Pháp Luật, Thực Tiễn Và Vấn Đề Hợp Pháp Hóa Quyền An Tử Ở Việt Nam

một số người khẳng định cái chết là sự giải thoát cho Welby, thì những người khác gọi bác sĩ Riccio là kẻ sát nhân. Nhà thờ đã từ chối phục vụ các nghi thức tôn giáo cho lễ tang Welby.

Năm 1999, tại Mỹ có trường hợp "bác sĩ tử thần" Jack Kevorkian (bang Michigan) bị truy tố về tội giết người do đã "giúp" tới 130 bệnh nhân được “ra đi”. Jack Kevorkian bị kết án tới 25 năm tù. Tuy nhiên, ông được giảm án, trả tự do trước thời hạn sau 8 năm ngồi tù.

Thụy Điển đã cho phép ủy quyền thực hiện “cái chết êm dịu” thụ động từ năm 2010. Tương tự, các nước Áo và Đức cũng cho phép nếu bệnh nhân đã yêu cầu. Còn tại Na Uy, khi đã có yêu cầu từ bệnh nhân hoặc bởi người thân của họ trong trường hợp bệnh nhân ở tình trạng hôn mê thì nó là hợp pháp.

Tại nước Anh, nhân viên y tế đã được cho phép ngừng điều trị duy trì sự sống trong một số trường hợp nhất định từ năm 2002. Một vụ truy tố những người đã giúp đỡ người thân của họ chết sau khi người đó thể hiện rõ mong muốn kết thúc cuộc sống của mình đã được rút lại trong năm 2010.

Kể từ năm 1992, Đan Mạch cho phép bệnh nhân nộp văn bản từ chối điều trị quá mức, trong những tình huống bệnh nghiêm trọng, với các văn bản được tiến hành tại một cuộc đăng ký tập trung từ trước.

Đối với các nước Hungary, Tây Ban Nha và Cộng hòa Séc, người mắc bệnh nan y có thể từ chối điều trị để đợi cái chết.

Tại Bồ Đào Nha, “cái chết êm ái” tích cực và thụ động đều là không hợp pháp, nhưng một hội đồng đạo đức được phê chuẩn cho việc quyết định ngưng điều trị trong một số trường hợp nhất định.

Với các nước Italy, Romania, Hy Lạp, Bosnia, Serbia, Croatia, Ba Lan và Ailen hiện nay, “cái chết êm ái” bị cấm triệt để và nó bị coi là hành động giết người. Hình phạt có thể dao động từ 14-15 năm tù theo thứ tự ở Ireland và Italy, nhưng án lại tương đối nhẹ ở Croatia.

Nhìn chung, xu hướng là ngày càng có nhiều quốc gia thông qua “cái chết êm ái”, với các mức độ khác nhau và kèm theo những điều kiện ràng buộc chặt chẽ, cụ thể. Tùy vào hoàn cảnh của mỗi quốc gia, từ nhận thức văn

hóa, tôn giáo, nền tảng pháp lý đến điều kiện kinh tế xã hội, y tế, dân sinh, dân trí,... mà họ lựa chọn ứng xử theo cách phù hợp với nước họ. Tuy nhiên, dù “cái chết êm ái” đã được hợp pháp hóa ở mức độ nào thì các cuộc tranh cãi giữa bên ủng hộ và bên phản đối vẫn diễn ra và chắc chắn sẽ không bao giờ chấm dứt tại các nước châu Âu, cũng như trên toàn thế giới [15].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Ở Trung Quốc, Hàn Quốc, chỉ một số trường hợp cá biệt mới được quốc hội phê chuẩn tạm dừng điều trị, chờ cái chết đến tự nhiên. Luật pháp không công nhận "cái chết nhân đạo", mọi hành động trợ giúp bệnh nhân chết bị coi là sát nhân. Trên tờ Nhật báo Thế giới, đại diện các cộng đồng tôn giáo ở Pháp phản đối kịch liệt “cái chết êm ái” và khẳng định rằng sự sống của con người cho dù mong manh vẫn phải được tôn trọng. Bộ trưởng Y tế Pháp Marisol Tourane cũng phản đối điều luật này.

Vụ việc được chết ở Hàn Quốc

Quyền an tử và hợp pháp hóa quyền an tử tại Việt Nam - 7

Ngày 21-5, Tòa án tối cao Hàn Quốc đã lần đầu tiên chấp thuận cho một bệnh nhân nữ sống thực vật được quyền chết theo yêu cầu của gia đình dù bệnh viện phản ứng quyết liệt. Theo tòa, việc dùng các biện pháp y học để duy trì sự sống cho bệnh nhân không còn khả năng hồi phục là xúc phạm đến lòng tự trọng của họ.Bệnh nhân này hiện 76 tuổi, hôn mê hơn một năm nay vì não đã chết, nằm tại một bệnh viện ở thủ đô Seoul. Thấy bệnh nhân không thể hồi phục, người nhà yêu cầu rút ống thở nhưng bệnh viện từ chối. Người nhà bệnh nhân đã kiện ra tòa. Sau đó, các cấp tòa đã bác bỏ sự phản đối của bệnh viện, chấp thuận yêu cầu của gia đình người bệnh.Phán quyết trên của Tòa án tối cao Hàn Quốc là trong một trường hợp cụ thể, không đồng nghĩa với việc Hàn Quốc cho phép các bệnh viện giúp đỡ bệnh nhân chết êm ái [16].

Các quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc của Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã, đặc biệt là khu vực châu Mỹ La Tinh, người dân tổ chức các cuộc biểu tình chống lại dự luật về cái chết nhân đạo. Ở Đức và Italy, đây là đề tài tranh cãi gay gắt trong nhiều năm qua. Tại các quốc gia châu Á chịu ảnh hưởng của Phật giáo, mọi hành động can thiệp hay giúp đỡ người bệnh chết "nhân tạo" đều bị coi là giết người [17].

CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN VÀ VẤN ĐỀ HỢP PHÁP HÓA QUYỀN AN TỬ Ở VIỆT NAM


3.1. Thực tiễn pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền an tử

3.1.1. Quyền an tử theo pháp luật Việt Nam

Tại Việt Nam, quyền an tử chưa được pháp luật quy định, tuy nhiên trong quá trình xây dựng luật vẫn có những ý kiến đề nghị thể chế hóa quyền này vào luật. Dấu ấn đầu tiên của Quyền an tử trong hoạt động lập pháp của Việt Nam là tại kỳ họp thứ 6 và 7 Quốc hội Khóa XI (2004, 2005), Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách năm 2005, vấn đề quyền an tử (lúc này gọi là quyền được chết) được đưa vào dự thảo sửa đổi Bộ luật dân sự. Tuy nhiên đa số đại biểu cho rằng đây là vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với đạo lý người Á Đông hiện nay và không đồng ý với hợp pháp hóa quyền an tử. PGS. TS. Phùng Trug Tập cho rằng:

Câu hỏi được đặt ra bao trùm toàn bộ những quan niệm về sự sống và chết của cá nhân. Trước hết, nhân loại tồn tại có ý nghĩa là sự sống và mỗi người sinh ra đều có quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc trong sự phát triển của xã hội. Pháp luật không nên quy định cho cá nhân một loại quyền được chết hay quyền được lựa chọn cách chết hay phương thức chết! Theo tôi, mọi cái chết chứa đựng tính cưỡng bức hay có chủ tâm đều là những cái chết không bình thường và bất thường. Vì hệ quả của những cái chết như vậy thường kéo theo nhiều vấn đề mang tính không tích cực và còn ảnh hưởng đến tâm lý của những người khác. Con người là thực thể của tự nhiên, cho nên sự sống và cái chết hãy để chúng diễn ra một cách tự nhiên.

Đến năm 2013, khi cơ quan lập pháp Việt Nam tiến hành sửa đổi Hiến pháp 1992, vấn đề quyền an tử một lần nữa được chú ý tới. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới, còn nhiều tranh luận khác nhau không chỉ ở nước ta mà ở nhiều nước trên thế giới nên vấn đề vấn còn được tiếp tục nghiên cứu, chưa thể hiện trong Dự thảo Hiến pháp. Cùng năm, Bộ Y tế trong quá trình xây dựng Luật

dân số cũng đề xuất cho phép thực hiện quyền an tử. Ông Trương Hồng Quang – Viện Nghiên cứu pháp lý (Bộ Tư pháp) cho rằng không nên đưa vấn đề an tử vào Luật Dân số:

Pháp luật dân số quy định về các vấn đề liên quan tới dân số. Trong khi đó, về mặt lý thuyết thì “cái chết êm ái”, hay chính xác hơn là quyền được chết là một quyền nhân thân. Nếu được công nhận, trước hết phải được ghi nhận thành một quyền nhân thân trong Bộ luật Dân sự. Sau đó có thể hướng dẫn cụ thể quyền này ở Luật An tử hoặc một nghị định của Chính phủ. Việc đưa vấn đề an tử vào Luật Dân số là không phù hợp [12].

Điều 19 của Hiến pháp năm 2013 quy định: "Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật". Ngoài ra, không có bất cứ quy định nào về “quyền được chết”. Ngoài ra, Việt Nam đã gia nhập Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị từ ngày 24/9/1982, Khoản 1 điều 6 Công ước ghi rằng “Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện”.

Điều 33 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể như sau:

1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh…

Quy định của Bộ luật dân sự xuất phát từ nền tảng coi quyền sống của con người là trên hết và không thừa nhận việc tước đoạt quyền sống này trong bất kỳ hoàn cảnh nào, kể cả khi người bệnh không còn khả năng cứu chữa.

Cho đến thời điểm hiện tại, quyền an tử là khái niệm không hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam, tuy nhiên thuật ngữ này chưa từng xuất hiện trong bất kỳ văn bản pháp lý nào của Việt Nam từ khi thành lập và trong suốt quá trình xây dựng và phát triển. Hiện nay, có thể thấy, đại đa số người dân đang có nhận thức sai về an tử, về hành vi của bác sỹ trong việc thực hiện cái chết êm ả. Do vậy, cần phân biệt hành vi thực hiện quyền an tử với các hành vi khác có liên quan.

Đối với hành vi tự sát

Hành vi tự sát do chính người tự sát thực hiện có thể do sự quẫn bách về tinh thần, sai lệch trong suy nghĩ. Nếu một bệnh nhân mắc bệnh vô phương cứu chữa tự tìm đến cái chết mà không có sự giúp đỡ của bác sỹ thì không hội tụ đủ yếu tố cấu thành quyền an tử. Do đó, hành vi này cũng chỉ được coi là tự sát. Còn hành vi thực hiện quyền được chết có thể được tiến hành bởi chính bác sỹ hoặc bệnh nhân (dưới sự trợ giúp của bác sỹ). Theo đó, việc một bác sỹ thực hiện hành vi kết thúc mạng sống cho bệnh nhân (theo yêu cầu của bệnh nhân hoặc người đại diện bệnh nhân) rõ ràng hoàn toàn khác với việc tự sát do chính bệnh nhân tự thực hiện.

Đối với tội giúp người khác tự sát

Điều 131 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát. Về hành vi xúi giục người khác tự sát rõ ràng khác hành vi thực hiện quyền được chết bởi lẽ khi thực hiện quyền được chết, bác sỹ chỉ làm theo yêu cầu của bệnh nhân chứ không xúi giục bệnh nhân. Do đó, chúng ta chỉ cần phân biệt hành vi giúp người khác tự sát và hành vi thực hiện quyền an tử. Hành vi giúp người khác tự sát có nhiều loại và đa dạng về chủ thể. Chủ thể thực hiện việc kết thúc sự sống của bênh nhận là bác sỹ, còn trong việc giúp người khác tự sát thì chủ thể thực hiện rộng hơn. Đặc biệt, tình trạng của bệnh nhân trong quyền an tử là điểm mấu chốt để phân biệt với hành vi khác.

