đầu tư, khai thác không tiện lợi, sự thanh lý dưới một vài hình thức được coi là biện pháp tối ưu để xử lý các khoản nợ vay này. Thường thì các NHTM không muốn chọn phương pháp này vì đây là cách cuối cùng và đôi khi thủ tục pháp lý rắc rối, mất nhiều thời gian [12]. Nếu khoản nợ vay được bảo đảm, có thể trong một giai đoạn nào đó vật thế chấp sẽ mất giá đáng kể do người vay sử dụng sai mục đích vay vốn hoặc TSBĐ không được bảo quản tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp khối lượng nhận được từ việc bán vật thế chấp không đủ thanh toán nợ, Ngân hàng thương mại cổ phần có thể nhận phán quyết của Tòa án về khoản chênh lệch. Với phán quyết đó, cho phép Ngân hàng thương mại cổ phần có quyền thu thêm, nếu người vay còn các tài sản khác có thể bán thu hồi nợ cho ngân hàng thương mại cổ phần.
1.4. MÔ HÌNH XỬ LÝ NỢ XẤU Ở CÁC NƯỚC
1.4.1. Một số mô hình xử lý nợ quá hạn trên thế giới
Như đã nói ở trên, tỷ lệ nợ quá hạn cao chứa đựng khả năng khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần, làm tăng chi phí hoạt động, giảm hiệu quả huy động và sử dụng vốn đối với nền kinh tế. Tuy được giải quyết trong những thời điểm khác nhau, theo những phương thức khác nhau, thu được những kết quả khác nhau, nhưng các mô hình xử lý nợ trên thế giới đều là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong tiến trình xử lý nợ quá hạn hiện nay, tiến tới xây dựng một hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động lành mạnh, an toàn và hiệu quả.
Hiện nay trên thế giới có hai mô hình xử lý nợ quá hạn chủ yếu: mô hình xử lý nợ tập trung (centralize model) và mô hình xử lý nợ phi tập trung (decentralize model).
1.4.1.1. Mô hình xử lý nợ tập trung
a. Ưu và nhược điểm của mô hình
Trong mô hình này, Nhà nước đóng vai trò là đầu tàu trong việc xử lý
nợ. Các khoản nợ quá hạn chuyển giao từ các TCTD được tập trung xử lý tại một cơ quan duy nhất do Nhà nước lập ra, đó là công ty xử lý nợ quốc gia.
Ưu điểm quan trọng nhất của mô hình này đó là cơ quan xử lý nợ quốc gia này sẽ có nguồn vốn lớn do ngân sách nhà nước cấp. Nguồn vốn dồi dào này cho phép các công ty mua các khoản nợ trực tiếp từ ngân hàng thương mại cổ phần, làm sạch bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thương mại cổ phần, giúp các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn để tiếp tục HĐKD. Thứ hai, việc xử lý nợ tập trung sẽ mang lại lợi ích kinh tế theo qui mô. Công ty xử lý nợ quốc gia nắm giữ những khoản nợ lớn, đặc biệt khi các công ty lớn là con nợ khó đòi của nhiều ngân hàng thương mại cổ phần trong nền kinh tế. Do vậy, công ty này có thể gây áp lực lên các con nợ nhằm xử lý nợ hiệu quả hơn. Lợi thế theo qui mô cũng giúp công ty quản lý nợ quốc gia dễ dàng hơn trong việc quản lý nợ, chứng khoán hóa các khoản nợ... Thứ ba, công ty quản lý nợ quốc gia có quyền lực mạnh hơn trong nền kinh tế so với công ty AMC của ngân hàng thương mại cổ phần, đặc biệt trong việc áp dụng các chuẩn mực, ban hành các chính sách đặc biệt để thu hồi nợ khó đòi. Cuối cùng, việc nắm giữ các khoản nợ khó đòi của AMC quốc gia đã phá vỡ những quan hệ truyền thống giữa ngân hàng thương mại cổ phần và doanh nghiệp có nợ tồn đọng, do đó nâng cao hiệu quả xử lý nợ.
Có thể bạn quan tâm!
- So sánh pháp luật Việt Nam và Hoa Kỳ về xử lý nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại cổ phần - 1
- So sánh pháp luật Việt Nam và Hoa Kỳ về xử lý nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại cổ phần - 2
- Nguyên Nhân Chủ Quan Từ Phía Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần
- Căn Cứ Xác Định Nợ Quá Hạn Trong Hoạt Động Cho Vay Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ở Việt Nam
- Mua Nợ Quá Hạn Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Bởi Công Ty Mua Bán Nợ
- So sánh pháp luật Việt Nam và Hoa Kỳ về xử lý nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại cổ phần - 7
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Bên cạnh những lợi thế đó, mô hình xử lý nợ tập trung cũng có những điểm bất lợi như: Công ty quản lý nợ quốc gia phải chịu các áp lực chính trị, không được độc lập trong việc quyết định. Ngoài ra công ty quản lý nợ quốc gia sẽ không thể có đầy đủ thông tin về một khoản nợ cũng như các cán bộ xử lý nợ nhiều kinh nghiệm như ở hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần cơ sở. Một bộ máy tổ chức cồng kềnh, đa cấp cũng hạn chế sự năng động trong các tổ chức này [10].
b. Kinh nghiệm các quốc gia
Một điển hình trong việc xử lý nợ theo mô hình tập trung là công ty xử
lý tài sản quốc gia của Hoa Kỳ (the Resolution Trust Company in the United States) Kết quả xử lý nợ của công ty này rất khả quan. Tổng số tài sản được xử lý là 465 tỉ USD, bằng 8.5% tổng tài sản trong khu vực tài chính, tương đương 8,5 % GDP của Hoa Kỳ năm 1989 [36].
Nguyên nhân thành công của mô hình này, theo nhiều chuyên gia kinh tế, đó là do chất lượng tài sản đảm bảo cao, dễ dàng chuyển nhượng, chứng khoán hóa và bán trên thị trường tài chính lớn mạnh nhất thế giới. Nguyên nhân thứ hai là do nguồn nhân lực của công ty này chủ yếu lấy từ quĩ dự trữ liên bang, nơi các nhân viên rất có kinh nghiệm trọng việc xử lý các tổ chức tài chính khó khăn, lâm vào tình trạng phá sản. Nguyên nhân thứ ba, đó là mô hình tổ chức của công ty này dựa nhiều vào các nhà thầu tư nhân trong việc định giá, quản lý, bán tài sản, do đó nâng cao được giá trị các khoản nợ bán ra.
Tuy vậy, điểm tồn tại trong mô hình này, đó là chi phí xử lý nợ quá hạn quá cao (bằng 20% giá trị tài sản được chuyển nhượng). Nguyên nhân chủ yếu là do công ty xử lý nợ quốc gia đặt ra quá nhiều mục tiêu không nhất quán để thực hiện trong thời gian ngắn và những khoản tài trợ của chính phủ được cung cấp một cách không thường xuyên.
Các con rồng châu Á cũng sử dụng mô hình công ty AMC quốc gia trong thời kì hậu khủng hoảng 1997. Cuộc khủng hoảng tài chính đã làm cho một loạt các ngân hàng thương mại cổ phần và tổ chức tài chính bị phá sản hoặc rơi vào tình trạng báo động. Tỉ lệ nợ quá hạn tăng lên ở mức rất cao. Để giải quyết tình trạng này, dù sớm hay muộn các nước Châu Á đều thành lập các công ty xử lý nợ quốc gia như Indonesia Bank Restructuring Agency (IBRA), Korea Asset Management Company (KAMCO), Thai Asset Management Company (TAMC), DANAHARTA của Malaysia. Kết quả là chỉ sau 7 năm, các công ty này đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ. IBRA đã ngừng hoạt động, TAMC và DANAHARTA dự kiến ngừng hoạt động vào năm 2005 và KAMCO đã tham gia xử lý nợ quá hạn từ 125 tỉ USD xuống còn 15 tỉ USD [10].
Đặc điểm chung của các khoản nợ trên là chúng đều có tính chất tạm thời do cuộc khủng hoảng xảy ra quá đột ngột, các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán tiền cho ngân hàng thương mại cổ phần làm nợ quá hạn tăng quá mức. Chính vì tính thời điểm đó, nên sau khi cuộc khủng hoảng đi qua, các con nợ lại có thể tiếp tục hoạt động và có nỗ lực trả nợ. Đây là nguyên nhân chính giúp cho công ty xử lý nợ ở các quốc gia trên có thể xử lý nợ quá hạn một cách nhanh chóng.
Một nền kinh tế chuyển đổi khác cũng sử dụng mô hình tập trung trong việc xử lý nợ quá hạn đó là Cộng hòa Séc. Tất cả các khoản nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần được chuyển về một cơ quan xử lý nợ trung ương (Centralize Hospital Bank). Nhà nước tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại cổ phần với mục tiêu xây dựng bốn ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh trụ cột cho nền kinh tế. Tuy vậy, mô hình này đã không đạt được những kết quả như mong muốn. Nguyên nhân thất bại được kể đến đầu tiên là các ngân hàng thương mại cổ phần và các doanh nghiệp có quan hệ quá sâu, các ngân hàng thương mại cổ phần nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp, do đó ngân hàng thương mại cổ phần vừa là chủ nợ vừa là con nợ. Điều này làm cho khối lượng nợ quá hạn tiếp tục gia tăng và hạn chế nỗ lực đòi nợ của ngân hàng thương mại cổ phần. Thứ hai, hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần của Cộng hòa Séc không có được sự độc lập trong hoạt động, thiếu tính cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Ngay cả sau khi cổ phần hóa, vốn của Nhà Nước vẫn chiếm hơn 50% trong cơ cấu vốn của ngân hàng thương mại cổ phần.
1.4.1.2. Mô hình xử lý nợ phi tập trung
a. Ưu và nhược điểm của mô hình
Theo mô hình này, các ngân hàng thương mại cổ phần tự lập ra bộ phận xử lý nợ hay công ty AMC là một công ty con trong ngân hàng thương mại cổ
phần mẹ. AMC được các ngân hàng thương mại cổ phần trực tiếp cấp vốn, phân bổ nguồn nhân sự, và hoạt động nhằm mục đích xóa nợ cho ngân hàng thương mại cổ phần mẹ.
Có rất nhiều ưu thế trong việc xử lý nợ bằng mô hình AMC của NHTM. Trước hết, do AMC trực thuộc ngân hàng thương mại cổ phần nên việc thu thập thông tin về khoản vay khó đòi dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho việc xử lý nợ. Thứ hai, việc các ngân hàng thương mại cổ phần tự xử lý khoản vay khó đòi sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần nói chung. Ngân hàng thương mại cổ phần sẽ tìm mọi cách để tối đa hóa tỉ lệ phục hồi tài sản, hạn chế phát sinh các khoản nợ quá hạn bằng cách kiểm soát lại qui trình cho vay, quản lý và giám sát khoản vay. Thứ ba, ngân hàng thương mại cổ phần cũng thuận lợi hơn trong việc cung cấp các khoản tài trợ, tăng thêm mà nó thấy cần thiết trong quá trình cơ cấu lại nợ quá hạn. Mặt khác, bộ máy tổ chức của AMC của NHTM gọn nhẹ, hạch toán độc lập nên năng động hơn trong việc xử lý các khoản nợ và định giá tài sản.
Tuy nhiên, AMC của NHTM lại không thể có những ưu thế to lớn của như AMC quốc gia như chúng ta đã trình bày ở trên. Hơn nữa, AMC của các NHTM chỉ hoạt động hiệu quả khi có ít mối liên hệ ràng buộc giữa ngân hàng thương mại cổ phần và doanh nghiệp. Nếu ngân hàng thương mại cổ phần nắm giữ cổ phần trong doanh nghiệp, thì ngân hàng thương mại cổ phần sẽ vừa là con nợ, vừa là chủ nợ, do đó sẽ hạn chế nỗ lực xử lý nợ quá hạn. Điểm cuối cùng, việc các ngân hàng thương mại cổ phần tự thành lập AMC cho mình sẽ có thể gây ra vấn đề "rủi ro đạo đức", nghĩa là các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ chuyển các khoản nợ quá hạn theo giá trị sổ sách (cao hơn nhiều so với giá thị trường) cho AMC, do đó ngân hàng thương mại cổ phần sẽ có một bản tổng kết tài sản đẹp, nhưng không có ý nghĩa gì trong việc xử lý nợ.
b. Kinh nghiệm các quốc gia
Các nền kinh tế chuyển đổi ở Đông Âu đã sử dụng mô hình AMC này trong việc giải quyết các khoản nợ quá hạn. Hai nước đã áp dụng khá thành công mô hình, đó là Hungary và Ba Lan. Sau đây cũng là một số đúc rút đã được nghiên cứu về nguyên nhân thành công ở hai nước.
Tại Hungary, chính phủ nước này đã thực hiện hai đợt tái cấp vốn lớn cho hệ thống NHTM quốc doanh. Mục tiêu của chính phủ là cổ phần hóa các NHTM. Trong khi tái cấp vốn, danh mục nợ của ngân hàng thương mại cổ phần được chia ra thành nợ tốt và nợ không tốt. Các khoản nợ không tốt sẽ được chuyển giao sang công ty xử lý nợ quá hạn AMC. Phương pháp này đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, tăng vốn cho ngân hàng thương mại cổ phần, đưa hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Hungary trở thành hệ thống mạnh trong các nền kinh tế chuyển đổi.
Kinh nghiệm của Hungary cho thấy tầm quan trọng của việc vận hành độc lập hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần, giảm thiểu tác động của Chính phủ và các khách hàng lớn. Tái cấp vốn và cổ phần hóa với sự tham gia chủ yếu của các nhà đầu tư nước ngoài là hai công cụ chính hiệu quả nhất trong mô hình này.
Tại Ba Lan, công cụ chính được sử dụng để giải quyết nợ quá hạn là tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp thông qua việc chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu hoặc giải quyết thủ tục phá sản. Tuy vậy, mô hình này không đạt được hiệu quả do sự ràng buộc chặt chẽ giữa ngân hàng thương mại cổ phần và các khách hàng lớn kém hiệu quả. Những khoản tín dụng mới của ngân hàng thương mại cổ phần dành cho ba khách hàng lớn nhất đã vượt quá tổng khối lượng tái cấp vốn của ngân hàng thương mại cổ phần.
Mô hình của Trung Quốc. Trung Quốc là một trường hợp đặc biệt trong việc lựa chọn mô hình xử lý nợ quá hạn. Hệ thống ngân hàng thương mại cổ
phần Trung Quốc có qui mô lớn, tổng mức dư nợ gấp 1,5 lần GDP. Nhà nước đã bỏ vốn thành lập bốn công ty AMC, nhưng các công ty này không phải là AMC quốc gia, mà chỉ chịu trách nhiệm giải quyết nợ tồn đọng cho các NHTM quốc doanh lớn nhất. Các AMC của NHTM quốc doanh này do Bộ Tài chính và Ngân hàng thương mại cổ phần Trung ương Trung Hoa trực tiếp quản lý và điều hành, nhưng đồng thời cũng có mối liên hệ mật thiết với ngân hàng thương mại cổ phần "mẹ". Các ngân hàng thương mại cổ phần cũng được phép tự xử lý những khoản nợ tồn đọng của mình mà không thông qua AMC.
Kết quả xử lý nợ quá hạn của Trung Quốc không khả quan như mong đợi. Trong tổng số 170 tỉ USD được chuyển giao cho AMC, chỉ có 17 tỉ USD là được thu hồi, và 45 tỉ USD khác được chuyển đổi thành vốn cổ phần. Các ngân hàng thương mại cổ phần cũng chỉ tự xử lý được 13 tỉ USD trong tổng số 245 tỉ USD nợ quá hạn. Kết quả khiêm tốn này có thể giải thích ở nhiều góc độ, nhưng theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do các ngân hàng thương mại cổ phần Trung Quốc gặp khó khăn trong việc xác định con nợ thực sự và tạo cho con nợ nỗ lực trả nợ [41].
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua việc nghiên cứu các mô hình trên, chúng ta có thể thấy một số điểm chung trong nguyên nhân thành công của mô hình xử lý nợ quá hạn ở các nước:
- Chất lượng TSBĐ: tài sản đảm bảo có tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển nhượng trên thị trường tài chính là yếu tố quan trọng quyết định giá trị và thời gian thanh lý khoản nợ quá hạn được bảo đảm bằng tài sản đó. Do vậy, để ngăn ngừa và xử lý nhanh các khoản nợ quá hạn, ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cần có các quy định cụ thể và chặt chẽ về TSBĐ, năng cao hiệu quả của công tác định giá TSBĐ... Đồng thời, Việt Nam cũng cần phát triển mạnh thị trường mua bán nợ; sự tham gia của các công ty định mức tín nhiệm, công ty bảo lãnh, các nhà tư vấn tài chính vào thị trường sẽ giảm
bớt vấn đề thông tin bất đối xứng, làm cho khoản nợ đáng tin cậy hơn với nhà đầu tư và nâng cao tính chuyên nghiệp của thị trường.
- Tiềm lực và nỗ lực trả nợ của con nợ: Nếu như trong mô hình các nước NICs, các con nợ phục hồi sau cuộc khủng hoảng và trả nợ thì trong mô hình Trung Quốc, do con nợ chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoạt động kém hiệu quả nên rất khó khăn trong việc xử lý nợ quá hạn. Vì vậy, con đường nâng cao hiệu quả của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam về lâu dài vẫn là cổ phần hóa các DNNN.
- Sự độc lập và tự chủ của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần. Sự phụ thuộc của ngân hàng thương mại cổ phần vào chính phủ sẽ làm giảm tính năng động của ngân hàng thương mại cổ phần, giảm khả năng cạnh tranh và sức chống đỡ đối với những rủi ro kinh tế vĩ mô.
- Trình độ chuyên môn của cán bộ trong công tác xử lý nợ quá hạn: Xử lý nợ là một qui trình phức tạp, liên quan đến nhiều kiến thức đa dạng như định giá tài sản, bán, quản lý và khai thác tài sản… Ta có thể thấy, một trong những yếu tố tiên quyết trong thành công của Công ty xử lý nợ quốc gia Hoa Kỳ là do họ có đội ngũ cán bộ chủ chốt với trình độ và kinh nghiệm rất cao được thuyên chuyển từ Cục dự trữ liên bang.
- Sự hỗ trợ của các yếu tố nước ngoài: Sự hỗ trợ ở đây được đề cập đến trên hai khía cạnh vốn và kinh nghiệm. Điều này lại càng có ý nghĩa hơn đối với Việt Nam khi mà yếu tố nội lực và trình độ ngân hàng thương mại cổ phần còn nhiều hạn chế, và hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần đang trong giai đoạn cải tổ một cách toàn diện.
- Hệ thống pháp lý đồng bộ, trao những quyền hạn đặc biệt cho AMC trong những khoảng thời gian nhất định để đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ quá hạn: Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Thụy Điển thành công trong vấn đề xử lý nợ quá hạn một phần cũng do hệ thống luật AMC, luật phá sản và phát mại tài sản ở nước này rất minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xử lý nợ.