Kiểm Tra Dự Thảo Văn Bản Liên Quan Đến Tài Sản Của Vợ, Chồng Do Vợ Chồng Xuất Trình

Các công chứng viên theo quan điểm thứ nhất cho rằng các văn bản liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng được công chứng đều là văn bản công chứng nên thời điểm có giá trị pháp lý của các văn bản này phải tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Công chứng, theo đó: "Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và có đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng" [42]. Như vậy, với tư cách là một văn bản công chứng sẽ chỉ có hiệu lực pháp luật kể từ khi công chứng viên công chứng văn bản đó ký tên và đóng dấu tổ chức hành nghề nơi mình công tác vào văn bản mà không thể dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận của vợ, chồng.

Những công chứng viên theo quan điểm thứ hai cho rằng thời điểm có hiệu lực của văn bản liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng không phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên vợ chồng hay thời điểm công chứng viên ký tên và đóng dấu tổ chức hành nghề công chứng vào văn bản mà phụ thuộc vào loại tài sản là đối tượng của văn bản liên quan đến chế độ tài sản vợ chồng. Lý do các công chứng viên này đưa ra là về bản chất văn bản liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng cũng có hậu quả pháp lý là chuyển dịch về sở hữu chủ đối với tài sản nên thời điểm có hiệu lực của văn bản phải tuân thủ quy định tại Điều 168 của Bộ luật Dân sự năm 2005, cụ thể:

1. Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác [41].

Như vậy, thời điểm có hiệu lực của văn bản liên quan đến chế độ tài sản vợ chồng hoàn toàn không phụ thuộc vào thời điểm công chứng hay vào ý chí chủ quan của các bên đương sự mà phụ thuộc vào loại tài sản là đối tượng của văn bản.

+ Đối với văn bản khôi phục chế độ tài sản chung của vợ, chồng

Khi soạn thảo văn bản khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng, công chứng viên cần bảo đảm có đầy đủ các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001:

Trong trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung và sau đó muốn khôi phục chế độ tài sản chung, thì vợ chồng phải thỏa thuận bằng văn bản có ghi rõ các nội dung sau đây:

a) Lý do khôi phục chế độ tài sản chung;

b) Phần tài sản thuộc sở hữu riêng của mỗi bên;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

c) Phần tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng, nếu có;

d) Thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung; đ) Các nội dung khác, nếu có [14].

Công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng - 12

Công chứng viên cũng cần lưu ý đến thời điểm có hiệu lực của văn bản khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng. Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 thì thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung được xác định như sau:

1.Trường hợp văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng không xác định rõ thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục của việc khôi phục chế độ tài sản chung, thì hiệu lực được tính từ ngày, tháng, năm lập văn bản.

2. Trong trường hợp văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng, thì văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng cũng phải được công chứng hoặc chứng thực và việc khôi phục chế độ tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày xác định trong văn bản thỏa thuận; nếu văn bản không xác định ngày có hiệu lực đó, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được công chứng, chứng thực.

3. Trong trường hợp văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, thì văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng cũng phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật và có hiệu lực kết từ ngày được công chứng, chứng thực [14].

Căn cứ quy định nêu trên cho thấy thời điểm có hiệu lực của văn bản khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng tương tự như thời điểm có hiệu lực của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Thời điểm đó trước tiên cũng do vợ chồng tự xác định; nếu vợ chồng không tự xác định thì văn bản đó có hiệu lực từ ngày, tháng, năm lập văn bản hoặc từ ngày, tháng, năm văn bản đó được công chứng. Tuy nhiên, thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng còn phụ thuộc vào đối tượng của văn bản đó là động sản hay bất động sản để xác định theo quy định chung của Bộ luật Dân sự năm 2005.