Đối với tội giết người

Trong hành vi giết người, cái chết xảy ra không có sự đồng ý của nạn nhân còn đối với hành vi thực hiện quyền an tử của bác sỹ thì có sự đồng ý/ yêu cầu của bệnh nhân hoặc người đại diện của bệnh nhân. Ở các nước chưa hợp pháp hóa quyền an tử, việc bác sỹ thực hiện quyền an tử theo yêu cầu của bệnh nhân thường bị coi là hành vi giết người, vi phạm đạo đức nghề y.

Hành vi theo Luật Phòng, chống HIV/AIDS năm 2006 của Việt Nam

Luật phòng, chống HIV/AIDS năm 2006 của Việt Nam quy định quyền của người nhiễm HIV: “từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS giai đoạn cuối”(Điểm đ, Khoản 1, Điều 4). Có nhiều người cho rằng đây là một dạng của cái chết êm ả nhưng đây là quan điểm không đúng. Trong quy định này của Luật phòng, chống HIV/AIDS, bác sỹ không chủ động ngừng cuộc sống của bệnh nhân mà chỉ chấp thuận theo nguyện vọng thôi điều trị của họ, để họ không kéo dài những ngày tháng đau đớn về thể xác. Hành vi này cũng như việc người thân của bệnh nhân sắp chết xin bệnh viện cho đưa về nhà. Điều này khác quyền được chết. Bệnh viện không vi phạm pháp luật nếu bệnh nhân không còn hy vọng gì nữa, gia đình cũng không có khả năng kinh tế để tiếp tục điều trị nên xin về nhà tìm cách khác hoặc ngừng chữa trị và cam kết rằng: bệnh viên sẽ không chịu trách nhiệm nếu có bất cứ chuyện gì thì bệnh viện không phạm luật trong trường hợp này.

Hiểu được việc phân biệt này có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức khi mà thời điểm này Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới vẫn chưa cho phép và thông qua Luật an tử.

3.1.2. Thực trạng yêu cầu về nhận thức, quy phạm hóa quyền an tử tại Việt Nam

Chúng ta phải thừa nhận rằng trên thực tế, còn rất nhiều căn bệnh mà y học bất lực, không thể chữa trị chẳng hạn như bệnh Aids, bệnh ung thư... Trong những trường hợp như vậy, tác dụng của y học họa chăng chỉ là trì hoãn cái chết. Qua nghiên cứu cho thấy, các trường hợp bị bệnh nan y kéo

dài, hôn mê sâu cũng không phải là hiếm ở Việt Nam. Các bác sỹ cũng đã từng thông qua các diễn đàn, các kênh thông tin để nói về vấn đề này. Hầu hết các bác sỹ đều cho rằng việc chứng kiến người bệnh trong tình trạng hôn mê hay sống thực vật là một điều hết sức đau đớn, nhưng khó khăn hơn cả là khi tình trang hôn mê của bệnh nhân kéo dài và buộc gia đình và bác sỹ phải đưa ra quyết định về việc có tiếp tục điều trị để duy trì tình trạng sồng này của bệnh nhân hay không. Tại Việt Nam, chúng ta vẫn luôn chứng kiến hàng ngày, không ít những bệnh nhân bị bệnh viện trả về vì không thể giúp gì hơn. Đối với những trường hợp này, biết chắc là bệnh nhân sẽ chết, người thân chỉ còn biết khóc, mà bất lực, mà chứng kiến người bệnh nhiều khi phải lịm đi vì sự đau đớn.Thực tế có nhiều bệnh nhân hiểm nghèo: Ung thư giai đoạn cuối, tai nạn giao thông, những bệnh nhân sống thực vật khi mọi nỗ lực cứu chữa đều vô ích, mà chỉ kéo dài thêm tình trạng “khổ sở” của bệnh nhân. Có trường hợp bệnh nhân ung thư, cũng được các bác sĩ khuyên gia đình không nên chạy chữa nữa. Ngược lại, cũng đã có nhiều bệnh nhân ung thư, mặc dù các thành viên trong gia đình (và cả các bác sĩ) xác định “còn nước còn tát”. Tuy nhiên bệnh nhân này nhận thấy tình cảnh “vô nghĩa” của mình, nên đã từ chối điều trị. Theo họ như vậy đỡ tốn kém vô ích, đỡ khổ cho bản thân họ cũng như người thân. Thực tế, có nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối phải trải qua những ngày tháng cuối đời vô cùng đau đớn. Thời khắc đó, nhiều bệnh nhân cầu xin bác sĩ cho họ được chết. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại luật không cho phép, nên các bác sĩ không dám hay không có cách nào giúp họ.

Tuy nhiên, có một thực tế vẫn luôn tồn tại từ lâu, mà hầu như nhiều người biết mà không nói ra. Đó là việc thân nhân của người bệnh thường tạo ra “cái chết êm ái” cho họ khi họ quá đau đớn, quá già nua hoặc đã được thầy cúng xem “ngày chết tốt”. Khi đó, cái chết sẽ đến với người bệnh – do thân nhân của họ không cho uống thêm sâm - vốn chỉ có tác dụng duy trì sự sống thêm trong vòng một vài giờ hoặc chủ động không cho uống thêm thuốc nữa.

Có thực tế rằng, một bệnh nhân hơn 70 tuổi, Việt kiều Mỹ, ở quận 3, TP Hồ Chí Minh, đã làm đơn gửi chính quyền địa phương nơi ông đang sinh sống để xin được chết đúng ngày giờ tốt.Bệnh nhân trình bày mình đang mang căn bệnh ung thư giai đoạn cuối, không thể chữa trị. Bác sĩ riêng dự đoán ông chỉ còn sống chừng ba tháng. Nay ông quay trở về quê cha đất tổ để sống cuối đời và thầy tử vi đã chọn được cho ông giờ và ngày đẹp để ra đi. Theo lời thầy bói, nếu vĩnh biệt thế gian vào đúng ngày giờ này, con cháu ông sẽ có được phúc đức lâu dài về sau. Vì vậy, ông muốn được chết êm ái vào đúng giờ ngày tốt đó vì con cháu.Yêu cầu được chết của bệnh nhân thực chất là một vấn đề pháp lý mà nhiều người đang quan tâm.Do sợ chết đau đớn, ông phân vân là nên lựa cách tiêm thuốc hay uống thuốc độc để ra đi được nhẹ nhàng. Đồng thời, ông còn phải sắp xếp làm sao cho việc chết tự nguyện không gây phiền phức cho bất kỳ ai. Trong khi đó, bác sĩ của ông từ chối tiêm thuốc, còn những người thấu hiểu tâm tình ông lại không chịu giúp ông mua thuốc độc.Ông đành phải làm đơn xin chính quyền địa phương xác nhận để bác sĩ có điều kiện hợp pháp giúp đỡ ông chết.Tuy nhiên, chính quyền địa phương đã từ chối ngay đơn xin được chết của ông bởi hiện nay, luật pháp Việt Nam chưa quy định về vấn đề này.

Một câu hỏi đang được đặt ra đó là về khả năng luật hóa quyền an tử ở Việt Nam. Trong lĩnh vực pháp luật nói chung, pháp luật về nhân quyền nói riêng, việc hợp pháp hóa một quyền thường diễn ra theo con đường là nhận thức của công chúng về quyền dần thay đổi và bắt đầu tác động đến chính quyền để công nhận quyền đó. Hiện nay, quyền an tử là một vấn đề còn chưa được bàn luận nhiều ở Việt Nam, nhận thức của công chúng về vấn đề này chưa phổ biến và đầy đủ; cùng với nhiều yếu tố xã hội khác tác động như truyền thống văn hóa, khoa học kĩ thuật, trình độ lập pháp,…nên khả năng công nhận quyền an tử khó xảy ra.

Về vấn đề trên, trong nghiên cứu của mình, tác giả Trương Hồng Quang đã nêu ra 5 điều kiện để một quốc gia có thể ban hành luật về an tử đó là:

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 07/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí