Giá Trị Di Tích Lịch Sử Quốc Gia Đặc Biệt Tại Hà Nội


tiên của dân tộc – quốc gia Âu Lạc, gắn liền với vua An Dương Vương và thành Cổ Loa kiên cố. Khu di tích lịch sử Đền Hai Bà Trưng là nơi thờ cúng người anh hùng dân tộc lần đầu tiên lãnh đạo nhân dân lật đổ ách thống trị của nhà Hán, giành được độc lập dân tộc trong thời Bắc thuộc. Hay Khu di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng Thành - Thăng Long, là bằng chứng sống động phản ánh đậm nét quá trình phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam qua các triều đại Lý – Trần – Lê sơ. Hoặc là Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn tọa lạc ngay trung tâm Hà Nội, không chỉ là một di tích lịch sử phản ánh thời kì xác lập của chế độ phong kiến Việt Nam, gắn liền với nhân vật Lê Lợi, mà còn là một danh thắng nổi tiếng – niềm tự hào của dân tộc và là nơi thu hút du khách quốc tế mỗi khi đến thăm Việt Nam. Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh là bằng chứng sống động, chân xác về cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh – người anh hùng dân tộc

– danh nhân văn hóa thế giới – niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam và sự ngưỡng mộ của nhân dân thế giới. ....

Tính điển hình của các DTLSQGĐB tại Hà Nội không chỉ phản ánh về “chất”, mà còn thể hiện về “lượng”. Trong số 106 DTQGĐB của cả nước, thì Hà Nội có 16 di tích, là niềm tự hào không chỉ của người dân Thủ đô, mà là của cả dân tộc Việt Nam. Như vậy, tính điển hình đã tạo nên đặc điểm riêng biệt của các DTLSQGĐB tại Hà Nội.

- Tính cụ thể, sinh động, hấp dẫn

Di tích (monument) có thể là một tảng đá, cột trụ, di chỉ khảo cổ, cấu trúc hoặc một công trình kiến trúc được dựng lên ghi nhớ về một nhân vật, một sự kiện hoặc một hành động đã xảy ra. Cũng có thể là một điểm đánh dấu vĩnh viễn, chẳng hạn như một ranh giới bằng đá định vị một góc hay một phạm vi di sản. Theo cách hiểu đó, các DTLSQGĐB tại Hà Nội là sản phẩm lao động sáng tạo của người xưa để lại, còn tồn tại đến ngày hôm nay. Mỗi di tích đều mang những diện mạo, hình ảnh sinh động, phản ánh những khía cạnh khác nhau của đời sống vật chất, tinh thần của người xưa. Mỗi hiện vật thuộc di tích bản thân mang tính hình ảnh điển hình, cụ thể nên rất sinh động và hấp dẫn.

Một trong những thế mạnh của di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội là cảnh quan môi trường của di tích - yếu tố rất quan trọng trong tổng thể và là một phần không thể thiếu, tạo nên nét đặc trưng và giá trị của di tích. Với đặc điểm địa lý nằm trong nội hoặc ngoại thành Hà Nội, cơ sở hạ tầng khá tốt, đường xá đi lại dễ dàng nên toàn bộ các khu di tích hài hòa với không gian, cảnh quan và môi trường, có sông nước, rừng, vườn cây, núi non, hồ thác, rất đa dạng sinh cảnh tạo nên một bức tranh thiên nhiên hữu tình, cảnh quan đẹp, khí hậu trong lành làm tăng giá trị của di tích.

Từ trung tâm ra đến ngoại thành đâu cũng có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Hàng trăm di tích nói chung, những DTQGĐB tại Hà Nội mà đề tài chọn nghiên cứu và nhiều di tích nữa đang được lập hồ sơ chờ công nhận là nguồn tài liệu gốc phản ánh chân thực, khách quan lịch sử ở từng thời điểm nhất định rất cần thiết trong dạy học lịch sử ở nhà trường phổ thông. Đồng thời còn là nguồn tài nguyên vô


giá cho việc khai thác du lịch bền vững, đóng góp đáng kể vào nguồn thu để bảo quản và trùng tu di tích. Với sự độc đáo về kiến trúc và văn hóa, nhiều di tích đã được phát huy giá trị dưới các mức độ khác nhau. Khái quát hệ thống DTLSQGĐB tại Hà Nội có thể đi đến nhận định rằng: Số lượng di tích của Hà Nội rất lớn, đa dạng về loại hình và có giá trị to lớn về nhiều mặt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

Các di tích lịch sử danh lam thắng cảnh thường được kết hợp giữa công trình tôn giáo tín ngưỡng với cảnh quan thiên nhiên đẹp như đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Khu di tích lịch sử và khảo cổ Hoàng Thành – Thăng Long, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch. Các chương trình festival, hành trình du lịch về nguồn, đã thu hút nhiều khách tham quan và trở thành những ngày hội văn hóa lớn của cả nước. Đó là niềm tự hào không chỉ của người dân thủ đô Hà Nội.

- Tính toàn diện

Sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông - 6

Mỗi di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội phản ánh nhiều lĩnh vực: sử học, khảo cổ học, dân tộc học, Hán Nôm, văn hoá dân gian, m thuật, kiến trúc,…cho ta nhận biết nhiều khía cạnh, từ kinh tế đến sinh hoạt xã hội, niềm tin, tôn giáo… thông qua cấu trúc vật lý, hoá học, sinh học, địa chất, xây dựng... của di tích. Ẩn chứa trong cái vỏ vật chất của mỗi DTLSQGĐB tại Hà Nội còn là giá trị tinh thần to lớn, những chỉ dẫn về chặng đường phát triển của lịch sử, của đất nước, những truyền thống quý báu, những kinh nghiệm thành công và hạn chế của lịch sử, sự hy sinh, những tấm gương về lòng yêu nước, chống ngoại xâm, giàu nghĩa khí, tận trung với nước với dân, những bậc hiền tài,… Trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể đồ sộ những giá trị về lịch sử, những bài học quý giá về cách ứng xử, những truyền thống tốt đẹp (truyền thống yêu quê hương, đất nước, “uống nước nhớ nguồn”, chống áp bức, chống ngoại xâm, giàu nghĩa khí, tôn vinh việc học hành, truyền thống khéo tay hay nghề, nếp sống thanh lịch…); những tri thức sâu sắc và phong phú về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa nghệ thuật; những tập tục, sự phong phú về đời sống tâm linh đậm tính nhân văn và bản sắc dân tộc… Đó chính là những chất liệu sống động, có tính kết nối quá khứ với hiện tại, có tính lan tỏa và hội tụ để tạo thành một nguồn lực cho mỗi người, cho phát triển bền vững.

DTLSQGĐB tại Hà Nội phản ánh toàn diện các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội trong các giai đoạn lịch sử khác nhau từ xưa đến nay của vùng đất kinh kì

- Thủ đô của cả nước, đặc biệt là trên lĩnh vực lịch sử và văn hóa. Mỗi DTLS đều có dấu ấn đặc biệt, không chỉ chứa đựng giá trị của lịch sử, mà còn phản ánh bản sắc văn hóa của từng vùng miền, cũng như những truyền thống quý báu hay phong tục, tập quán đặc sắc. Đồng thời, đều là những công trình thể hiện quá trình lao động sáng tạo, tài năng của cha ông trong quá khứ, phản ánh giá trị về kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật độc đáo. Vì vậy, mỗi DTLSQGĐB tại Hà Nội phản ánh đầy đủ tính sinh động, hấp dẫn, cụ thể và có giá trị to lớn đối với dân tộc nói chung và Hà Nội nói riêng.


Nói tóm lại, DTLSQGĐB tại Hà Nội vừa mang những đặc điểm chung của DTLS, vừa có những đặc điểm riêng, gắn liền với con người, sự kiện và quá trình phát triển của Thủ đô Hà Nội – trái tim của cả nước, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. DTLSQGĐB tại Hà Nội là một loại "tài nguyên" quý giá không đơn thuần chỉ là phản chiếu quá khứ, mà nó còn mang hơi thở của thời đại, đã thực sự trở thành một bộ phận hữu cơ của đời sống đương đại, cần được gìn giữ, bảo tồn và phát triển.

2.1.5. Giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội

“Giá trị” của di tích lịch sử nói chung, DTLSQGĐB tại Hà Nội nói riêng là một khái niệm phức tạp, phụ thuộc vào những qui ước và sự thẩm định. Tùy theo tính chất có thể chia thành giá trị vật chất (giá trị vật chất tự thân và giá trị được nhân lên nhờ phát huy, khai thác) và giá trị tinh thần. Giá trị tự thân của DTLSQGĐB tại Hà Nội lại bao gồm giá trị kiến trúc, nghệ thuật (những giá trị kiến trúc, nghệ thuật nổi bật, tiêu biểu cho một phong cách, loại hình kiến trúc, trang trí hay điêu khắc, tiêu biểu cho một giai đoạn, có tính toàn vẹn còn được giữ gìn…); giá trị lịch sử (giá trị về niên đại, thể hiện sự hiếm có của di tích còn lại qua thời gian, thể hiện sự tiêu biểu của hiện vật với một giai đoạn lịch sử, công trình hay không gian là chứng tích cho những sự kiện lịch sử); giá trị phương thức xây dựng truyền thống, tri thức bản địa (giá trị văn hóa của phương thức xây dựng, k thuật xây dựng, các kinh nghiệm bản địa đặc sắc, rất đáng để các thế hệ sau học tập); giá trị văn hóa phi vật thể trong công trình (các giá trị văn hóa về tín ngưỡng, phong tục tập quán truyền thống, nghệ thuật biểu diễn… tồn tại đi kèm với công trình kiến trúc, không gian).

Theo thời gian có giá trị vĩnh cửu, giá trị nhất thời. Theo ý nghĩa có giá trị sử dụng, giá trị thẩm m , giá trị giáo dục tư tưởng, đạo đức… Tuy nhiên, giá trị cũng có tính ước lệ, tuân theo những qui ước truyền thống của một cộng đồng nhất định và vì thế nó biến động theo không gian, thời gian, không cố định về quan niệm tốt, xấu. Có thể coi giá trị là linh hồn cuả DTLSQGĐB tại Hà Nội.

- Giá trị nhận thức lịch sử, trong mỗi DTLSQGĐB tại Hà Nội chứa đựng giá nhiều giá trị như giá trị kỳ quan, bản sắc, tính liên tục của truyền thống, sự khâm phục và lòng tôn kính, biểu tượng và tinh thần của cộng đồng người Thăng Long Hà Nội xưa, của dân tộc Việt Nam thời kì đó. Khi đứng trước mỗi DTLSQGĐB tại Hà Nội không chỉ HS và GV mà tất cả mọi người đều có thể hình dung lịch sử một cách chính xác nhất, trung thực nhất.

Một số DTLSQGĐB tại Hà Nội đồng thời là di sản văn hóa thế giới. (Cổ Loa, Hoàng Thành Thăng Long); Di sản tư liệu thế giới (bia tiến sĩ trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám) mang trong mình những giá trị nổi bật toàn cầu. Những giá trị nổi bật toàn cầu đó không chỉ thể hiện ở các di tích, di vật hiện hữu được phát lộ mà còn lắng đọng ở chiều sâu văn hóa phi vật thể và giá trị tinh thần vô giá, được bồi đắp qua hàng ngàn năm lịch sử. Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long là nơi liên tục trong hơn một thiên niên kỉ diễn ra giao thoa các giá trị nhân văn, nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật kiến trúc, k thuật xây dựng, nghệ thuật tạo dựng cảnh quan hết sức độc đáo, trung


tâm quyền lực nối tiếp nhau trong hàng ngàn năm lịch sử, minh chứng có một không hai về sự phát triển của văn minh Đại Việt trong lịch sử phát triển của nhà nước quân chủ vùng Đông Nam Á và Đông Á.

- Giá trị về giáo dục, mỗi DTLSQGĐB Tại Hà Nội là sản phẩm của sức lao động sáng tạo của cha ông để lại và gắn liền với những nhân vật lịch sử điển hình, có phẩm chất, nhân cách tốt, có ảnh hưởng tích cực và sâu sắc đối với dân tộc. Ví như vua An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Hồ Chí Minh. Vì vậy, khi sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội trong dạy học lịch sử ở trường THPT không chỉ có tác dụng trang bị cho HS nguồn kiến thức phong phú về lịch sử, mà quan trọng hơn là giáo dục đạo đức, tư tưởng, tạo nên những cảm xúc lịch sử cho người học. Từ đó, bồi đắp lòng cho HS lòng yêu nước, ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng.

- Giá trị là nguồn sử liệu, trong mỗi DTLSQGĐB tại Hà Nội bao gồm giá trị tư liệu, lịch sử, khảo cổ học và niên đại, thẩm m và kiến trúc, cảnh quan và sinh thái, khoa học và công nghệ. Tiêu biểu cho hệ giá trị này là tám mươi hai bia tiến sĩ của các khoa thi dưới triều Lê - Mạc (1442-1779) trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ có giá trị về các thông tin riêng lẻ, mà là văn bản mang tính chất lưu trữ thông tin, là những áng văn chữ Hán viết theo thể biền ngẫu, mỗi bài đều có những đóng góp đặc sắc cho di sản văn học nước nhà. Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giảm không chỉ có ý nghĩa lưu danh khuyến khích hiền tài giúp nước, là bức tranh lớn về quy mô nền giáo dục Đại Việt thời phong kiến …, mà còn là biểu tượng lưu dấu quá trình hình thành và phát triển của tầng lớp trí thức Nho học Việt Nam, những người đã tiếp thu và phát huy xuất sắc tinh hoa của các nền văn minh phương Đông để sáng tạo ra cả kho tàng văn hiến Hán Nôm giàu đậm tinh thần yêu nước và bản sắc dân tộc. Từ những giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt đó, đầu tháng 3/2010, tổ chức UNESCO đã công nhận bia tiến sĩ là di sản tư liệu thế giới.

- Giá trị sử dụng, khi tiếp cận DTLSQGĐB tại Hà Nội ở những góc độ và mục đích khác nhau sẽ cho người sử dụng nhận được những giá trị khác nhau như giá trị chức năng, kinh tế và xã hội, giáo dục và chính trị, giá trị kế thừa và chuyển tiếp. Các giá trị này được hình thành dần từ khi DTLSQGĐB tại Hà Nội hình thành cho đến ngày hôm nay. Trong giá trị kế thừa, chuyển tiếp còn bao gồm giá trị cảnh quan (các tổ hợp cây xanh, mặt nước, địa hình, bầu trời. Các yếu tố này thường xuyên thay đổi, tuy có được dựa trên một số yếu tố chính như cây cổ thụ, bờ sông, bến nước…vẻ đẹp của nó là sự kết tinh qua thời gian, đặc trưng của sự phát triển sinh học của cây, của sự thay đổi tự nhiên khí hậu, thời tiết tác động đến địa hình; giá trị dấu ấn nơi chốn, tạo bản sắc, tính biểu tượng cho khu vực; giá trị tạo lập môi trường sống, sinh thái, sinh thái nhân văn; giá trị văn hóa xã hội đương đại.

DTLSQGĐB tại Hà Nội mang ý nghĩa là nguồn lực cho phát triển kinh tế vùng Hà Nội, một nguồn lực rất lớn, sẵn có nếu được khai thác, sử dụng tốt sẽ góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế đất nước và nó càng có ý nghĩa to lớn khi đất


nước đang rất cần phát huy tối đa nguồn nội lực để phát triển. Đặc biệt, DTLSQGĐB tại Hà Nội có giá trị to lớn trong giáo dục lịch sử, nếu GV biết khai thác và sử dụng hiệu quả trong quá trình dạy học ở trường THPT.

2.1.6. Mối quan hệ giữa di tích lịch sử quốc gia đặc biệt với kiến thức lịch sử

Bàn về quá trình nhận thức, Lênin đã viết: “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, nhận thức hiện thực khách quan.” Quá trình nhận thức lịch sử của HS cũng không ngoài quy luật nhận thức đó. Một đặc điểm điển hình của việc học tập lịch sử là HS không trực tiếp quan sát các sự kiện lịch sử như đã từng diễn ra. Vì vậy, yếu tố trực quan có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình dạy học lịch sử. Các nhà giáo dục học chứng minh rằng, càng có nhiều giác quan tham gia vào quá trình tri giác thì sự lĩnh hội tri thức càng nhanh, càng bền vững và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành biểu tượng, khái niệm, rút ra quy luật và bài học lịch sử.

Trong các loại đồ dùng trực quan được sử dụng trong dạy học lịch sử, di tích lịch sử là một phương tiện đặc biệt, là sản phẩm của quá khứ, là minh chứng sinh động của những sự kiện lịch sử đã diễn ra với không gian và thời gian cụ thể. Do đó việc sử dụng di tích lịch sử có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình DH. Bộ môn Lịch sử cung cấp cho HS những tri thức lịch sử không lặp lại cả về thời gian và không gian. Do đó khi dạy học lịch sử GV phải giúp cho HS nhận thức được đặc điểm thời gian và không gian làm nảy sinh sự kiện. Qua đó các em thấy được đặc điểm riêng, mối quan hệ có tính kế thừa giữa các sự kiện lịch sử với nhau.

Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông phản ánh những thành tựu của khoa học Lịch sử. Nghĩa là, bộ môn Lịch sử phản ánh toàn diện các sự kiện, hiện tượng LS về cơ sở kinh tế, đấu tranh xã hội, vừa bao gồm nội dung của kiến trúc thượng tầng, tình hình sản xuất, quan hệ sản xuất. Theo đó, nội dung lịch sử mà HS được học bao gồm các lĩnh vực của đời sống xã hội loài người như kinh tế, chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật. Do đó, trong quá trình DHLS, GV cần hướng dẫn HS tìm ra mối quan hệ nội tại giữa các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội để tổ chức cho HS lĩnh hội một hệ thống tri thức hoàn chỉnh. Qua đó, các em hiểu được cái bản chất cốt lõi của lịch sử. Những nội dung LS này được thể hiện đậm nét trong các di tích lịch sử nói chung, các DTLSQGĐB tại Hà Nội nói riêng. Do đó, nếu GV tổ chức tốt cho HS học tập với di tích lịch sử nói chung, di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nói riêng sẽ giúp cho HS có nhận thức toàn diện các sự kiện, hiện tượng lịch sử với đặc trưng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, về nghệ thuật và khoa học kĩ thuật của từng giai đoạn, từng thời kì lịch sử.

Các DTLS nói chung, DTLSQGĐB tại Hà Nội nói riêng được hình thành và lưu giữ ở mỗi địa phương đều gắn với những sự kiện lịch sử cụ thể. Mỗi DTLS đều phản ánh một bối cảnh xã hội, một không gian LS, một sự kiện hoặc một nhân vật LS điển hình nào đó trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Do đó trong quá trình học tập, nếu HS được tiếp xúc, được tìm hiểu, nghiên cứu các DTLSQGĐB tại Hà Nội là cơ sở để tạo được biểu tượng lịch sử sống động, hiểu được bản chất của các sự kiện,


hiện tượng thông qua các khái niệm và nêu được quy luật, bài học LS. Qua đó, tạo niềm vui, hứng thú, góp phần tạo xúc cảm LS, bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách tốt đẹp và phát triển kĩ năng học tập bộ môn. Do đó có thể nói các DTLS nói chung, DTLSQGĐB tại Hà Nội nói riêng là nguồn sử liệu quý giá cung cấp tri thức lịch sử khách quan, sinh động về các sự kiện, các hiện tượng lịch sử. Vì vậy, cần được khai thác, sử dụng phù hợp và hiệu quả trong quá trình DHLS ở trường phổ thông.

2.17. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông

2.1.7.1. Vai trò

Trong DHLS ở trường THPT, việc sử dụng DTLS nói chung, DTLSQGĐB tại Hà Nội nói riêng không chỉ là một phương tiện dạy học đặc biệt mà là một nguồn kiến thức LS giá trị, phản ánh những mặt khác nhau của đời sống xã hội trong từng thời kì LS. Vì vậy, DTLSQGĐB tại Hà Nội là nguồn sử liệu quý có tác dụng quan trọng hỗ trợ cho việc nhận thức lịch sử, giúp cho quá trình nhận thức của HS sâu sắc và toàn diện hơn. Các DTQGĐB ở Hà Nội rất phong phú, đa dạng có giá trị đặc biệt và được coi là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các di tích quốc qua đặc biệt không chỉ có thể sử dụng trong quá trình dạy học trên lớp, mà còn trong giờ học nội khóa ngoài lớp, hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm. Vì vậy, việc sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội trong DHLS có vai trò quan trọng đối với cả GV và HS.

Thứ nhất, DTLSQGĐB tại Hà Nội là một nguồn kiến thức quý giá, có giá trị lịch sử và văn hóa

Khoa học Lịch sử là sự phản chiếu khách quan lịch sử phát triển của xã hội loài người từ xưa đến nay, trên tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Trong quá trình học tập, HS có thể tiếp cận kiến thức LS từ nhiều nguồn khác nhau như SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng trực quan (bản đồ, tranh ảnh ...), qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng internet ... Trong đó, DTLSQGĐB tại Hà Nội là một nguồn kiến thức vô tận và quý giá đối với GV và HS trong quá trình dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông.

DTLSQGĐB nói chung, DTLSQGĐB tại Hà Nội nói riêng luôn gắn liền với sự kiện, hiện tượng, nhân vật trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc. DTLSQGĐB như tấm gương phản ánh trung thực, khách quan bức tranh của quá khứ lịch sử. Các DTLSQGĐ tại Hà Nội ra đời và tồn tại với quá trình hình thành và phát triển của Thủ đô, nó không chỉ phản ánh những sự kiện lịch sử tiểu biểu của vùng đất Kinh kì, mà còn là sự kiện điển hình của lịch sử dân tộc, chứa đựng những giá trị to lớn của lịch sử, phản ánh trung thực, khách quan, khoa học sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử trong mỗi thời kì. Đồng thời, mỗi một DTLSQGĐB tại Hà Nội là một công trình nghệ thuật, thể hiện sức sáng tạo vô tận của nhân dân và sự phát triển của trình độ nhận thức của con người. Vì vậy, DTLSQGĐB tại Hà Nội được coi là một loại tư liệu gốc, một nguồn kiến thức quý giá, có giá trị lịch sử và khoa học cao. Trong quá trình dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông, nếu GV biết khai thác và sử dụng


phù hợp, theo đúng phương pháp bộ môn sẽ góp phần quan trọng vào việc bổ sung, mở rộng nguồn tri thức phong phú cho HS. Đồng thời, bồi đắp lòng tự hào, tình yêu quê hương, ý thức giữ gìn, bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc. Nhưng đặc điểm của các DTLS nói chung, DTLSQGĐB tại Hà Nội nói riêng hầu như không còn nguyên vẹn, chỉ còn lại một phần, chỉ là những dấu tích của quá khứ, phản ánh một khía cạnh nào đó của lịch sử. Vì vậy, mặc dù đây là nguồn kiến thức quý giá, nhưng để khai thác triệt để được giá trị của nguồn DT này đòi hỏi GV nắm vững PPDH bộ môn.

Thứ hai, DTLSQGĐB tại Hà Nội là một loại phương tiện trực quan vô giá.

Trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông, GV cần sử dụng đa dạng, linh hoạt các phương pháp và phương tiện dạy học khác nhau. Trong đó, sử dụng các phương tiện trực quan được coi là “nguyên tắc vàng”. Bởi vì, đặc điểm của kiến thức LS là tính quá khứ, tính không lặp lại, không thể quan sát trực tiếp các sự kiện lịch sử; mà thông qua khai thác, sử dụng đồ dùng trực quan sẽ góp phần tái hiện bức tranh của quá khứ hiện thực, giúp HS tạo biểu tượng lịch sử, là cơ sở để hình thành khái niệm, nêu quy luật và rút ra bài học lịch sử. Đồng thời, phát triển kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng, óc sáng tạo của người học.

Xét về bản chất, DTLS và DTLSQGĐB tại Hà Nội là một loại phương tiện trực quan đặc biệt và vô giá, đóng vai trò quan trọng trong quá trình DHLS ở trường phổ thông. DTLSQGĐB tại Hà Nội cũng giống như các loại đồ dùng trực quan khác, có vai trò quan trọng trong việc “hỗ trợ”, bổ sung cho kiến thức trong SGK, giúp HS tài hiện được các sự kiện, hiện tượng LS. Nhưng DTLSQGĐB tại Hà Nội là phương tiện trực quan đặc biệt bởi đây là loại đồ dùng trực quan hiện vật gắn liền với sự thực LS và còn tồn tại đến tận ngày nay. Mỗi DTLSQGĐB là một công trình kiến trúc mang những dấu ấn đặc sắc, riêng biệt, vừa phản ánh giá trị chân xác của lịch sử, vừa phản ánh giá trị văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc hoặc đời sống tinh thần, tâm linh của người dân Thủ đô. Vì vậy, khai thác triệt để DTLSQGĐB tại Hà Nội sẽ góp phần quan trọng giúp HS có biểu tượng cụ thể về lịch sử phát triển của Thủ đô Hà Nội qua các thời kì, với các lĩnh vực khác nhau. Từ đó, khắc sâu kiến thức lịch sử, góp phần phát triển kĩ năng bộ môn, tạo niềm vui, hứng thú học tập và bồi dưỡng phẩm chất tốt đẹp cho HS.

Thứ ba, DTLSQGĐB tại Hà Nội là một phương tiện quan trọng để thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng trong nhà trường.

Trong quá trình dạy học nói chung, dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT nói riêng, luôn chú trọng vận dụng linh hoạt các nguyên tắc giáo dục của Đảng như “học đi đôi với hành”, “lí luận gắn liền với thực tiễn”. Đặc biệt trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay thì việc học không chỉ dừng ở các mức độ nhận thức, không chỉ giúp HS “biết những gì”, mà quan trọng là “biết làm gì”, biết vận dụng kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới và vận dụng kiến thức đã học để liên hệ, đánh giá thực tiễn cuộc sống và chủ động giải quyết các tình huống đặt ra trong học tập và cuộc sống.

DTLSQGĐB tại Hà Nội là nguồn kiến thức khoa học, khách quan, chứa đựng giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc và đang tồn tại ở các địa bàn khác nhau của Hà Nội. Có


những DTLS nằm ngay sát trường học, gắn liền với các địa phương nên việc khai thác và sử dụng DTLSĐB là một biểu hiện sinh động của việc vận dụng nguyên tắc giáo dục của Đảng “học đi đôi với hành”, “lí luận gắn liền với thực tiễn”. Qua đó, giúp HS hiểu rõ hơn lịch sử phát triển của địa phương mình, khơi dậy niềm tự hào và ý thức giữ gìn, trân trọng và bảo tồn các giá trị của di tích đó.

Thứ tư, DTLSQGĐB tại Hà Nội là một loại tư liệu góp phần quan trọng vào việc đổi mới hình thức và PPDHLS ở trường phổ thông

Thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và Đào tạo, trong Chương trình Giáo dục phổ thông Tổng thể và Chương trình Giáo dục bộ môn Lịch sử (2018), nhấn mạnh việc đổi mới hình thức và PPDH theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học. Trong đó khẳng định, phải đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, tạo môi trường học tập phong phú, tạo niềm vui cho HS trong quá trình học tập. Theo đó, việc dạy học lịch sử không chỉ dừng ở các tiết học nội khóa ở trên lớp, trong không gian của lớp học, mà cần tổ chức những giờ học ở tại thực địa, nhà truyền thống, bảo tàng, nơi diễn ra các sự kiện lịch sử quan trọng, học qua trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa. Qua đó, giúp HS phát triển toàn diện về năng lực và phẩm chất.

Tổ chức dạy học tại DTLSQGĐB tại Hà Nội là môi trường lí tưởng để HS được trải nghiệm, được thỏa sức sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức và thể hiện năng lực sở trường của mình. Việc sử dụng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp DTLSQGĐB tại Hà Nội, trong giờ học nội khóa trên lớp hay ngoài lớp học, trong hoạt động ngoại khóa hay trải nghiệm, thông qua các biện pháp sư phạm linh hoạt, phù hợp với đối tượng HS, trong điều kiện cụ thể của địa phương sẽ góp phần quan trọng vào việc đổi mới hình thức và PPDH theo định hướng phát triển năng lực HS. Qua đó, phát triển toàn diện HS, đáp ứng mục tiêu môn học.

Như vậy, có thể thấy DTLSQGĐB tại Hà Nội không chỉ là một nguồn kiến thức quý giá, có giá trị cao về khoa học lịch sử và văn hóa, là một phương tiện trực quan đặc biệt, hỗ trợ đặc lực cho HS trong quá trình học tập, làm giàu thêm vốn tri thức, mà còn là một môi trường lí tưởng để HS trải nghiệm, qua đó phát triển năng lực, bồi dưỡng phẩm chất, thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng, góp phần thiết thực vào việc đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng bộ môn LS ở trường phổ thông. Vì vậy, khai thác và sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội có ý nghĩa to lớn trong quá trình DHLS ở trường THPT hiện nay.

2.1.7.2. Ý nghĩa

Với vai trò quan trọng như trên, nên việc sử dụng TDLSQGĐB tại Hà Nội có ý nghĩa lớn đối với HS trong quá trình DHLS ở trường THPT. Cụ thể:

* Trang bị kiến thức

Sử dụng hợp lí DTLSQGĐB tại Hà Nội có ý nghĩa to lớn đối với việc tạo biểu tượng lịch sử cho HS. Có nhiều cách thức để tạo biểu tượng LS cho HS như lời nói sinh động trong miêu tả, tường thuật hay sử dụng các loại tài liệu tham khảo hoặc khai thác các loại tài liệu trực quan và tham gia hoạt động trải nghiệm thực tiễn… Trong đó, sử

Xem tất cả 234 trang.

Ngày đăng: 20/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí