So sánh pháp luật Việt Nam và Hoa Kỳ về xử lý nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại cổ phần - 7

ngày 5/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân của công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp thì:

1. Công ty mua, bán nợ là pháp nhân thuộc sở hữu nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty nhà nước.

2. Công ty mua, bán nợ có con dấu riêng; được mở tài khoản bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước, nước ngoài; là đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, thực hiện chế độ tài chính, chế độ báo cáo thống kê, kế toán, kiểm toán và nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật [5].

Về nguồn vốn, Bộ Tài chính là đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đối với công ty mua, bán nợ theo quy định của pháp luật [3]. Nguồn vốn hoạt động của Công ty mua, bán nợ bao gồm [5]:

- Vốn điều lệ của Công ty là: 2.000 (hai nghìn) tỷ đồng. Trong đó: i) ngân sách nhà nước cấp từ nguồn kinh phí cải cách DNNN và các NHTM giai đoạn 2001 - 2003 là: 500 (năm trăm) tỷ đồng; ii) Số còn lại được ngân sách nhà nước bổ sung dần đến năm 2005.

- Các nguồn vốn tự huy động khác gồm: vốn bổ sung từ lợi nhuận, vay tín dụng, phát hành trái phiếu, huy động từ các nguồn hợp pháp khác theo nhu cầu của HĐKD.

Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp đươc

lâp

nên chu

yếu nhằm muc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

tiêu xử lý nơ ̣ tồn đon

g khó đòi chứ không hoaṭ đôn

So sánh pháp luật Việt Nam và Hoa Kỳ về xử lý nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại cổ phần - 7

g vì muc

tiêu

lợi nhuận. Với đăc

thù của đối tươn

g x ử lý là những khoản nợ tồn đọng và tài

sản thế chấp với khả năng thu hồi lại giá trị thấp, các chi phí bỏ ra để tối ưu hóa các khoản nợ trước khi đem bán lại không hề nhỏ , nên để có thể hoạt động

đươc

thì công ty cần có lươn

g vốn lớn . Tùy theo tình hình hoạt động mà công

ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp có thể huy động vốn ban đầu cũng như bổ sung vốn trong quá trình hoạt động bằng những co n đường khác

nhau. Theo Điều 3 Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg, thì nguồn vốn ban đầu của công ty được ngân sách nhà nước cấp từ kinh phí cải cách DNNN và NHTM trong giai đoạn đầu và sẽ được bổ sung dần đến 2005.

Tuy nhiên, vốn hoaṭ đôn

g đang là môt

v ấn đề gây khó khăn cho hoạt

đôn

g của công ty. Bên cạnh đó công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng hầu như

không thể tao

ra lơi

nhuân

, do đó rất khó có thể duy trì đươc

hoaṭ đôn

g nếu

không có sự hỗ trơ ̣ về vốn từ bên ngoài . Môt

khi đã bi ̣phu ̣thuôc

nhiều vào

nguồn vốn từ bên ngoài thì sự chủ đôn

g và hiêu

quả trong hoaṭ đôn

g của công

ty sẽ bi ̣giảm sút , nhất là khi đó laị là nguồn vốn do Chính phủ cấp , nơi mà những quyết điṇ h mang nhiều tính chủ quan hơn là tính thị trường, kèm theo sự

châm

trễ đáng kể do viêc

thưc

thi bô ̣máy cơ chế cồng kềnh. Ví dụ điển hình là

công ty ủy thác và̉ lý tài sản(RTC) của Mỹ, đã găp rất nhiêù khó khăn trong

viêc

lâp

các kế hoac̣ h xử lý dài han

do châm

nhân

đươc

các khoản tiền từ ngân

sách và đã bị giải thể vào năm 1993 bằng luâṭ đóng cử a RTc do không đu

nguồn vốn để giải quyết thêm các tổ chứ c tiết kiêm bi ̣đổ vơ[̃ 42].

Do vậy, việc cho phép công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp được huy động thêm các nguồn vốn khác gồm: vốn bổ sung từ lợi nhuận, vay tín dụng, phát hành trái phiếu, huy động từ các nguồn hợp pháp khác theo nhu cầu của HĐKD, đã tạo điều kiện cho công ty có khả năng tự tạo nguồn vốn, duy trì hoạt động, mà không phải phụ thuộc vào nguồn vốn của chính phủ. Mặt khác, việc vay tín dụng, phát hành trái phiếu chính là việc tham gia vào thị trường tín dụng nên tiềm ẩn những rủi ro từ hệ thống tài chính, mặt khác, việc không tách bạch này mâu thuẫn với mục tiêu của công ty (bảo đảm an toàn cho hệ thống tài chính). Do vậy, cần có những quy định cụ thể hơn trong việc cho phép các công ty được tham gia vào hoạt động thị trường và các kênh dẫn vốn.

Về hoạt động công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp, công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp có chức năng hỗ trợ, vì công ty mua bán nợ được Nhà nước sử dụng như một công cụ để làm lành mạnh tình hình tài chính doanh nghiệp; tập trung xử lý công nợ và tài sản tồn đọng của các DNNN; hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý nợ và tài sản tồn đọng trong quá trình chuyển đổi. Chức năng này là chính và bao trùm lên mọi hoạt động của công ty.

Bên cạnh đó, công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp còn có chức năng kinh doanh, vì thông qua hoạt động mua bán nợ, tài sản tồn đọng và một số hoạt động mang tính chuyên ngành như tư vấn đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật trong chuyển đổi sở hữu; tư vấn xử lý nợ, cơ cấu lại tài chính; tư vấn thanh toán nợ… để công ty mua bán nợ có thể tự bù đắp chi phí trong hoạt động và góp phần nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế.

Hoạt động thể hiện các chức năng của công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp là hoạt động mua các khoản nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (bao gồm cả tài sản và quyền sử dụng đất được sử dụng để bảo đảm cho các khoản nợ) bằng các hình thức: thỏa thuận trực tiếp, đấu thầu, đấu giá hoặc theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp nhận để xử lý các khoản nợ và tài sản đã loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi sở hữu DNNN.

Sau khi tiến hành hoạt động mua bán nợ, công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp tiến hành xử lý các khoản nợ và tài sản đã mua, tiếp nhận như: i) Tổ chức đòi nợ; ii) Bán các khoản nợ và tài sản bằng các hình thức: thỏa thuận trực tiếp, đấu thầu, đấu giá; iii) Sử dụng các khoản nợ, tài sản để đầu tư dưới các hình thức: góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh, hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật; iv) Bảo quản, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, đầu tư, tổ chức sản xuất kinh doanh, liên doanh khai thác tài sản.

Ngoài ra, công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp còn tiến hành các hoạt động như: Huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu mua nợ để mua một khoản nợ nhất định có giá trị lớn, có TSBĐ; tư vấn, môi giới xử lý nợ và tài sản tồn đọng; kinh doanh những ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

Một số nhiệm vụ được công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp tiến hành như:

Thứ nhất, hỗ trợ các DNNN xử lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng để lành mạnh hóa tình hình tài chính, góp phần thúc đẩy tiến trình sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN thông qua các hoạt động như mua bán và xử lý nợ phải thu tồn đọng của hệ thống các DNNN và NHTM; bảo lãnh cho các DNNN phát hành trái phiếu công ty; thỏa thuận với các chủ nợ và tài sản hoặc tham gia đấu thầu, đấu giá để mua lại tài sản tồn đọng không cần dùng chờ thanh lý và tổ chức bảo quản...

Thứ hai, thay mặt Nhà nước để tiếp nhận và xử lý các tài sản, công nợ khó đòi đã được loại trừ khỏi giá trị của DNNN khi thực hiện cổ phần hóa, giao, bán, khoán, cho thuê hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, công ty cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chủ quản, chủ sở hữu để tiếp nhận và xử lý toàn bộ tài sản không cần dùng chờ thanh lý, công nợ khó đòi đã được Nhà nước loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi.

Thứ ba, tiến hành các hoạt động đầu tư chứng khoán, mua bán và phát hành các loại cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá đồng thời thực hiện các hoạt động góp vốn liên doanh, hợp tác kinh doanh theo chế độ Nhà nước quy định để bổ sung thêm nhiều hàng hóa mới cho thị trường tài chính. Nhiệm vụ này có mối liên hệ mật thiết với công tác xử lý nợ và tạo hàng hóa cho thị

trường chứng khoán mới đang hình thành thông qua việc mua bán, chuyển nhượng cổ phần nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sở hữu hoặc mua lại các khoản nợ phải thu khó đòi của các chủ nợ và chuyển các khoản nợ đã mua thành vốn góp hoặc các chứng khoán dài hạn tại các doanh nghiệp khách nợ để thu lợi nhuận từ cổ tức hoặc do bán cổ phần.

Phạm vi hoạt động của công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp rất rộng lớn trên toàn quốc và đối tượng xử lý không phân biệt các thành phần kinh tế trong đó đặt trọng tâm xử lý chính là khu vực DNNN đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ đắc lực cho hệ thống các NHTM lành mạnh tình hình tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.

Thực tế cho thấy, xử lý nợ tồn đọng là một lĩnh vực rất mới, nhiều rủi ro đòi hỏi phải có nguồn tài chính lớn, đa dạng và tập trung cho nên Công ty Mua bán nợ là một doanh nghiệp hạng đặc biệt được Nhà nước giao cho

2.000 tỷ đồng vốn điều lệ và có thể huy động thêm từ các nguồn khác để phục vụ cho các hoạt động chính của mình.

Bên cạnh đó, để công cụ xử lý nợ này thực sự có hiệu quả, Nhà nước cần xây dựng, sửa đổi và ban hành đồng bộ các nội dung về cơ chế chính sách liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của Công ty Mua bán nợ như tài chính doanh nghiệp; tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần; thị trường chứng khoán; bất động sản; tư pháp…nhằm tạo ra một hành lang hoạt động chặt chẽ và hiệu quả cho Công ty hoạt động.

b. Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại cổ phần

Công ty mua bán nợ trực thuộc các NHTM hay còn gọi là công ty quản lý nợ và khai thác tài sản được thành lập theo Quyết định số 1389/2001/QĐ- NHNN về việc Ban hành quy định về việc thành lập AMC trực thuộc NHTM của Thống đốc NHNN. Theo đó, "Ngân hàng thương mại cổ phần được

thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại cổ phần , có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có" [15]. Việc thành lập các AMC trực thuộc NHTM làm nợ quá hạn cho các NHTM và lành mạnh hóa tình hình tài chính, giảm nguy cơ sụp đổ hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần.

Các NHTM được thành lập AMC trực thuộc ngân hàng thương mại cổ phần là các NHTM nhà nước, hoặc các NHTMCP có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có. Theo Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1389/2001/QĐ-NHNN ngày 07 tháng 11năm 2001 của Thống đốc NHNN về việc thành lập AMC trực thuộc NHTM thì:

Ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản theo quy định tại Điều 1 Quy định này khi có đủ các điều kiện sau:

1. Đã có thời gian hoạt động ít nhất 3 năm kể từ ngày khai trương hoạt động;

2. Có nhu cầu thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản [15].

Chủ tịch Hội đồng quản trị của NHTM (sau đây gọi là Chủ tịch Hội đồng quản trị) quyết định thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, sau khi được NHNN chấp thuận bằng văn bản. Quy định này tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các NHTM nhà nước và các NHTMCP thành lập AMC. Việc quy định rộng rãi trong việc thành lập các AMC (chỉ cần 3 năm hoạt động, không yêu cầu về vốn pháp định, tình trạng tài chính ngân hàng thương mại cổ phần) chứng tỏ Chính phủ đang khuyến khích các ngân hàng thương mại cổ phần tự bản thân giải quyết tình trạng nợ đọng của mình.

Tuy nhiên việc quy định dễ dãi, và tình trạng ra đời ồ ạt các AMC trực thuộc các NHTM trong điều kiện thiếu vốn và trình độ quản lý đã dẫn đến tình trạng một số công ty lâm vào tình trạng phá sản hoặc chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu đề ra. Ngoài ra, muốn thành lập AMC các ngân hàng

thương mại cổ phần phải tuân thủ theo các thủ tục và hồ sơ xin chấp thuận thành lập công ty theo Quy định Ban hành kèm theo Quyết định số 1389/2001/QĐ-NHNN [15].

Về nguồn vốn, AMC tại các NHTM chủ yếu thông qua hình thức vốn cổ phần và góp vốn để thành lập AMC trách nhiệm hữu hạn. Vốn được huy động từ việc phát hành cổ phiếu theo các quy định của Luật doanh nghiệp. Bên cạnh đó, AMC có thể huy động vốn từ các NHTM qua việc các công ty quản lý nợ và tài sản bán trái phiếu ngắn hạn cho các NHTM để nhận được tiền mặt, những khoản nợ mà ngân hàng thương mại cổ phần chuyển giao qua cho AMC. Ngoài ra, AMC có thể huy động vốn từ những khoản vay khác như vay của các ngân hàng thương mại cổ phần, các tổ chức cá nhân hoặc phát hành các công nợ quốc tế… Riêng đối với việc phát hành các công nợ quốc tế có lẽ chỉ đạt được khi AMC đã hoạt động tương đối ổn định và các nhà đầu tư quốc tế sẽ chỉ đầu tư vào các chứng khoán nhận nợ của AMC Việt Nam nếu các khoản đầu tư này hứa hẹn sinh lợi. Mặt khác, phải có sự bảo lãnh của Chính phủ Việt Nam khi AMC phát hành các chứng khoán vì Việt Nam là một nước có hệ thống chế tài còn mới mẻ về đầu tư nước ngoài, mức độ phát triển về thị trường vốn còn ở trình độ thấp, tính thương mại của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần còn hạn chế. Nhưng đây là một nguồn vốn rất quan trọng cho sự phát triển của AMC trong tương lai. Vì vậy, phải tạo điều kiện cho các nhà đầu tư quốc tế có sự so sánh giữa rủi ro với thu nhập từ khoản đầu tư cho vay đối với AMC thuộc sở hữu nhà nước với những cơ hội đầu tư khác trên thị trường quốc tế và trong khu vực. Thông thường các yếu tố làm cơ sở lựa chọn thường là: chi phí, lãi suất và phương thức trả lãi, tính thanh khoản của chứng khoán, tính minh bạch của người phát hành và cơ cấu quản trị điều hành.

Về hoạt động công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, tại Điều 10 Quyết

định số 1390/2001/QĐ-NHNN quy định về nội dung hoạt động của AMC trực thuộc NHTM như sau:

Thứ nhất, tiếp nhận, quản lý các khoản nợ tồn đọng (bao gồm: nợ có TSBĐ và nợ không có TSBĐ) và TSBĐ nợ vay (tài sản thế chấp, cầm cố; tài sản gán nợ; tài sản Tòa án giao ngân hàng thương mại cổ phần) liên quan đến các khoản nợ để xử lý, thu hồi vốn nhanh nhất.

Thứ hai, hoàn thiện hồ sơ có liên quan đến các khoản nợ theo quy định của pháp luật trình Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính NHTM của Chính phủ xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép NHTM xóa nợ cho khách hàng (đối với nhóm nợ không có tài sản đảm bảo và không còn đối tượng để thu hồi).

Thứ ba, chủ động bán các TSBĐ nợ vay thuộc quyền định đoạt của NHTM theo giá thị trường (giá bán tài sản có thể cao hoặc thấp hơn giá trị nợ tồn đọng) theo hình thức sau: Tự bán công khai trên thị trường; Bán qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản; Bán cho Công ty mua bán nợ của Nhà nước (khi được thành lập).

Thứ tư, cơ cấu lại nợ tồn đọng bằng các biện pháp: giãn nợ, miễn giảm lãi suất, đầu tư thêm, chuyển đổi nợ thành vốn góp.

Thứ năm, xử lý TSBĐ nợ vay bằng các biện pháp thích hợp: cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh, góp vốn, liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ.

Thứ sáu, thực hiện các hoạt động khác theo ủy quyền của NHTM theo quy định của pháp luật.

Thứ bảy, mua, bán nợ tồn đọng của TCTD khác, của các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của NHTM khác theo quy định của pháp luật [16].

Hoạt động xử lý nợ là ho ạt động cốt lõi của AMC: Tuy cơ chế xử lý tài sản của các AMC từng ngân hàng thương mại cổ phần có khác nhay, các ngân hàng thương mại cổ phần có thể phát triển các phương pháp xử lý cho riêng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2023