2.2.2.2. Kiểm tra dự thảo văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng do vợ chồng xuất trình

Đối với trường hợp người yêu công chứng (vợ, chồng) xuất trình dự thảo văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân (hoặc văn bản khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng, hoặc văn bản nhập tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung...), công chứng viên sẽ tiến hành kiểm tra dự thảo văn bản. Trước hết công chứng viên cần kiểm tra xem hình thức của văn bản có phù hợp với yêu cầu công chứng, phù hợp với các quy định của pháp luật không? Khi kiểm tra nội dung dự thảo văn bản, công chứng viên cần kiểm tra tổng quát xem có đầy đủ các nội dung mà pháp luật quy định đối với từng loại văn bản (tương tự như các nội dung đã nêu trong văn bản do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng đã được trình bày tại mục 2.2.2.1), sau đó công chứng viên nghiên cứu kỹ từng nội dung thỏa thuận. Nếu có nội dung nào vi phạm

pháp luật, trái đạo đức, xã hội, đối tượng của giao dịch không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

2.2.3. Ký kết và công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng

Trong giai đoạn này, công chứng viên cần thực hiện các hoạt động cơ bản sau:

+ Kiểm tra lại hồ sơ công chứng; nhận dạng, kiểm tra năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng.

Trước khi cho vợ chồng ký vào văn bản giao dịch, công chứng viên đề nghị vợ, chồng xuất trình bản chính các loại giấy tờ cần có trong hồ sơ công chứng để kiểm tra. Sở dĩ phải yêu cầu xuất trình bản chính vì: giấy tờ tùy thân để kiểm tra đúng người, bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng... để kiểm tra giấy chứng nhận đó có sử dụng vào các việc thế chấp, bảo lãnh, mua bán, chuyển nhượng v.v... hay chưa? nếu đã sử dụng để thực hiện các việc nêu trên thì bản chính giấy chứng nhận sở hữu, sử dụng người yêu cầu công chứng đã không còn để xuất trình cho công chứng viên trước khi ký văn bản công chứng. Công chứng viên phải tự mình kiểm tra toàn bộ giấy tờ bản chính trong hồ sơ yêu cầu công chứng, đối chiếu với các dữ liệu nêu trong văn bản giao dịch và đối chiếu với bản sao mà người yêu cầu công chứng đã nộp trong hồ sơ công chứng để đảm bảo các thông tin trùng khớp, phù hợp, không có sai sót gì.

Đối với giấy tờ tùy thân, công chứng viên cần kiểm tra xem có đúng với cái đã xuất trình khi nộp hồ sơ, có còn rõ ràng, có bị giả và có còn thời hạn sử dụng không? Sau đó công chứng viên tiến hành nhận dạng người tham gia ký kết văn bản giao dịch (vợ, chồng) thông qua bản chính giấy tờ tùy thân

để đảm bảo người tham gia ký kết văn bản công chứng đúng là người trong hồ sơ công chứng.

Nếu thấy đúng người, công chứng viên sẽ tiến hành kiểm tra năng lực hành vi của các bên để đảm bảo các bên có năng lực hành vi phù hợp theo quy định của pháp luật. Việc kiểm tra năng lực hành vi dân sự của vợ, chồng được thực hiện thông qua việc giao tiếp và kiểm tra giấy tờ tùy thân của họ. Việc công chứng viên dễ dãi hoặc cẩu thả khi kiểm tra giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng do xác định không đúng chủ thể tham gia công chứng vào hợp đồng, giao dịch. Theo thông tin được đăng tải trên trang web: http://phaply.net.vn, trong bài "Hàng loạt sai phạm tại một số văn phòng công chứng" của Lê Nhung- Hoàng Nguyên ngày 17/3/2012 thì trong các ngày 21 và 22/11/2011, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Nguyễn Thu Hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội kết luận, trong thời gian năm 2007, 2008, công chứng viên Hoàng Văn Sự đã ký nhiều hợp đồng ủy quyền của các chủ sở hữu cho Nguyễn Thu Hợp, Vũ Thị Minh Hòa đều có cùng một nội dung: Bên nhận ủy quyền được thay mặt bên ủy quyền dùng toàn bộ tài sản đem chuyển nhượng, thế chấp hoặc thế chấp cho bên thứ ba theo quy định của pháp luật, để làm thủ tục vay vốn của ngân hàng và các cơ quan tổ chức tín dụng. Theo nội dung này, những người có tài sản ủy quyền cho Hợp với ý thức mong muốn được vay tiền của ngân hàng và với ý chí giao kết họ đã thỏa thuận với Hợp, Hòa là ủy quyền cho 2 đối tượng này được sử dụng tài sản của họ để vay vốn ngân hàng. Chính vì vậy khi đọc nội dung ủy quyền trên, chủ tài sản đã bị nhầm lẫn không phân biệt được việc chuyển nhượng và thế chấp.

Mặt khác theo lời khai của những người bị hại thì khi ký hợp đồng ủy quyền, họ không được công chứng viên giải thích rõ ràng về nội dung ủy quyền, không hướng dẫn cho họ biết về thủ tục ký công chứng ủy quyền, không được phân tích chỉ rõ sự bất lợi khi họ ký ủy quyền chuyển nhượng mà

chỉ đưa ra các bản hợp đồng đã được soạn thảo trước đó. Trong phiếu yêu cầu công chứng, công chứng viên cũng không hướng dẫn họ viết rõ nội dung yêu cầu công chứng mà chỉ viết chung chung là yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền. Có trường hợp phiếu yêu cầu công chứng ghi "ủy quyền giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng" nhưng nội dung hợp đồng lại bao gồm "chuyển nhượng, thế chấp hoặc thế chấp cho bên thứ ba theo quy định của pháp luật để vay vốn ngân hàng".

Chính những thiếu sót và cẩu thả trong nghiệp vụ của công chứng viên Hoàng Sự đã tạo điều kiện cho Nguyễn Thu Hợp và Vũ Thị Minh Hòa chiếm đoạt hàng tỉ đồng của các cá nhân.

Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Nguyễn Thu Hợp tù chung thân và buộc phải trả lại những người bị hại số tiền đã chiếm đoạt. Đối với bị cáo nguyên là công chứng viên Hoàng Văn Sự, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt với mức án 42 tháng tù giam. Hình phạt này là sự trả giá quá đắt đối với ông Hoàng Văn Sự, đồng thời cũng là bài học nhắc nhở những người hành nghề công chứng, cần thực hiện đúng quy định và công tâm trong nghề nghiệp.

Do vậy, việc kiểm tra bản chính các giấy tờ tùy thân, giấy tờ về tài sản và các giấy tờ có liên quan khác, đối chiếu với bản sao mà người yêu cầu công chứng đã cung cấp đồng thời đối chiếu với những thông tin trong văn bản công chứng là một việc làm hết sức cần thiết đối với công chứng viên trước khi cho các bên ký vào văn bản công chứng.

+ Thảo luận về nội dung giao dịch

Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, công chứng viên đưa dự thảo văn bản thỏa thuận đã soạn thảo hoặc dự thảo do người yêu cầu công chứng soạn thảo (sau khi đã được công chứng viên kiểm tra và nhất trí) để người vợ và người chồng tự đọc hoặc công chứng viên đọc cho họ nghe. Sau khi đọc lại, để tránh những sai sót có thể xảy ra, công chứng viên cần hỏi lại một lần nữa

các nội dung, điều khoản chính để đảm bảo nội dung văn bản dự thảo phù hợp với ý chí của cả vợ và chồng. Nếu vợ, chồng có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc bỏ nội dung nào thì công chứng viên giúp họ sửa lại dự thảo văn bản. Nếu vợ, chồng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo thì công chứng viên sẽ cho ký.

+ Ký kết và công chứng văn bản giao dịch

Công chứng viên hướng dẫn, giám sát các bên ký vào từng trang của văn bản dự thảo, ký và viết đầy đủ họ tên của mình vào trang cuối của văn bản dự thảo. Sau khi các bên đã ký kết vào văn bản dự thảo, công chứng viên kiểm tra lần cuối, sau đó ký chứng nhận và chuyển văn bản đó cho bộ phận kế toán, thu ngân để thu phí công chứng, thù lao công chứng và các chi phí khác (nếu có). Thực tế thực hiện việc ký và công chứng hợp đồng, theo "Báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực công chứng tại thành phố Hà Nội" ngày 29/6/2010 của Thanh tra Bộ Tư pháp đối với việc thanh tra 19 tổ chức hành nghề công chứng thì:

Một số hợp đồng, giao dịch của Phòng công chứng số 7, văn phòng công chứng Tuệ Tĩnh thiếu chữ ký của một bên vợ hoặc chồng trong trường hợp đối tượng của hợp đồng, giao dịch là tài sản chung của vợ chồng. Thậm chí có hợp đồng còn thiếu chữ ký của công chứng viên như hồ sơ số 15716/2009 của Phòng công chứng số 1 thiếu chữ ký của công chứng viên vào trang cuối của hợp đồng; hồ sơ số 1239/2009 của Văn phòng công chứng Tràng An có dấu nhưng không có chữ ký của Công chứng viên; Hồ sơ số 1029/2009 của Văn phòng công chứng Kinh Đô thiếu chữ ký của công chứng viên vào từng trang của hợp đồng [47, tr. 10].

Việc sai sót trong khi ký và công chứng hợp đồng, giao dịch nói chung và trong các văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng nói riêng có thể dẫn đến văn bản công chứng không có giá trị pháp lý, do vậy, công chứng viên cần bảo đảm việc người yêu cầu công chứng ký trước mặt mình, ký đầy đủ và

công chứng viên đồng thời ký chứng nhận luôn, tránh những sai sót không đáng có như trong bản kết luận thanh tra đã nêu.

2.2.4. Lưu trữ hồ sơ

Sau khi ký chứng nhận, công chứng viên chuyển văn bản đã được công chứng viên ký cho bộ phận thu ngân để thực hiện việc thu phí công chứng, thù lao công chứng và các chi phí khác (nếu có). Hiện nay, mức phí công chứng được các tổ chức hành nghề công chứng thu thống nhất theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 19/02/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng. Nếu người vợ, chồng yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo văn bản giao dịch, đánh máy, sao chụp và các việc khác có liên quan đến công chứng thì phải trả thù lao công chứng. Mức thù lao do tổ chức hành nghề công chứng xác định và được niêm yết tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Ngoài ra nếu người yêu cầu công chứng đề nghị đề nghị xác minh, giám định hoặc thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng thì phải trả chi phí để thực hiện việc đó. Mức chi phí này do người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng thỏa thuận.

Sau khi người yêu cầu công chứng nộp phí công chứng và thù lao công chứng, chi phí khác (nếu có), tổ chức hành nghề công chứng thực hiện đóng số lưu, đóng dấu vào văn bản thỏa thuận của vợ chồng và thực hiện việc lưu trữ hồ sơ theo quy định tại Điều 53 và Điều 54 Luật Công chứng. Hồ sơ công chứng để lưu trữ bao gồm phiếu yêu cầu công chứng; bản chính văn bản công chứng; bản sao các giấy tờ mà người yêu cầu công chứng đã nộp; các giấy tờ xác minh, giám định và giấy tờ liên quan khác. Hồ sơ công chứng phải được đánh số theo thứ tự thời gian phù hợp với việc ghi trong sổ công chứng. Theo quy định tại Điều 54 Luật Công chứng thì tổ chức hành nghề công chứng phải bảo quản chặt chẽ, thực hiện biện pháp an toàn đối với hồ sơ công

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí