Tình huống 3. Chứng thực chứng minh nhân dân đã hết hạn sử dụng
A đem chứng minh nhân dân đến tại UBND xã để chứng thực thì cán bộ tư pháp xã kiểm tra và từ chối chứng thực với lý do giấy chứng minh của A đã hết hạn sử dụng và không được chứng thực. Vậy cán bộ tư pháp từ chối không chứng thực cho Acó đúng theo qui định không?
(Gợi ý: Điều 2, 20, 22 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 06/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch).
Tình huống 4. Thẩm quyền công chứng hợp đồng giao dịch
A đang sở hữu giấy tờ tùy thân và giấy tờ xe 2 bánh ở tỉnh, hiện A đang ở TP.HCM. DoA không có thời gian về quê công chứng muốn sang tên cho người khác tỉnhA ở văn phòng công chứng TP.HCM được không? Quy định pháp luật về địa điểm thực hiện công chứng thế nào?
(Gợi ý: Điểm c, khoản 1 Điều 17 Luật công chứng năm 2014 + Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ –CP ngày 06/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch).
Tình huống 5. Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc. Ông nội A có ý định lập di chúc để mai sau các con cứ theo đó mà phân chia tài sản. Ông A có người bạn rất thân biết rành thủ tục nên ông ấy muốn ủy quyền cho người bạn này thay mặt ông đến văn phòng công chứng để công chứng di chúc được không?
Gợi ý:
Theo Điều 56 Luật Công chứng năm 2014, quy định việc công chứng di chúc như sau:
1. Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.
2. Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó.
Trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình đầy đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 của luật này nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng…
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên thì ông A là người lập di chúc nên ông A phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc chứ không được ủy quyền cho người khác.
THẢO LUẬN
Câu 1. Khi thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì? trình tự, thủ tục ra sao?
Gợi ý:
* Căn cứ pháp lý:
- Luật công chứng 2014
- Luật đất đai 2013
- Luật Nhà ở 2014
* Nội dung tư vấn:
Để công chứng hợp đồng ủy quyền, người yêu cầu ủy quyền cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện theo trình tự như sau:
1.Hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu);
- Bản thảo Hợp đồng/Giấy uỷ quyền do các bên tự soạn thảo hoặc có thể yêu cầu Văn phòng – Phòng Công chứng soạn thảo
1.1. Các giấy tờ bên uỷ quyền phải cung cấp:
– Chứng minh nhân dân, chứng minh thư quân đội – công an, hộ chiếu, hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp pháp khác về nhân thân, nơi ở của người vợ, người chồng hoặc của người được uỷ quyền đại diện nếu uỷ quyền (bản chính và bản sao);
– Trường hợp hai vợ chồng bên uỷ quyền không cùng hộ khẩu thì phải cung cấp hộ khẩu của người vợ và hộ khẩu của người chồng và Giấy đăng ký kết hôn;
– Trong trường hợp đã uỷ quyền cho người khác thực hiện hợp đồng thì phải cung cấp Hợp đồng uỷ quyền đã được công chứng (bản chính và bản sao);
1.1.1. Đối với trường hợp uỷ quyền liên quan đến bất động sản thì cần có:
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (bản chính và bản sao)
– Nếu đối tượng của Hợp đồng uỷ quyền là nhà ở, đất ở, tài sản gắn liền là tài sản riêng của vợ (chồng) thì phải có giấy tờ chứng minh tài sản riêng, ví dụ: hợp đồng tặng cho riêng, văn bản khai nhận, phân chia di sản thừa kế chứng minh được thừa kế riêng, bản án của Toà án, văn bản thoả thuận tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng… (bản chính và bản sao)
– Trường hợp bên uỷ quyền hiện đang độc thân thì phải có một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của Uỷ ban nhân dân xã phường xác nhận chưa đăng ký kết hôn lần nào (bản chính và bản sao);
+ Bản án và giấy xác nhận tình trạng hôn nhân xác nhận sau khi ly hôn cho đến thời điểm ký hợp đồng chưa đăng ký kết hôn với ai (bản chính và bản sao);
+ Giấy chứng tử của vợ (chồng) và giấy xác nhận tình trạng hôn nhân xác nhận từ thời điểm vợ (chồng) chết cho đến thời điểm ký hợp đồng chưa đăng ký kết hôn với ai (bản chính và bản sao);
1.1.2. Đối với các trường hợp uỷ quyền khác: người yêu cầu công chứng phải cung cấp các giấy tờ theo quy định của pháp luật để chứng minh người uỷ quyền được phép uỷ quyền cho người khác. Ví dụ: uỷ quyền kinh doanh thì phải có Giấy đăng ký kinh doanh, uỷ quyền tham gia tố tụng tại Toà án thì phải có Giấy triệu tập ….
