PHỤ LỤC 2
PHIẾU KHẢO SÁT
V/v: SỬ DỤNG DI SẢN TRONG DHLS VIỆT NAM Ở TRƯỜNG THPT
(Phiếu dành cho học sinh)
Họ và tên:…………………………… ……………………………………………. Lớp:……………….Trường:………………………………………………………
Em hãy vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau (Đánh dấu x vào ô trống trước những phương án trả lời em cho là đúng hoặc điền thông tin vào câu trả lời).
1.Em thấy bộ môn Lịch sử có ý nghĩa như thế nào đối với học sinh THPT?
Lịch sử là môn học đặc thù, giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc; tiếp tục bồi dưỡng và củng cố những phẩm chất năng lực tốt đẹp đã hình thành trước đó của học sinh THPT.
Có thể bạn quan tâm!
- Sử Dụng Di Sản Để Thiết Kế Các Hoạt Động Ngoại Khóa Trong Dhls
- Bảng Kết Quả Kiểm Tra Trắc Nghiệm Bài Nội Khóa Tại Thực Địa
- Thầy (Cô) Vui Lòng Cho Biết Mức Độ Cần Thiết Của Việc Dạy Sử Dụng Di Sản Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Thpt Trong Bối Cảnh Đổi Mới Giáo Dục
- Báo Cáo Sản Phẩm Của Dự Án Tại Di Tích Qgđb Pác Bó
- Sử dụng di sản Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông - 15
- Sử dụng di sản Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông - 16
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Giúp hình thành và phát triển tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện.
Giúp học sinh thấy được giá trị của khoa học và giá trị thực tiễn của sử học; có tình yêu đối với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Cung cấp cho học sinh cái nhìn đúng đắn về thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn; củng cố các giá trị nhân văn; góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp của công dân Việt Nam.
Giúp học sinh THPT định hướng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.
2. Em hiểu thế nào là di sản?
Là những di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
Là sản phẩm của thiên nhiên được con người giữ gìn và phát triển
Tài sản tinh thần hoặc tài sản vật chất do lịch sử để lại hoặc do thiên nhiên tạo ra.
3. Em hãy kể tên một vài di sản mà em biết: Cao nguyên đá Đồng Văn
Hoàn Thành Thăng Long Cố đô Huế
Non nước Cao Bằng
4. Em mong muốn được học lịch sử dưới hình thức nào sau đây:
Học trên lớp
Học ở ngoài thực địa
Học trên máy tính và Internet
Học trên các trang mạng xã hội Facebook, Zalo...
Học tập dưới dạng nghiên cứu khoa học: hoàn thành một nội dung học tập với sự hợp tác của các thành viên trong nhóm, có sự hỗ trợ của CNTT và nghệ thuật
5. Em hứng thú với phương pháp nào trong học tập bộ môn lịch sử
Trình bày miệng - thuyết trình Sử dụng đồ dùng trực quan Trao đổi, đàm thoại
Kết hợp các phương pháp trên Dạy học theo dự án
Dạy học theo hợp đồng
Sử dụng CNTT trong dạy học Thảo luận nhóm
6. Em đã được học bài lịch sử ở những địa điểm nào sau đây:
Ở trên lớp
Phòng truyền thống nhà trường Ở bảo tàng, di tích lịch sử
Tại di sản văn hóa
Phòng học bộ môn với một sản phẩm công nghệ như: một trận đánh trong lịch sử được thiết kế động trên phần mềm Flash; một bảo tàng ảo…
7. Theo em việc học tập lịch sử tại các di sản hay tại thực địa sẽ giúp:
Giáo viên và học sinh được tham quan nhiều nơi, hiểu biết được nhiều di sản tại địa phương mình và các địa phương khác.
Giúp cho một giờ học lịch sử bớt được tính khô khan, nhàm chán, tạo hứng thú học tập và giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử.
Góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục
Tăng cường nội dung thực hành giúp gắn kết nội dung học tập và thực tiễn cuộc sống Nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu.
Phát huy được trí tưởng tượng, tư duy đa chiều và nảy sinh những ý tưởng mới sáng tạo và thực tế.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của các em!
PHỤ LỤC 3
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM BÀI NỘI KHÓA TÍCH HỢP STEAM CHỦ ĐỀ “BÁC HỒ VỚI CAO BẰNG”
A. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
I. Bước đầu gây dựng cơ sở cách mạng tại Cao Bằng.
- Cuối năm 1924, sau nhiều năm bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 6-1925, Người thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên nhằm tuyên truyền lý luận giải phóng dân tộc và đào tạo cán bộ cho Đảng.
- Năm 1926-1927, Nguyễn Ái Quốc đã cử một số thành viên hạt nhân của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đến Long Châu (Quảng Tây) để mở lớp đào tạo cán bộ, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng yêu nước.
- Trong những năm 1927-1929, các đồng chí Hoàng Đình Giong, Lê Đoàn Chu, Hoàng Văn Nọn lên đường sang Long Châu và lần lượt được kết nạp vào HVNCMTN. Đây là những hạt nhân đầu tiên của phong trào cách mạng vô sản ở Cao Bằng.
II. Giai đoạn 1941-1945: xây dựng lực lượng cách mạng tiến tới giải phóng dân tộc.
- Ngày 28-1-1941, Nguyễn Ái Quốc về nước. Người chọn Pác Bó (Trường Hà - Hà Quảng) làm điểm dừng chân đầu tiên. Từ năm 1941 đến tháng 5-1945, Người sống và làm việc tại Cao Bằng đã có những đóng góp vô cùng quan trọng đối với phong trào cách mạng ở Cao Bằng nói riêng và cả nước nói chung.
1. Phong trào Mặt trận Việt Minh, hình thành căn cứ địa cách mạng.
- Sau khi về nước, Bác chỉ đạo tổ chức thí điểm Mặt trận Việt Minh ở châu Hòa An, Hà Quảng, Nguyên Bình. Đến năm 1942, ba châu này đã trở thành 3 châu "hoàn toàn". Ngày 15-5-1941, Đội Nhi đồng cứu quốc được thành lập tại thôn Nà Mạ, Trường Hà, Hà Quảng với 5 đội viên đầu tiên.
- Tháng 4-1941, được NAQ trực tiếp giao nhiệm vụ cho đồng chí Vũ Anh cùng với đồng chí Hoàng Văn Thụ chủ trì Hội nghị cán bộ để rút kinh nghiệm về phong trào Việt Minh. Hội nghị được tổ chức tại Goọc Mu (Pác Bó, Hà Quảng).
- Cuối năm 1941, NAQ sáng lập ra tờ báo "Việt Nam độc lập" in tại Pác Bó, số ra đầu tiên ngày 01/8/1941 (mỗi tháng 3 kỳ, mỗi kỳ 400 số). Ngoài ra còn biên soạn một số quyển sách như Con đường giải phóng, Lịch sử nước ta, Địa dư Bắc Kỳ.
- Ngày 22 và 23/11/1942, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Đại hội đại biểu Việt Minh toàn tỉnh lần thứ nhất tại thành nhà Mạc, vùng núi Lam Sơn bầu ra Ban Việt Minh của tỉnh do đồng chí Hoàng Đức Thạc làm chủ nhiệm. Tháng 5-1942, Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ nhất được triệu tập, đồng chí Hoàng Đức Thạc được bầu làm Bí thư tỉnh ủy.
- Năm 1942, Nguyễn Ái Quốc trực tiếp đến Lũng Tàn, Lũng Dẻ (Minh Tâm, Nguyên Bình) mở lớp huấn luyện chính trị, cuốn sách Việt Minh ngũ tự kinh của Người được dịch ra tiếng Mông, Dao.
- Nguyễn Ái Quốc đã đào tạo hơn 40 cán bộ Cao Bằng tại Tịnh Tây (Trung Quốc) chỉ thị phong trào Nam Tiến, Đông Tiến, Tây Tiến.
- Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm đến phong trào học văn hóa, xóa nạn mù chữ. Người trực tiếp dạy chữ, dạy toán, dạy chính tả cho nhiều đồng chí như Nông Thị Trưng, Thế An, Đại Phong, Dương Đại Lâm.
2. Xây dựng lực lượng vũ trang
- Người đã ra chỉ thị xây dựng lực lượng vũ trang đầu tiên là các đội tự vệ, tự vệ chiến đấu. Tháng 6 đến tháng 10 - 1941, Cao Bằng đã chọn cử 68 cán bộ và hội viên theo học các lớp quân sự ở Điền Đông, Liễu Châu (Trung Quốc). Tháng 10-1941, Người chỉ thị thành lập đội du kích tập trung đầu tiên.
- Ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của Người, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo (Tam Kim - Nguyên Bình ngày nay). Sau đó đội VNTTGPQ đã đánh thắng hai trận đầu tiên ở đồn Phai Khắt và Nà Ngần.
3. Tạo dựng mối quan hệ giữa Cao Bằng với bên ngoài
- Tháng 10-1944, một máy bay Mĩ bị bắn rơi ở cánh đồng Nà Thúm (Bản Ngần, Vĩnh Quang, Hòa An), viên phi công Wiliam Shaw được chăm sóc cẩn thận, được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và đích thân lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đưa viên phi công bàn giao cho Bộ tư lệnh Đồng minh tại Côn Minh (Trung Quốc).
- Ngày 4-5-1945, Bác bắt đầu rời Pác Bó để về Tân Trào. Trên đường di chuyển, Người đã nghỉ tại các địa điểm Lam Sơn (Hòa An). Đêm 9-5, Người nghỉ tại nhà ông Minh bên bờ sông Khuổi Lầy (Bình Dương, Hòa An). Ngày 22-5, đoàn về đến Tân Trào.
III. Giai đoạn 1945-1954: chỉ đạo, động viên hoạt động kháng chiến.
- Trong chiến dịch Việt Bắc, xạ thủ Nông Văn Diên (xạ thủ 12 ly 7 thuộc trung đoàn
24) bắn rơi chiếc máy bay JU-52 lấy được bản kế hoạch Lê-a (kế hoạch tấn công Việt Bắc) của địch. Sau đó anh được Bác Hồ tặng chiếc áo lụa màu mỡ gà có thêu chữ vàng trên ngực áo “Kính dâng chủ tịch Hồ Chí Minh” (chiếc áo do đồng bào Nam Định tặng Bác). Bản kế hoạch Lê-a được chiến sĩ liên lạc Nguyễn Danh Lộc giao cho Bộ Tổng tham mưu tại Định Hóa.
- Sau thắng lợi ngày 27/10/1947, đội lão du kích Trùng Khánh được Bác Hồ viết thơ ca ngợi:
"Tuổi cao chí khí càng cao Múa gươm giết giặc ào ào gió thu
Sẵn sàng tiêu diệt quân thù
Tiếng thơm Việt Bắc ngàn thu lẫy lừng”
Cụ Hứa Văn Khải chỉ huy đội được Bác Hồ tặng cho một chiếc áo lụa.
- Năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động bán gạo nuôi quân, Cao Bằng đã bán được 808 tấn.
- Ngày 11-9-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Sở chỉ huy chiến dịch Biên giới đặt tại nhà ông Lã Văn Ho (Quốc Phong, Quảng Uyên) nói chuyện với Hội nghị cấp trung đoàn. Sau đó, Người ra Sở chỉ huy tiền phương tại Nà Lạn (Đức Long, Thạch An) quan sát đồn Đông Khê. Tại đây, Người làm bài thơ chữ Hán:
“Chống gậy lên non xem trận địa Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy”
- Ngày 9-9-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi đồng bào Cao-Bắc-Lạng” phục vụ cho chiến dịch Biên giới.
- Ngày 14-10-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi đồng bào Cao-Bắc- Lạng nhân dịp chiến thắng Biên giới.
- Đầu năm 1951, Trung ương giao cho Cao Bằng sản xuất 200.000 thanh gỗ tà vẹt để làm đường xe lửa Nam Ninh-Hữu Nghị Quan. Trong chiến dịch này, chị Triệu Thị
Soi là tấm gương điển hình vác tà vẹt nặng gấp 4 lần chị em khác, chị được bầu là Chiến sĩ thi đua toàn quốc và được Bác Hồ gửi thư khen ngợi.
- Tháng 3-1951, Bác đến thăm công trường gỗ tà vẹt Phục Hòa và tặng cờ thi đua cho đơn vị.
IV. Giai đoạn 1954-1969: động viên công cuộc xây dựng CNXH.
- Ngày 15-4-1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí quyết định thưởng Huân chương lao động hạng Ba cho anh Phạm Trung Pồn, 23 tuổi ở xã Bế Triều, Hòa An vì có nhiều thành tích cải tiến kĩ thuật năm 1956. Anh Phạm Trung Pồn là đoàn viên thanh niên mù cả hai mắt nhưng vẫn dày công suy nghĩ, tìm tòi, thí nghiệm, sáng chế ra 11 công cụ lao động như bừa, lược, máy tuốt lúa, máy thái chuối…
- Ngày 21-2-1961, Người về thăm đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng nhân dịp năm mới. Người đã có bài nói chuyện tại cuộc mít tinh ở sân vận động tỉnh Cao Bằng. Người đánh giá cao vai trò căn cứ địa cách mạng của Cao Bằng và sự đóng góp của đồng bào Cao bằng đối với cuộc kháng chiến toàn dân. Đồng thời, Người đã có những lời răn dạy, chỉ bảo toàn thể đồng bào và các cán bộ ở Cao Bằng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người nhấn mạnh vấn đề đoàn kết giữa các dân tộc; nhắc nhở vai trò, nhiệm vụ của chủ nhiệm và các xã viên trong công cuộc hợp tác hóa sản xuất; nhấn mạnh các vấn đề nông nghiệp, văn hóa, xây dựng các đoàn thể quần chúng, xây dựng lực lượng vũ trang và toàn thể đảng viên, cán bộ tỉnh nhà.
Bác mong tỉnh CB sớm trở thành một trong những tỉnh gương mẫu trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc như đã đã từng đi đầu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ THEO DỰ ÁN
I. Mục tiêu của dự án:
1. Kiến thức:
- Liệt kê những sự kiện về hoạt động của Bác Hồ gắn liền với mảnh đất tỉnh Cao Bằng qua các giai đoạn lịch sử : 1919-1930, 1941-1945, 1945-1954, 1954-1969.
- Hiểu được vai trò đặc biệt quan trọng của Bác đối với sự phát triển phong trào cách mạng của tỉnh Cao Bằng.
- Hiểu được mối quan hệ hai chiều giữa Bác với cách mạng Cao Bằng.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích, tổng hợp, đánh giá các sự kiện lịch sử.
- Rút ra mối quan hệ giữa cá nhân với sự phát triển của lịch sử địa phương.
- Rèn luyện kĩ năng tự học, làm việc với tư liệu và khai thác tư liệu lịch sử.
- Kỹ năng sử dụng công nghệ để giải quyết các nhiệm vụ học tập
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng tình yêu đất nước, kính trọng, biết ơn lãnh tụ Hồ Chí Minh.
- Hiểu được vai trò của cá nhân kiệt xuất trong lịch sử.
4. Định hướng những năng lực cần hình thành.
* Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực suy nghĩ sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; năng lực vận dụng kiến thức liên môn trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tái hiện các hiện tượng, sự kiện lịch sử về những hoạt động của Bác Hồ tại Cao Bằng,
- Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa sự nghiệp cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với phong trào cách mạng ở Cao Bằng.
- Năng lực phân tích, phản biện, khái quát hóa trong nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác, khái quát những đóng góp chủ yếu của Bác Hồ với mảnh đất Cao Bằng.
- Nhận xét, đánh giá rút ra vai trò của Bác Hồ với sụ phát triển của cách mạng tỉnh Cao Bằng.
- Vận dụng những kiến thực lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn liên quan đến địa phương, rút ra bài học cho bản thân.
- Thông qua sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề mối quan hệ qua lại giữa cách mạng tỉnh Cao Bằng với sự nghiệp cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Giáo án dạy học chủ đề tại thực địa theo phương pháp dạy học dự án
- Sưu tầm tranh ảnh, các tư liệu liên quan đến chủ đề.
- Liên hệ với Ban quản lý khu di tích, thống nhất nội dung
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Đọc tài liệu về chủ đề, nhận nhiệm vụ theo nhóm
- Sưu tầm tư liệu cho nội dung của chủ đề.
- Chuẩn bị các phương án để báo cáo sản phẩm
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Khởi động dự án (Thực hiện tại lớp học trước giờ học tại di tích từ 1 đến 2 tuần)
- Mục tiêu: Chia nhóm, xác định chủ đề, hình thành các tiểu chủ đề trong dự án, các nhóm HS nhận nhiệm vụ
- Hình thức: Cả lớp, nhóm
- Thời gian: 30 phút
- Phương pháp, kỹ thuật: Sử dụng di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó, nêu vấn đề, hoạt động nhóm
- Gợi ý sản phẩm: Xác định được tên các tiểu chủ đề, HS xây dựng được phương án thực hiện nhiệm vụ và hình thức báo cáo sản phẩm của nhóm.
- Quy trình thực hiện:
Bước 1: GV cho HS xác định chủ đề của dự án
GV cho HS quan sát hình ảnh Bác Hồ về nước và nghe và bài hát " Tiếng hát giữa rừng Pác Bó của nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ.