời, đánh giá vai trò của nhà nước phong kiến trong kết cấu kinh tế - xã hội Việt Nam. Tuy luận án không trực tiếp đề cập đến từng DTGQĐB tại Hà Nội, nhưng những nghiên cứu của tác giả là gợi ý để NCS có sự nhận thức khái quát về tiến trình phát triển của Thăng Long – Hà Nội trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc Việt Nam, làm cơ sở để lựa chọn những DTLSQGĐB tại Hà Nội trong quá trình DHLS ở trường THPT.

Luận án phó tiến sĩ Lịch sử của Nguyễn Doãn Huân với đề tài Lịch sử khu di tích Cổ Loa, (1997) tập trung nghiên cứu về khu di tích lịch sử thành Cổ Loa trên các bình diện lịch sử, văn hoá trải qua các thời kỳ trước An Dương Vương và thời kỳ sau An Dương Vương. Thành công của tác giả giúp cho NCS hiểu được sâu sắc giá trị lịch sử - văn hóa của DTLSQGĐB Cổ Loa. Từ đó, định hướng cho tác giả trong việc xác định nội dung và hình thức khai thác, sử dụng khu di tích này hiệu quả trong quá trình DHLS ở trường THPT dưới các hình thức khác nhau.

Những di vật thời Tây Sơn ở Hà Nội (tượng, bia đá, sắc phong) là luận án phó tiến sĩ Khảo cổ học của Nguyễn Văn Hùng (1996). Tác giả đi sâu phân loại, mô tả và nhận xét về 3 nhóm di vật thời Tây Sơn như tượng, bia đá, sắc phong. Qua đó, tìm hiểu đặc trưng của những di vật, đánh giá giá trị của chúng đối với dân tộc và bước đầu lý giải tính phát triển tất yếu và tính kế thừa có quy luật của chúng. Đây là nguồn tư liệu gốc đặc biệt, gắn liền với phong trào Tây Sơn và triều đại Tây Sơn (thế kỷ XVIII), nên có giá trị khoa học to lớn trong công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử. Đồng thời, cũng là nguồn sử liệu quý để NCS sử dụng trong quá trình làm luận án.

Như vậy, những công trình nghiên cứu trên có những con đường tiếp cận khác nhau về DTLSQGĐB tại Hà Nội ở những khía cạnh khác nhau, như tìm hiểu nguồn gốc, lịch sử hình thành, phát triển, đánh giá thực trạng và bước đầu xác định giá trị của di tích trên một số lĩnh vực văn hoá, lịch sử, xã hội... Kết quả nghiên cứu của các công


trình là nguồn tài liệu quan trọng về nội dung DTLSQGĐB tại Hà Nội, là cơ sở để chúng tôi lựa chọn và sử dụng trong từng bài học cụ thể trong quá trình DHLS ở trường THPT. Mặc dù các công trình nghiên cứu trên không đề cập nhiều đến việc khai thác, sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội trong quá trình DH, nhưng đã góp phần quan trọng định hướng cho chúng tôi khi viết cơ sở lý luận của đề tài. Đó là làm rõ khái niệm DTLS, DTLSQGĐB, khẳng định giá trị quan trọng của DTLSQGĐB tại Hà Nội trong các lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Vì thế, việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của chúng là nhiệm vụ chính trị qua trọng đối với toàn xã hội nói chung, trong DH bộ môn LS ở trường THPT nói riêng.

1.2. Các công trình nghiên cứu về sử dụng di tích trong dạy học nói chung, di tích lịch sử trong dạy học lịch sử nói riêng ở trường phổ thông

Chúng tôi tiếp cận các công trình dưới góc độ DTLSQG là một phương tiện trực quan, là một nguồn kiến thức cơ bản, là môi trường học tập quan trọng đối với HS trong quá trình dạy học bộ môn lịch sử ở trường THPT.

1.2.1. Các công trình nghiên cứu về lí luận dạy học

1.2.1.1. Công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài

Tác giả M.Crugiắc trong cuốn Phát triển tư duy HS như thế nào, NXB Moscow, 1976 (Tài liệu dịch lưu trữ tại thư viện ĐHSP Hà Nội) đã khẳng định, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan là phương pháp tốt nhất đem lại sự phát triển tư duy cho HS. DTLS lại là một loại đồ dùng trực quan đặc biệt có ích trong phát triển tư duy HS. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của công trình là những gợi ý để chúng tôi xác định các biện pháp sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội để phát triển kĩ năng tư duy của HS trong quá trình học tập bộ môn LS ở trường THPT.

Aleexep (chủ biên) trong cuốn Phát triển tư duy HS, NXB Moscow, năm 1976, (Tài liệu dịch lưu trữ tại thư viện ĐHSP Hà Nội) nhấn mạnh, công tác tham quan, học tập tại di tích lịch sử văn hóa là một hoạt động quan trọng trong nhà trường đó là một phương thức dạy cho HS đọc cuốn sách của cuộc sống. Là một nghiên cứu có ý nghĩa khoa học giúp các nhà giáo dục nói chung, NCS nói riêng trong quá trình xác định được các nguyên tắc, phương pháp và hình thức học tập tại di tích lịch sử cho HS trong DHLS ở trường THPT.

I.F.Kharlamov trong cuốn Phát huy tính tích cực học tập của HS như thế nào, NXBGD Hà Nội, 1978 Nguyễn Ngọc Quang và Trần Thị Trang dịch khẳng định, tác dụng của đồ dùng trực quan kết hợp với lời nói sinh động đem lại hiệu quả cao trong việc dạy học. Sử dụng đồ dùng trực quan giúp HS thấy được bản chất của các đối tượng, kích thích sự ham tìm hiểu, khám phá của HS. Ông nhấn mạnh, hoạt động tự học và việc tham gia khám phá kiến thức một cách chủ động của HS trong quá trình học tập giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao tính tích cực hoạt động trí tuệ của HS. Những nhận định của tác giả là cơ sở để chúng tôi khẳng định giá trị to lớn của DTLSQGĐB – một loại hình đặc biệt của đồ dùng trực quan. Đồng thời, là cơ sở để xác định các biện pháp sử dụng DTLSQGĐB trong quá trình DHLS ở trường THPT theo nguyên tắc phát huy tính tích cực của HS.


M.B. Коpоткова, M.T. Стyденикин, Memoдuка oбyчeнuя ucmopuu в cxeмx, mаблuцax, onucанuяx, Гуманитарный Издательский Центр Владос Москва, 1999 (Các tác giả M.B.Kôrôkôva và T.T.Studennhikin trong cuốn Phương pháp dạy môn Lịch sử theo sơ đồ, bảng biểu, mô tả, xuất bản tại Matxcova năm 1999) thực sự có giá trị đối với đề tài. Ông đã khẳng định phương pháp tiếp cận lịch sử- văn hoá được coi là mô hình phổ biến nhất hiện nay như một phần của nền văn minh. 15 chủ đề trong cuốn sách nghiên cứu về “Dụng cụ trực quan trong DHLS”. Với cách trình bày bằng bảng biểu, sơ đồ, các tác giả đã phân loại và gợi ý cách sử dụng, phương pháp sử dụng cho mỗi loại (trong đó có loại hình thuộc di tích lịch sử) rất hiệu quả. Đó là những gợi ý quan trọng để chúng tôi vận dụng linh hoạt trong quá trình xác định các biện pháp sử dụng DTLSQGĐB đạt hiệu quả.

Trong cuốn Các phương pháp sư phạm, NXB Thế Giới, Hà Nội, 1999, GuyPalmade đã nhấn mạnh việc dạy học phải bắt đầu từ trực quan nhằm tạo ra trong óc trẻ một biểu tượng bền vững. Đặc điểm của phương pháp này là cung cấp cho HS, trong phạm vi có thể những dữ kiện dễ quan sát, dễ lĩnh hội. DTLSQGĐB là phương tiện trực quan có ý nghĩa lớn trong DHLS. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của công trình là những gợi ý quan trọng cho NCS trong quá trình lựa chọn hình thức và phương pháp sử dụng DTLSQGĐB trong dạy học LS ở trường THPT.

David A. Jacobsen, Paul Eggen, Donal Kauchak trong cuốn Methods for Teaching (Phương pháp dạy học – Prentice Half-Gale, 2002) nhấn mạnh, người dạy học nếu biết đa dạng hóa cách dạy sẽ đạt hiệu quả hơn những người luôn chỉ làm theo một cách nhất định. Do người học có những phong cách học khác nhau nên người dạy cần hướng dẫn để người học biết được họ nên học như thế nào là tốt nhất, nhận ra được điểm yếu của từng cá nhân. Đồng thời, đưa ra các phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm khuyến khích vai trò chủ động của người học, cách hướng dẫn phương pháp học phù hợp với phong cách học khác nhau của người học. Quan điểm trên của các nhà nghiên cứu gợi ý cho chúng tôi trong quá trình sử dụng nguồn tư liệu về di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội để đa dạng hóa cách dạy học lịch sử hiện nay.

Hai tác giả Jean – Marc Denommé và Madeleine Roy trong tác phẩm Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác (2000) cho rằng, hoạt động dạy học – giáo dục là sự tương tác lẫn nhau giữa ba yếu tố Người dạy (thầy) – Người học (trò) và môi trường. Trong đó, thầy giáo được ví như người dẫn lộ của đoàn leo núi. Trò – người thợ chính của quá trình kiến tạo nên trí tuệ, phẩm chất của mình để đạt đến mục tiêu. Môi trường được tổ chức cho thầy và trò tạo nên điều kiện thuận lợi cho công tác hoạt động nhằm đạt đến mục tiêu. Quan điểm trên đã gợi ý cho GV tận dụng tối đa hóa các điều kiện để làm phong phú các hình thức học tập của HS. Đó cũng là những gợi ý để xác định hình thức dạy học, phương pháp dạy học, và các biện pháp sư phạm phù hợp khi sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội trong quá trình DHLS ở trường THPT.

Robert J.Marzano - Debrra J.Pickering - Jane E.Pollock, trong cuốn Các phương pháp dạy học hiệu quả (Nguyễn Hồng Vân dịch, NXB GDVN, 2011) trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu lí thuyết đã đưa ra quan điểm của mình về giáo dục không nên bó buộc trong khuôn khổ nào, tức không chỉ tiến hành trên lớp. Đồng thời, giới


thiệu các PPDH đem lại hiệu quả như "Nhận ra sự giống và khác nhau", "Tóm tắt ghi ý chính", "Phương pháp khích lệ học tập và ghi nhận những cố gắng", "Bài tập về nhà và thực hành". Những phương pháp đó phát huy cao độ khả năng học tập của HS, nâng cao chất lượng giảng dạy của GV. Mỗi PPDH đã chỉ cho GV những cách làm cụ thể để thực hiện công tác giảng dạy hiệu quả nhất. Đó là những gợi ý quý báu cho NCS khi xác định các hình thức và PP sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội trong DHLS ở trường THPT.

Thomas Armstrong trong cuốn Đa trí tuệ trong lớp học (Người dịch Lê Quang Long, NXB GDVN, 2011) đi sâu nghiên cứu 8 loại "trí tuệ" của con người: Trí tuệ ngôn ngữ; Trí tuệ logic-toán học: Trí tuệ không gian; Trí tuệ hình thể động năng; Trí tuệ âm nhạc; Trí tuệ giao tiếp; Trí tuệ nội tâm; Trí tuệ tự nhiên học. Thuyết Đa trí tuệ đã mang lại một cái nhìn nhân bản và cần thiết nhằm khuyến khích GV coi trọng sự đa dạng về trí tuệ ở mỗi HS: mỗi loại trí tuệ đều quan trọng và mỗi HS đều có ít nhiều khả năng theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Nhà trường phải là nơi giúp đỡ, khơi gợi tiềm năng, tạo điều kiện học tập theo các hướng khác nhau cho các em. Tác giả đã tìm cách mở rộng phạm vi tiềm năng con người vượt ra ngoài chỉ số IQ, đó là sự gắn liền với khả năng "giải quyết vấn đề" và khả năng sáng tạo. Đó là những gợi mở để chúng tôi xác định các biện pháp sư phạm phù hợp với đối tượng nhận thức trong khi khai thác DTLSQGĐB tại Hà Nội trong DHLS. Di tích lịch sử đã gợi mở cho GV chúng tôi tạo môi trường học tập một cách thú vị cho HS.

Robert J.Marzano - Jana S.Marzano - Debrra J.Pickering, trong cuốn Quản lí lớp học hiệu quả (Người dịch Phạm Trần Long, NXB GDVN, 2011) cho rằng, trong ba vai trò của GV đứng lớp: lựa chọn biện pháp giảng dạy, thiết kế chương trình giảng dạy và áp dụng các biện pháp quản lí lớp học, thì quản lí lớp học là nền tảng. Ba vai trò đó thể hiện toàn diện năng lực dạy học của GV. Đó là cơ sở phương pháp luận đồng thời là PPDH để chúng tôi vận dụng trong quá trình tổ chức HS khai thác và sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội đạt hiệu quả.

James H.Stronge trong cuốn Những phẩm chất của người GV hiệu quả (Người dịch Lê Văn Canh, NXBGDVN, 2011) cho rằng, người GV có hiệu quả là tổng hòa của "các tính cách của người GV như là một cá nhân bình thường". Đồng thời nhấn mạnh, người GV hiệu quả phải thực hiện tốt khâu quản lí và tổ chức lớp học; soạn bài và tổ chức giảng dạy; thực hiện giảng dạy; theo dõi sự tiến bộ và tiềm năng của HS. Tác giả cũng định ra bảng tiêu chí đánh giá kĩ năng của người GV hiệu quả. Kết quả nghiên cứu giúp GV vững vàng hơn trong xử lý các tình huống dạy học nói chung, khai thác và sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội trong DHLS nói riêng để đạt kết quả tốt nhất.

Robert J.Marzano trong cuốn Nghệ thuật và khoa học dạy học (Người dịch Nguyễn Hữu Châu, NXB GDVN, 2011) khẳng định, nghề dạy học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Mỗi GV phải tự xây dựng PPDH cụ thể cho HS của mình tại thời điểm thích hợp, không có một PPDH nào có thể áp dụng cho mọi đối tượng dạy học. Theo đó, đòi hỏi năng lực của người GV phải luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đối tượng và khả năng nhận thức của HS. Đồng thời, chỉ rõ cho GV những cách làm


cụ thể để thực hiện nội dung đó. Đó là cơ sở để chúng tôi lựa chọn các PPDH tối ưu khi khai thác và sử dụng DTLSQGĐB trong quá trình DHLS ở trường THPT.

Giselle O.Martin - Kniep trong cuốn Tám đổi mới để trở thành người GV giỏi (Người dịch Lê Văn Canh, NXB GDVN, 2011) đã trình bày những thủ thuật dạy học cụ thể, gợi ý để GV vận dụng vào từng lớp học, với từng đối tượng nhận thức (giỏi, khá, trung bình, yếu). Điều đó đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng của người GV vì GV khó có thể nuôi dưỡng được hoạt động học tập đích thực cho người học nếu bản thân người học lại không tham gia vào quá trình học tập. Theo đó, mỗi GV có thể xây dựng chương trình giảng dạy cho mình từ đó có thể vận dụng trong bài học nội khóa và bài học ngoại khóa. Tác giả nhấn mạnh việc sử dụng phương pháp đánh giá gắn với đời sống thực tế là một định hướng cho hoạt động dạy trong nhà trường, cần tạo điều kiện thuận lợi cho người học gắn việc học tập với thực tế. Như vậy, trong trường hợp này DTLSQGĐB trở thành môi trường thực tiễn của hoạt động kiểm tra, đánh giá trong quá trình DHLS ở trường phổ thông. Đây là gợi ý quý báu để chúng tôi thực hiện các hoạt động trải nghiệm với DTLSQGĐB tại Hà Nội để tạo cơ hội cho HS phát triển năng lực và phẩm chất của mình.

Tác giả Bernd Meier (Đức) với tác phẩm Lý luận dạy học hiện đại (Bản dịch Nguyễn Văn Cường, NXB Đại học Sư phạm, 2016) nghiên cứu sâu về lý luận dạy học hiện đại. Tác giả đã đưa ra những quan điểm dạy học khác nhau như: dạy học phát triển kế thừa, dạy học điển hình, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dự án, dạy học theo tình huống, dạy học đóng vai,.. Các phương pháp đó đều hướng tới phát triển năng lực người học. Đó là những kết quả nghiên cứu có giá trị để chúng tôi kế thừa, vận dụng trong quá trình xác định hình thức, biện pháp sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội trong DHLS ở trường THPT.

1.2.1.2. Công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước

Khác với cách tiếp cận của các nhà quản lý và nghiên cứu văn hoá, các nhà giáo dục học và tâm lý học, các nhà giáo dục lịch sử ở Việt Nam đã nhìn nhận di tích lịch sử với góc độ là một nguồn kiến thức khoa học, một phương tiện trực quan đặc biệt và môi trường thực tiễn lí tưởng để tổ chức DH với nhiều hình thức khác nhau. Các tài liệu giáo dục học, lí luận dạy học của các tác giả Việt Nam như Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Cảnh Toàn, Thái Duy Tuyên, Lưu Xuân Mới, Phạm Bá Hoành, Nguyễn Hữu Châu... cũng nghiên cứu sâu về quá trình dạy học. Quan điểm thống nhất cho rằng dạy học bao gồm hai hoạt động gắn bó mật thiết với nhau: hoạt động dạy của thầy có chức năng kép: truyền đạt thông tin dạy và điều khiển hoạt động học; hoạt động học của trò có hai chức năng thống nhất với nhau là lĩnh hội (tiếp thu thông tin dạy của thầy) và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh tri thức khoa học của mình (tự giác, tích cực, tự lực). Cụ thể:

Trong giáo trình Giáo dục học (Tài liệu lưu hành nội bộ, Tủ sách ĐHSP Hà Nội II, 1971), chỉ ra một trong năm phương châm giáo dục là lý luận gắn liền với thực tế; GV mỗi khi có điều kiện phải cho HS trực tiếp quan sát sự vật và hiện tượng thật. Đối với sự vật và hiện tượng không trực tiếp quan sát được, GV có thể sử dụng đồ dùng trực quan để khôi phục lại hình ảnh của chúng cho HS quan sát. Đồng thời, xác


định hình thức tổ chức giờ học tại nơi có di tích, sự kiện đang học (đối với môn Lịch sử là địa điểm di tích); khẳng định tầm quan trọng của hoạt động tham quan ngoại khóa tạo điều kiện cho HS tiếp xúc trực tiếp với thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành những biểu tượng chính xác, khái niệm đúng đắn, cảm xúc chân thành, có ý nghĩa giáo dục lớn trong tình yêu đối với quê hương, tin tưởng ở khoa học, có ý nghĩa giáo dục to lớn. Đó là những gợi ý quan trọng để chúng tôi đề xuất và vận dụng linh hoạt các hình thức và biện pháp sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội trong quá trình làm luận án.

Các tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt trong giáo trình Giáo dục học (NXB Giáo dục 1987) trên cơ sở trình bày những vấn đề chung về giáo dục học, trong đó, đề cập đến quy luật của quá trình dạy học - quy luật thống nhất biện chứng giữa dạy và học là quy luật cơ bản, nó phản ánh mối liên hệ tất yếu và bền vững giữa hai nhân tố trung tâm, của quá trình dạy học: hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Trong quan hệ đó, thầy đóng vai trò chủ đạo với tư cách là chủ thể tác động sư phạm đứng trước hai đối tượng điều khiển: HS và hoạt động nhận thức của nó. Đặc biệt, đề cập đến các hình thức tổ chức dạy học và các loại bài học, cần vận dụng linh hoạt các nguyên tắc, các phương pháp, phương tiện dạy học nhằm phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập nhận thức của HS. Đồng thời khẳng định, đồ dùng trực quan nếu được sử dụng hợp lý và khéo léo giúp HS dễ hiểu, nhớ kiến thức lâu hơn. Đó là những gợi ý quý báu để tác giả luận án vận dụng khi xây dựng cơ sở lí luận của đề tài. Đặc biệt là, xác định hình thức, biện pháp sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội theo nguyên tắc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong nhận thức của HS.

Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên) “Giáo dục học” tập 1,2, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2009 đã đi sâu nghiên cứu vấn đề về bản chất của quá trình DH và mối quan hệ biện chứng, thống nhất của các yếu tố trong quá trình dạy học như mục tiêu DH, nội dung DH, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức DH, nhằm đạt tới những kết quả tối ưu trong quá trình giáo dục. Đó là những nguyên tắc chung để chúng tôi vận dụng trong quá trình xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.

Tác giả Phạm Viết Vượng trong các giáo trình Giáo dục học (2008), Giáo dục học đại cương (2013), đã trình bày những nội dung cơ bản của lý luận dạy học như quá trình dạy học, nguyên tắc, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Tác giả cho rằng động lực của quá trình dạy học là việc giải quyết mâu thuẫn nội tại giữa một bên là nhu cầu nhận thức và bên kia là trình độ nhận thức của HS ở một thời điểm nhất định, GV là người tạo dựng các mâu thuẫn và bằng nghệ thuật sư phạm tổ chức cho người học giải quyết các mâu thuẫn đó bằng sự nỗ lực của bản thân. Theo đó, việc giảng dạy chỉ có hiệu quả khi GV giữ được vai trò chủ đạo trong tổ chức, điều khiển, hướng dẫn HS học tập. Vai trò chủ đạo của GV chính là vai trò định hướng mục tiêu và đảm bảo chất lượng dạy học. Đó cũng là những nguyên tắc dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học mà chúng tôi sẽ vận dụng linh hoạt trong quá trình làm luận án.

Tác giả Trần Bá Hoành trong cuốn Vấn đề GV – những nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đưa ra quan điểm “một hướng đổi mới đào tạo GV hiện nay là phải dạy HS

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2023