1.2. Các giấy tờ bên nhận ủy quyền phải cung cấp
– Chứng minh nhân dân, chứng minh thư quân đội – công an, hộ chiếu, hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp pháp khác về nhân thân, nơi ở của bên được ủy quyền (bản chính và bản sao);
1.3. Nếu là pháp nhân thì phải cung cấp các giấy tờ sau:
- Quyết định thành lập hoặc thừa nhận pháp nhân của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy tờ hợp pháp khác (bản chính và bản sao);
- Quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân) hoặc giấy uỷ quyền đại diện của pháp nhân nếu uỷ quyền (bản chính và bản sao);
- Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài) hoặc giấy tờ hợp lệ của người đại diện pháp nhân (bản chính và bản sao);
- Biên bản họp hội đồng thành viên của pháp nhân liên quan đến việc thực hiện hợp đồng giao dịch;
2. Thủ tục công chứng hợp đồng/ giấy ủy quyền:
Căn cứ theo điều 40 và điều 41 Luật Công chứng 2014 được thực hiện theo thủ tục chung về công chứng hợp đồng, giao dịch.
Bước 1: Người yêu cầu công chứng tập hợp đủ các giấy tờ theo hướng dẫn rồi nộp tại phòng tiếp nhận hồ sơ của tổ chức hành nghề công chứng.
Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ, nếu thiếu sẽ yêu cầu bổ sung hoặc từ chối tiếp nhận nếu không đủ điều kiện công chứng theo Luật định. Hồ sơ có thể đã có sẵn dự thảo hợp đồng, nếu chưa có thì công chứng viên sẽ soạn thảo hợp đồng giao dịch theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
Bước 3: Công chứng viên thẩm định nội dung, thẩm định kỹ thuật để rà soát lại, và chuyển cho các bên đọc lại.
Bước 4: Các bên sau khi đã đọc lại, nếu không có yêu cầu chỉnh sửa gì sẽ ký/điểm chỉ vào từng trang của hợp đồng (theo hướng dẫn). Công chứng viên sẽ ký sau đó để đóng dấu, lưu hồ sơ và trả hồ sơ.
3. Lệ phí công chứng: 50.000 đồng.
4. Địa điểm công chứng: Tổ chức hành nghề công chứng
5. Thời hạn công chứng: Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Câu 2. A và vợ thấy sức khỏe yếu dần, nên muốn lập di chúc để trách khi vợ chồng mất các con tranh chấp mất đoàn kết. Vậy cho hỏi thủ tục công chứng di chúc như thế nào?
Gợi ý:
*Căn cứ pháp lý:
- Điều 43, 56 Luật công chứng 2014;
- Khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC.
*Người yêu cầu công chứng:
Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.
*Hồ sơ công chứng di chúc:
- Phiếu yêu cầu công chứng (Văn phòng công chứng có sẵn mẫu);
- Di chúc;
- Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ chứng minh nhân thân của của người cầu công chứng;
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản được nêu trong di chúc (GCNQSDĐ; giấy tờ xe; ...).
*Phương thức yêu cầu công chứng:
=> Người yêu cầu công chứng di chúc có thể đến trực tiếp tại văn phòng công chứng hoặc yêu cầu công chứng viên đến tại nơi cư trú để thực hiện công chứng di chúc.
*Cơ quan, tổ chức công chứng di chúc: Văn phòng/phòng công chứng.
*Thời hạn công chứng di chúc:
Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
*Phí công chứng di chúc: 50.000 đồng/trường hợp.
Ngoài ra, phí nhận lưu giữ di chúc: 100 nghìn đồng/trường hợp; Phí cấp bản sao văn bản công chứng: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ ba (3) trở lên thì mỗi trang thu 03 nghìn đồng nhưng tối đa không quá 100 nghìn đồng/bản.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Hãy nêu các nguyên tắc thực hiện công chứng?
Câu 2. Hãy cho biết thủ tục công chứng các hợp đồng, giao dịch cụ thể?
BÀI 4. THỦ TỤC THỰC HIỆN CHỨNG THỰC
1. Khái niệm chứng thực, các nguyên tắc chứng thực
1.1. Định nghĩa chứng thực
- Cấp bản sao từ sổ gốc là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
- Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
+ “Bản chính” là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
+ “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
+ “Sổ gốc” là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.
- Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực
- Chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch, năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch
1.2. Các nguyên tắc thực hiện chứng thực
- Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ trường hợp chứng thực di chúc, chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký mà người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.
Để tạo thuận lợi cho cá nhân và tổ chức, Nghị định 23 đã mở rộng địa điểm chứng thực. Thay vì chỉ chứng thực tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực như trước đây, lần này có thể chứng thực ngoài trụ sở cơ quan trong một số trường hợp như người già yếu, người đang tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc lý do khác. (Điều 10 NĐ 23/2015/NĐ-CP)
- Tiếng nói và chữ viết dùng trong chứng thực hợp đồng, giao dịch là tiếng Việt. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch (Điều 10 NĐ 23/2015/NĐ-CP)
- Lời chứng là nội dung bắt buộc của Văn bản chứng thực. Mẫu lời chứng tại phụ lục nghị định 23/2015/NĐ –CP Quy định cụ thể, rõ ràng các lời chứng tương ứng với từng loại chứng thực và Phụ lục Thông tư 20/TT-BTP.
- Phải có sổ chứng thực và số chứng thực. Sổ chứng thực dùng để theo dõi, quản lý các việc được chứng thực. Số chứng thực là số thứ tự ghi trong sổ chứng thực, kèm theo quyển số, năm thực hiện chứng thực. Mẫu sổ chứng thực ban hành kèm nghị định Điều 11 NĐ 23/2015/NĐ-CP
- Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ. Cơ quan chứng thực chỉ được kéo dài thời hạn đối với các trường hợp quy định cụ thể tại Điều 21, 33 và Điều 37 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.
Khi tiếp nhận, giải quyết yêu cầu chứng thực, người tiếp nhận hồ sơ và người thực hiện chứng thực không được đặt thêm thủ tục, không được gây phiền hà, yêu cầu nộp thêm giấy tờ trái quy định của Nghị định 23/2015/NĐ-CP và Thông tư
20. Trường hợp chứng thực tiếp nhận sau 15 giờ mà cơ quan chứng thực không thể giải quyết và trả kết quả ngay trong ngày hoặc phải kéo dài thời hạn giải quyết thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian trả kết quả cho người yêu cầu.
2. Thủ tục chứng thực
2.1. Thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc
2.1.1. Cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc
- Cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.
- Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.
- Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.
2.1.2. Thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc (Điều 17 NĐ23/2013/NĐ-CP)
2.1. Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra.
Trong trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc là người được quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16 của Nghị định 23 thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính.
2.2. Cơ quan, tổ chức căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu; nội dung bản sao phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc. Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.
2.3. Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 17, 01 (một) phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan, tổ chức cấp bản sao.
2.4. Thời hạn cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 23. Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua
bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi cơ quan, tổ chức nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến.
2.2. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính
2.2.1. Khái niệm Bản sao
“Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc. So với Nghị định 79/2007/NĐ-CP thì khái niệm bản sao bị thu hẹp, bỏ quy định bản in, bản viết tay.
“Bản chính” là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
“Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Bản sao, chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực phải có đầy đủ các trang đã ghi thông tin của bản chính. Ví dụ: khi yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính sổ hộ khẩu thì phải chụp đầy đủ trang bìa và các trang của sổ đã ghi thông tin liên quan đến các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu.
Về giá trị pháp lý của bản sao: Nghị định 79 quy định bản sao có giá trị pháp lý thay cho bản chính trong các giao dịch, còn Nghị định 23 bổ sung thêm quy định trừ trường hợp khác. Nghĩa là trong một số trường hợp pháp luật có quy định thì bản sao không có giá trị pháp lý thay cho bản chính.
2.2.2. Các giấy tờ cần chuẩn bị (Điều 18 NĐ 23/2015/NĐ-CP)
- Bản chính giấy tờ văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp
- Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Bản sao cần chứng thực. Bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc
2.2.3. Trách nhiêm của người yêu cầu và người thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính. (Điều 19 NĐ 23/2015/NĐ-CP)
- Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của bản chính giấy tờ, văn bản
- Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao đúng với bản chính
2.2.4. Những trường hợp không thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính. (Điều 22 NĐ 23/2015/NĐ-CP)
a. Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
b. Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.
c. Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.
d. Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của
dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
e. Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.
f. Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
2.2.5. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính (Điều 20 NĐ 23/2015/NĐ-CP)
- Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính để đối chiếu và bản sao cần chứng thực
- Nếu người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp không có phương tiện để chụp
- Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao. Nếu nội dung bản sao đúng với bản chính thì ghi lời chứng, ký ghi rõ họ tên và đóng dấu cơ quan có thẩm quyền.
2.2.6. Ghi số chứng thực
Nghị định quy định mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực. Trước đây Nghị định 79 không quy định.
Thông tư số 20/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp ban hành ngày 29/12/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của NĐ số 23/2015/NĐ-CP chỉ rõ số chứng thực theo quy định tại khoản 3 Điều 20 của Nghị định số 23/2015/NĐ- CP là số chứng thực theo từng loại giấy tờ được chứng thực, không lấy số chứng thực theo lượt người đến yêu cầu chứng thực. Ví dụ: ông A đến Ủy ban nhân dân xã H yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính 03 loại giấy tờ: 02 bản sao chứng minh nhân dân mang tên ông Nguyễn Văn A, 03 bản sao chứng minh nhân dân mang tên bà Nguyễn Thị B và 01 bản sao sổ hộ khẩu của hộ gia đình ông Nguyễn Văn A. Khi lấy số, 02 bản sao chứng minh nhân dân mang tên ông Nguyễn Văn A được ghi 01 số; 03 bản sao chứng minh nhân dân mang tên bà Nguyễn Thị B được ghi 01 số; 01 bản sao sổ hộ khẩu của hộ ông Nguyễn Văn A được ghi 01 số.
2.2.7. Về thời hạn chứng thực
Giải quyết ngay sau khi nhận hồ sơ, trường hợp nhiều thì có thể kéo dài hơn 2 ngày. Trước đây thời hạn tối đa là 2 ngày.
2.2.8. Lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính
- TT số 226/2017/TT – BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực.
Nội dung thu | Mức thu |
Có thể bạn quan tâm!
- Soạn thảo văn bản - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai - 2
- Quyền Hạn Và Nghĩa Vụ Của Các Tổ Chức Hành Nghề Công Chứng
- Không Thực Hiện Các Hành Vi Bị Nghiêm Cấm (Điều 7 Luật Công Chứng)
- Trách Nhiệm Của Người Yêu Cầu Chứng Thực Chữ Ký Và Người Thực Hiện Chứng Thực Chữ Ký
- Soạn thảo văn bản - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai - 7
- Soạn thảo văn bản - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai - 8
Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.
Phí chứng thực bản sao từ bản chính | 2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính | |
2 | Phí chứng thực chữ ký | 10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản |
3 | Phí chứng thực hợp đồng, giao dịch: | |
a | Chứng thực hợp đồng, giao dịch | 50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch |
b | Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch | 30.000 đồng/hợp đồng, giao dịch |
c | Sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực | 25.000 đồng/hợp đồng, giao dịch |