Sử dụng bảo tàng Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử Việt Nam thời kì 1954 - 1975 ở trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo - Hà Đông - Hà Nội - 15

đã thực hiện những thủ đoạn và hành động gì?

GV đưa ra bức ảnh 1 “Qua cầu treo”, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:

Em thấy bộ đội Trường Sơn gặp những khó khăn gì khi lái xe qua cầu treo?

HS quan sát , trả lời. GV có thể mở rộng kiến thức để HS hiểu hơn về những khó khăn của chiến sĩ lái xe vận chuyển hàng vào chiến trường miền Nam.

Tiếp theo, GV đưa hình ảnh 2 “Tuổi 20 ở Trường Sơn” và đặt câu hỏi:

Em cảm nhận như thế nào về tinh thần chiến đấu của các cô gái tuổi đôi mươi ở Trường Sơn?


(Ảnh chụp tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh)

Từ 2 bức ảnh trên, HS có thể thấy được những khó khăn, nguy hiểm của bộ ta ở chiến trường chống lại các chiến lược chiến tranh của Mĩ trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Bên cạnh đó là sự lạc quan qua nụ cười của các cô gái thanh niên xung phong vượt qua khó khăn quyết

Với tinh thần và ý chí đó, ta đã giành nhiều thắng lợi về quân sự, chính trị.

GV cho HS theo dõi đoạn phim tư liệu, kết hợp trình bày trên bản đồ; cuộc phản công mùa khô lần thứ nhất 1965 – 1966, Mĩ – Ngụy tập trung “tìm diệt” .

Quân ta đánh bại các cuộc hành quân “tìm diệt” “bình định” của Mĩ – Ngụy đánh vào miền Đông Nam Bộ, Liên khu V và Bắc Tây Ninh, làm thất bại âm mưu tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta, bước đầu làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.


Trong cuộc đấu tranh chính trị, chống phá bình định, GV hướng dẫn HS quan sát Hình 70 và 71 trong SGK để cụ thể hóa sự kiện.

* Thắng lợi về quân sự:

- Tháng 8/1965, quân ta giành thắng lợi lớn ở Núi Thành (Quảng Nam) và Vạn Tường (Quảng Ngãi)


- Thắng lợi trong hai mùa khô

1965 – 1966 và 1966 –

1967

* Thắng lợi về đấu tranh chính trị, chống phá bình định:

- Phong trào chống bình định, phá “ấp chiến lược” diễn ra trên toàn miền Nam

- Các vùng giải phóng được mở rộng, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày càng có uy tín

3. Cuộc Tổng tiến công và

nổi dậy Xuân Mậu Thân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Sử dụng bảo tàng Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử Việt Nam thời kì 1954 - 1975 ở trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo - Hà Đông - Hà Nội - 15

tâm đánh Mĩ.

Hoạt động : Sau khi HS tìm hiểu hoàn cảnh và diễn biến, GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ:

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 có ý nghĩa như thế nào?

HS: Suy nghĩ, trao đổi và trả lời

GV: Nhận xét và kết luận:


Cuộc Tổng tiến công đã đạt được mục đích của ta đề ra là tiêu diệt được một bộ phận lớn quân Mĩ, đồng minh và chính quyền ngụy.

Sau cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân, Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc (vào ngày 1/11/1968) và phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

Cuộc Tổng tiến công đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược, thừa nhận sự thất bại của mình trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

1968.

(Phần hoàn cảnh, diễn biến GV hướng dẫn HS đọc SGK)

* Ý nghĩa:

- Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh.

- Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đàm phán tại Pari.


Mĩ thừa nhận sự thất bại trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965 – 1968)

1. Mĩ tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại


GV trình bày nêu vấn đề:

Trong khi ở miền Nam những năm 1965-1967, Mĩ đẩy mạnh các cuộc hành quân “tìm diệt” “bình định” thì ở miền Bắc những năm 1965 – 1968, Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân. Vậy để đánh phá miền Bắc,Mĩ đã có những hành động gì?

HS: Tìm hiểu SGK, suy nghĩ và trả lời

GV: Nhận xét, chốt ý và cho HS theo dõi đoạn phim tư liệu về sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” (nguồn từ đĩa CD Những điều chưa được biết đến về chiến tranh Việt Nam của Đài truyền hình VN).

Nếu không có điều kiện, GV có thể lược thuật cho HS về sự kiện này:


Cuối cùng, GV cho HS thấy rõ âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc.

HS: Theo dõi và ghi ý chính

miền Bắc

* Hành động của Mĩ


- 8/1964: dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” và cho máy bay bắn phá 1 số nơi ở miền Bắc.

- Ngày 7/2/1964, Mĩ chính thức gây ra cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.


*Âm mưu

- Phá tiềm lực kinh tế, quốc

Hoạt động: Tìm hiểu về chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất và vai trò của hậu phương miền Bắc (1965- 1968)

GV sử dụng “bảo tàng ảo” thông qua các hình ảnh không có thuyết minh và cho HS lên trình bày theo cách của mình.

Hình ảnh: Giao liên gùi thồ Hình ảnh: Ngựa gùi hàng Hình ảnh: Voi gùi hàng

Hình ảnh: Tuổi 20 ở Trường Sơn Hình ảnh: Đường 20 Quyết thắng

Hiện vật: Đôi dép cao su của anh hùng Nguyễn Viết Sinh.

Yêu cầu HS:

- Hiểu rõ nội dung tranh ảnh.

- Nêu được vai trò và sự nỗ lực của nhân dân miền Bắc với tiền tuyến miền Nam.

- Giới thiệu được đường Hồ Chí Minh trên bộ.

- Trình bày được kết quả: Từ năm 1965 đến năm 1968, miền Bắc đã đưa vào miền Nam 30 vạn cán bộ, bộ đội…cùng hàng chục vạn tấn vũ khí,

phòng và ngăn cản công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.

- Ngăn sự chi viện của của miền Bắc cho miền Nam.

- Uy hiếp tinh thần và ý chí của nhân dân hai miền đất nước.

2. Miền Bắc vừa chiến đấu, vừa chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương

(Theo giảm tải của Bộ GD- ĐT, phần này GV chỉ cho HS tìm hiểu về vai trò hậu phương)


* Nghĩa vụ hậu phương

Từ năm 1965 đến năm


1968, miền Bắc đã đưa vào miền Nam 30 vạn cán bộ, bộ đội…cùng hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực. Khối lượng tăng gấp 10 lần so với trước.

đạn dược, lương thực. Khối lượng tăng gấp 10 lần so với trước.

VI. Củng cố, dặn dò

1. Củng cố

GV tổ chức cho HS củng cố kiến thức ngay tại lớp, kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức cơ bản của các em.

2. Bài tập về nhà

- Xem lại kiến thức đã học và lập niên biểu những thắng lợi lớn của nhân dân hai miền Nam – Bắc chiến đấu chống chiến tranh xâm lược của Mĩ (1961 – 1968).

- Lập bảng so sánh về những điểm giống nhau và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) của Mĩ theo bảng cho sẵn dưới đây:


Những điểm giống nhau

Những điểm khác nhau

“Chiến tranh đặc biệt”

“Chiến tranh cục bộ”




Phụ lục 4:


PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH

(Sau giờ dạy thực nghiệm)


Xin em vui lòng cho biết ý kiến của mình sau khi học bài 22 – Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973) (Tiết 2).

(Đánh dấu x vào ô , với những câu hỏi có nhiều phương án trả lời và ghi rõ câu trả lời tại những câu hỏi có dòng để trống).

Họ và tên……………………………lớp………………………………

1. Tiết học hôm nay em có hiểu bài không?


Rất hiểu

Hiểu

Bình thường

Không hiểu


2. Em thấy bài học hấp dẫn nhất ở điểm nào?

Học sinh tích cực, chủ động

Cách GV mở rộng kiến thức có liên quan đến bài học

Hệ thống câu hỏi trong bài

Cách tổ chức hoạt động nhóm.

3. Em cảm nhận như thế nào khi giáo viên mở rộng thêm kiến thức có liên quan đến bài học ?

Có thêm kiến thức và thông tin về đường Trường Sơn

Dễ hiểu hơn trong SGK.

Bình thường, em có thể tự đọc thêm.

Khô khan, khó hiểu.

4. Sau tiết học em đã đạt được những mục tiêu học tập nào dưới đây?

Hiểu rõ sự ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí